Đau họng là triệu chứng phổ biến ở mọi lứa tuổi nên nhiều người có xu hướng xem nhẹ mà không biết rằng đôi khi đây lại là dấu hiệu cảnh báo của bệnh lý nguy hiểm nào đó. Nhiễm trùng do vi rút hoặc vi khuẩn, dị ứng, trào ngược axit dạ dày và các chất kích thích từ môi trường đều có thể là nguyên nhân tiềm ẩn gây ra đau họng. Để tìm hiểu chi tiết hơn về nguyên nhân gây đau rát họng và cách khắc phục hiệu quả nhất tình trạng này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây!
Mục lục
7 nguyên nhân gây đau rát họng bạn ít ngờ tới
Họng chính là một cửa ngõ của cơ thể, các tác nhân lạ rất dễ dàng xâm nhập và tấn công. Đa phần những nguyên nhân dẫn đến đau họng đều có thể khắc phục và không có gì đáng lo ngại. Điểm mấu chốt là bạn cần xác định được chính xác căn nguyên của tình trạng này. Điều này không chỉ hỗ trợ bệnh nhân điều trị chứng đau rát họng hiệu quả mà còn giúp bạn phòng tránh tái phát về sau.
Nhiễm trùng đường hô hấp
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến đau họng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ và người cao tuổi – những đối tượng có sức đề kháng kém, dễ bị các tác nhân như virus, vi khuẩn tấn công. Trong đó, phần lớn các trường hợp đau họng do nhiễm trùng đường hô hấp là do virus gây ra. Đau họng do virus có thể đi kèm với các triệu chứng khác, chẳng hạn chảy nước mũi, hắt hơi, chảy nước mắt. Thông thường, với nguyên nhân là do virus, triệu chứng đau họng sẽ tự thuyên giảm trong vòng một tuần.
Trái lại, đau rát họng do vi khuẩn chiếm tỷ lệ ít hơn, tuy nhiên, các triệu chứng kèm theo thường nghiêm trọng hơn, bao gồm: khó nuốt, khản tiếng, có đờm xanh hoặc vàng, amidan sưng đỏ. Vi khuẩn phổ biến nhất gây đau họng phải nói tới Streptococcus pyogenes – liên cầu nhóm A. Đau họng do vi khuẩn nghe thì tưởng chừng như đơn giản nhưng nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm, bệnh có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng trên tim hoặc thận.
Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
Một nguyên nhân gây đau họng thường gặp khác nhưng lại ít người biết tới chính là trào ngược dạ dày thực quản. Axit dạ dày trào ngược lên thực quản dẫn tới nhẹ thì kích ứng gây viêm, nặng hơn sẽ gây tổn thương niêm mạc ở vùng cổ họng và gây loét. Bên cạnh triệu chứng đau họng, các dấu hiệu khác của trào ngược dạ dày thực quản có thể bao gồm ợ chua, khàn giọng, trào ngược dịch dạ dày và có cảm giác vướng mắc trong cổ họng.
Dị ứng
Với những người có tiền sử viêm mũi dị ứng, các dị nguyên như bụi, nấm mốc, phấn hoa hoặc lông thú cưng có thể khiến bệnh viêm mũi tái phát. Dịch mũi khi chảy xuống cổ họng sẽ góp phần gây viêm và khiến cổ họng bạn đau rát. Đây là nguyên nhân gây đau họng không hề hiếm gặp bởi viêm mũi dị ứng là một trong những bệnh mãn tính phổ biến nhất tại Việt Nam.
Chất kích ứng
Rượu, hóa chất, thức ăn cay và đặc biệt là thuốc lá cũng có thể là nguyên nhân gây kích ứng và khiến cổ họng bạn nóng rát. Nicotine, chì, asen, hắc ín và nhiều thành phần độc hại khác trong khói thuốc là các tác nhân tấn công và khiến niêm mạc hầu họng sưng viêm nghiêm trọng. Thậm chí, tiếp xúc với khói thuốc lá lâu ngày còn có nguy cơ dẫn đến viêm họng mãn tính, nguy hiểm hơn nữa là ung thư vòm họng.
Không khí khô
Độ ẩm không khí thấp, đặc biệt là trong những tháng thu đông khi thời tiết khô hanh, có thể khiến cổ họng của bạn cảm thấy khô rát và ngứa ngáy. Ngoài ra, thở bằng miệng – một tình trạng phổ biến nhưng mọi người ít để ý – cũng là nguyên nhân gây khô, đau họng.
Căng cơ vòm họng
Các hoạt động giao tiếp quá khích như la hét, cổ vũ, nói liên tục có thể kích thích quá mức mô thanh quản và hầu họng, khiến cổ họng bạn đau rát. Không chỉ vậy, những người làm công việc đặc thù yêu cầu thường xuyên phải giao tiếp, thuyết trình như giáo viên, nhân viên sale rất dễ gặp tình trạng cơ hầu họng bị căng và quá tải trong thời gian dài, dẫn đến tình trạng đau họng mãn tính.
Ung thư vòm họng
Đây không phải là nguyên nhân phổ biến gây đau họng, tuy nhiên cũng không thể loại trừ hoàn toàn khả năng này. Ung thư vòm họng là một trong mười loại ung thư thường gặp nhất tại Việt Nam, bệnh lý ác tính này phát sinh từ các tế bào ở vùng vòm họng. Bên cạnh đau họng, các dấu hiệu khác của ung thư vòm họng thường bao gồm khàn giọng, khó nuốt, nổi cục ở cổ và có máu trong nước bọt hoặc đờm. Tuy nhiên, các dấu hiệu sớm rất dễ bị bỏ qua vì nhầm lẫn với các triệu chứng của viêm nhiễm vùng tai mũi họng.
☛ Tham khảo thêm tại: Bị đau họng, rát họng nguyên nhân do đâu? Cách điều trị hiệu quả
Chứng đau họng tái phát nhiều lần, nguyên nhân do đâu?
Chứng đau họng tuy dễ mắc nhưng thường không đáng lo ngại vì hầu hết các nguyên nhân gây đau họng thường gặp đều có thể dễ dàng được khắc phục. Tuy nhiên, với một số trường hợp, tình trạng đau rát họng tái đi tái lại nhiều lần gây ảnh hưởng vô cùng tiêu cực tới cuộc sống của người bệnh. Khi đó, bạn tuyệt đối không nên chủ quan bởi đây rất có thể là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề tiềm ẩn nào đó, chẳng hạn như:
Điều trị sai nguyên nhân gây bệnh: rất có thể bệnh nhân đã xác định sai nguyên nhân gây đau họng, một khi nguyên nhân gây bệnh không được khắc phục triệt để thì tình trạng này vẫn tái phát, kéo dài. Chẳng hạn như nếu đau họng là hậu quả của chứng trào ngược dạ dày thực quản thì bệnh nhân phải kiểm soát được tình trạng trào ngược, triệu chứng đau họng mới có thể thuyên giảm.
Sức đề kháng yếu: nếu hệ thống miễn dịch kém, bạn sẽ rất dễ bị các tác nhân lạ như virus, vi khuẩn tấn công. Trong trường hợp này, để tránh tái phát, bệnh nhân phải bồi dưỡng cơ thể để tăng cường sức đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh.
Thói quen xấu với hầu họng: thói quen ho, khạc cổ sẽ khiến các mao mạch ở họng bị căng lên, thậm chí là niêm mạc họng có nguy cơ tổn thương nặng, từ đó, tạo điều kiện cho tác nhân lạ xâm lấn, gây đau họng tái phát nhiều lần.
☛ Xem thêm tại: [TÌM HIỂU] Nguyên nhân gây đau họng kéo dài và cách điều trị dứt điểm!
Điều trị dứt điểm tình trạng đau rát họng
Đau họng đối với các nguyên nhân không phải do nhiễm khuẩn, kể cả do virus, thì chủ yếu chỉ điều trị triệu chứng kết hợp với nâng cao sức đề kháng và tăng cường giữ vệ sinh vùng hầu họng để tránh bội nhiễm. Còn với nguyên nhân gây đau họng là do vi khuẩn, bệnh nhân thường được điều trị bằng kháng sinh để tiêu diệt tận gốc mầm mống gây bệnh.
Thuốc Tây y
Để điều trị đau họng, đôi khi thuốc là một giải pháp cần thiết hoặc bắt buộc để khắc phục nguyên nhân hoặc triệu chứng của bệnh. Cụ thể:
Thuốc giảm đau
Đau họng do virus thường không cần điều trị, tình trạng bệnh có thể tự cải thiện trong vòng 5-7 ngày. Tuy nhiên, đôi khi do khó chịu nên bệnh nhân sẽ cần tới sự trợ giúp của thuốc giảm đau. Các thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol, ibuprofen… khá hiệu quả trong việc giúp làm giảm triệu chứng đau rát họng và cả sốt (nếu có).
Các thuốc kháng histamin
Khi bạn tiếp xúc với chất gây dị ứng như phấn hoa, nấm mốc, hoặc lông vật nuôi, cơ thể sẽ tiết ra histamin – chất trung gian đóng vai trò quan trọng trong phản ứng dị ứng (đau và ngứa họng, chảy nước mũi). Vì vậy, dùng thuốc kháng histamin có thể giúp giảm đau họng do dị ứng. Những thuốc kháng histamin điển hình trong điều trị đau họng bao gồm loratadin, desloratadin, cetirizine…
Thuốc chống trào ngược axit dạ dày
Các thuốc có tác dụng làm giảm axit trong dạ dày có thể giúp giảm đau họng do GERD, bao gồm:
- Thuốc kháng axit dạ dày: điển hình là Maalox và Mylanta chứa nhôm hoặc magie hydroxit để trung hòa axit dạ dày.
- Thuốc chẹn H2: chẳng hạn cimetidine (Tagamet HB) và famotidine (Pepcid AC) là chất ức chế cạnh tranh với histamin tại thụ thể H2, nhờ đó, giúp ngăn chặn sự bài tiết acid và giảm lượng dịch vị dạ dày tương ứng.
- Thuốc ức chế bơm proton (PPIs): esomeprazole, lansoprazole, và pantoprazole cũng có thể ức chế toàn bộ sự bài tiết axit và có thời gian hoạt động kéo dài, chúng đã thay thế thuốc chẹn H2 trong hầu hết các trường hợp trên lâm sàng vì tác dụng nhanh chóng và hiệu quả.
Thuốc kháng sinh
Trong trường hợp viêm họng do vi khuẩn (viêm họng do liên cầu), bạn sẽ cần phải dùng kháng sinh để điều trị. Một số thuốc kháng sinh được chỉ định phổ biến để điều trị đau họng do nhiễm khuẩn bao gồm penicillin, erythromycin… Vai trò của thuốc kháng sinh ở đây không chỉ giúp diệt vi khuẩn mà còn có tác dụng ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng như: sốt thấp khớp, viêm thận…
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Tổng hợp các loại thuốc trị đau rát họng hiệu quả hiện nay
Mẹo dân gian trị đau họng
Nếu triệu chứng đau rát họng không quá nghiêm trọng, không cần phải điều trị bằng thuốc hoặc bệnh nhân muốn kết hợp các phương pháp để cải thiện tình trạng của mình một cách nhanh chóng hơn thì bạn có thể tham khảo một số mẹo dân gian đơn giản nhưng vô cùng hữu ích dưới đây:
Súc miệng bằng nước muối ấm: nước muối là một phương pháp điều trị đau họng tại nhà tuyệt vời vì nó có thể làm giảm sưng và làm dịu tình trạng viêm, kích ứng. Nước muối cũng giúp hút các chất nhiễm trùng trong mô họng lên bề mặt cổ họng để cơ thể làm sạch tốt hơn. Trong thời gian bị đau rát họng, bạn có thể súc miệng nước muối 1 lần mỗi giờ, mỗi lần súc miệng trong 30 giây.
Mật ong: mật ong có đặc tính sát khuẩn tự nhiên tuyệt vời, không chỉ có tác dụng làm sạch nhanh vùng họng mà còn giúp làm dịu cảm giác đau, ngứa rát. Đặc biệt, mật ong rất dễ kết hợp để tạo ra những vị thuốc thơm ngon, dễ uống giúp trị đau họng, chẳng hạn như mật ong và nước ấm (tỷ lệ 1:3) hoặc mật ong và nước cốt chanh (tỷ lệ 2:1). Ngoài tác dụng giảm đau rát họng, uống mật ong vào mỗi sáng còn giúp thanh lọc cơ thể, kích thích tiêu hóa, chống oxy hóa, giữ cho da dẻ mịn màng tươi trẻ.
Lưu ý: không cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi sử dụng mật ong để trị đau họng vì trong mật ong chứa bào tử vi khuẩn Clostridium Botulinum có thể gây nhiễm độc cho trẻ.
Trà gừng: gừng là một loại gia vị quen thuộc nhưng ít ai biết rằng đây là vị thuốc chữa đau họng vô cùng hiệu quả bởi đặc tính kháng khuẩn và chống viêm tự nhiên. Bạn có thể dễ dàng tìm mua trà gừng tại các hiệu thuốc hoặc tự làm rất đơn giản bằng cách: lấy gừng tươi gọt vỏ rửa sạch, đập dập rồi hãm với nước sôi, có thể thêm mật ong hoặc chanh để uống để thêm phần hiệu quả.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: [TÌM HIỂU NGAY] Cách trị rát họng nhanh nhất không thể bỏ qua!
Lưu ý khi điều trị đau rát cổ họng
Khi điều trị đau rát họng, để hạn chế những sai lầm không đáng có gây cản trở việc hồi phục cũng như phòng tránh tình trạng đau họng tái đi tái lại nhiều lần, bạn cần lưu ý kỹ những điều sau:
- Nên ăn các loại thức ăn mềm, lỏng và ấm, khi ăn nhai kỹ, cố gắng tránh những món quá cứng có thể gây tổn thương niêm mạc họng.
- Uống nhiều nước để giúp cho cổ họng được bôi trơn và ngăn ngừa tình trạng mất nước.
- Tránh đồ uống lạnh, nước có gas, nước cam hoặc các loại nước trái cây có tính acid.
- Hạn chế nói, khi cần thì nói với âm lượng vừa phải để hạn chế tổn thương cho họng.
- Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh để cơ thể rơi vào tình trạng mệt mỏi, suy nhược gây cản trở việc phục hồi.
- Giữ ấm cơ thể và cổ họng.
- Súc họng bằng nước muối sinh lý thường xuyên, ít nhất 3 lần mỗi ngày. Điều này vô cùng quan trọng, nó giúp tiêu diệt các tác nhân lạ tấn công trong lúc cổ họng đang tổn thương.
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể để tăng cường sức đề kháng, chống lại nhiễm trùng.
- Tránh tuyệt đối các chất gây kích thích cổ họng như thuốc lá, rượu.
- Hạn chế tối đa các món ăn cay, nóng.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm để cái thiện tình trạng không khí khô và giúp làm dịu niêm mạc họng.
AFree hỗ trợ khắc phục triệt để chứng đau rát họng
Để cải thiện chứng đau họng một cách nhanh chóng, hiệu quả, việc vệ sinh cổ họng sạch sẽ được xem như là điều kiện tiên quyết. Rất nhiều người chỉ vì chưa đánh giá đúng mức độ quan trọng của việc sát khuẩn hầu họng mà dẫn đến tình trạng đau họng mãi không dứt hoặc tái phát nhiều lần.
Nguyên nhân khiến người bệnh lười vệ sinh họng một phần cũng đến từ việc chuẩn bị nước muối súc miệng hết sức rườm rà, tốn thời gian. Nhằm giải quyết vấn đề này cho người bệnh, công ty Thái Minh đã đưa đến sản phẩm xịt họng AFree giúp đẩy lùi cơn đau họng một cách an toàn, nhanh chóng mà cách sử dụng lại vô cùng tiện dụng, đơn giản.
Với thành phần chính: ZnI2, DMSO (Dimethyl sulfoxide), Đường kính, Natri benzoat, Tartrazin, hương hoa quả, nước tinh khiết, AFree không chỉ có tác dụng mạnh mẽ trong việc tiêu diệt vi khuẩn, virus mà còn hỗ trợ giảm sưng viêm và làm dịu cổ họng hiệu quả.
Bạn có thể xịt AFree ngày 4-6 lần, mỗi lần 5-6 nhịp để vệ sinh hầu họng hoặc có thể pha dung dịch với nước theo tỉ lệ 1:20 để sát khuẩn khoang miệng ngày 3 lần, mỗi lần 25-30ml. Chỉ sau từ 1-2 ngày, bệnh nhân có thể cảm nhận rõ ràng tác dụng của sản phẩm trong việc làm giảm triệu chứng đau rát họng.
Đặt mua AFree GIAO HÀNG NHANH tận nhà TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm NHÀ THUỐC GẦN NHẤT có bán xịt họng AFree chính hãng
Khi nào bệnh nhân đau họng cần đi khám bác sĩ?
Hãy đi khám bác sĩ và tìm cách điều trị khẩn cấp ngay nếu bạn đang đau họng và gặp phải tình trạng sau:
- Cơn đau họng kéo dài hơn một tuần, không có dấu hiệu cải thiện.
- Có triệu chứng sốt cao trên 38 độ, khó thở.
- Cảm thấy cứng cổ, sưng đau vùng cổ và sờ thấy hạch cứng dưới hàm.
- Có máu trong nước bọt và đờm.
- Đau họng nghiêm trọng, rất khó khăn trong việc nói hoặc nuốt.
- Đau mỏi các khớp.
- Đau nhức trong tai và mũi.
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về nguyên nhân gây đau rát họng và cách để khắc phục tình trạng này, mong rằng hữu ích cho bạn. Để được tư vấn thêm về sản phẩm, vui lòng liên hệ hotline 18009068. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!