Bất cứ ai cũng đã từng mắc bệnh nhiệt miệng ít nhất một lần trong đời. Tuy nhiên không phải ai cũng biết nguyên nhân gây nhiệt miệng là do đâu. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn biết một số nguyên nhân phổ biến mà thường hay gặp phải.
Mục lục
Bệnh nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng (loét áp tơ, lở miệng,…) là tình trạng những vết loét nhỏ, nông ở bất cứ đâu trong khoang miệng. Chúng có thể xuất hiện ở niêm mạc miệng như: bên trong má, lưỡi, dưới lưỡi, nướu,… Những vết loét này thường có đường kính từ 2-8mm, có hình tròn hoặc oval, màu trắng hoặc vàng, xung quanh có viền màu đỏ.
Khi mắc bệnh, bạn sẽ cảm thấy đau nhức, khó ăn uống, từ đó làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và giao tiếp hàng ngày. Đây là bệnh lành tính nên có thể tự khỏi sau 7-14 ngày và không để lại sẹo. Tuy nhiên, đối với những trường hợp vết nhiệt nặng hơn thì người bệnh có thể thấy những biểu hiện đi kèm như: đau nhức, tấy đỏ, sốt cao, sưng hạch ở cổ,…
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Bệnh nhiệt miệng là gì?
Nguyên nhân nhiệt miệng do sinh lý
Chăm sóc răng miệng không đúng cách
Việc không đánh răng thường xuyên, để thức ăn mắc vào khe răng, sử dụng bàn chải có lông cứng sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến răng lợi. Răng miệng không được vệ sinh sạch làm cho vi khuẩn, virus có điều kiện xâm nhập vào các vết thương trong khoang miệng, từ đó gây ra nhiệt miệng. Chính vì điều đó, bạn nên giữ gìn răng miệng thật sạch sẽ, tập thói quen súc miệng nước muối và dùng chỉ nha khoa để đảm bảo vệ sinh răng miệng.
Tổn thương khoang miệng
Nếu bạn chẳng may có vết thương ở mô mềm trong khoang miệng thì các vết thương đó sẽ có thể trở thành vết nhiệt. Khi các mô mềm bị tổn thương sẽ khiến cho vi khuẩn dễ xâm nhập gây nhiệt miệng, nhiễm trùng. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn và ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống.
Chức năng gan suy giảm
Gan là bộ phận quan trọng đối với cơ thể với chúng ta bởi chúng có nhiệm vụ đào thải chất độc hại ra ngoài. Nếu chức năng gan hoạt động không tốt sẽ làm tích tụ chất độc ở niêm mạc miệng, từ đó sẽ trở thành vết loét gây nhiệt miệng.
Rối loạn nội tiết tố
Phụ nữ trong thời kì mang thai hoặc trong đang trong thời kì kinh nguyệt thường rất hay bị nhiệt miệng. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là vì nội tiết tố trong cơ thể thay đổi, rối loạn không kiểm soát khiến cho khí âm tích tụ trong gan, thận,… từ đó gây ra tình trạng nhiệt miệng nóng trong.
Ngoài ra, nếu bạn bị stress, căng thẳng kéo dài khiến cho cơ thể bị mệt mỏi thi đây cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng.
Cơ thể thiếu chất dinh dưỡng
Cơ thể đầy đủ dưỡng chất sẽ làm tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại. Vì vậy, khi cơ thể thiếu hụt các chất dinh dưỡng sẽ làm cho hệ miễn dịch suy giảm, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus gây bệnh. Theo các chuyên gia y tế, những người thường xuyên bị nhiệt miệng thường là do thiếu các chất như: vitamin C, vitamin B2, PP, kẽm,…
☛ Xem thêm: Nhiệt miệng thường xuyên là thiếu chất gì?
Nguyên nhân nhiệt miệng do bệnh lý
Bệnh viêm ruột Crohn
Bệnh Crohn (viêm ruột từng vùng) là tình trạng viêm mãn tính ở đường ruột. Bệnh này thường gây ra những vết loét trong thành ruột non đến đại tràng. Thế nhưng bệnh sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa từ miệng đến hậu môn.
Người bệnh sẽ mệt mỏi, sụt cân nhanh bởi cơ thể không hấp thụ được chất dinh dưỡng. Đối với những trường hợp nặng hơn thì có thể sẽ khiến cơ thể bị suy nhược nặng, đau đớn, ảnh hưởng đến tính mạng nếu không đươc phát hiện và điều trị kịp thời.
Bệnh Celiac
Đây là bệnh lý không dung nạp được gluten vào cơ thể do bị dị ứng với các loại thực phẩm như: lúa mì, yến mạch, lúa mạch. Loại bệnh này không phổ biến, tỉ lệ mắc bệnh chỉ khoảng 1/100 người. Khi mắc bệnh, cơ thể sẽ từ chối dung nạp gluten khiến cho hệ tiêu hóa bị rối loạn nghiêm trọng. Nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách thì sẽ xảy ra những biến chứng nguy hiểm như: hẹp thành ruột non, viêm loét ruột non. Còn đối với trẻ nhỏ có thể bị chậm phát triển và suy dinh dưỡng.
Bệnh tự miễn Behcet
Bệnh Behcet là bệnh lý hiếm gặp, tình trạng này khiến cho hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức làm nguy hại đến những bộ phận khác trong cơ thể. Khi đó sẽ gây viêm hệ thống mạch máu toàn thân, nhất là tĩnh mạch. Người bệnh sẽ thấy mình bị đau ở mạch máu, miệng, mắt, khớp, não, bộ phận sinh dục và dây thần kinh.
Người mắc bệnh Behcet thường có dấu hiệu đau ở viết nhiệt và đi kèm với những triệu chứng như: viêm mắt, mờ mắt, có các nốt đỏ xuất hiện dưới da, đau đầu, đau cơ, sốt…
Bệnh Herpes môi
Bệnh lý này gây ra bởi virus có tên là Herpes Simplex (HSV). Tình trạng này còn được gọi là mụn sốt vỉ, chúng gây nhiễm trùng ngoài da làm xuất hiện các mụn bọng nước nhỏ tập trung thành cụm. Loại virus này lây từ người sang người qua tiếp xúc qua dùng chung đồ vật cá nhân, dùng chung mỹ phẩm, ăn uống chung, hôn, quan hệ tình dục bằng miệng,…
Khi mắc bệnh, bạn sẽ thấy xuất hiện những vết mụn rộp nhỏ, sau đó chúng vỡ ra và tạo thành vết nhiệt. Trình trạng này có thể sẽ kéo dài khoảng 2 tuần hoặc nhiều hơn rồi sau đó tự khỏi nên có thể điều trị dễ dàng tại nhà.
Các bệnh lý khác
Một số bệnh lý về răng miệng như: sâu răng, viêm lợi, viêm tuỷ răng, viêm nha chu,… cũng là nguyên nhân gây nhiệt miệng. Trong trường hợp không được điều trị kịp thời và đúng cách để làm giảm viêm sẽ khiến cho vi khuẩn tấn công vào mô mềm trong khoang miệng.
☛ Tìm hiểu chi tiết: Hay bị nhiệt miệng là dấu hiệu của bệnh gì?
Cách chữa nhiệt miệng nhanh chóng
Thay đổi lối sống
Người bệnh cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để phòng ngừa nhiệt miệng tái phát và giúp nhiệt miệng mau lành:
- Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng tối thiểu 2 lần/ ngày vào sáng sớm và tối trước khi đi ngủ.
- Sử dụng bàn chải mềm để tránh làm tổn thương khoang miệng và sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa.
- Uống đủ nước tùy vào nhu cầu của cơ thể.
- Hạn chế sử dụng rượu, bia, thuốc lá.
- Không ăn nhiều thực phẩm có gia vị cay nóng, nhiều dầu mỡ,…
- Sắp xếp chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh tạo áp lực cho bản thân.
☛ Đọc thêm: Bị nhiệt miệng nên ăn gì, uống nước gì?
Áp dụng phương pháp dân gian
Mật ong chữa nhiệt miệng
Mật ong được ví như một loại kháng sinh tự nhiên, có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt. Bên cạnh đó, mật ong có chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp tăng cười sức đề kháng cho cơ thể và ngăn ngừa nhiệt miệng hiệu quả. Sử dụng mật ong để chữa nhiệt miệng còn có thể làm lành nhanh vết loét.
Bạn bôi trực tiếp mật ong lên vết nhiệt, bôi khoảng 2-3 lần/ ngày và để yên cho mật ong thẩm thấu trong khoảng vài tiếng. Nên bôi mật ong sau bữa ăn và trước khi đi ngủ để có kết quả tốt nhất.
Chấm nước lá rau ngót
Trong thành phần của lá rau ngót có chứa nhiều protit, gluxit, canxi, photpho và rất nhiều axit amin giúp tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra đối với y học cổ truyền, có tác dụng mát huyết, lợi tiểu, giải độc, sốt cao,… Khi kết hợp lá rau ngót với mật ong có thể giúp chữa nhiệt miệng hiệu quả.
Bạn cần rửa sạch một nắm lá rau ngót với nước muối loãng để loại bỏ tạp chất, sau đó để ráo. Đem lá rau ngót đi giã nát rồi chắt lấy nước cốt và hòa cùng với một chút mật ong. Sau đó bạn cần dùng tăm bông chấm nhẹ vào hỗn hợp và thoa đều lên vết nhiệt. Thực hiện mỗi ngày 2-3 lần sẽ thấy bệnh tình thuyên giảm đáng kể.
Uống bột sắn chữa nhiệt
Theo Đông y, bột sắn có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, mát gan, giải độc. Chúng thường được sử dụng để chữa các bệnh như: mụn nhọt, rôm sảy, nhiệt miệng,… Đây là cách điều trị nhiệt miệng an toàn mà chi phí khá rẻ.
Bạn cho dùng khoảng 10-15g bột sắn dây cho vào cốc rồi đổ nước lọc vào. Khuấy đều rồi sử dụng để uống trực triếp. Đối với trẻ nhỏ, bạn nên nấu chín bột sắn đến khi sánh mịn thì cho bé sử dụng. Người bệnh nên kiên trì áp dụng cách này 2 lần/ ngày, mỗi lần uống đều phải pha mới và uống hết trong một lần.
Sử dụng thuốc Tây y
Một số loại thuốc được bác sĩ kê để chữa nhiệt miệng như:
- Thuốc bôi tại chỗ: Một số thuốc bôi trực tiếp lên vết nhiệt như: benzocaine, lidocain,… Có thể kết hợp với thuốc bôi có tác dụng chống viêm như: aceronide, triamcinolone, fluocinonide.
- Thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau không kê toa như ibuprofen, acetaminophen, naproxen sử dụng để làm giảm đau do nhiệt miệng.
- Thuốc kháng sinh: Thuốc nhiệt miệngg do bội nhiễm vi khuẩn: biseptol, doxycicllin, cloxacillin. Thuốc bội nhiễm nấm được sử dụng như: fluconazol, itracinazol, nistatin.
☛ Chi tiết xem tại: Các cách chữa nhiệt miệng hiệu quả
Nhiệt miệng khi nào nên đi khám?
Các vết nhiệt sẽ tự se lại và khỏi hẳn sau khoảng 10 ngày. Thế nhưng bạn cần đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện thăm khám nếu thấy những biểu hiện sau:
- Vết nhiệt to hơn, sâu hơn.
- Xuất hiện nhiều vết loét mới khi vết loét cũ chưa khỏi hẳn.
- Khó khăn trong việc ăn uống.
- Đau nhức dù không chạm phải.
- Sốt cao.
- Tiêu chảy, phát ban.
Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ xác định được chính xác nguyên nhân gây ra nhiệt miệng. Từ đó sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp cho bạn.
Xịt họng AFree – làm giảm sưng, viêm do nhiệt miệng
Ngoài những cách điều trị nhiệt miệng đã được kể ở trên thì bạn có thể tham khảo dung dịch xịt họng AFree.
Xịt họng AFree là sản phẩm phát triển từ đề tài nghiên cứu đã được công ty Invenmed USA bảo hộ độc quyền tại Mỹ, nộp đơn bảo hộ tại Nhật số 2020- 064573 và chính thức được chuyển giao cho Dược phẩm Thái Minh sản xuất – phân phối. Dựa trên nguyên lý sử dụng những công dụng của hai nguyên tố Kẽm (Zn) và Iod (I) ở dạng bào chế phù hợp để giúp sát khuẩn, ngăn chặn vi khuẩn, virus gây nhiệt miệng và phòng viêm nhiễm đường hô hấp. Thành phần bao gồm: ZnI2, DMSO (Dimethyl sulfoxide), Đường kính, Natri benzoat, Tartrazin, hương hoa quả, nước tinh khiết,… Trong đó:
- Zn có tác dụng diệt khuẩn, hỗ trợ hệ miễn dịch, chống viêm và chống oxy hóa.
- Iot giúp diệt khuẩn phổ rộng độc tính thấp, hướng tới exotoxin và kháng khuẩn, tỷ lệ kháng
thuốc rất thấp. - DMSO làm tăng thẩm thấu thuốc qua màng sinh học, giảm kích ứng oxy hóa, tăng nồng độ
oxy, chống viêm và chống oxy hóa.
Sử dụng sản phẩm xịt họng AFree có tác dụng:
- Phòng viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn.
- Giúp giảm ho, sưng viêm, đau rát họng, nhiệt miệng.
- Làm dịu nhẹ các triệu chứng viêm, đau rát họng.
- Phòng viêm phế quản, ho lâu ngày ở trẻ em và người lớn.
Cách sử dụng AFree để đạt lại hiệu quả tốt nhất: Ngày xịt 4-6 lần, mỗi lần 5-6 nhịp vào vết nhiệt hoặc khu vực khoang miệng bị tổn thương. Hoặc pha dung dịch với nước theo tỉ lệ 1:20 để sát khuẩn khoang miệng ngày 3 lần, mỗi lần 25-30ml. (Lưu ý: Không dùng AFree cho trẻ em dưới 3 tuổi, phụ nữ có thai và đang cho con bú).
Đặt mua AFree về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
Địa chỉ mua xịt họng AFree chính hãng trên Toàn quốc
Lời kết
Qua bài viết trên, chúng tôi đã tổng hợp một số nguyên nhân phổ biến gây tình trạng nhiệt miệng thường xuyên. Mong rằng sau khi xác nhận được nguyên nhân gây nhiệt miệng thì bạn sẽ tìm được cách điều trị hợp lý. Nếu còn điều gì thắc mắc, bạn hãy gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800.9068 để được các chuyên giải đáp, hỗ trợ.