Nhiễm trùng đường hô hấp là tình trạng bệnh phổ biến và đang có xu hướng gia tăng ở cả người lớn và trẻ em. Bệnh có thể ở nhiều mức độ như cảm lạnh thông thường cho tới tổn thương nghiêm trọng như viêm phổi, suy hô hấp. Vậy nhiễm trùng đường hô hấp là gì? Nguyên nhân từ đâu và cách điều trị như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây.
Mục lục
- 1. Nhiễm trùng đường hô hấp là gì?
- 2. Các nguyên nhân gây nhiễm trùng đường hô hấp thường gặp
- 3. Triệu chứng của nhiễm trùng đường hô hấp
- 4. Mức độ nguy hiểm của nhiễm trùng đường hô hấp
- 5. Yếu tố nguy cơ mắc phải nhiễm trùng đường hô hấp
- 6. Chẩn đoán nhiễm trùng đường hô hấp
- 7. Điều trị nhiễm trùng đường hô hấp như thế nào?
- 8. Phòng ngừa nhiễm trùng đường hô hấp
- 9. Xịt họng AFree – Giải pháp hỗ trợ người bệnh nhiễm trùng đường hô hấp hiệu quả
Nhiễm trùng đường hô hấp là gì?
Nhiễm trùng đường hô hấp là bệnh truyền nhiễm gây tổn thương đường hô hấp do sự xâm nhập của vi khuẩn hoặc virus từ bên ngoài không khí qua đường thở.
Đường hô hấp của chúng ta được chia ra thành đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới.
Đường hô hấp trên được tính từ mũi cho đến nắp thanh âm với một số bệnh nhiễm trùng phổ biến như: viêm họng, viêm a-mi-đan, viêm thanh quản, cảm cúm…
Đường hô hấp dưới bao gồm khí quản, phế quản, các nhánh phế quản và phổi. Nhiễm trùng đường hô hấp dưới xảy ra ít hơn nhiễm trùng đường hô hấp trên, tuy nhiên mức độ nguy hiểm lại cao hơn rất nhiều.
Nhiễm trùng đường hô hấp dưới có thể đe dọa đến tính mạng bệnh nhân nếu không được điều trị kịp thời như: phế quản phế viêm, viêm phổi cấp, tràn dịch màng phổi…
☛ Tham khảo thêm: Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Các nguyên nhân gây nhiễm trùng đường hô hấp thường gặp
Vi khuẩn
Vi khuẩn là tác nhân phổ biến gây nhiễm trùng đường hô hấp. Chúng là những vi sinh vật có kích thước nhỏ bé không thể nhìn bằng mắt thường. Trong không khí luôn tồn tại một lượng vi khuẩn nhất định, nên hoạt động thở của chúng ta cũng vô tình đưa vi khuẩn vào trong đường hô hấp.
Khi cơ thể khỏe mạnh, các tế bào bạch cầu và đại thực bào của cơ thể sẽ chống lại và tiêu diệt vi khuẩn xâm nhập trên niêm mạc đường hô hấp khiến chúng không thể gây bệnh. Ngược lại khi các tế bào bảo vệ suy yếu sẽ là điều kiện thuận lợi để vi sinh vật sinh sôi và phát triển. Cơ thể chúng ta đáp ứng lại bằng các phản ứng viêm trên đường hô hấp, từ đó gây ra các triệu chứng điển hình như: ho khạc, đau họng, tức ngực thậm chí là khó thở.
Một số vi khuẩn thường gặp gây nhiễm trùng đường hô hấp:
- Liên cầu khuẩn: là nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm trùng đường hô hấp trên đặc biệt là viêm họng.
- Phế cầu khuẩn: là vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng lên mọi vị trí trên đường hô hấp từ viêm mũi xoang, viêm tai giữa đến viêm phế quản, viêm phổi.
- Trực khuẩn mủ xanh: là loại vi khuẩn mạnh gây nhiễm trùng đường hô hấp dưới với khả năng kháng thuốc cao và rất khó tiêu diệt bằng các loại thuốc kháng sinh thông thường.
Virus
Virus cũng là một loại kí sinh, nhưng khác với vi khuẩn, virus không thể tự sinh sản mà phải nhờ quá trình nhân đôi của tế bào trong cơ thể.
Khi virus xâm nhập vào tế bào của cơ thể người, hệ miễn dịch được khởi động. Sau đó các tế bào bạch cầu sẽ nhận diện tế bào bị nhiễm bệnh bằng cơ chế kháng nguyên – kháng thể và có biện pháp tiêu diệt những tế bào đó.
Một số nhóm virus gây nhiễm trùng đường hô hấp thường gặp như:
- Rhinovirus: thường gây cảm lạnh thông thường.
- Coronavirus: các tổn thương đa dạng từ nhiễm lạnh cho đến viêm phế quản, viêm phổi.
- Nhóm virus á cúm: thường gây tổn thương viêm thanh quản.
- Nhóm RSV: gây nhiễm trùng đường hô hấp dưới là chủ yếu.
Các tác nhân phụ
Bụi và các chất hóa học
Bụi và các chất hóa học hít phải không phải nguyên nhân chính gây nhiễm trùng đường hô hấp nhưng chúng cũng có vai trò quan trọng để tạo điều kiện cho vi sinh vật xâm nhập vào đường thở của chúng ta.
Môi trường không khí không sạch sẽ, bụi và các chất hóa học xâm nhập trực tiếp vào đường hô hấp sẽ kích thích phản ứng viêm tại niêm mạc. Nếu hiện tượng trên diễn ra thường xuyên thì niêm mạc đường hô hấp sẽ bị tổn thương, xơ hóa và giảm chứng năng bảo vệ trước sự xâm nhập của vi khuẩn.
Bên cạnh đó, bụi cũng đóng vai trò như một phương tiện trung gian truyền bệnh, vi khuẩn trong không khí sẽ bám lên các hạt bụi và vào đường hô hấp theo hoạt động hít thở.
Tiếp xúc khói thuốc lá
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, người tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá có nguy cơ bị nhiễm trùng đường hô hấp cao hơn người khác. Những chất độc có trong khói thuốc khi vào khí quản sẽ làm giảm chức năng, giảm độ đàn hồi, tăng sinh xơ, biến đổi cấu trúc tế bào của niêm mạc đường hô hấp.
Bên cạnh việc thúc đẩy viêm nhiễm hệ hô hấp, hút thuốc lá còn làm tăng nguy cơ bị ung thư vòm họng, ung thư phế quản và nhiều hậu quả nghiêm trọng khác.
Suy giảm hệ miễn dịch
Đây cũng được coi là một trong những nguyên nhân chính của nhiễm trùng đường hô hấp. Những người mắc bệnh HIV/AIDS, người phụ thuộc thuốc corticoid, suy dinh dưỡng, suy chức năng gan, bệnh bạch cầu khiến hàng rào miễn dịch của cơ thể suy yếu và không có khả năng chống lại sự xâm nhập của vi sinh vật.
☛ Tham khảo tại: [TÌM HIỂU] Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh viêm đường hô hấp?
Triệu chứng của nhiễm trùng đường hô hấp
Triệu chứng ở người lớn
Các triệu chứng thường gặp ở nhiễm trùng đường hô hấp với người lớn
- Nghẹt mũi hay chảy nước mũi: Triệu chứng tương tự cảm lạnh thông thường do nhiễm khuẩn mũi họng.
- Ho: Ho có thể kèm theo đờm mủ, máu hoặc ho khan.
- Khạc đờm: Đờm trong nhiễm trùng đường hô hấp thường là đờm đục thường có màu vàng nâu, xanh hoặc trắng có lẫn bọt.
- Đau rát họng: Đau rát họng khi nuốt thường là triệu chứng xuất hiện đầu tiên của viêm họng.
- Hơi thở hôi: Đây là triệu chứng điển hình gợi ý đến viêm nhiễm đường hô hấp.
- Sốt: Do phản ứng viêm đáp ứng lại sự xâm nhập của vi khuẩn sinh ra các chất trung gian hóa học tác động lên hành não gây sốt.
- Đau đầu, mệt mỏi, môi khô, lưỡi bẩn: Các triệu chứng điển hình trong hội chứng nhiễm khuẩn.
Ngoài các triệu chứng thường gặp kể trên, nhiễm trùng đường hô hấp ở mức nguy hiểm còn có các triệu chứng của suy hô hấp như khó thở, nhịp thở nhanh, thở khò khè, tím tái môi…
Triệu chứng ở trẻ em
Trẻ em là đối tượng dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và virus. Để phát hiện nhiễm trùng hô hấp ở trẻ em các bậc cha mẹ có thể để ý những triệu chứng sau:
- Giảm hứng thú với môi trường xung quanh.
- Cảm giác khó chịu và hay quấy khóc.
- Kém ăn, mệt mỏi.
- Ngủ nhiều nhưng ngủ không ngon, giấc ngủ không sâu.
- Sốt.
- Ho khan hoặc có đờm.
- Sổ mũi.
Nếu tình trạng nhiễm trùng ở mức độ nặng, đặc biệt là nhiễm trùng đường hô hấp dưới, trẻ có dấu hiệu thở nhanh, da dẻ hồng hào chuyển dần sang màu xanh tím, sốt cao liên tục bạn cần phải nhanh chóng đưa trẻ đi khám tại các phòng khám chuyên khoa nhi.
Mức độ nguy hiểm của nhiễm trùng đường hô hấp
Mức độ nguy hiểm của nhiễm trùng đường hô hấp phụ thuộc vào loại tác nhân gây ra nhiễm khuẩn, vị trí nhiễm trùng của đường hô hấp, độ tuổi, sức đề kháng và các bệnh lý nền của người bệnh.
Nhiễm trùng đường hô hấp phần lớn là đều khỏi hoàn toàn và không để lại di chứng. Tuy nhiên một vài trường hợp có thể có những biến chứng cấp tính nguy hiểm đến tính mạng, đặc biệt là ở nhiễm trùng đường hô hấp dưới như:
- Suy hô hấp cấp tính: Điển hình bởi triệu chứng khó thở liên tục, tím tái toàn thân, tim đập nhanh và có thể có rối loạn ý thức.
- Tràn dịch màng phổi: Là tình trạng phế nang của phổi bị tổn thương và dịch viêm xuất tiết chảy ra ngoài khoang màng phổi. Người bệnh sẽ cảm thấy đau ngực, đặc biệt khi thay đổi tư thế và khó thở tăng dần.
- Tràn khí màng phổi: Trong nhiễm trùng hô hấp bởi các vi khuẩn kị khí, tình trạng phổi hoại tử sẽ tạo thành áp-xe phổi. Khi ổ áp-xe quá lớn cũng gây vỡ, khí và dịch sẽ tràn vào khoang màng phổi. Đặc điểm của tràn khí màng phổi là đau ngực đột ngột nhưng giảm dần theo thời gian, nhưng sẽ không hết khó thở.
- Co thắt phế quản: Co thắt phế quản là tình trạng khó thở, nhịp thở nhanh, thở rít, điển hình trong bội nhiễm của bệnh hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính…
Nếu nhiễm trùng kéo dài, không có biện pháp điều trị, quá trình viêm mạn tính sẽ làm xơ hóa và giảm chức năng của đường hô hấp. Các triệu chứng như ho, khạc đờm kéo dài cùng với tổn thương không hồi phục của niêm mạc phế quản khiến người bệnh mệt mỏi và khó chịu.
Bên cạnh đó, sự tổn thương mạn tính của đường hô hấp cũng là điều kiện thuận lợi cho những đợt bội nhiễm cấp tính với triệu chứng rầm rộ và nặng nề hơn.
☛ Xem thêm tại: Bệnh nhiễm trùng hô hấp ở người lớn có nguy hiểm không?
Yếu tố nguy cơ mắc phải nhiễm trùng đường hô hấp
Nguy cơ mắc nhiễm trùng đường hô hấp của mỗi người là khác nhau. Khả năng nhiễm trùng đường hô hấp dựa vào nhiều yếu tố như: độ tuổi, giới tính, các bệnh lý mạn tính, thói quen sống, nghề nghiệp, sự thay đổi thời tiết, vệ sinh môi trường không khí.
Trẻ em và người già
Đây là các đối tượng dễ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và mức độ bệnh nặng hơn bình thường. Điều này được giải thích là do hệ miễn dịch của trẻ em chưa phát triển và của người già thì yếu đi.
Giới tính
Phụ nữ thường mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên như viêm xoang, viêm a-mi-đan trong khi nam giới có tỷ lệ mắc nhiễm trùng đường hô hấp dưới cao hơn như viêm phổi, viêm phế quản…
Các bệnh lý mạn tính
Người có bệnh lý nền như suy gan, suy tim, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phế quản mạn, đái tháo đường, suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch có khả năng cao bị mắc nhiễm trùng đường hô hấp.
Thói quen sinh hoạt, lối sống, môi trường làm việc
Những người hút thuốc lá, sống trong môi trường không khí ô nhiễm khói bụi, bụi kim loại, bụi phấn… sẽ có nguy cơ cao hơn người sống lành mạnh và môi trường sống sạch sẽ.
Chẩn đoán nhiễm trùng đường hô hấp
Sau khi định hướng đến nguyên nhân nhiễm trùng đường hô hấp, bác sĩ có thể sẽ thực hiện soi đèn khu vực hầu họng, a-mi-đan, mũi, nghe phổi ,nghe phế quản để xác định giai đoạn và mức độ nhiễm trùng của người bệnh.
Với nhiều loại nhiễm trùng đường hô hấp đặc biệt là nhiễm trùng đường hô hấp dưới, các bác sĩ sẽ phải kết hợp làm các xét nghiệm hình ảnh như chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính lồng ngực để có thể đưa ra định hướng chẩn đoán.
Để chẩn đoán xác định nguyên nhân gây nhiễm trùng hô hấp, các bác sĩ sẽ phải tiến hành lấy mẫu xét nghiệm có thể là đờm, dịch hầu họng, dịch phế quản để nuôi cấy hoặc làm các xét nghiệm test nhanh, xét nghiệm PCR để tìm ra chính xác vi khuẩn hoặc virus gây bệnh.
Điều trị nhiễm trùng đường hô hấp như thế nào?
Nhiễm trùng đường hô hấp là bệnh lý nội khoa nên phương pháp điều trị thường là dùng thuốc, vệ sinh, giữ ấm cơ thể và kết hợp thay đổi thói quen, lối sống.
Điều trị bằng thuốc
Dựa vào căn nguyên vi khuẩn gây bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc kháng sinh, người bệnh không nên mua thuốc kháng sinh tràn lan ngoài các hiệu thuốc mà không được tư vấn và hướng dẫn cụ thể.
Việc tuân thủ điều trị thuốc kháng sinh là rất quan trọng, thường bệnh nhân sẽ phải sử dụng thuốc kháng sinh từ 7-10 ngày có thể kết hợp với thuốc chống viêm, hạ sốt, giảm ho, thuốc giãn phế quản hoặc các viên vitamin để nâng đỡ thể trạng.
Một số thuốc thường dùng điều trị nhiễm trùng hô hấp:
- Kháng sinh: Amoxicilline, Cefdinir, Cefotaxime, Levofloxacin…
- Chống viêm: Methyprednisolone, Alpha Chymotrypsin, Dexamethasone…
- Hạ sốt: Paracetamol
- Giảm ho: Codein, Dextromethorphan…
- Thuốc giãn phế quản: Salbutamol, Albuterol, Budesonide…
Nếu nhiễm trùng đường hô hấp do nguyên nhân virus, người bệnh thường không cần điều trị bằng thuốc kháng virus mà có thể tự khỏi. Vì hệ miễn dịch của cơ thể sẽ nhận dạng virus và sản sinh ra các kháng thể chống lại virus sau khi bị nhiễm khoảng vài ngày.
Thuốc kháng virus chỉ được chỉ định trong trường hợp nhiễm trùng do virus mức độ rất nặng, kéo dài có nguy cơ biến chứng cao ở người suy giảm miễn dịch, phụ nữ có thai, người già yếu…
☛ Có thể bạn muốn biết: Tổng hợp các loại thuốc trị viêm đường hô hấp trên hiệu quả
Các biện pháp điều trị kết hợp
Một số trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp mức độ nhẹ với các triệu chứng như cảm lạnh thông thường có thể tự khỏi mà không cần sử dụng thuốc. Người bệnh có thể lưu ý và tự điều trị tại nhà bằng các phương pháp đơn giản sau:
- Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là khu vực mũi và hầu họng.
- Vệ sinh răng miệng, mũi thường xuyên bằng dung dịch nước muối sinh lý.
- Uống nước ấm, có thể kết hợp thêm các loại trà thảo dược, trà gừng, mật ong…
Bên cạnh đó người bệnh phải hạn chế tối đa các yếu tố làm nặng tình trạng bệnh như: không tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá, giảm căng thẳng, nghỉ ngơi thoải mái, làm việc nhẹ nhàng…
Phòng ngừa nhiễm trùng đường hô hấp
Tiêm phòng vắc-xin
Tiêm vắc-xin phòng cúm là biện pháp hiệu quả để cơ thể xuất hiện miễn dịch trước khi bị tác nhân virus tấn công. Cơ chế bảo vệ của vắc-xin dựa trên sự kích thích cơ thể sinh đáp ứng miễn dịch để tạo ra các kháng thể sau khoảng 2 tuần.
Thay đổi thói quen, lối sống
Ngừng hút thuốc lá, giảm stress, cung cấp dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ kết hợp tập thể dục thường xuyên là các biện pháp hiệu quả để nâng cao và tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.
Các biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm bệnh
- Rửa tay, vệ sinh cá nhân thường xuyên.
- Tránh tiếp xúc với những người có nguy cơ dịch tễ.
- Đeo khẩu trang nơi đông người, khu vực công cộng.
- Che mũi, miệng khi ho hoặc hắt xì.
- Khai báo thông tin với các cơ sở y tế địa phương về các nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh trong khu vực đang sống.
Xịt họng AFree – Giải pháp hỗ trợ người bệnh nhiễm trùng đường hô hấp hiệu quả
Bên cạnh các biện pháp nêu trên, người có nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp nên quan tâm đến sản phẩm xịt họng AFree với khả năng hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa sự xâm nhập của tác nhân vi sinh vật.
Dung dịch xịt họng AFree được phát triển trên cơ sở nghiên cứu ứng dụng kẽm (Zn) trên các bệnh về hô hấp từ bằng phát minh sáng chế us2018/0353539 chuyển nhượng từ invenmed-Hoa Kỳ. Công thức AFree đã được gửi đơn bảo hộ độc quyền tại Nhật, với số hồ sơ 2020-064573, hồ sơ bảo hộ quốc tế số ATF-551PCT do công ty Thái Minh trực tiếp là chủ đơn bảo hộ độc quyền.
Xịt họng AFree có thành phần chính gồm: ZnI2, DMSO (dimethyl sulfoxide), đường kính, natri benzoat, tartazin, hương hoa quả, nước tinh khiết. Trong đó:
- Zn: tác dụng diệt khuẩn, hỗ trợ hệ miễn dịch, chống viêm và chống oxi hóa
- Iot: giúp diệt khuẩn phổ rộng, độc tính thấp, hướng tới exotoxin và kháng khuẩn, tỷ lệ kháng thuốc thấp
- DMSO: làm tăng thẩm thấu thuốc qua màng sinh học, giảm kích ứng oxi hóa, tăng nồng độ oxi, chống viêm và chống oxi hóa
Đặc biệt, các thành phần có trong AFree được nghiên cứu kết hợp theo nhiều tỷ lệ khác nhau, hướng đến từng đích tác dụng khác nhau có thể cải thiện được nhiều bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp. Ngoài ra, ngay cả khi đường hô hấp của bạn khỏe mạnh, bạn cũng có thể sử dụng sản phẩm hằng ngày nhằm vệ sinh miệng họng, tiêu diệt vi khuẩn và virus, nâng cao hệ miễn dịch, phòng ngừa các bệnh lý đường hô hấp.
Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh viêm đường hô hấp và sản phẩm AFree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 9068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.