Xịt họng Afree

Giảm ho, sưng viêm, đau rát họng

Giảm ho, sưng viêm, đau rát họng
hotline

Tư vấn miễn cước

1800 9068
  • Trang chủ
  • Xịt họng AFree
    • Xịt họng AFree
    • Câu hỏi thường gặp
  • Bệnh viêm đường hô hấp
    • Ho đờm
    • Đau rát cổ họng
    • Viêm họng
    • Viêm amidan
    • Viêm thanh quản
    • Viêm đường hô hấp
  • Bệnh nhiệt miệng
  • Tin tức về AFree
  • Điểm bán
Trang chủ » Bệnh viêm đường hô hấp

Bệnh nhiễm trùng hô hấp ở người lớn có nguy hiểm không?

Nhiễm trùng hô hấp là bệnh lý xảy ra phổ biến trong thời điểm giao mùa. Vậy nhiễm trùng đường hô hấp ở người lớn là gì? Phương pháp điều trị như thế nào? Thông qua bài viết dưới đây, người đọc sẽ có được những nguồn thông tin cần thiết.

 

Mục lục

  • 1. Nhiễm trùng đường hô hấp là bệnh gì?
    • 1.1. Nhiễm trùng đường hô hấp trên
    • 1.2. Nhiễm trùng đường hô hấp dưới
  • 2. Nguyên nhân gây nhiễm trùng đường hô hấp ở người lớn
  • 3. Triệu chứng của nhiễm trùng đường hô hấp ở người lớn
  • 4. Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp ở người lớn nguy hiểm không?
  • 5. Cách điều trị bệnh nhiễm trùng hô hấp cho người lớn
    • 5.1. Phương pháp điều trị nhiễm trùng đường hô hấp trên
    • 5.2. Phương pháp điều trị nhiễm trùng đường hô hấp dưới
  • 6. Xịt họng AFree giúp phòng viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn

Nhiễm trùng đường hô hấp là bệnh gì?

Nhiễm trùng đường hô hấp là nhiễm trùng xảy ra tại một số bộ phận của cơ thể liên quan đến hệ hô hấp – cơ quan đảm nhiệm chức năng thở. Bệnh lý này có thể tác động lên: xoang, cổ họng, phổi hoặc đường thở.

Nhiễm trùng đường hô hấp được chia làm hai loại:

Nhiễm trùng đường hô hấp trên

Đường hô hấp trên bao gồm: các xoang, đường mũi, hầu và thanh quản. Sự viêm nhiễm từ bất kỳ bộ phận nào thuộc đường hô hấp trên được gọi là nhiễm trùng đường hô hấp trên. Chúng bao gồm:

  • Cảm lạnh thông thường.
  • Viêm nắp thanh quản.
  • Viêm thanh quản.
  • Viêm họng (đau họng, viêm amidan).
  • Viêm xoang (nhiễm trùng xoang).
  • Viêm mũi (viêm hốc mũi).
  • Viêm khí quản.

☛ Tham khảo thêm tại: Viêm đường hô hấp trên và những điều bạn cần biết

Nhiễm trùng hô hấp là bệnh lý ảnh hưởng trực tiếp lên hệ thống hô hấp của cơ thể

Nhiễm trùng đường hô hấp dưới

Nhiễm trùng đường hô hấp dưới sẽ ảnh hưởng đến đường thở và phổi, gây viêm phế quản và viêm phổi. Bệnh lý này sẽ kéo dài và có mức độ nghiêm trọng hơn nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Những bệnh nhiễm trùng hô hấp dưới gồm:

  • Viêm phế quản (gây ho, sốt).
  • Viêm tiểu phế quản (nhiễm trùng phổi ảnh hưởng chủ yếu đến trẻ nhỏ).
  • Viêm phổi.
  • Bệnh lao.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Hãy cảnh giác khi bị viêm đường hô hấp dưới!

Nguyên nhân gây nhiễm trùng đường hô hấp ở người lớn

Nhiễm trùng đường hô hấp xảy ra bởi nhiều nguyên nhân và được chia theo bệnh lý.

Cụ thể, nhiễm trùng hô hấp trên bao gồm các yếu tố nguy cơ:

  • Hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc thụ động.
  • Thời tiết chuyển lạnh, giao mùa.
  • Màng nhầy trong khoang mũi khô.
  • Dị ứng với bụi, phấn hoa, nấm mốc, lông chó, mèo.
  • Thiếu ngủ hoặc căng thẳng.
  • Tăng khả năng tiếp xúc với các sinh vật lây nhiễm như: vi rút, vi khuẩn, tạo điều kiện cho chúng xâm nhập vào hệ thống hô hấp, chẳng hạn chạm vào bề mặt bị nhiễm trùng hoặc bắt tay với người bị bệnh. Sau đó, dùng tay chạm lên miệng, mũi hoặc mắt. Từ đó, làm virus từ tay lây nhiễm sang cơ thể bạn, lây qua giọt bắn…
  • Các bệnh về phổi như: giãn phế quản do nhiễm trùng đường hô hấp tái phát nhiều lần, hen suyễn (bệnh lý tương đối phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 344 triệu người) hoặc COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ảnh hưởng đến hơn 200 triệu người) sẽ gia tăng tỷ lệ nhiễm trùng hô hấp. Khi đó, nhiễm trùng đường hô hấp lại tác động qua lại, làm tình trạng mạn tính này trở nên tồi tệ hơn.
  • Bệnh về cấu trúc, giải phẫu: Cấu trúc của cơ thể có thể là nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp. Chẳng hạn, vách ngăn bị lệch (làm một đường mũi hẹp hơn) hay polyp mũi (hình thành trong đường mũi) và các tắc nghẽn khác trong đường thở có thể gây nhiễm trùng xoang.
  • Ung thư phổi: Khối u có thể gây tắc nghẽn, cản trở sự lưu thông, nuôi dưỡng của máu, dẫn đến nhiễm trùng đường hô hấp lặp đi lặp lại.
Ung thư phổi – Một trong những nguyên nhân gây nhiễm trùng đường hô hấp

Nguyên nhân gây nhiễm trùng hô hấp dưới:

  • Nhiễm trùng hô hấp trên nếu nặng có thể gây biến chứng sang nhiễm trùng hô hấp dưới.
  • Virus hoặc vi khuẩn: Trong đó, virus gây ra hầu hết các trường hợp viêm phế quản và viêm tiểu phế quản. Còn bệnh bụi phổi cộng đồng mắc phải, tác nhân vi khuẩn phổ biến nhất là Streptococcus pneumoniae.
  • Hút dịch: Tình trạng này xảy ra khi người bệnh hít phải thức ăn, chất lỏng hoặc chất nôn. Sau đó, những chất này xâm nhập vào phổi và có thể gây viêm phổi.
  • Thiếu hụt miễn dịch thứ phát: Hệ miễn dịch bị tổn thương từ các tác nhân: hóa trị, bỏng nặng, mắc HIV, suy dinh dưỡng… Điều này khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng hô hấp.
  • Suy giảm miễn dịch nguyên phát: Ít phổ biến hơn thiếu hụt miễn dịch thứ phát. Nhóm người suy giảm miễn dịch nguyên phát thường mắc viêm phổi, viêm phế quản và nhiễm trùng xoang.

Triệu chứng của nhiễm trùng đường hô hấp ở người lớn

Nhiễm trùng đường hô hấp trên và dưới có biểu hiện lâm sàng khác nhau. Cụ thể:

Nhiễm trùng đường hô hấp trên gồm các triệu chứng phổ biến như:

  • Nghẹt mũi.
  • Chảy nước mũi.
  • Nước mũi có màu xanh lục.
  • Khó thở.
  • Thường xuyên hắt hơi.
  • Cảm giác đau và ngứa rát vùng cổ họng.
  • Khi nuốt thấy đau.
  • Ho do sưng họng, có đờm.
  • Sốt nhẹ (thường gặp ở trẻ em).

Các triệu chứng khác ít gặp hơn:

  • Hơi thở hôi.
  • Giảm hoặc mất khứu giác.
  • Nhức đầu.
  • Đau xoang.
  • Ngứa mũi, chảy nước mắt.
  • Nôn hoặc tiêu chảy
  • Toàn thân nhức mỏi.

Nhiễm trùng đường hô hấp dưới có các biểu hiện lâm sàng như: ho, sốt, đau ngực, thở nhanh và tăng tiết nhiều đờm.

Ngoài ra, ở bệnh nhân bị viêm phổi, có thể xuất hiện các dấu hiệu khác đi kèm như: lú lẫn, nhức đầu, đau cơ, đau bụng, buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy.

☛ Có thể bạn muốn biết: Những triệu chứng viêm đường hô hấp trên mà bạn cần phải lưu ý

Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp ở người lớn nguy hiểm không?

Các triệu chứng của nhiễm trùng đường hô hấp trên thường chỉ kéo dài từ 3 – 14 ngày rồi tự mất đi. Nếu chúng dai dẳng, nhiều hơn 14 ngày thì có thể là dấu hiệu của bệnh lý:

  • Viêm xoang.
  • Dị ứng.
  • Viêm phổi.
  • Viêm phế quản.

Theo đó, các biến chứng của nhiễm trùng đường hô hấp trên cũng vô cùng nguy hiểm. Chúng có thể gây tổn thương vĩnh viễn, thậm chí đe dọa đến tính mạng.

Các biến chứng nghiêm trọng bao gồm: Tổn thương hô hấp do viêm nắp thanh quản, nhiễm trùng thứ phát do vi khuẩn, hình thành áp xe trong amidan hay sốt thấp khớp do liên cầu khuẩn.

Nhiễm trùng đường hô hấp có thể biến chứng thành viêm phổi

Bên cạnh đó, còn có những biến chứng khác như:

  • Ngừng hô hấp: Xảy ra khi phổi ngừng hoạt động do chất lỏng tích tụ trong các túi khí, khiến phổi không thể giải phóng oxy vào máu. Từ đó, cơ quan trong cơ thể không thể nhận đủ oxy cho các hoạt động sinh lý.
  • Suy hô hấp: Diễn ra khi hệ thống hô hấp không thể loại bỏ lượng carbon dioxide ra khỏi máu, khiến chất này tích tụ trong cơ thể. Ngược lại, hệ thống hô hấp lại không đủ oxy, làm lượng oxy trong máu giảm trầm trọng.
  • Suy tim sung huyết: Là tình trạng tiến triển mạn tính ảnh hưởng đến khả năng bơm máu của cơ tim. Tâm thất bơm máu đến toàn bộ cơ quan và mô của cơ thể, còn tâm nhĩ nhận máu từ các cơ quan trở về tim. Tuy nhiên, trong trường hợp suy tim sung huyết, tâm thất không bơm đủ lượng máu cho cơ thể do sự tích tụ chất lỏng trong tim. Tình trạng này cũng có thể đe dọa đến tính mạng.
  • Biến chứng tại phổi: Nhiễm trùng đường hô hấp có thể lan rộng ra nhiều thùy phổi và gây hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển. Biến chứng này có tỷ lệ tử vong rất cao (khoảng 60%). Sử dụng kháng sinh trong điều trị, mà không đủ liều lượng và thời gian có thể gây áp xe phổi, bệnh nhân sốt dai dẳng và khạc đờm có mùi hôi.

Ngoài ra, nhiễm trùng đường hô hấp không chỉ tại mỗi phổi, mà còn có thể lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể, trong đó thường gặp ở não hoặc tim.

  • Biến chứng ngoài phổi: Vi khuẩn gây bệnh tại phổi có thể đi vào máu, máu nhiễm khuẩn tiếp tục đi đến các cơ quan nội tạng khác và gây ra các ổ áp xe ở các cơ quan, nhiễm trùng huyết, suy đa phủ tạng. Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể bị viêm mủ màng phổi, tràn dịch màng tim.
  • Biến chứng tim mạch: Các biến chứng trên tim mạch được ghi nhận gồm rối loạn nhịp tim, suy tim trong tình trạng sốc hay viêm nội tâm mạc cấp do phế cầu khuẩn.
  • Biến chứng tiêu hóa: Nhiễm trùng đường hô hấp có thể tác động lên cơ quan tiêu hóa. Chẳng hạn gây suy gan làm vàng da, vàng mắt, tan máu, kèm theo tiêu chảy (thường xảy ra ở trẻ em).
  • Biến chứng thần kinh: Người lớn bị nhiễm trùng đường hô hấp thường có các biểu hiện vật vã, mê sảng, lú lẫn. Tình trạng này càng phổ biến hơn trên người già, người nghiện rượu.
Nhiễm trùng đường hô hấp có thể gây biến chứng tim mạch

Cách điều trị bệnh nhiễm trùng hô hấp cho người lớn

Đối với mỗi loại nhiễm trùng đường hô hấp, sẽ có cách điều trị khác nhau.

Phương pháp điều trị nhiễm trùng đường hô hấp trên

Đại đa số các trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp trên là do vi rút gây ra. Vì vậy, có thể không cần can thiệp phương pháp điều trị nào cũng có thể tự khỏi.

Tuy nhiên, để giảm thiểu được các triệu chứng gặp phải, người bệnh có thể thực hiện một số phương pháp sau:

Duy trì độ ẩm không khí

Không khí ẩm có thể hạn chế được tình trạng khô niêm mạc mũi, tránh được kích ứng. Do đó, duy trì không gian sống đủ độ ẩm có thể làm dịch tiết ở mũi lỏng và chảy ra ngoài dễ dàng hơn. Người bệnh có thể tạo ẩm cho môi trường bằng cách dùng máy phun sương tạo độ ẩm.

Uống nhiều nước ấm

Lợi ích của việc uống nhiều nước nhằm giúp làm ẩm màng mũi và xoang. Nên dùng nước ấm để tránh gây đau họng.

Uống nước ấm giúp dưỡng ẩm cho họng và màng mũi

Sử dụng nước muối sinh lý

Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý có thể giúp giảm các triệu chứng nghẹt mũi. Người bệnh có thể mua tại hiệu thuốc để sử dụng tiện lợi hơn.

Chườm túi ấm

Đặt túi ấm hoặc khăn mặt lên mặt cũng có thể được sử dụng để điều trị các triệu chứng nghẹt mũi. Cần tiến hành nhiều lần cách này để đạt hiệu quả cao trong việc giảm các triệu chứng.

Sử dụng thuốc Tây

Nhiễm trùng hô hấp trên ở người lớn có thể được chỉ định sử dụng một số thuốc như sau:

Thuốc giảm đau: Người bệnh có thể bị đau họng, rát họng nên thuốc giảm đau có thể giúp xoa dịu các triệu chứng:

  • Acetaminophen.
  • Ibuprofen.
  • Viên ngậm giảm ho, dịu mát họng.

Thuốc thông mũi giúp thông thoáng mũi để dễ thở hơn, bao gồm:

  • Oxymetazoline
  • Phenylephrine
  • Pseudoephedrine

Thuốc kháng histamine: có thể dùng để giảm kích ứng, dị ứng.

  • Brompheniramine
  • Chlorpheniramine
  • Diphenhydramine
Nhiễm trùng hô hấp trên nguyên nhân chính là do virus. Do đó, kháng sinh sẽ không được kê cho trường hợp này. Ngoài ra, người bệnh nên sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn từ bác sĩ điều trị.

☛ Tham khảo thêm tại: Tổng hợp các loại thuốc trị viêm đường hô hấp trên hiệu quả

Phương pháp điều trị nhiễm trùng đường hô hấp dưới

Nhiễm trùng đường hô hấp dưới ở người lớn thể nhẹ có thể tự hồi phục trong khoảng 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, trên thực tế đã ghi nhận không ít trường hợp diễn biến nặng. Do đó, khuyến cáo người bệnh nên đi khám nếu có các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp dưới.

Ngoài ra, phụ thuộc vào từng loại bệnh lý và mức độ của chúng mà có phác đồ điều trị thích hợp:

Đối với viêm phế quản cấp tính

Đối với trường hợp này, đa phần tiến triển nhẹ nhàng, nên chủ yếu là điều trị triệu chứng. Người bệnh có thể áp dụng một số cách điều trị tại nhà như:

  • Nghỉ ngơi nhiều
  • Dùng thuốc giảm ho, hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị.
  • Uống nhiều nước, bổ sung nước và các chất điện giải cho cơ thể.
  • Súc miệng và họng với nước muối nhạt ấm.
  • Nghỉ ngơi thường xuyên, tránh căng thẳng, bỏ thói quen hút thuốc lá.
  • Giữ ấm cho cơ thể.
  • Bổ sung vitamin và khoáng chất nhằm tăng cường hệ miễn dịch.

Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh diễn biến nặng cần đi khám ngay lập tức.

Có thể áp dụng một số phương pháp điều trị tại nhà đối với viêm phế quản cấp

Đối với viêm phế quản mạn tính

Trường hợp này có thể sử dụng thuốc giãn phế quản, chống co thắt như: Salbutamol… có tác dụng làm thông đường thở và hỗ trợ việc trao đổi khí dễ dàng hơn.

Ngoài ra, nếu bệnh tiến triển nặng và không còn đáp ứng với thuốc, thì thở oxy sẽ là biện pháp được áp dụng để điều trị viêm phế quản mạn.

Đối với viêm phổi

Nên sử dụng kháng sinh sớm và phù hợp trong thời gian từ 5-10 ngày. Bệnh lý có thể điều trị ngoại trú nếu thể nhẹ hoặc cần nhập viện để theo dõi nếu diễn biến nặng. Ngoài ra, việc sử dụng kháng sinh cần phải tuân theo nghiêm ngặt từ chỉ định của bác sĩ.

Bên cạnh đó, một số dấu hiệu của suy hô hấp như: khó thở, xanh tím, co kéo cơ hô hấp phụ thì cần sử dụng oxy để hỗ trợ.

Xịt họng AFree giúp phòng viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn

Nhiễm trùng hô hấp là một bệnh lý không thể coi nhẹ. Bởi chúng tái phát nhiều lần và kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, việc sử dụng sản phẩm hỗ trợ phòng viêm nhiễm đường hô hấp là rất quan trọng và cần thiết.

Dung dịch xịt họng AFree – xuất phát từ đề tài khoa học của Thái Minh kết hợp với các nhà nghiên cứu tại đại học Nam California, Hoa Kỳ, mang đến công dụng tốt trên các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn, nấm, bệnh lao kháng thuốc và cả những bệnh nhân bị nhiễm trùng máu.

Sản phẩm ứng dụng kẽm iod được nano hoá trong dung môi hữu cơ để diệt khuẩn. Tại Việt Nam, AFree được cấp số đăng ký 2100000725/PCBA-HN, dùng dưới dạng xịt tiện lợi, giúp làm giảm ho, sưng viêm, đau rát họng, phòng viêm nhiễm hô hấp do virus, vi khuẩn gây ra.

Dung dịch xịt họng AFree hỗ trợ phòng và điều trị nhiễm trùng đường hô hấp ở người lớn

Xịt họng AFree mang nhiều ưu điểm:

  • Được cố vấn khoa học Thái Minh là TS.BS Hoàng Xuân Ba cùng các cộng sự xây dựng từ tháng 3/2020 và do công ty CP Công nghệ Thái Minh chịu trách nhiệm công bố.
  • Được bảo hộ độc quyền tại Nhật, với số hồ sơ 2020-064573, hồ sơ bảo hộ quốc tế số ATF-551PCT. Công ty Thái Minh trực tiếp là chủ đơn bảo hộ độc quyền.
  • Tác dụng đem lại nhanh chóng, chỉ sau từ 1-2 ngày, giúp giải quyết nhanh các vấn đề của hô hấp trên, như viêm họng, đau rát họng, ho, nhiệt miệng, viêm amidan, viêm phế quản.

Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh viêm đường hô hấp và sản phẩm AFree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 9068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.

Địa chỉ mua xịt họng AFree chính hãng trên toàn quốc

Đặt giao xịt họng AFree về tận nhà bạn TẠI ĐÂY

Lời kết

Bài viết đã cung cấp những thông tin cần thiết về bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp ở người lớn. Hy vọng qua bài viết này, người bệnh có thể kiểm soát tốt hơn tình trạng bệnh của mình, cũng như biết cách phòng ngừa và điều trị phù hợp.

Tác giả: Khuất Hồng Ngọc - 18/01/2022
Chia sẻ

Có thể bạn quan tâm: Viêm đường hô hấp

Bài viết liên quan

  • Viêm đường hô hấp trên và những điều bạn cần biết

  • Viêm đường hô hấp dưới ở trẻ em – Những điều cha mẹ nên biết

  • Thuốc kháng sinh đường hô hấp cho trẻ em và nguyên tắc sử dụng

  • Top 10 bệnh về đường hô hấp ở trẻ em, mẹ đã biết chưa?

  • Nhiễm trùng đường hô hấp – Từ nguyên nhân đến điều trị

Bài viết nổi bật
  • [TÌM HIỂU] Đau rát họng kéo dài nguyên nhân do đâu?
  • Bật mí 10 cách tan đờm cổ họng không dùng thuốc
  • Cách trị ho có đờm kéo dài lâu ngày không khỏi
  • Ho có đờm ra máu – Cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm
  • Top 10 cách trị đau rát họng có đờm tại nhà
Thông tin về Xịt họng AFree
  • [Thông báo] Đổi tên xịt họng VFree thành xịt họng AFree
  • Thông tin sản phẩm Xịt họng AFree
  • Địa chỉ mua Xịt họng AFree chính hãng trên Toàn Quốc
  • Xịt họng AFree của công ty nào? Uy tín không?
  • Những lưu ý khi sử dụng xịt họng AFree

Ý kiến của bạn Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Đặt mua sản phẩm

Hotline: 1800 9068

- Giá bán lẻ: 125.000đ/ chai 30ml

- Mua 4 tặng 1 qua hình thức nhắn tin tích điểm, tiết kiệm tới 25.000đ/ 1 hộp

- Miễn phí vận chuyển với đơn hàng từ 500.000đ

Sản phẩm
Xịt họng Afree
Đơn giá
Số lượng
Thành tiền
Phí vận chuyển:
Tổng:
  • Chính sách giao nhận, chuyển hàng
  • Chính sách đổi, trả hàng
  • Chính sách bảo mật
  • Điều khoản sử dụng
  • Hướng dẫn mua hàng, thanh toán
Chia sẻ Facebook

↑