Nhiệt miệng là căn bệnh phổ biến tại niêm mạc miệng, gây cản trở hấp thu dinh dưỡng và gây đau cho người bệnh. Do đó, chế độ ăn cho người bệnh nhiệt miệng là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm, theo dõi. Trong bài viết dưới đây, Afree sẽ bật mí cho bạn những món ăn dành cho bệnh nhân nhiệt miệng. Cùng tìm hiểu nhé!
Mục lục
Nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng là tình trạng vùng miệng có mụn nước nhỏ dễ vỡ. Khi vỡ, các mụn nước này có thể để lại vết lở loét ở niêm mạc miệng. Chúng thường xuất hiện ở vùng môi trong, lợi hay nướu của người bệnh.
Các vết nhiệt miệng thường không lây lan và chỉ gây khó chịu cho người bệnh khi ăn, khi nói, thậm chí khi nuốt nước bọt mà đụng chạm đến vết nhiệt miệng cũng có thể gây đau nhói. Khi bị nhiệt miệng, bệnh nhân còn có thể gặp một số triệu chứng khác như viêm cấp, sốt nổi hạch, rối loạn tiêu hóa…
Hầu hết các tình trạng nhiệt miệng xảy ra do nhiều nguyên nhân như thiếu vitamin, stress, nhiễm khuẩn miệng, ăn nhiều đồ chiên xào, dầu mỡ hoặc đồ cay nóng…
Thông thường, nhiệt miệng sẽ tự khỏi sau một thời gian mà không cần điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, bệnh lại rất dễ tái phát, lâu dài có thể khiến bạn mắc viêm loét miệng mạn tính. Do đó, khi bị nhiệt miệng, bạn nên có phương án giải quyết triệt để, tránh tình trạng bệnh dai dẳng, tái phát gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Biểu hiện của nhiệt miệng
Nguyên tắc ăn uống khi bị nhiệt miệng
Để quá trình điều trị nhiệt miệng hiệu quả, đem lại tác dụng nhanh, bạn cần một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học.
Dưới đây là một vài nguyên tắc ăn uống dành cho bệnh nhân bị nhiệt miệng:
Nên chọn thức ăn có tính mát, giải nhiệt
Các loại thực phẩm có tính mát, khả năng thanh nhiệt, giải độc như: rau xanh, trái cây tươi… là những lựa chọn phù hợp dành cho bệnh nhân nhiệt miệng.
Các loại thực phẩm xanh cũng là nguồn vitamin, khoáng chất có tác dụng giải độc, loại bỏ các chất cặn bã trong cơ thể, đồng thời chúng còn có khả năng tăng cường miễn dịch tự nhiên và thúc đẩy quá trình tăng sinh của các tế bào lành.
Lựa chọn các loại thức ăn mềm, dễ nuốt
Bạn nên chọn những loại thức ăn mềm, nhiều nước sẽ giúp nhai nuốt thức ăn dễ dàng hơn, hạn chế tác động lên vết thương, việc ăn uống cũng trở nên ngon miệng hơn.
Ngoài ra thức ăn lỏng còn cung cấp thêm nhiều nước giúp làm mát cơ thể, nhanh chóng làm lành vết loét.
Hạn chế thức ăn cay nóng và nhiều dầu mỡ
Khi đang bị nhiệt miệng, bạn nên hạn chế các loại thức ăn cay nóng hay đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ. Các chất này có khả năng tác động lên miệng vết loét, kích thích các nốt viêm loét và gây đau rát.
Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiệt miệng, do đó khi ăn các thức ăn này, tình trạng nhiệt miệng có thể nặng hơn, kéo dài thời gian điều trị.
Bổ sung thức ăn giàu vitamin
Đối với bệnh nhân bị nhiệt miệng do sức đề kháng suy giảm, việc bổ sung thêm các vitamin là điều vô cùng cần thiết. Theo đó bệnh nhân cần bổ sung thêm các thức ăn giàu vitamin như vitamin B, PP, C… vào chế độ ăn uống hằng ngày.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể sử dụng các loại thực phẩm chức năng bổ sung vitamin theo hướng dẫn của bác sĩ để tăng cường dinh dưỡng cho cơ thể.
Bị nhiệt miệng nên ăn món gì?
Áp dụng nguyên tắc ăn uống đã nêu ở trên, dưới đây là một số loại thực phẩm mà bệnh nhân bị nhiệt miệng nên ăn:
Đồ ăn giàu Sắt
Sắt là yếu tố quan trọng giúp tạo nên các hồng cầu trong máu. Ngoài ra, sắt cũng là nguyên tố vi lượng giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ quá trình làm lành vết thương.
Do vậy, bạn cần bổ sung thêm các thực phẩm giàu sắt như: trứng, thịt gà, súp lơ xanh… vào thực đơn hằng ngày để nhanh chóng đẩy lùi tình trạng nhiệt miệng.
Thực phẩm nhiều chất xơ
Một trong những mục tiêu quan trọng khi điều trị nhiệt miệng là nhanh chóng hồi phục các vết loét. Để thực hiện mục tiêu này, bạn cần cung cấp một lượng lớn các chất xơ có tác dụng hạn chế các tổn thương và tăng sinh các tế bào mới.
Bạn hãy tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu chất xơ như: cà chua, súp lơ xanh, rau cải, rau ngót, rau bina… và các loại trái cây có tính mát như đu đủ, kiwi, dâu tây…
Thực phẩm giàu Kẽm
Tương tự như sắt, kẽm cũng là một nguyên tố vi lượng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể. Thiếu kẽm cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiệt miệng.
Kẽm có vai trò tổng hợp protein, thúc đẩy sự phát triển của cơ xương, trí não. Đối với bệnh nhân nhiệt miệng, bổ sung kẽm sẽ giúp bổ sung dinh dưỡng, tăng cường quá trình tổng hợp các vật liệu cần thiết cho quá trình làm lành vết loét tại khoang miệng.
Trong thực đơn hằng ngày, bạn hãy tăng cường kẽm bằng cách sử dụng thêm các thực phẩm như cua, hàu, thịt bò, đậu phộng, trứng…
Thực phẩm bổ sung Vitamin B2
Thiếu vitamin B2 là nguyên nhân dẫn đến tình trạng lở loét miệng, nứt nẻ, đục thuỷ tinh thể, rụng tóc…
Bệnh nhân nhiệt miệng nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin B2 như hạt dẻ cười, hạt hạnh nhân, cá hồi, cá ngừ…
Bổ sung thêm Vitamin C
Thiếu vitamin C khiến cơ thể dễ bị mệt mỏi, suy yếu, giảm khả năng miễn dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập và gây hại của virus tại khoang miệng gây viêm, loét miệng.
Do đó, để hạn chế tình trạng này, người bệnh bị nhiệt miệng nên sử dụng thêm các loại trái cây nhiều vitamin C như dâu tây, kiwi, cà chua, đu đủ, ổi…
Tuy nhiên cần lưu ý, cam và chanh cũng là những loại thực phẩm giàu vitamin C nhưng không nên sử dụng khi nhiệt miệng. Bởi lẽ, chúng chứa nhiều acid citric có thể tác động lên vết loét, gây đau xót và làm tăng tình trạng lở loét.
☛ Xem thêm: Nhiệt miệng có chữa khỏi không? Cách làm hết nhiệt miệng
Một số món ăn cho người bệnh nhiệt miệng
Canh rau ngót nấu mọc
Rau ngót là loại rau có tính mát, vị ngọt có khả năng thanh nhiệt cho cơ thể, làm mát gan và giải độc. Bên cạnh đó, rau ngót cũng là loại rau chứa một lượng lớn vitamin C, chất xơ, canxi, phốt pho… có tác dụng rất hiệu quả trong việc điều trị bệnh nhiệt miệng.
Cách chế biến món ăn này rất đơn giản, bạn có thể áp dụng theo những bước sau:
Chuẩn bị:
- Rau ngót.
- Giò sống, nấm mèo, hành tím.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Bạn nhặt lấy phần lá rau ngót, đem rửa sạch và ngâm với nước muối loãng trong khoảng 15 phút.
- Bước 2: Các nguyên liệu làm mọc: giò sống, nấm mèo, hành tím trộn đều và thêm gia vị theo khẩu vị. Sau đó, bạn đem vo thành từng viên vừa ăn.
- Bước 3: Đun nước sôi trên bếp, cho mọc vào nấu chín rồi sau đó thả rau ngót vào, nêm nếm gia vị vừa ăn. (Bạn có thể vò nhẹ rau ngót để tăng thêm vị ngọt cho canh.)
Với món canh này, bạn không nên nêm nếm gia vị quá mặn, có thể nêm vừa miệng hoặc hơi nhạt một chút để không ảnh hưởng đến vết loét.
Canh khổ qua nhồi thịt
Khổ qua (hay còn gọi là mướp đắng) là loại thực phẩm có tính mát, vị đắng, thường dùng để thanh nhiệt, giải độc. Khổ qua còn chứa lượng lớn vitamin A và lượng chất xơ dồi dào giúp bổ sung dinh dưỡng cho người bị nóng trong, nhiệt miệng.
Bạn có thể thực hiện món canh này tại nhà như sau:
Chuẩn bị:
- Khổ qua.
- Thịt lợn, nấm mèo, bún tàu và chả cá: tùy khẩu vị.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Khổ qua mua về rửa sạch với nước và bỏ phần hạt bên trong.
- Bước 2: Thịt lợn đem xay nhuyễn, trộn chung với nấm mèo, bún tàu và chả cá, nêm gia vị cho vừa khẩu vị của gia đình.
- Bước 3: Nhồi thịt vào khổ qua rồi cho vào nồi nước đang sôi, tra gia vị vừa ăn rồi nấu đến khi chín mềm.
Súp gà
Khi bị nhiệt miệng, vết loét trong miệng làm bạn chán ăn, khó nuốt, đau khi nhai thức ăn, vậy, bạn có thể bổ sung dinh dưỡng bằng món súp gà rất dễ thực hiện tại nhà.
Các bước thực hiện món ăn này như sau:
Chuẩn bị:
- Thịt gà.
- Nấm mèo, nấm đông cô, trứng gà.
- Bột năng và gia vị vừa đủ.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Thịt gà đem luộc chín, sẽ thành sợi nhỏ.
- Bước 2: nấm mèo, nấm đông cô cắt thành sợi nhỏ rồi sao chín.
- Bước 3: Cho thịt gà, nấm mèo, nấm đông cô nấu với nước sôi. Khi gần chín, thêm một quả trứng vào khuấy đều cùng với một chút bột năng để súp có độ sánh vừa phải.
- Bước 4: Múc ra bát và thưởng thức khi còn nóng.
Đọc thêm: Bị nhiệt miệng lâu ngày không khỏi?
Nhiệt miệng cần kiêng món gì?
Bên cạnh những món nên ăn, bạn cũng nên kiêng một số loại đồ ăn sau để giảm kích ứng lên vết loét:
Đồ ăn cay nóng
Một số loại đồ ăn chứa nhiều gia vị có vị cay, tính nóng như tỏi, ớt, hạt tiêu… có thể khiến bạn bị đau, xót do kích thích lên các vết loét, khiến tình trạng lở loét nặng hơn.
Do đó khi đang bị nhiệt miệng, bạn nên tránh những thức ăn này, đồng thời hãy để nguội các loại thức ăn trước khi ăn để nhiệt miệng nhanh được cải thiện.
Đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ
Đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ thường là những món ưa thích của nhiều người. Tuy vậy, chúng thường cứng, nhiều dầu, cần phải nhai kỹ, nhai lâu nên rất dễ và chạm vào vị trí nhiệt miệng gây đau và tổn thương.
Bên cạnh đó, chúng còn là những thực phẩm có tính nóng gây nóng trong người, có thể khiến bệnh nhiệt miệng lâu khỏi hơn.
Đồ ăn mặn
Đối với bệnh nhân bị nhiệt miệng, những món ăn mặn có thể làm đau, xót tại vị trí lở loét. Bạn nên hạn chế muối trong các món ăn hằng ngày của mình.
Đồ ăn chứa nhiều đường
Đường là thức ăn ưa thích của vi khuẩn, nên ăn đồ ăn chứa nhiều đường tạo điều kiện phát triển, sinh sôi của vi khuẩn trong khoang miệng, khiến cho tình trạng loét miệng lâu cải thiện hơn.
Đồ ăn quá chua
Một số loại đồ ăn quá chua sẽ chứa nhiều acid citric gây đau, xót tại vết loét và để lại những tổn thương trong niêm mạc miệng.
Các chất kích thích và nước có ga
Các chất kích thích và nước có ga như bia, rượu, coca, cà phê… khiến các vết nhiệt miệng lâu hồi phục, thậm chí nặng hơn.
Nếu đang gặp vấn đề với nhiệt miệng, bạn hãy kiêng các loại đồ uống này nhé.
☛ Tham khảo thêm: 8 cách làm giảm đau nhiệt miệng tại nhà
Những lưu ý khi bị nhiệt miệng
Song song với chế độ ăn uống hợp lý, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Giữ gìn vệ sinh khoang miệng: bằng cách đánh răng và thường xuyên xúc miệng với nước muối.
- Tăng cường sức đề kháng: Bạn hãy tập thể dục thường xuyên, kết hợp cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
- Uống đủ nước: 1,5l nước mỗi ngày sẽ giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt hơn, đồng thời làm tăng khả năng đào thải độc tố, nhanh chóng đẩy lùi bệnh loét miệng.
- Tránh căng thẳng, stress: Đây cũng là một nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh nhiệt miệng, vì thế bạn cần giữ tinh thần luôn vui vẻ thoải mái để bệnh nhanh khỏi.
- Sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn: Trong một số trường hợp, bạn có thể sử dụng thêm một số thuốc để thoa trực tiếp lên vết loét như Kamistad, Orrepaste, Qracortia…
- Thăm khám bác sĩ: Nếu nhiệt miệng ngày càng nặng và khiến bạn đau rát, khó chịu, bạn có thể đến gặp bác sĩ để được kê đơn thuốc kháng sinh phù hợp với tình trạng đang mắc phải.
Xịt họng AFree – giải pháp hỗ trợ điều trị nhiệt miệng hiệu quả
Vệ sinh họng miệng sạch sẽ là biện pháp giúp bạn chủ động đẩy lùi nhiệt miệng và phòng ngừa tái phát hiệu quả. Nếu bạn đang tìm kiếm sản phẩm vệ sinh miệng hiệu quả, tiện lợi và dễ sử dụng thì xịt họng AFree chính là cái tên bạn không nên bỏ qua.
Xịt họng AFree được sản xuất theo công nghệ hiện đại, từ hai thành phần DMSO (Dimethyl Sulfoxide) và Kẽm Clorid có tác dụng hiệu quả với các vấn đề về đường hô hấp:
- Kẽm Clorid có tác dụng diệt khuẩn, hỗ trợ hệ miễn dịch, kiểm soát quá trình viêm và tạo điều kiện để tăng cường làm lành vết loét.
- DMSO là hợp chất tự nhiên chiết xuất từ phần thịt gỗ. DMSO không chỉ là chất chống oxy hóa mà còn có tác dụng làm tăng thấm thuốc qua màng sinh học mà không hề gây tình trạng kích ứng vết loét hay hư hại niêm mạc.
Sản phẩm được thiết kế dưới dạng vòi xịt phun sương giúp bạn sử dụng tiện lợi và dễ dàng hơn.
Nếu có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh viêm đường hô hấp và sản phẩm AFree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 9068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.
Đặt giao xịt họng AFree về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm NHÀ THUỐC GẦN NHẤT có bán xịt họng AFree chính hãng
Lời kết
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về các món ăn cho người bệnh nhiệt miệng và cách khắc phục tình trạng này, mong rằng bài viết đã giúp bạn có được những thông tin bổ ích để thiết lập chế độ ăn uống hợp lý, nhanh chóng đẩy lùi nhiệt miệng.