Nhiệt miệng bị chảy máu là bệnh lý thường gặp khiến cho người bệnh vô cùng đau nhức, khó chịu. Nguyên nhân gây nhiệt miệng chảy máu là gì, làm thế nào để khắc phục tình trạng bệnh này? Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về tình trạng bệnh nhiệt miệng bị chảy máu trong bài viết sau đây nhé!
Mục lục
Nhiệt miệng bị chảy máu là như thế nào?
Nhiệt miệng (tên khoa học là aphthous ulcer) là những vết loét nhỏ, nông, xuất hiện ở những mô mềm trong miệng như môi, nướu, trong má. Những vết loét nhiệt miệng thường có đường kính từ 2 – 10 mm, có hình tròn hoặc bầu dục, màu trắng hoặc vàng, xung quanh viền màu đỏ.
Thông thường, nhiệt miệng chỉ gây ra những mụn nước tại khoang miệng, má trong, vòm họng. Tuy nhiên, có một số trường hợp mụn nước bị vỡ ra sẽ gây chảy máu, đặc biệt thường gặp tại vị trí chân răng và niêm mạc miệng.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Tình trạng nhiệt miệng là gì?
Triệu chứng của nhiệt miệng bị chảy máu
Các triệu chứng thường gặp nhất ở người bệnh nhiệt miệng bị chảy máu gồm có:
- Miệng bị đau rát, khó chịu, thường xuyên bị chảy máu.
- Ăn uống không ngon miệng, nói chuyện khó khăn.
- Phát ban hoặc có các chấm màu đỏ sáng trên lưỡi, trong miệng, má.
- Cơ thể luôn uể oải, mệt mỏi
- Đôi khi bị sốt đột ngột.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Biểu hiện bị nhiệt miệng
Nguyên nhân gây chảy máu khi nhiệt miệng
Nhiệt miệng nặng, lở loét khiến phần niêm mạc trong khoang miệng bị tổn thương dẫn đến chảy cháu. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra nhiệt miệng bị chảy máu.
- Các tác nhân gây hại như vi khuẩn, vi nấm, virus gặp điều kiện thuận lợi và tấn công khoang miệng.
- Ăn nhiều đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, sử dụng nhiều đồ uống có gas.
- Chế độ sinh hoạt, ngủ nghỉ không điều độ, thường xuyên căng thẳng, stress.
- Thay đổi nội tiết tố ở tuổi dậy thì, khi phụ nữ mang thai khiến nướu nhạy cảm hơn và dễ bị nhiệt miệng chảy máu.
- Cơ thể thiếu chất dinh dưỡng như vitamin B, C, PP, kẽm, sắt, acid folic…
- Tổn thương niêm mạc miệng do đánh răng quá mạnh, cắn vào niêm mạc trong lúc ăn… tạo vết thương hở.
- Mắc các bệnh lý như rối loạn tự miễn Celiac, Behcet, viêm ruột Crohn, bệnh HIV/AIDS…
Nhiệt miệng bị chảy máu cần làm gì?
Khi bị nhiệt miệng chảy máu, bạn hãy tham khảo những gợi ý sau đây của chúng tôi để biết cách xử lý phù hợp nhất.
Cách xử lý tại chỗ cho vết loét bị chảy máu
Khi gặp nhiệt miệng chảy máu, bạn có thể xử lý vết loét chảy máu tại chỗ bằng cách:
- Rửa miệng nhẹ nhàng với nước đá mỗi 2 giờ/lần sau đó ngậm đá lạnh ở những chỗ bị chảy máu.
- Ăn các loại thức ăn mềm, dễ nhai, giàu năng lượng. Có thể dùng thêm một số loại thực phẩm lạnh như sữa chua, bánh pudding, sinh tố… để làm máu chảy chậm lại.
- Tránh những thức uống nóng vì nhiệt độ cao làm các mạch máu giãn ra sẽ khiến máu chảy nhiều hơn.
- Hạn chế ăn các loại hạt, thực phẩm giòn, cứng (bimbim, bánh quy…) để hạn chế va chạm vào vết loét.
☛ Tham khảo thêm: Cách giảm đau nhiệt miệng
Dùng thuốc Tây y trị nhiệt miệng chảy máu
Các thuốc Tây y thường được kê cho người bệnh nhiệt miệng gồm có:
- Thuốc giảm đau dạng bôi: Nhóm thuốc này được bào chế ở dạng gel, thuốc mỡ và dùng để bôi trực tiếp lên vết nhiệt miệng. Thuốc có tác dụng giảm đau chỉ sau 5 – 10 phút và kéo dài trong nhiều giờ như Kamistad – Gel N, Orrepaste, Mouthpaste, Oracotia…
- Thuốc sát trùng, sát khuẩn tại chỗ: Một số thuốc có tác dụng sát trùng, ngăn ngừa bội nhiễm nấm, vi khuẩn, giúp cải thiện vệ sinh răng miệng như Chlorhexidine, Diclofenac, Triclosan… có thể sử dụng khi người bệnh gặp nhiệt miệng bị chảy máu.
- Thuốc giảm đau dạng uống: Người bệnh nhiệt miệng chảy máu kéo dài gây ảnh hưởng tới sức khỏe, sinh hoạt hằng ngày thì có thể sử dụng thêm thuốc giảm đau dạng uống như Panadol, Paracetamol, Ibuprofen…
- Thuốc kháng sinh: Khi nhiệt miệng do bội nhiễm vi khuẩn thì sử dụng các thuốc kháng sinh để điều trị tận gốc là điều cần thiết. Các thuốc kháng sinh phổ biến với người bệnh nhiệt miệng có Biseptol, Doxycillin, Cloxacillin… Ngoài ra, còn có một số thuốc trị nấm như Fluconazol, Itracinazol, Nistatin…
☛ Tham khảo thêm tại: Uống kháng sinh có gây nhiệt miệng?
Chữa nhiệt miệng chảy máu tại nhà
Bên cạnh các loại thuốc Tây y, các bạn có thể sử dụng các mẹo dân gian giúp thanh lọc, giải nhiệt, làm mát cơ thể từ bên trong:
Uống nước bột sắn dây
Sắn dây có vị ngọt, tính hàn và tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát cơ thể. Nhờ đó, bột sắn dây được nhiều gia đình ưa chuộng khi cần điều trị mụn ngọt, rôm sẩy, cảm sốt, nhiệt miệng…
Để trị nhiệt miệng chảy máu, bạn hãy pha 10 – 15 gam bột sắn dây với nước lọc, khuấy đều rồi uống trực tiếp (có thể thêm một thìa đường cho dễ uống). Kiên trì uống mỗi ngày 1 cốc nước sắn dây trong 3 – 4 ngày bệnh nhiệt miệng sẽ thuyên giảm.
Uống nước ép rau má
Rau má là có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, nhuận gan, giải độc do đó thường xuất hiện trong các bài thuốc trị rôm sẩy, tả lỵ, mụn nhọt, sát trùng… Ngày nay, khoa học hiện đại đã tìm thấy trong rau má một lượng lớn saponins có công dụng bảo vệ sức khỏe tim mạch, điều trị ung thư, giảm căng thẳng, tăng cường trí nhớ…
Khi gặp nhiệt miệng bị chảy máu, bạn có thể uống nước rau má để giúp các vết lở loét nhanh chóng phục hồi. Cách thực hiện gồm các bước như sau:
- Chuẩn bị một nắm lá rau má, mang đi rửa sạch rồi để cho ráo nước.
- Dùng chày giã nhuyễn rau má (bạn có thể sử dụng máy xay để tiện lợi hơn).
- Lọc bỏ bã, giữ lại phần nước cốt để uống trong ngày, vết loét nhiệt miệng sẽ nhanh chóng lành.
Uống nước khế chua
Khế chua sẽ có tác dụng làm mát, thanh nhiệt hiệu quả hơn khế ngọt.
Uống nước khế chua là bí quyết dân gian chữa nhiệt miệng rất dễ thực hiện, lành tính mà hiệu quả. Trong khế chua có chứa hàm lượng lớn acid oxalic và các vitamin, khoáng chất như vitamin C, B1, B2, A, P, canxi, natri, sắt, kali… nên có thể giúp giải nhiệt cơ thể, trị viêm loét nhiệt miệng.
Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 2 – 3 quả khế chua và 500 ml nước lọc.
- Cắt từng múi khế, cho vào nồi, thêm nước lọc rồi đun sôi, để lửa nhỏ trong 5 phút rồi tắt bếp.
- Chờ cho nước khế nguội thì lọc bỏ bã và bảo quản phần nước khế trong bình có nắp đậy.
- Dùng nước khế chua để uống và súc miệng mỗi ngày, thực hiện đều đặn sẽ giúp nhiệt miệng chảy máu nhanh hồi phục.
Tham khảo: Nước súc miệng chữa nhiệt miệng
Bôi mật ong lên vết nhiệt miệng
Mật ong là loại thực phẩm phổ biến của mọi gia đình với tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt. Trong mật ong có chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa,… giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, điều trị nhiệt miệng chảy máu hiệu quả.
Bạn hãy bôi trực tiếp mật ong lên vết viêm loét nhiệt miệng, mỗi ngày bôi 2 – 3 lần rồi để cho mật ong thẩm thấu từ từ. Thực hiện đều đặn trong 2 – 3 ngày sẽ giúp vết nhiệt miệng sẽ nhanh chóng biến mất.
Súc miệng với nước muối
Nước muối với thành phần chính là natri clorua có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm, làm dịu vết nhiệt miệng, điều trị ho khan, ho có đờm, ngứa rát cổ họng, loại bỏ hơi thở hôi…
Bạn hãy súc miệng với nước muối 3 – 4 lần mỗi ngày, đặc biệt vào buổi sáng và sau mỗi bữa ăn. Thực hiện đều đặn sẽ giúp tình trạng nhiệt miệng chảy máu nhanh chóng biến mất.
Ngậm chất có vị chát
Những chất có vị chát thường có tính kháng khuẩn, sát trùng nên giúp hồi phục các vết loét, nhiệt miệng chảy máu hiệu quả. Bạn có thể sử dụng những chất chát như nước chè xanh, lá húng xanh, vỏ xoài, rau diếp cá,… ngậm các chất này trong miệng khoảng 10 phút, làm liên tục 3 – 4 lần/ngày sẽ giúp nhiệt miệng chóng lành.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Chữa nhiệt miệng đơn giản ngay tại nhà
Sử dụng Dung dịch xịt họng AFree
Sản phẩm xịt họng AFree của Công ty Cổ phần Dược phẩm Thái Minh đang được nhiều gia đình lựa chọn với đa tác dụng như sát khuẩn đường hô hấp, điều trị ho khan, đau rát họng, viêm phế quản, nhiệt miệng….
Các công dụng nổi bật của xịt họng AFree gồm có:
- Phòng viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn
- Giúp giảm ho, sưng viêm, đau rát họng, nhiệt miệng
- Làm dịu đi các triệu chứng viêm và đau rát họng
- Phòng bệnh viêm phế quản, ho lâu ngày ở cả trẻ em và người lớn
Cách sử dụng xịt họng AFree để điều trị các bệnh đường hô hấp, viêm phế quản, nhiệt miệng, đau rát họng… như sau:
- Bước 1: Mở nắp nhựa trong cố định vòi xịt, từ từ xoay đầu xịt nằm ngang để dễ dàng đưa thuốc vào họng.
- Bước 2: Mở nắp nhựa trắng bảo vệ đầu xịt.
- Bước 3: Cầm lọ xịt trong bàn tay, ngón trỏ đặt lên nút xịt. Đưa đầu xịt hướng đến vị trí cần được điều trị, nhấn nhẹ 4 – 5 nhịp liền nhau.
- Bước 4: Vệ sinh đầu xịt cho sạch sẽ rồi đóng nắp như ban đầu.
Mỗi ngày bạn dùng xịt họng AFree 4 – 6 lần, mỗi lần 4 – 6 nhịp vào khoang miệng bị tổn thương, trường hợp nhiệt miệng tăng nặng, bạn có thể xịt đến 15 lần/ngày. Ngoài ra, bạn có thể pha dung dịch xịt họng với nước theo tỷ lệ 1:20 để súc miệng mỗi ngày, mỗi lần 25 – 30ml, sau 2 – 3 ngay sẽ thấy hiệu quả.
Đặt mua AFree GIAO HÀNG NHANH tận nhà TẠI ĐÂY
Xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh
Để nhiệt miệng chảy máu mau khỏi và phòng ngừa bệnh tái phát thì người bệnh cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý như sau:
- Giữ gìn răng miệng sạch sẽ, đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày vào sáng sớm và trước khi đi ngủ.
- Sử dụng bàn chải mềm, đánh răng đúng cách để tránh làm tổn thương niêm mạc miệng.
- Dùng chỉ nha khoa, súc miệng với nước muối sau mỗi bữa ăn để loại bỏ thức ăn thừa.
- Khám răng định kì, cạo vôi răng 6 tháng/lần để giữ cho khoang miệng luôn sạch sẽ, loại bỏ hết vi khuẩn gây nhiệt miệng.
- Uống 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày tùy thuộc nhu cầu của cơ thể.
- Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn như rượu, bia, nước uống có gas, hút thuốc lá.
- Không ăn nhiều đồ ăn có gia vị cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ.
- Bổ sung vào chế độ ăn hằng ngày các thực phẩm có tính mát, nhiều vitamin B, PP, sắt như rau bina, trứng, thịt bò, cá hồi, sữa chua…
- Có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế căng thẳng, stress.
Nhiệt miệng bị chảy máu khi nào cần khám bác sĩ?
Thực tế, nhiệt miệng bị chảy máu không phải tình trạng bệnh lý nguy hiểm. Hầu hết các trường hợp sẽ khỏi sau 7 – 10 ngày nếu bạn vệ sinh răng miệng và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, khi có những dấu hiệu dưới đây thì các bạn nên đi khám tại các cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị đúng cách.
- Nhiệt miệng bị chảy máu kéo dài, tái phát liên tục.
- Chảy máu kéo dài hơn 30 phút.
- Người bệnh bị đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.
- Có hạch sưng ở cổ kéo dài nhiều ngày không khỏi.
- Nôn ra máu hoặc nôn ra hợp chất giống như bã cà phê.
- Người bệnh bị đau bụng, tiêu chảy, nôn.
Lời kết
Bài viết trên đây là những thông tin cơ bản nhất liên quan đến nhiệt miệng bị chảy máu mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. Đừng quên lưu lại những kiến thức bổ ích này và chia sẻ với bạn bè, người thân để cùng nhau bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất nhé!
Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh nhiệt miệng, viêm đường hô hấp và sản phẩm AFree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 9068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.