Nhiệt miệng là bệnh phổ biến mà ai cũng dễ mắc phải một vài lần trong đời. Người bệnh sẽ luôn cảm thấy đau đớn, khó chịu nhất là khi ăn uống. Vì thế người bệnh có xu hướng ăn những thực phẩm mềm, dạng lỏng, dễ nuốt. Tuy nhiên nhiều người vẫn đặt ra câu hỏi “Nhiệt miệng có ăn được sữa chua không?”. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
- 1. Thế nào là bệnh nhiệt miệng?
- 2. Dinh dưỡng của sữa chua đối với sức khoẻ con người
- 3. Vậy bị nhiệt miệng có nên ăn sữa chua không?
- 4. Cách sử dụng sữa chua cho người bị nhiệt miệng hiệu quả
- 5. Bị nhiệt miệng nên ăn gì, kiêng gì?
- 6. Những lưu ý khi mắc bệnh nhiệt miệng
- 7. AFree – giải pháp hữu hiệu cho người bị nhiệt miệng
Thế nào là bệnh nhiệt miệng?
Nhiệt miệng là tình trạng những vết loét nhỏ, nông ở trong khoang miệng. Bạn sẽ thường thấy chúng xuất hiện ở những vị trí như môi, lưỡi hoặc dưới lưỡi, nướu, má trong,… Các vết loét này nhỏ, có đường kính khoảng 2-8mm. Đây là căn bệnh lành tính, không gây nguy hiểm và có thể tự khỏi sau 7-14 ngày. Thế nhưng khi mắc phải, người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn, nóng rát và gây nhiều phiền toái cho người bệnh nhất là khi ăn uống và giao tiếp.
Hiện nay, chuyên gia y tế chưa xác định chính xác được nguyên nhân gây nhiệt miệng. Tuy nhiên có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ như: Do vô tình làm tổn thương niêm mạc miệng, nhiễm virus (Herpes), vi khuẩn (Helicobacter) và nấm (Candida). thiếu chất dinh dưỡng trong cơ thể, hệ miễn dịch suy giảm, rối loạn nội tiết tố, căng thẳng,…
☛ Tìm hiểu chi tiết: Tổng quan về bệnh nhiệt miệng
Dinh dưỡng của sữa chua đối với sức khoẻ con người
Sữa chua là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, nhiều lợi khuẩn rất tốt cho sức khỏe của con người và có thể chữa các bệnh về đường ruột tốt vì chúng có chứa rất nhiều chất như:
Protein
Trong khoảng 245g sữa nguyên chất để làm ra sữa chua thì có chứa khoảng 8,5g protein. Tùy vào độ tan trong nước, protein được chia thành hai loại là whey (váng sữa) và casein.
- Whey: Đây là nhóm protein chiến khoảng 20% hàm lượng có trong sữa chua. Loại này hòa tan nhỏ trong các sản phẩm sữa.
- Casein: Là các protein sữa không hòa tan.
Cả hai loại protein này có chất lượng tốt, giàu axit amin chuỗi phân nhánh (BCAA) và có khả năng tiêu hóa tốt. Loại protein whey mang lại khá nhiều lợi ích như giảm cân, hạ huyết áp và là thực phẩm phổ biến với người tập thể hình, vận động viên.
Chất béo
Tất cả các loại sữa như: Sữa nguyên kem, sữa ít béo, sữa không béo đều có thể làm được sữa chua. Chất béo có trong sữa chua thường phụ thuộc vào loại sữa làm ra nó, có tới khoảng 400 loại chất béo khác nhau. Chất béo phần lớn là bão hòa (70%) nhưng chúng cũng chứa lượng chất béo không bão hòa đơn hợp lý. Hàm lượng chất béo sẽ dao động khoảng từ 0,4% (đối với sữa chua không chất béo) đến 3,3% hoặc hơn (đối với sữa chua nhiều chất béo).
Carb
Carb trong sữa chua nguyên chất thường ở dạng đường đơn lactose (đường sữa) và galactose. Bởi do quá trình lên men của sữa chua làm cho lactose bị phá vỡ, nên sau đó lactose sẽ chuyển hóa thành galactose và glucose.
Tuy nhiên, lượng glucose thường sẽ chuyển hóa thành axit lactic – là chất tạo nên vị chua cho sữa chua hoặc các sản phẩm sữa khác. Bên cạnh đó, nhiều loại sữa chua có chứa lượng chất làm ngọt bổ sung như đường trắng (sucrose) và đường hương liệu khác nhau. Bởi vậy mà lượng đường trong sữa chua thường không cố định, chúng dao động khoảng 4,7% đến 18.6% hoặc hơn.
Vitamin và các khoáng chất
Tùy vào từng loại sữa chua thì thành phần vitamin và khoáng chất sẽ khác nhau bởi chúng còn phụ thuộc vào loại vi khuẩn dùng trong thời gian lên men. Thông thường, sữa chua được làm từ sữa tươi nguyên chất sẽ có hàm lượng dinh dưỡng lớn cần thiết cho cơ thể. Một số loại vitamin và khoáng chất được tìm thấy trong sữa chua như: Vitamin B12, canxi, photpho, riboflavin,…
Probiotic
Probiotic là những vi khuẩn sống rất tốt cho sức khoẻ con người và cải thiện hệ tiêu hoá. Đây là những lợi khuẩn được tìm thấy trong các loại sữa lên men như sữa chua. Probitic trong sữa chua chủ yếu là vi khuẩn axit lactic và bifidobacteria.
Probiotic thường đem lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ như:
- Tăng cường hệ miễn dịch.
- Giảm cholesterol.
- Lợi khuẩn bifidobacteria có thể tạo ra nhiều vitamin tốt cho sức khoẻ.
- Có lợi cho hệ tiêu hoá và giúp giảm những triệu chứng của hội chứng ruột kích thích.
- Cải thiện tình trạng bị tiêu chảy do kháng sinh gây ra.
- Có thể làm giảm tình trạng táo bón.
- Tăng khả năng tiêu hoá lactose.
Tuy nhiên, sữa chua tiệt trùng (sữa chua đã được xử lý nhiệt) thường không đem lại những lợi ích trên bởi vi khuẩn probiotic thường chết sau khi xử lý nhiệt. Bởi vậy, bạn nên lựa chọn những loại sữa chua có lợi khuẩn được lên men sống.
Tìm hiểu thêm: Các loại vitamin mà bị nhiệt miệng cần bổ sung?
Vậy bị nhiệt miệng có nên ăn sữa chua không?
Sữa chua là thực phẩm rất tốt đối với cơ thể con người bởi chứa nhiều lợi khuẩn và các chất dinh đường cần thiết. Sữa chua có tác dụng cân bằng vi khuẩn trong khoang miệng và đường ruột nên người bị nhiệt miệng ăn được. Bên cạnh đó, sữa chua còn làm giảm tình trạng đau rát và giúp vết nhiệt mau lành. Theo các chuyên gia y tế, bạn nên ăn 1-2 hộp sữa chua mỗi ngày để bệnh nhiệt miệng nhanh khỏi hơn.
Cách sử dụng sữa chua cho người bị nhiệt miệng hiệu quả
Sử dụng sữa chua thế nào để không gây hại cho cơ thể cũng là điều rất quan trọng. Vì vậy để sử dụng sữa chua đúng cách thì bạn cần lưu ý một vài điều dưới đây:
- Không nên ăn sữa chua khi đói: Điều này sẽ làm mất tác dụng của sữa chua và khiến men lactic bị phân hủy. Thế nên thời gian tốt nhất để ăn sữa chua là sau bữa ăn khoảng 1-2 tiếng.
- Không đun nóng sữa chua: Sữa chua thường được bảo quan trong tủ lạnh, nhiệt độ thấp để không làm mất hương vị và tác dụng của sữa chua. Khi sử dụng, bạn có thể để sữa chua ra khỏi tủ lạnh khoảng 20-30 phút trước khi ăn.
- Không ăn sữa chua và uống thuốc cùng lúc: Cách tốt nhất là bạn nên ăn sữa chua sau khi uống thuốc khoảng 2-3 tiếng để các vi khuẩn lactic trong sữa chua sẽ bị tiêu diệt.
- Không nên ăn quá nhiều sữa chua: Ăn nhiều sữa chua sẽ khiến cho axit trong dạ dày dư thừa, lâu dần khiến hệ tiêu hóa bị kém đi. Bạn chỉ nên ăn 1-2 hộp sữa chua mỗi ngày và chia vào buổi sáng, tối.
Tham khảo: Cách làm giảm đau nhiệt miệng hiệu quả
Bị nhiệt miệng nên ăn gì, kiêng gì?
Để giúp bệnh nhiệt miệng mau lành và khỏi nhanh hơn thì người bệnh cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống.
Nên ăn gì?
Những thực phẩm mềm, dễ nuốt
Khi bị nhiệt miệng, bạn sẽ luôn cảm thấy đau đớn nhất là khi ăn uống. Chính vì thế, bạn nên chọn ăn những thực phẩm mềm, dễ nuốt, lỏng để hạn chế đồ ăn chạm vào vết nhiệt gây đau nhức. Ngoài ra, thức ăn loãng, có nhiều nước còn cung cấp nước cho cơ thể giúp làm mát và bệnh nhiệt miệng sẽ nhanh chóng thuyên giảm hơn.
Thức ăn có tính mát, giải nhiệt
Những loại thực phẩm xanh, có tính mát như: rau xanh, trái cây tươi,.. là nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào. Chúng có khả năng thanh nhiệt, giải độc và giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Đồng thời còn làm thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào mới giúp vết nhiệt mau lành. Vì vậy đây là loại thực phẩm mà người bị nhiệt miệng nên bổ sung khi mắc bệnh.
Bổ sung thực phẩm nhiều vitamin và khoáng chất
Nhiệt miệng thường xuyên cũng có thể là do cơ thể người bệnh thiếu hụt vitamin và chất khoáng. Vì thế, việc bổ sung là điều rất cần thiết để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Bạn nên ăn những thực phẩm giàu vitamin B, PP, C,.. bằng chế độ ăn uống hàng ngày.
Ngoài ra, bạn cũng có thể vitamin bằng cách sử dụng thực phẩm chức năng theo hướng dẫn của bác sĩ.
☛ Xem thêm: Nhiệt miệng nên uống nước gì?
Kiêng ăn gì?
Đồ cay nóng, đồ chua
Những thực phẩm có chứa nhiều gia vị tính nóng, cay như tiêu, tỏi, ớt,… sẽ khiến những vết nhiệt trở nên loét nặng hơn bởi do chúng bị kích thích. Người bệnh sẽ thấy đau xót ở vết nhiệt khi chẳng may chạm vào những thực phẩm đó. Đồng thời, những thực phẩm chua chứa nhiều axit citric sẽ để lại tổn thương ở niêm mạc miệng. Vì vậy, bạn nên hạn chế ăn những thực phẩm này và nên để nguội trước khi ăn để tránh đau đớn.
Các chất kích thích
Một số loại thức uống có gas, cồn như rượu, bia, cà phê, nước ngọt và thuốc lá là những tác nhân khiến tình trạng nhiệt miệng trở nên nghiêm trọng hơn. Những vết nhiệt đó thường rất lâu khỏi, có thể mưng mủ và gây nhiều đau đớn cho người bệnh. Vì thế, nếu đang bị nhiệt miệng thì bạn nên kiêng hoàn toàn các chất kích thích và loại đồ uống kể trên nhé.
Đồ chiên rán nhiều dầu mỡ
Đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ thường là những thực phẩm cần nhai kỹ, cứng nên thường dễ chạm vào vết nhiệt gây tổn thương nặng hơn. Bên cạnh đó, đây cũng là loại thực phẩm gây nóng trong người khiến cho nhiệt miệng lâu khỏi hơn.
☛ Tham khảo thêm: Cách chữa nhiệt miệng do nóng trong người
Những lưu ý khi mắc bệnh nhiệt miệng
Để tình trạng nhiệt miệng nhanh khỏi và ngăn ngừa tái phát, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng tối thiểu ngày 2 lần vào sáng và tối.
- Súc miệng bằng nước muối sinh lý thường xuyên.
- Uống đủ nước tuỳ vào nhu cầu cơ thể của từng người (khoảng 1,5l – 2l) để cơ thể đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.
- Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, stress kéo dài.
- Tập thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
- Thăm khám bác sĩ nếu tình trạng nhiệt miệng của bạn nặng và đau rát nhiều hơn.
AFree – giải pháp hữu hiệu cho người bị nhiệt miệng
Xịt họng AFree là sản phẩm phát triển từ đề tài nghiên cứu đã được công ty Invenmed USA bảo hộ độc quyền tại Mỹ, nộp đơn bảo hộ tại Nhật số 2020- 064573 và chính thức được chuyển giao cho Dược phẩm Thái Minh sản xuất – phân phối.
Dựa trên nguyên lý sử dụng những công dụng của hai nguyên tố Kẽm và Iod ở dạng bào chế phù hợp để giúp sát khuẩn, tiêu diệt và ngăn chặn virus, vi khuẩn gây nhiệt miệng, từ đó làm giảm triệu chứng của bệnh nhanh chóng. Thành phần bao gồm: ZnI2, DMSO (Dimethyl sulfoxide), Đường kính, Natri benzoat, Tartrazin, hương hoa quả, nước tinh khiết,… Trong đó:
- Zn có tác dụng diệt khuẩn, hỗ trợ hệ miễn dịch, chống viêm và chống oxy hóa.
- Iot giúp diệt khuẩn phổ rộng độc tính thấp, hướng tới exotoxin và kháng khuẩn, tỷ lệ kháng thuốc rất thấp.
- DMSO làm tăng thẩm thấu thuốc qua màng sinh học, giảm kích ứng oxy hóa, tăng nồng độ oxy, chống viêm và chống oxy hóa.
Bên cạnh đó, sử dụng sản phẩm xịt họng AFree có tác dụng:
- Phòng viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn.
- Giúp giảm ho, sưng viêm, đau rát họng, nhiệt miệng.
- Làm dịu nhẹ các triệu chứng viêm, đau rát họng.
- Phòng viêm phế quản, ho lâu ngày ở trẻ em và người lớn.
Cách sử dụng AFree để đạt lại hiệu quả tốt nhất: Ngày xịt 4-6 lần, mỗi lần 5-6 nhịp vào vết nhiệt hoặc khu vực khoang miệng bị tổn thương. Hoặc pha dung dịch với nước theo tỉ lệ 1:20 để sát khuẩn khoang miệng ngày 3 lần, mỗi lần 25-30ml. (Lưu ý: Không dùng AFree cho trẻ em dưới 3 tuổi, phụ nữ có thai và đang cho con bú)
Đặt mua AFree GIAO HÀNG NHANH tận nhà TẠI ĐÂY
Địa chỉ mua xịt họng AFree trên toàn quốc
Lời kết
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc “Nhiệt miệng có nên ăn sữa chua không?” và những món nên và không nên ăn khi bị nhiệt miệng. Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh nhiệt miệng và sản phẩm AFree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 9068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.