Nhiệt miệng là bệnh dễ gặp trong cuộc sống. Tuy nhiên ít người biết đến nhiệt miệng Herpes và nhầm lẫn đó chỉ là nhiệt miệng thông thường. Vậy nhiệt miệng Herpes là gì? Các vấn đề liên quan đến nhiệt miệng Herpes sẽ được đề cập trong bài viết dưới đây.
Mục lục
- Nhiệt miệng Herpes là gì?
- Các triệu chứng khi bị nhiệt miệng Herpes
- Phân biệt nhiệt miệng Herpes với nhiệt miệng thông thường?
- Bệnh nhiệt miệng Herpes có lây không?
- Nhiệt miệng Herpes có nguy hiểm không?
- Cách chẩn đoán nhiệt miệng Herpes
- Cách điều trị nhiệt miệng Herpes hiệu quả
- Ngăn ngừa nhiệt miệng Herpes tái phát
- Xịt họng AFree – Phòng ngừa viêm nhiễm đường hô hấp do virus
Nhiệt miệng Herpes là gì?
Nhiệt miệng Herpes, đôi khi được gọi là mụn rộp môi, là một loại bệnh do virus Herpes gây ra. Bệnh khiến cho vùng miệng, môi bị ngứa rát, xuất hiện mụn rộp. Virus Herpes gồm 2 chủng là HSV-1 và HSV-2. Trong đó HSV-1 gây ra khoảng 80% herpes miệng, còn chủng HSV-2 chủ yếu gây mụn rộp ở cơ quan sinh dục.
Virus Herpes xâm nhập vào cơ thể thông qua những vết thương trên vùng da xung quanh và bên trong miệng. Nhiệt miệng Herpes bị lây khi người lành tiếp xúc với vết phồng hoặc chất dịch từ người bệnh, chẳng hạn như ăn uống chung, dùng chung đồ dùng cá nhân, hôn người bị bệnh. Herpes cũng có khả năng lan tới các vùng khác của cơ thể, không chỉ dừng lại ở miệng..
Tìm hiểu thêm: Các loại nhiệt miệng thường gặp?
Các triệu chứng khi bị nhiệt miệng Herpes
Triệu chứng ban đầu của bệnh Herpes môi là cảm giác ngứa ran hoặc bỏng rát trên môi. Xung quanh môi của người bệnh bắt đầu xuất hiện các đốm mụn nước màu nhạt. Sau một vài ngày, mụn rộp ở miệng phát triển dưới dạng các vết phồng rộp nhỏ màu đỏ, chứa đầy dịch xuất hiện trên viền môi. Ngoài ra, mụn rộp cũng hình thành xung quanh mũi, má hoặc bên trong miệng.
Trong vòng 1-2 tuần, mụn rộp sẽ vỡ ra, chảy dịch, đóng vảy rồi biến mất. Mụn rộp miệng thường tự lành trong vòng vài ngày. Nhưng nếu chúng gây đau hoặc làm bạn cảm thấy khó chịu, bạn có thể được điều trị tại nhà.
Một vài người bị nhiễm virus nhưng lại không bị mụn rộp miệng, không biểu hiện triệu chứng bệnh. Do đó việc xác định bệnh ở giai đoạn đầu gặp khó khăn. Người bệnh phát hiện ra khi các triệu chứng khác xuất hiện, bệnh chuyển biến nặng.
Bên cạnh biểu hiện bị rộp môi, bệnh Herpes cũng có thể gây ra các triệu chứng sau:
- Sốt kéo dài, nhất là ở trẻ nhỏ và người có hệ miễn dịch kém
- Đau cơ, đau nhức mình mẩy.
- Đau họng, cổ họng sưng rát do virus xâm nhập vào cổ họng
- Sưng hạch bạch huyết, thường xuất hiện sau khi có triệu chứng đau họng
- Chảy nước dãi (ở trẻ nhỏ)
Phân biệt nhiệt miệng Herpes với nhiệt miệng thông thường?
Nhiệt miệng herpes thường bị lầm tưởng là nhiệt miệng thông thường. Do đó bệnh dễ lây lan và phát triển do tính chủ quan của người bệnh. Bạn cần phân biệt được nhiệt miệng Herpes để có phương pháp điều trị hiệu quả cũng như hạn chế bệnh lây lan.
Có nhiều nguyên nhân gây nhiệt miệng thông thường. Tuy nhiên, nhiệt miệng Herpes nguyên nhân được xác định chủ yếu là do virus Herpes xâm nhập vào cơ thể gây nên bệnh.
Nhiệt miệng thông thường không có khả năng lây lan. Bệnh mắc nhiều người do cùng sinh sống, sinh hoạt giống nhau trong một môi trường. Nhiệt miệng Herpes có thể lây từ người sang người, thậm chí khả năng lây lan khá cao.
Đặc điểm của nhiệt miệng thông thường thì nốt mụn nhỏ mọc đơn lẻ phát triển thành vết loét to có thể mọc thành cụm, số lượng ít. Còn vết loét do Herpes thì có kích thước nhỏ, mọc thành cụm với số lượng nhiều. Ngoài ra các vết loét của nhiệt miệng Herpes có khả năng lan ra các khu vực xung quanh. Do đó khi xuất hiện các đốm mụn mọc ngoài khu vực miệng bạn có thể đã mắc nhiệt miệng Herpes.
Bệnh nhiệt miệng Herpes có lây không?
Khác với nhiệt miệng thông thường, nhiệt miệng Herpes có nguy cơ lây nhiễm cao. Virus Herpes xâm nhập vào cơ thể khi ta tiếp xúc với vết phồng rộp hoặc chất dịch nhiễm bệnh. Bệnh lây nhiễm thông qua 2 con đường chính là:
- Tiếp xúc trực tiếp: là con đường giúp virus dễ dàng lây nhiễm. Virus truyền từ người sang người thông qua các cử chỉ như hôn môi, quan hệ tình dục bằng miệng,…
- Tiếp xúc gián tiếp: virus lưu lại trên các dụng cụ ăn uống, đồ vệ sinh cá nhân, mỹ phẩm, dao cạo,… Khi người lành sử dụng chung các vật dụng này thì sẽ có khả năng lây bệnh, virus Herpes theo đó tiếp xúc và xâm nhập vào cơ thể.
Tìm hiểu thêm: Nhiệt miệng có bị đau không?
Nhiệt miệng Herpes có nguy hiểm không?
Virus Herpes miệng không gây đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, chúng có thể gây nên một số các biến chứng nguy hiểm khác. Đặc biệt, biến chứng thường xảy ra nhiều hơn ở đối tượng trẻ nhỏ, người bị suy giảm miễn dịch, người mắc các bệnh về da.
Người bị mắc Herpes môi lần đầu nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và hướng dẫn cách điều trị đúng. Hiện nay có rất nhiều loại thuốc kháng virus được bán trên thị trường, nhưng các loại thuốc này thường được dùng với nhiều công dụng khác nhau. Các bác sĩ sẽ giúp bạn sử dụng đúng liều lượng, đúng tình trạng bệnh để đem lại hiệu quả tốt nhất.
Với các trường hợp tái phát, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt khi:
- Mụn rộp nước không hết say 2 tuần điều trị
- Xuất hiện các triệu chứng: sốt cao dai dẳng, khó thở, khó nuốt
- Mắt đỏ, bị kích ứng (có thể có chảy dịch)
- Bệnh tái phát thường xuyên
- Đang điều trị các bệnh suy giảm miễn dịch, mắc bệnh viêm da dị ứng
Cách chẩn đoán nhiệt miệng Herpes
Chẩn đoán nhiệt miệng Herpes gồm đánh giá lâm sàng, xét nghiệm chẩn đoán chính xác
- Chẩn đoán lâm sàng là dựa vào các tổn thương đặc trưng của bệnh. Bác sĩ dựa trên các đặc điểm của vết loét về hình dáng, kích thước, vị trí,… để đưa ra chẩn đoán
- Xét nghiệm chẩn đoán chính xác là nuôi cấy, PCR để xác định. Mẫu bệnh phẩm (dịch vết loét) được lấy và nuôi cấy trong môi trường đặc biệt sau đó đem đi kiểm tra.
Cách điều trị nhiệt miệng Herpes hiệu quả
Herpes môi điều trị tốt nhất trong khoảng 24 – 72h đầu. Trong khoảng thời gian này, các thuốc kháng virus đem lại hiệu quả cực kỳ nhanh. Nếu như bạn bỏ qua 72h đầu, việc điều trị Herpes trở nên chậm chạp và kém hiệu quả hơn, kể cả khi bạn sử dụng các loại thuốc kháng virus.
Sử dụng các loại thuốc Tây
Đây là phương pháp điều trị nhiệt miệng phổ biến bởi tính thuận tiện và nhanh chóng. Hiện nay chưa có cách chữa trị đặc hiệu cho bệnh Herpes môi, cũng không có cách tiêu diệt virus gây bệnh herpes simplex (HSV). Người bệnh không thể điều trị hoàn toàn Herpes mà virus luôn tiềm ẩn trong cơ thể và tái phát lại.
Do đó, đa phần các trường hợp dùng thuốc với mục đích điều trị các triệu chứng của bệnh.
Bạn có thể sử dụng thuốc dạng gel, mỡ để điều trị các triệu chứng của bệnh. Các thuốc chứa thành phần gây tê, chống viêm giúp bệnh chóng lành như: benzocaine, lidocain, acetonide,..
Bên cạnh đó, một số viên nén chứa kháng sinh, kháng nấm cũng được chỉ định trong trường hợp nhiệt miệng Herpes như: acyclovir, sulfamethoxazone,…
Tham khảo: Thuốc trị nhiệt miệng dùng loại nào tốt?
Kết hợp điều trị Herpes tại nhà
Các trường hợp mụn rộp hầu hết sẽ được điều trị bằng các dạng thuốc bôi, thuốc gel. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng có thể tự hỗ trợ cho việc điều trị các triệu chứng bệnh tại nhà bằng cách:
- Đặt một chiếc khăn ướt mát lên trên các vết loét để làm giảm tấy đỏ và sưng hoặc thay khăn ướt bằng đá lạnh.
- Vệ sinh vết thương bằng nước muối sinh lí.
- Làm dịu cơn đau miệng bằng cách sử dụng nước súc miệng có chứa baking soda.
- Thoa dung dịch milian hoặc xanh methylen để mụn nước nhanh khô, xẹp.
- Dùng tăm bông thoa nhẹ nhàng thuốc mỡ như acyclovir lên mụn rộp để giảm đau và mau lành vết thương, cẩn thận tránh làm vỡ bọc nước. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo bác sĩ hoặc dược sĩ về liều lượng bôi đối với từng loại thuốc cụ thể. Bạn không nên tự ý sử dụng để tránh gây ra tác dụng phụ nguy hiểm.
- Đối với trẻ em, nên đưa đi khám bác sĩ và nhận đơn thuốc, tránh tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
Các biện pháp điều trị bổ sung
Bệnh nhân Herpes môi có thể cần điều trị thêm với một số thuốc bổ sung, nếu muốn giảm bớt các triệu chứng của bệnh. Để giảm bớt các triệu chứng của bệnh, bạn có thể kết hợp bổ sung các chất như:
- Vitamin C thông qua hoa quả hoặc đồ uống. Vitamin C giúp giảm tình trạng viêm nhiễm, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Vitamin C có thể dùng ở dạng thuốc viên uống, kem bôi cục bộ, hoặc dạng lỏng dành cho mụn rộp. (đọc thêm: cách bổ sung vitamin cho người nhiệt miệng)
- Lysine hay L-lysine là một acid amin cần thiết cho cơ thể. Lysine có thể làm giảm thời gian cũng như tần suất của vết loét. Lysine có sẵn trong kem bôi ngoài da. Bên cạnh đó, có thể thúc đẩy giảm thời gian phát bệnh bằng kem bôi chứa kẽm oxit.
Ngăn ngừa nhiệt miệng Herpes tái phát
Ngăn ngừa nhiệt miệng Herpes tái phát là điều rất nhiều người quan tâm. Hiện nay Herpes môi chưa có vaccine nên cách phòng tránh tốt nhất chính là nâng cao sức đề kháng của bản thân.
Để hạn chế nhiệt miệng tái phát, bạn có thể xây dựng cho bản thân những thói quen sau:
- Chế độ ăn uống khoa học, hợp lý. Trong bữa ăn thường ngày, bạn nên bổ sung nhiều rau xanh, các thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất như hoa quả
- Hạn chế sử dụng thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ hay có tính acid cao
- Nên ăn thực phẩm mềm, không ăn đồ cứng tránh tổn thương niêm mạc.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối thường xuyên 1-2 lần/ ngày
- Uống nước đủ cho cơ thể, có thể kết hợp với nước ép rau củ.
- Thường xuyên tập thể dục, thể thao nâng cao sức khoẻ bản thân.
Xem thêm: Cách điều trị nhiệt miệng tận gốc
Xịt họng AFree – Phòng ngừa viêm nhiễm đường hô hấp do virus
Việc sử dụng các sản phẩm có tác dụng sát khuẩn cổ họng một cách thường xuyên làm hạn chế đáng kể sự phát triển và lây lan của virus Herpes. Ngoài các chỉ định của bác sĩ, bạn có thể sử dụng thêm xịt họng AFree. Xịt họng AFree chính là sản phẩm mà bạn cần có trong gia đình. Thiết kế dạng xịt của AFree giúp sản phẩm có thể dễ dàng đi sâu đến các vị trí trong khoang họng với liều lượng chính xác đem lại hiệu quả tối đa.
Xịt họng AFree của Công ty Cổ phần Dược phẩm Thái Minh sẽ giúp họng của bạn luôn được bảo vệ nhờ hai thành phần chính là ZnI2 và DMSO (Dimethyl sulfoxide). Chỉ với 3 bước đơn giản, dung dịch đã được đưa tới đích tác dụng để bảo vệ sức khỏe của bạn:
- Bước 1: Tháo nắp bảo vệ đầu nhấn.
- Bước 2: Tháo nắp bảo vệ đầu xịt.
- Bước 3: Xoay vòi xịt 360 độ, hướng đầu vòi phun sương vào sâu cổ họng, ấn nhẹ từ 2-3 nhịp.
Ngoài ra, sản phẩm xịt họng AFree còn có các tác dụng ưu việt có thể kể đến như:
- Phòng viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn
- Giảm ho, sưng viêm, đau rát họng
- Làm dịu nhẹ các triệu chứng viêm, ngứa, đau rát họng
- Phòng viêm phế quản, ho lâu ngày ở trẻ em và người lớn
Sử dụng sản phẩm xịt họng AFree ngày 4-6 lần, mỗi lần 2-3 nhịp vào họng. Tác dụng đem lại của xịt họng AFree rất nhanh chóng, chỉ trong khoảng 1 đến 2 ngày sử dụng, bạn đã cảm nhận được hiệu quả rõ rệt. Bên cạnh đó bạn cũng có thể pha dung dịch với nước để sát khuẩn khoang miệng ngày 3 lần để phòng ngừa các bệnh lý về đường hô hấp cũng như nhiệt miệng.
Bạn có thể BẤM VÀO ĐÂY để tìm NHÀ THUỐC GẦN NHẤT có bán xịt họng AFree chính hãng
Hoặc Đặt mua AFree GIAO HÀNG NHANH tận nhà TẠI ĐÂY