Nhiệt miệng là bệnh lý lành tính phổ biến mà bất cứ ai cũng mắc phải một lần trong đời. Tình trạng này có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trong khoang miệng như má trong, nướu, lưỡi, dưới lưỡi và ở môi. Vậy khi bị nhiệt miệng ở môi thì bạn cần chữa thế nào cho nhanh khỏi. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Nhiệt miệng ở môi là gì?
Nhiệt miệng hay còn gọi là lở miệng, áp xe miệng, loét miệng. Đây là bệnh không nguy hiểm nhưng chúng sẽ khiến cuộc sống của người mắc bệnh gặp rất nhiều phiền toái, nhất là khi ăn uống và giao tiếp hàng ngày. Thông thường, những vết loét sẽ xuất hiện ở mô mềm trong khoang miệng như: bên trong má, dưới lưỡi, nhiệt ở nướu và môi. Kích thước của vết nhiệt rất khỏ (khoảng 2-8mm), nông và có viền xung quanh màu đỏ.
Khác với những biểu hiện của viêm loét miệng hay mụn rộp môi do virus Herpes gây ra. Những vết loét này thường không nổi ở trên bề mặt môi hay phía ngoài môi, đồng thời chúng cũng không có tính lây lan. Hơn nữa, vết loét cũng không ăn quá sâu vào lớp mô mềm trong khoang miệng nhưng sẽ khiến cho người bệnh khó chịu, đau đớn khi vô tình chạm phải.
Biểu hiện của nhiệt miệng ở môi
Khi bị nhiệt miệng ở môi, người bệnh sẽ có những biểu hiện phổ biến như:
- Ngứa và rát xung quanh vùng môi.
- Xuất hiện những vệt phồng rộp nhỏ gây đau nhức.
- Xuất hiện kèm theo là triệu chứng đau họng, hơi thở có mùi.
- Sau một khoảng thời gian, các vết phồng rộp vỡ ra tạo thành các vết nhiệt gây đau và khó chịu.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Biểu hiện của nhiệt miệng
Nguyên nhân gây nhiệt miệng ở môi
Theo chuyên gia y tế, vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây nhiệt miệng. Thế nhưng có rất yếu tố làm tăng nguy cơ nhiệt miệng ở môi bao gồm:
- Tổn thương (Vô tình cắn phải môi làm tổn thương mô mềm hoặc bị xước môi do ăn phải đồ cứng).
- Hệ miễn dịch suy giảm.
- Rối loạn nội tiết tố (thường xảy ra với phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai hoặc chu kì kinh nguyệt).
- Nhiễm virus (Herpes), vi khuẩn (Helicobacter) và nấm (Candida).
- Phản ứng dị ứng với một vài loại vi khuẩn trong miệng.
- Thiếu hụt chất dinh dưỡng trong cơ thể (vitamin B, vitamin C, kẽm, sắt,…)
- Căng thẳng, stress.
☛ Tham khảo thêm tại: Nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng
Nhiệt miệng ở môi cần làm gì để nhanh khỏi?
Dưới đây là một số cách chữa nhiệt miệng ở môi hiệu quả tại nhà mà người bệnh nên tham khảo.
Uống đủ nước
Uống đủ nước là điều rất cần thiết đối với cơ thể của con người. Việc uống đủ nước mỗi ngày sẽ làm thanh lọc cơ thể, loại bỏ các chất độc tố ra ngoài. Khi bị nhiệt miệng ở môi, bạn nên uống một cốc nước mát để làm giảm tình trạng đau xót . Đồng thời, bổ sung nước còn làm ẩm khoang miệng và tránh cho môi bị khô khiến vi khuẩn phát triển.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách giúp ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. Nhất là khi mắc tình trạng nhiệt miệng ở môi, bạn cần tránh làm tổn thương mô mềm trong khoang miệng. Vì vậy, cách tốt nhất là bạn cần đánh răng tối thiểu 2 lần/ ngày vào sáng sớm sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Đồng thời, bạn nên duy trì súc miệng bằng nước muối sinh lý 2-3 lần/ ngày để sát khuẩn khoang miệng, ngăn chặn sự tấn công và phát triển của vi khuẩn gây hại. Hơn nữa, bạn cũng nên thay bàn chải định kỳ 3-4 tháng/ lần và đi khám nha khoa 6 tháng/ lần.
Tránh những chất kích thích gây nhiệt môi
Bạn cũng nên hạn chế những thực phẩm có gia vị cay nóng như: ớt, tỏi, gừng, những đồ ăn có tính chua, đồ ăn nhiều dầu mỡ, khô cứng,… và những đồ uống có cồn như rượu, bia, thuốc lá. Bởi đây là những tác nhân khiến tình trạng nhiệt miệng ở môi trở nên nghiêm trọng. Những vết nhiệt đó có thể sẽ khó lành, thậm chí mưng mủ và gây khó chịu rất nhiều cho người bệnh.
Bổ sung chế độ dinh dưỡng
Việc bổ sung chế độ ăn uống giàu vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, khi đó cơ thể sẽ dễ dàng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Bạn nên ăn những thực phẩm có tính mát như: rau xanh (cải xanh, bí xanh, rau má, rau dền,…) và trái cây giúp thanh nhiệt, giải độc, tái tạo niêm mạc miệng khiến cho vết loét mau chóng lành lại.
☛ Xem thêm tại: Hay bị nhiệt miệng là thiếu vitamin gì?
Áp dụng mẹo dân gian chữa nhiệt môi
Bôi mật ong để chữa nhiệt môi
Mật ong được biết đến là nguyên liệu rất tốt cho cơ thể con người. Trong thành phần của mật ong có chứa hydroperoxide có tính kháng khuẩn, kháng viêm và chống nấm rất tốt. Đồng thời, mật ong còn có khả năng làm lành nhanh vết thương đến 97% nên thường được sử dụng để chữa nhiệt miệng rất hiệu quả.
Bạn chỉ cần sử dụng mật ong nguyên chất, sau đó dùng tăm bông chấm vào mật ong rồi thoa lên vết nhiệt. Sau khi đợi khoảng 5 phút cho mật ong thẩm thấu thì súc miệng lại bằng nước ấm. Bạn thực hiện cách này khoảng 2-3 lần/ ngày sẽ thấy bệnh thuyên giảm nhanh chóng.
Ăn sữa chua mỗi ngày
Theo nghiên cứu, trong thành phần của sữa chua có chứa rất nhiều lợi khuẩn tốt cho khoang miệng và cơ thể. Ăn sữa chua sẽ làm lành nhanh các vết loét miệng, làm giảm đau và ngăn ngừa các vết nhiệt mới. Bạn nên ăn mỗi ngày 1 hộp sữa chua sẽ giúp chữa nhiệt miệng hiệu quả.
Uống nước rau diếp cá
Theo Y học cổ truyền, rau diếp cá có tính hàn, vị cay có tác dụng thanh nhiệt giải độc cho cơ thể. Còn đối với Y học hiện đại, trong thành phần của rau diếp cá có tính kháng khuẩn, tiêu diệt kí sinh trùng và có công dụng rất tốt trong điều trị nhiệt miệng.
Bạn chuẩn bị khoảng 100g rau diếp cá tươi, rửa sạch với nước muối để loại bỏ tạp chất và bụi bẩn. Đem đi giã nhuyễn hoặc xay sinh tố để lấy nước. Lọc bỏ bã để lấy nước cốt uống 2-3 lần/ ngày sẽ thấy bệnh nhanh chóng được đẩy lùi.
Uống bột sắn dây
Trong Đông y,bột sắn dây có vị ngọt cay, tính bình, có tác dụng rất tốt trong việc giải độc, thanh nhiệt. Chính vì điều đó, chúng thường được sử dụng để chữa các bệnh như mụn nhọt, nhức đầu và nhiệt miệng.
Bạn lấy khoảng 10-15g bột sắn, pha với nước đun sôi để nguội rồi khuấy đều và thưởng thức. Thực hiện uống 1-2 lần/ ngày thường xuyên sẽ thấy bệnh thuyên giảm nhanh chóng. Hoặc bạn có thể nấu bột sắn với nước sôi cho đến khi sánh mịn là có thể sử dụng.
Chế độ nghỉ ngơi hợp lý
Tình trạng nhiệt miệng ở môi cũng có thể xảy ra với những người hay bị căng thẳng, stress kéo dài. Nguyên nhân là do cơ thể mệt mỏi, uể oải, chán ăn làm cho hệ miễn dịch suy giảm. Khi đó sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây nhiệt miệng. Chính vì thế, bạn cần phải có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần luôn vui vẻ thoải mái để tránh tạo áp lực cho bản thân.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên thường xuyên tập thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng, tránh các tác nhân gây hại xâm nhập vào cơ thể.
Nhiệt ở môi khi nào cần đi khám?
Nhiệt miệng ở môi thường sẽ tự khỏi sau khoảng 1-2 tuần. Thế nhưng, nếu tình trạng nhiệt môi này không đỡ mà đi kèm với những biểu hiện dưới đây thì bạn cần đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để thăm khám:
- Vết nhiệt lan rộng ra và có dấu hiệu nhiệt sâu hơn.
- Xuất hiện nhiều vết nhiệt mới khi vết cũ chưa khỏi.
- Đau nhức kể cả khi không chạm vào.
- Đau đầu, sốt cao.
- Phát ban.
- Tiêu chảy.
- Tụt cân đột ngột không có lý do.
Khi tới thăm khám, bác sĩ quan sát bằng mắt thường và hỏi bạn một số câu hỏi liên quan đến triệu chứng để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh. Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh, bác sĩ có thể chỉ định làm một số xét nghiệm chuyên sâu nếu cần thiết.
☛ Tìm hiểu thêm: Hay bị nhiệt miệng là dấu hiệu bệnh gì?
Xịt họng AFree chữa nhiệt miệng được tin dùng
Ngoài những cách vừa kể trên, bạn có thể tham khảo dung dịch xịt họng AFree để làm giảm sưng viêm, chữa nhiệt miệng.
Dung dịch xịt họng AFree được công ty Thái Minh phát triển trên bằng sáng chế về ứng dụng của Kẽm (Zn) của công ty Invenmed USA. Dựa trên nguyên lý sử dụng những công dụng của hai nguyên tố Kẽm và Iod ở dạng bào chế phù hợp để giúp sát khuẩn, tiêu diệt virus và vi khuẩn gây nhiệt miệng. Ngoài ra xịt họng AFree còn hỗ trợ giải quyết nhanh các vấn đề như viêm họng, đau rát họng, ho, nhiệt miệng, viêm amidan, viêm phế quản.
Với các thành phần: ZnI2, DMSO (Dimethyl sulfoxide), Đường kính, Natri benzoat, Tartrazin, hương hoa quả, nước tinh khiết. Trong đó:
- Kẽm (Zn) – có khả năng ngăn chặn quá trình nhân nên của virus qua đó tiêu diệt chúng, ngoài ra Zn còn kích thích tổng hợp nhiều enzym quan trọng giúp nâng cao hệ miễn dịch đường hô hấp, làm lành tổn thương và hạn chế quá trình viêm tại đây.
- Iod là một chất diệt khuẩn phổ rộng với độc tính thấp. Tính kháng khuẩn của Iod rất cao và sự kháng thuốc của virus với Iod là rất thấp, đồng thời Iod còn giúp kiểm soát quá trình viêm, thúc đẩy hệ miễn dịch gia tăng quá trình thực bào vi khuẩn.
- Dimethyl Sulfoxide (DMSO) là một hợp chất hoàn toàn tự nhiên được chiết xuất từ phần thịt gỗ. Năm 1963, DMSO được phát hiện về khả năng xuyên thấm qua da và các màng sinh học mà không gây hại và có thể mang theo các chất khác theo cùng. DMSO còn có thể nhanh chóng giảm kích ứng oxy hóa, tăng nồng độ oxy và đóng vai trò như một chất diệt
virus.
Các thành phần trong AFree được kết hợp theo nhiều tỷ lệ khác nhau hướng đến từng đích tác dụng khác nhau, có thể ngăn chặn quá trình viêm nhiễm của vết nhiệt miệng và làm lành nhanh tổn thương ở khoang miệng.
Sử dụng đơn giản: chỉ cần xịt từ 4-6 lần vào họng hoặc khu vực khoang miệng bị tổn thương. Trường hợp nặng có thể xịt 15 lần/ngày. Ngoài ra, có thể pha AFree với nước theo tỉ lệ 1:15 rồi dùng dung dịch này súc miệng ngày 3 lần, mỗi lần 25-30ml – sát khuẩn rất tốt.
(Lưu ý: Không dùng AFree cho trẻ em dưới 3 tuổi, phụ nữ có thai và đang cho con bú)
Đặt mua AFree GIAO HÀNG NHANH tận nhà TẠI ĐÂY
Địa chỉ mua xịt họng AFree chính hãng trên TOÀN QUỐC
Lời kết
Mong rằng qua bài viết trên, bạn đã có thể biết thêm được cách chữa nhiệt miệng ở môi nhanh chóng mà hiệu quả. Ngoài ra, nếu còn điều gì thắc mắc, bạn hãy gọi ngay tới tổng đài miễn cước 18009068 để được các chuyên giải đáp, hỗ trợ.