Nhiệt miệng là tình trạng thường gặp không chỉ ở người lớn mà với cả trẻ em. Chúng là nỗi lo lắng của rất nhiều bậc cha mẹ phụ huynh bởi những nốt nhiệt miệng khiến cho trẻ đau đớn khó chịu, ăn không ngon, ngủ không yên. Dưới đây là những thông tin về bệnh nhiệt miệng ở trẻ em và những vấn đề liên quan mà bố mẹ nên biết để giúp bé thoát khỏi tình trạng này.
Mục lục
Các dấu hiệu nhận biết nhiệt miệng ở trẻ em
Nhiệt miệng là một bệnh lý hay gặp ở trẻ nhỏ. Thực chất nó là tình trạng niêm mạc miệng hoặc nướu răng của trẻ bị tổn thương, gây lở loét bên trong khoang miệng.
Khi bé bị nhiệt miệng, mẹ có thể quan sát thấy hình ảnh vết loét bằng mắt thường như:
- Trong miệng của bé đột nhiên xuất hiện một vài đốm nhỏ có màu trắng, kích thước ban đầu của đốm này chỉ khoảng từ 1-2mm, sau đó lớn dần lên khoảng 8-10mm.
- Sau khoảng vài ngày các đốm này vỡ ra, tạo thành các vết loét màu trắng, vết loét này có hình tròn hoặc hình bầu dục, xung quanh viền có màu đỏ tươi.
- Vị trí vết loét nhiệt miệng này thường xuất hiện ở lưỡi, môi, nướu và ở niêm mạc 2 bên má của bé.
- Số lượng các vết lở loét do nhiệt miệng này có thể nhiều hoặc ít là tuỳ thuộc vào nguyên nhân cũng như tình trạng mức độ ở mỗi bé.
Ngoài ra, các mẹ còn có thể thấy trẻ có các biểu hiện bất thường như:
- Khi bé ăn đồ ăn cay, đồ mặn hoặc đồ cứng dai thì chúng sẽ gây cọ xát vào vết thương, khiến bé thấy đau rát, có khi chảy máu chân răng, khó chịu.
- Tiếp đến trẻ có thể bị sốt một cách đột ngột, thân nhiệt cao hơn bình thường do phản ứng chống lại viêm nhiễm của cơ thể.
- Bé cũng bị chảy nhiều nước dãi hơn bình thường, hay đưa tay lên miệng để ngậm.
- Bên cạnh đó bé sẽ lười ăn và chán ăn hơn, thậm chí là bỏ ăn do đau và khó chịu.
- Trẻ cảm thấy khó chịu và thường xuyên quấy khóc, ngủ không ngon giấc.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Bị nhiệt miệng ở chân răng
Một số hình ảnh nhiệt miệng ở trẻ
Sau đây, là một số hình ảnh nhiệt miệng ở trẻ em, bố mẹ cần biết để dễ dàng phát hiện bệnh hơn nhé.
Hình ảnh trẻ bị nhiệt miệng ở môi
Hình ảnh trẻ bị nhiệt miệng ở lưỡi
Hình ảnh trẻ bị nhiệt miệng ở nướu
Hình ảnh trẻ bị nhiệt miệng ở vòm miệng
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Hình ảnh chi tiết về bệnh nhiệt miệng
Trẻ bị hay nhiệt miệng là do đâu?
Trẻ em là những đối tượng có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, khả năng chống lại tác nhân gây bệnh còn kém. Đặc biệt, niêm mạc miệng của trẻ còn mỏng rất dễ bị tổn thương nên rất dễ bị nhiệt miệng.
Tính đến thời điểm hiện tại, nguyên nhân chính xác dẫn đến nhiệt miệng ở trẻ vẫn chưa được làm rõ. Sau đây là một số yếu tố cụ thể có thể dẫn đến nhiệt miệng:
- Chấn thương do trẻ vô tình cắn trúng môi, má hoặc lưỡi hoặc do ăn các thực phẩm cứng nhọn như xương, mía,…
- Sơ suất trong lúc vệ sinh răng miệng như đánh răng chà xát mạnh cho trẻ, dùng bàn chải quá cứng gây chảy máu hoặc chịu kích ứng từ nước súc miệng mạnh và cay.
- Bị nhiễm virus, các loại khuẩn kỵ khí, ái khí như Herpes, CMV hay nấm sẽ làm mất thăng bằng sinh học trong cơ thể trẻ dẫn đến bị nhiệt miệng.
- Trẻ biếng ăn hoặc chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng đặc biệt thiếu vitamin và khoáng chất quan trọng như vitamin C, vitamin B2, B3, B12, thiếu sắt, kẽm hoặc acid folic.
- Trẻ đang mắc một số bệnh lý nào khác làm suy giảm hệ thống miễn dịch như bệnh chân tay miệng, sởi…
☛ Tham khảo thêm tại: Hay bị nhiệt miệng là thiếu chất gì?
Khi nào nên đưa trẻ đi khám bác sĩ?
Hầu hết các trường hợp trẻ em bị nhiệt miệng sẽ không quá nguy hiểm và có thể tự khỏi trong vòng 1 tuần. Nhưng có một số trường hợp nhiệt miệng nặng gây sốt cao, nổi hạch kèm giảm cân nhanh chóng, đau ở vùng bụng. Đặc biệt khi bé đi đại tiện, trong phân có lẫn máu hoặc chất nhầy thì bố mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ.
Khi đó, bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng nhiệt miệng của bé để đưa ra phương án điều trị phù hợp, tránh các biến chứng nguy hiểm. Các bác sĩ có thể kê cho bé dùng các loại thuốc bôi trực tiếp lên vết loét hoặc một số loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau hạ sốt chống viêm để giảm lượng vi khuẩn, giảm nhanh triệu chứng viêm và giúp vết loét nhanh lành hơn.
Cách chữa nhiệt miệng cho trẻ em hiệu quả tại nhà
Vì các bé còn nhỏ nên việc lựa chọn cách chữa nhiệt miệng sao cho an toàn, hiệu quả cũng là vấn đề mà các bậc phụ huynh rất quan tâm. Để cải thiện tình trạng trẻ em bị nhiệt miệng, chúng ta có thể sử dụng một số thảo dược thiên nhiên quen thuộc như:
Chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây
Bột sắn dây là một trong những sản phẩm có thể giúp chữa nhiệt miệng nhanh chóng mà vô cùng an toàn có thể dùng cho cả người lớn và trẻ em. Bởi sắn dây có có vị ngọt cay, tính bình, đi vào kinh tỳ, vị, phế, bàng quang có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát cơ thể. Chính vì vậy, sắn dây được xem là thần dược của những người thường bị nhiệt miệng.
Để chữa nhiệt miệng, các mẹ nên cho bé uống bột sắn dây hoà với nước đun sôi để nguội mỗi ngày uống 2 lần, trong vòng 10 – 15 ngày. Hoặc đối với trẻ nhỏ hơn 2 tuổi, bạn có thể nấu chín bột sắn dây để bón cho bé dễ dàng và an toàn cho sức khỏe của bé hơn.
Chữa nhiệt miệng bằng mật ong
Một trong những cách chữa nhiệt miệng ở trẻ em hiệu quả và được các bậc phụ huynh truyền tai nhau áp dụng đó là sử dụng mật ong. Đây có thể coi là phương pháp kinh điển trong dân gian để chữa nhiệt miệng.
Nhiều nghiên cứu cho thấy mật ong chứa thành phần defensin-1 có tác dụng giảm đau, ức chế vi khuẩn và giúp vết thương nhanh chóng bình phục. Đặc biệt nó lại có vị ngọt dễ uống nên rất phù hợp cho trẻ nhỏ.
Có các cách sử dụng mật ong như: thoa mật ong vào vết loét sau khi đã cho trẻ ăn xong, cho trẻ ngậm mật ong trong tầm 1 phút rồi nuốt hay là trộn mật ong với tinh bột nghệ rồi đắp lên vị trí tổn thương.
Chữa nhiệt miệng bằng nha đam
Nha đam hay được dân gian gọi với một tên khác là lô hội, ngoài các chức năng làm đẹp được các chị em phụ nữ ưa dùng thì nha đam còn là một vị thuốc dân gian được các mẹ trẻ sử dụng trị nhiệt miệng.
Có nhiều cách sử dụng nha đam khác nhau, nhưng sau đây là 3 cách dễ dàng thực hiện mà không làm giảm đi tác dụng của nha đam:
- Sử dụng nha đam làm gel: sau khi rửa sạch và gọt bỏ đi phần vỏ, lấy phần thịt lá ép lại thành gel, lấy gel bôi lên miệng vết loét hoặc viêm ở miệng trẻ, nếu còn dư cho vào hũ để dùng dần cho những lần sau.
- Thái lát mỏng phần thịt nha đam rồi đắp lên miệng vết thương.
- Ép nha đam thành nước, rồi cho trẻ súc miệng, nên thực hiện 2-3 ngày/lần, sau 3-5 ngày sử dụng, nhiệt miệng của trẻ sẽ chấm dứt.
Chữa nhiệt miệng bằng cam thảo
Nóng trong là một trong những tác nhân gây nhiệt miệng, do đó những thảo dược có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể sẽ là “bài thuốc quý” để chữa nhiệt miệng hiệu quả. Trong số đó không thể không nhắc đến cam thảo.
Y học hiện đại đã chứng minh cam thảo chứa nhiều hoạt chất có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, chống dị ứng, có khả năng làm lành những thương tổn vùng niêm mạc miệng cũng như các cơn đau rát do chứng nhiệt miệng gây nên.
Lưu ý khi sử dụng cam thảo là mẹ chỉ nên cho con uống 1-2 lần/ngày và nên ngừng khi thấy vết nhiệt miệng có dấu hiệu lành vì có thể ảnh hưởng đến tim mạch nếu sử dụng quá liều lượng. Thêm vào đó, cam thảo tuyệt đối không sử dụng cho trẻ sơ sinh, dưới 12 tháng tuổi.
☛ Tham khảo thêm tại: Những cách chữa nhiệt miệng hiệu quả!
Điều trị nhiệt miệng ở trẻ em bằng thuốc
Ngoài cách sử dụng những mẹo chữa từ dân gian, nhiều phụ huynh cũng lựa chọn thuốc Tây để trị bệnh cho trẻ. Hiện nay có rất nhiều loại thuốc bôi chữa nhiệt miệng cho trẻ được bày bán rộng rãi trong các tiệm thuốc tây. Đa số các loại thuốc này khá an toàn cho trẻ em, cụ thể là:
- Bôi nhiệt miệng Mouthpaste: với dược chất Triamcinolon acetonid giúp khắc chế những vết loét xuất hiện tại niêm mạc miệng. Cha mẹ chỉ cần thoa một lớp mỏng lên vùng da trẻ bị tổn thương. Lặp lại 2 – 3 lần/ ngày để có tác dụng giảm đau rát và giúp vết loét của bé mau lành.
- Thuốc nhiệt miệng PV Kids: là một dạng siro trị nhiệt miệng ở trẻ em, siro PV Kids giúp cải thiện tình trạng nhiệt miệng, lở loét ở trẻ với một số loại thảo dược quen thuộc như: Cam thảo, kim ngân hoa, tri mẫu, huyền sâm….Sản phẩm dành cho trẻ từ 2 tuổi trở lên, sử dụng 3 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Thuốc xịt trị nhiệt miệng Traful: Là loại thuốc có xuất xứ từ Nhật Bản, Traful không chỉ dành cho trẻ nhỏ mà người lớn cũng có thể sử dụng. Sản phẩm giúp giảm sưng đau và ngăn ngừa nấm trong khoang miệng. Mỗi ngày xịt thuốc vào trực tiếp vùng miệng bị lở loét khoảng 3-4 lần sẽ giúp các bé thấy dễ chịu hơn.
Tuy nhiên cha mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng chúng. Không nên tự ý dùng thuốc có thể gây dị ứng hay gặp những biến chứng không mong muốn cho bé.
Cách phòng nhiệt miệng tái phát ở trẻ em
Nhiệt miệng có thể tái diễn nhiều lần, gây đau đớn khó chịu rất nhiều cho trẻ. Để tránh nhiệt miệng tái lại, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau:
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ
Cho bé ăn với chế độ ăn phong phú, đa dạng đủ chất. Nên ăn những thức ăn có tính mát có tác dụng giải nhiệt như rau xanh có lá, dưa chuột, cam, trà xanh, cà rốt, lê….
Uống đủ nước bởi nước giúp thanh lọc cơ thể, giảm nhiệt đặc biệt là cho bé uống những nước uống giàu vitamin C (nước chanh, nước cam, bưởi ép…) sẽ giúp những vết loét mau lành hơn.
Tránh ăn đồ cay nóng bởi khi thân nhiệt của cơ thể tăng trẻ dễ bị nhiệt miệng. Không chỉ vậy, đồ cay nóng nó còn kích ứng lên niêm mạc miệng, trong khi đó sức đề kháng của trẻ còn yếu, càng làm tăng cao khả năng bị loét miệng.
☛ Đọc thêm: Bị nhiệt miệng nên ăn uống gì?
Thiết lập thói quen sinh hoạt tốt
Bạn nên rèn cho bé ngủ nghỉ có giờ giấc, không để bé thức khuya, cho bé ăn uống đúng giờ và không ăn quá no. Tập cho bé thói quen súc miệng nước muối ấm hàng ngày để tránh vi khuẩn gây hại.
Giữ vệ sinh răng miệng tốt, hướng dẫn bé đánh răng đúng cách là chải theo nguyên tắc vòng tròn và dùng bàn chải nhỏ, lông mềm tránh làm tổn thương niêm mạc.
Xịt họng AFree giúp làm dịu và phòng ngừa nhiệt miệng cho bé
Bên cạnh việc thay đổi chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt của trẻ thì bố mẹ có thể sử dụng thêm xịt họng AFree cho bé để phòng ngừa nhiệt miệng tái phát. AFree không chỉ giúp vệ sinh răng miệng bé mà còn có tác dụng tức thì giúp bé giảm đau rát, làm dịu vết loét.
Sản phẩm là sự kết hợp của Kẽm iod (ZnI2) với Dimethyl sulfoxide (DMSO) có tác dụng hiệp đồng mạnh mẽ chống oxy hóa, sát khuẩn, kiểm soát viêm nhiễm hiệu quả. Đặc biệt, các thành phần đều rất lành tính, không chứa kháng sinh, corticoid nên rất an toàn cho trẻ nhỏ.
Chỉ sau 1-2 lần xịt, AFree đã làm dịu, giảm cảm giác đau đớn, khó chịu do các vết nhiệt miệng gây ra. Ngoài ra còn giúp giảm ho, sưng viêm, đau rát họng và phòng viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn.
Lời kết
Những thông tin về cách chữa nhiệt miệng ở trẻ em đã được chia sẻ trong bài viết. Hy vọng rằng với những thông tin này sẽ giúp được các bậc phụ huynh có được những phương pháp hữu hiệu để giúp giảm tình trạng đau đớn, khó chịu của trẻ. Chúc bạn sẽ bảo vệ được sức khỏe của con mình tốt nhất.
Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh viêm đường hô hấp và sản phẩm AFree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 9068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.