Sùi mào gà được biết đến là bệnh lây nhiễm của đường tình dục, xuất hiện ở cả nam và nữ. Bệnh thường bị nhầm lẫn với nhiệt miệng bởi vị trí hình thành cũng tại môi, miệng. Tuy nhiên, hình dạng các tổn thương sẽ có những điểm khác biệt. Vì vậy, để phân biệt chính xác, rõ ràng hai bệnh lý này, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.
Mục lục
Sùi mào gà và nhiệt miệng khác nhau như thế nào?
Thông thường, sùi mào gà và nhiệt miệng dễ nhầm lẫn với nhau. Chính vì vậy, nhiều người chủ quan, nghĩ bệnh chỉ là nhiệt miệng đơn thuần, đến khi phát triển nặng nề thì đã ở giai đoạn nguy hiểm.
Dựa trên những đặc điểm dưới đây, người bệnh có được cái nhìn rõ ràng, am hiểu hơn về hai căn bệnh này.
Tiêu chí phân biệt |
Sùi mào gà |
Nhiệt miệng |
Đặc điểm nhận dạng | Thời gian biểu hiện lâm sàng của sùi mào gà ở miệng sẽ bộc lộ rõ nét sau 2 – 9 tháng ủ bệnh.
Giai đoạn đầu, người bệnh sẽ nhận thấy các mảng trắng hình thành, nhú lên ở khoang miệng, nướu và bờ môi. Sau đó, chuyển dần sang màu hồng nhạt, kích thước nhỏ, chỉ từ 1 – 2 mm. Theo thời gian, những mảng này phát triển nhanh chóng, kích thước cũng lớn dần, nhô cao như đắp gụ, thành cục rất giống với mào gà hay bông súp lơ. Khi có tác động cơ học như: cọ xát, va chạm, những cục này sẽ vỡ ra, khiến người bệnh đau rát, dịch nhầy chảy ra, cản trở giao tiếp và ăn uống. |
Nhiệt miệng là những tổn thương nhỏ, nông, hình thành và phát triển trên mô mềm. Trước khi xuất hiện, người bệnh sẽ nhận thấy cảm giác ngứa ran hoặc bỏng rát một hoặc hai ngày.
Hầu hết các vết loét có hình tròn hoặc bầu dục với tâm màu trắng hoặc vàng và viền đỏ. Có hai loại vết loét chính là: Vết loét nhỏ (có hình bầu dục với một cạnh màu đỏ, lành nhanh và không để lại sẹo) và vết loét lớn (thường tròn với các đường viền xác định, nhưng có thể có các cạnh không đều, lâu lành, gây đau mạnh và để lại sẹo rộng và sâu).
|
Vị trí xuất hiện nhiều | Sùi mào gà thường tập trung ở lưỡi, trong khoang miệng. Sau đó bệnh có xu hướng lan rộng ra tại nướu, môi, toàn bộ vị trí trong khoang miệng và cũng tác động đến họng. | Các vết loét nhiệt miệng có xu hướng hình thành bên trong miệng: trên hoặc dưới lưỡi, bên trong má hoặc môi, ở gốc nướu hoặc trên vòm miệng. (đọc thêm: hình ảnh khi nhiệt miệng) |
Nguyên nhân chính do đâu? | Hầu hết các trường hợp mắc bệnh sùi mào gà là do virus HPV gây ra.
|
Nguyên nhân gây nhiệt miệng vẫn chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, có nhiều tác nhân hình thành lên nhiệt miệng, bao gồm: gặp phải tổn thương mạnh dưới tác động của cơ học như dùng bàn chải quá cứng gây tổn thương khoang miệng, dị ứng thức ăn, phản ứng kháng nguyên – kháng thể trong khoang miệng, cắn phải má, lưỡi, môi hay cơ thể mất cân bằng dinh dưỡng, thiếu hụt một số chất như vitamin B12, acid folic, sắt, nóng trong…
|
Thời gian kéo dài bao lâu? | Bệnh kéo dài và thường không thể điều trị khỏi. Chỉ có thể điều trị triệu chứng bằng một số phác đồ phù hợp. | Nhiệt miệng thể nhẹ thường 1 – 2 tuần là khỏi. Còn đối với nhiệt miệng nặng, sẽ kéo dài lâu hơn thời gian này và lặp lại nhiều lần trong năm. |
Tính lây nhiễm | Sùi mào gà xảy ra do lây nhiễm virus HPV (Human Papilloma Virus). Vì vậy, bệnh dễ dàng lây truyền từ người này sang người khác, lan ra từ vị trí này sang vị trí khác. Đây là bệnh thuộc nhóm bệnh truyền nhiễm.
Các yếu tố gây lây nhiễm sùi mào gà ở miệng thường là: tiếp xúc với virus hay các dịch chứa virus tiết ra từ vết thương hở của sùi mào gà thông qua quan hệ bằng miệng (oral sex), hôn hoặc dùng chung dụng cụ vệ sinh cá nhân như bàn chải hoặc bệnh ở vị trí khác nhưng do thói quen vệ sinh không sạch sẽ nên bệnh lan đến vùng miệng.
|
Nhiệt miệng không lây nhiễm. |
Đối tượng nào dễ gặp? | Thường gặp ở cả nam lẫn nữ đang ở độ tuổi trưởng thành, đặc biệt trong lứa tuổi sinh nở.
Ngoài ra, những người quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ bằng miệng, người quan hệ bừa bãi và nhóm người sức đề kháng yếu dễ bị lây.
|
Nhiệt miệng gặp ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi, khá phổ biến. |
Mức độ nguy hiểm ra sao? | Sùi mào gà khá nguy hiểm, nếu để bệnh ủ lâu mà không điều trị có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Ngoài ra, chúng gây mất thẩm mỹ lớn, khiến người bệnh ngại giao tiếp. Từ đó, có thể ảnh hưởng đến tâm lý, xuất hiện cảm giác trầm cảm, tự ti, xấu hổ. Bên cạnh đó, các nốt sần sùi sẽ gây đau, khó khăn trong nói chuyện, ăn uống. Thêm vào đó, sùi mào gà còn lây lan ra khắp vị trí lân cận, lan lên mắt, tay, chân và đi sâu vào vòm họng. Sùi mào gà không thể chữa khỏi triệt để, người bệnh chỉ có thể sử dụng các biện pháp tạm thời để loại triệu chứng. Sùi mào gà khi vỡ ra gây chảy máu khiến các virus khác có cơ hội xâm nhập và gây viêm nặng hơn. Do đó, nếu không có biện pháp điều trị kịp thời, nốt sùi lan sâu vào vòm họng, lâu dần có thể gây ung thư vòm họng. |
Về cơ bản, nhiệt miệng không gây nguy hiểm. Thời gian lành vết thương khá nhanh, trung bình từ 10 – 15 ngày mà không cần bất cứ biện pháp chữa trị nào. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể biến chứng nguy hiểm hơn nếu không được điều trị dứt điểm, kịp thời. Cụ thể, bệnh để lâu sẽ gây nguy hiểm, phát triển thành các bệnh lý nguy hiểm khác như: ung thư lưỡi, ung thư vòm họng và viêm mô tế bào. |
Các biện pháp chữa sùi mào gà – nhiệt miệng an toàn
Cách chữa trị sùi mào gà thường dùng
Sùi mào gà đến nay vẫn chưa có biện pháp điều trị triệt để. Các phương pháp can thiệp chỉ nhằm mục đích giảm thiểu triệu chứng cho người bệnh.
Khi được chẩn đoán mắc sùi mào gà, bệnh nhân cần đi khám và chữa trị tại bệnh viện để có phác đồ điều trị phù hợp. Không nên ủ bệnh lâu hoặc tự áp dụng các mẹo dân gian tại nhà để tránh làm bệnh tình trầm trọng hơn.
Một số thuốc được sử dụng cho người mắc sùi mào gà, bao gồm:
☛ Imiquimod (Aldara, Zyclara): Đây là loại thuốc có thể bôi trực tiếp lên da. Chúng có tác dụng chống lại sùi mào gà, tăng cường miễn dịch của cơ thể. Lưu ý quan trọng rằng, sau khi thoa thuốc không nên quan hệ tình dục. Bởi loại kem bôi này có khả năng làm giảm chất lượng của bao cao su và gây kích ứng lên da của bạn tình.
Bên cạnh đó, người bệnh có thể gặp phải một vài tác dụng phụ trong quá trình sử dụng thuốc này như: gây đỏ da, hình thành mụn nước, cơ thể nhức mỏi, ho, phát ban, mệt mỏi.
☛ Podophyllin và podofilox (Condylox): Podophyllin có bản chất là nhựa thực vật, có thể phá vỡ mô sùi mào gà tại bộ phận sinh dục và miệng. Podofilox cũng chứa hoạt chất có hoạt tính tương đương với Podophyllin, nhưng bị giới hạn sử dụng hơn. Cụ thể, Podofilox không được sử dụng tại khu vực bên trong bộ phận sinh dục, phụ nữ thời kỳ mang thai.
Các phản ứng phụ có khả năng xuất hiện khi dùng bao gồm: kích ứng da nhẹ, lở loét hoặc đau tại vị trí bôi.
☛ Acid tricloacetic: Đây là phương pháp điều trị sử dụng chất hóa học để đốt cháy sùi mào gà và áp dụng được cả vùng bên trong bộ phận sinh dục. Chất này thường gây ra các tác dụng không mong muốn, chẳng hạn: kích ứng nhẹ vùng da thoa thuốc, lở loét hay có cảm giác đau.
☛ Sinecatechin (Veregen): Ứng dụng điều trị sùi mào gà trên diện rộng như: bên ngoài, bên trong hoặc xung quanh hậu môn. Các tác dụng phụ mà bệnh nhân thường gặp khi dùng gồm: đỏ da, ngứa rát hoặc đau nhẹ.
Bên cạnh biện pháp điều trị triệu chứng bằng thuốc, bệnh nhân mắc sùi mào gà còn được chỉ định một số phẫu thuật như sau:
- Liệu pháp làm đông lạnh bằng Nitơ lỏng (phương pháp áp lạnh): Ở phương pháp này, nitơ lỏng được phun hoặc bôi lên vị trí sùi mào gà, gây hình thành mụn nước. Khi da lành lại, các tổn thương đóng vảy, rơi ra, tạo điều kiện cho da mới xuất hiện. Bệnh nhân được khuyến cáo điều trị lặp lại biện pháp này nhiều lần. Một vài tác dụng phụ có thể gặp phải: đau và sưng.
- Đốt điện: Quy trình này dùng điện để đốt sùi mào gà. Người bệnh sẽ bị đau sưng sau khi thực hiện thủ thuật.
- Phẫu thuật cắt bỏ: Trước khi tiến hành phẫu thuật, người bệnh được gây tê tại chỗ hoặc gây mê toàn thân. Sau đó, bác sĩ sẽ thực hiện cắt bỏ sùi mào gà. Bệnh nhân sẽ thấy đau khi cuộc phẫu thuật kết thúc và thuốc tê hết hiệu lực.
- Phương pháp điều trị bằng laser: Sử dụng chùm ánh sáng được khuếch đại với cường độ cao để điều trị sùi mào gà. Biện pháp này khá tốn kém, thường áp dụng cho dạng sùi mào gà lan rộng và khó điều trị. Các phản ứng phụ có thể xảy ra: để lại sẹo và đau.
Những cách chữa trị nhiệt miệng hiệu quả
Phương pháp điều trị nhiệt miệng đơn giản tại nhà
Súc miệng nước muối
Dù súc miệng sẽ khiến bạn có cảm giác xót, nhưng đây là cách chữa trị nhiệt miệng phổ biến tại nhà. Bởi phương pháp này sẽ giúp làm khô se vết loét.
Người bệnh có thể tự pha dung dịch muối súc miệng bằng cách: Hòa tan 1 thìa cà phê muối vào nửa cốc nước ấm. Ngậm dung dịch này trong miệng từ 15 đến 30 giây, sau đó nhổ ra. Tiến hành lặp lại vài giờ một lần để đẩy nhanh tốc độ lành vết loét.
Sử dụng dung dịch oxy già
Oxy già là một chất có tính oxy hóa mạnh, đóng vai trò là một chất khử trùng vết loét trong trường hợp không có vi khuẩn. Đồng thời, chất này cũng giúp vết thương mau lành hơn.
Cách thực hiện như sau: Trộn một phần hydrogen peroxide (oxy già) với một phần nước. Tiếp theo, chấm nhẹ nhàng dung dịch lên vết loét bằng tăm bông sạch. Tuyệt đối không bao giờ nuốt dung dịch hydrogen peroxide.
Uống nước ép trái cây
Nước ép trái cây chứa hàm lượng dồi dào vitamin và khoáng chất, giúp thanh lọc cơ thể, tăng cường miễn dịch và đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương.
Tuy nhiên, cần lựa chọn loại nước ép hoa quả hợp lý, bởi những loại quả chứa nhiều acid như: cam, chanh, quýt, bưởi… sẽ làm cho nhiệt miệng nặng nề hơn. Một số loại nước ép mà người nhiệt miệng nên sử dụng: nước ép cần tây, cà rốt, dưa hấu…
Đọc thêm: Tổng hợp cách chữa nhiệt miệng tại nhà
Sử dụng mẹo dân gian để điều trị nhiệt miệng
Phèn chua
Hợp chất này được cấu tạo từ hỗn hợp muối sulfat của hai nguyên tố kim loại kali và nhôm. Chúng thường được dùng làm trong nước, bảo quản thực phẩm. Bên cạnh đó, phèn chua còn được ứng dụng trong điều trị nhiệt miệng nhờ đặc tính làm se, giúp co lại các mô và làm khô vết loét.
Để sử dụng, người bệnh có thể tiến hành các bước sau: Tạo hỗn hợp sền sệt bằng cách trộn một lượng nhỏ bột phèn chua với một giọt nước. Thực hiện chấm hỗn hợp lên vết loét và để nguyên ít nhất 1 phút. Sau đó, súc miệng kỹ với nước sạch. Lặp lại mỗi ngày cho đến khi hết vết loét.
Giấm táo
Không chỉ dùng làm gia vị mà giấm táo còn có tính kháng khuẩn, được dùng chữa lành các vết loét. Người bệnh có thể súc miệng bằng cách: Trộn một thìa cà phê giấm vào một cốc nước, súc khắp khoang miệng trong 1 phút. Sau đó, nhổ ra và súc lại bằng nước.
Cỏ nhọ nồi
Thảo dược xuất hiện nhiều trong các bài thuốc dân gian, trong đó có phương thức chữa nhiệt miệng rất hiệu quả. Tiến hành như sau: Lấy một nắm lá nhọ nồi, đem rửa sạch, rồi giã nhuyễn. Sau đó, cho vào lưới lọc lấy nước. Thêm 1 thìa mật ong. Dùng tăm bông sạch, thấm hỗn hợp rồi bôi lên các vết loét trong miệng.
Duy trì vài ngày, người bệnh sẽ thấy dễ chịu hơn rất nhiều.
Dùng thuốc bôi điều trị nhiệt miệng
Một số thuốc không kê đơn và kê đơn có thể được sử dụng để điều trị nhiệt miệng hiệu quả. Chúng giúp giảm đau, nhanh chóng làm lành vết loét nếu được sử dụng hợp lý.
- Thuốc kháng sinh: Nhóm thuốc được kê đơn khi người bệnh nhiệt miệng kèm theo nhiễm khuẩn, có tác dụng giảm đau, giảm sưng viêm nhanh chóng. Một số kháng sinh thường được chỉ định điều trị cho các vết loét miệng: Biệt dược biseptol chứa hoạt chất trimethoprim và sulfamethoxazole.
- Thuốc kháng nấm: Hiệu quả khi bôi tại chỗ trong các trường hợp nhiệt miệng có nhiễm nấm. Các loại thuốc kháng nấm phổ biến gồm: itraconazole, fluconazole…
- Thuốc uống corticosteroid: Trong trường hợp nhiệt miệng nặng, kéo dài lâu ngày không khỏi thì bác sĩ có thể thăm khám và cân nhắc chỉ định dùng corticosteroid cần thiết để kiểm soát bệnh. Tuy nhiên, nhóm thuốc này gây ra nhiều tác dụng phụ như: rối loạn miễn dịch, loét dạ dày…
- Thuốc kháng viêm: Thường dùng trong điều trị nhiệt miệng do virus, kèm theo bội nhiễm, vi khuẩn hay nấm. Có hai loại thuốc được sử dụng phổ biến là: Colchicine và Prednisolon. Chúng có tác dụng giảm sưng đau và hỗ trợ nhanh liền vết loét.
- Viên uống sắt, kẽm và vitamin: Cơ thể thiếu hụt vitamin, sắt, kẽm hay các khoáng chất khác đều là nguyên nhân gây ra nhiệt miệng. Vì vậy, việc bổ sung các dưỡng chất mà cơ thể đang thiếu sẽ giúp phòng ngừa và cải thiện được tình trạng viêm loét miệng.
Ngoài ra, người bệnh chú ý không nên lạm dụng hay tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, để tránh gặp phải tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe.
Tham khảo: Thuốc nhiệt miệng nên dùng loại nào?
Xịt họng AFree – Biện pháp hiệu quả trong hỗ trợ điều trị nhiệt miệng
Nhiệt miệng khiến người bệnh cực kỳ khó chịu, không những khó khăn trong ăn uống mà còn gây đau nhức mỗi khi nói.
Để cải thiện cho tình trạng này, chúng tôi đã cho ra đời xịt họng AFree – giải pháp hỗ trợ đắc lực cho những bệnh nhân nhiệt miệng quanh năm, tái phát lại nhiều lần.
AFree hội tụ những ưu điểm nổi bật dưới đây:
- Được phát triển từ sáng chế số US2018/0353539 được chuyển nhượng từ Invenmed – Hoa Kỳ trong việc nghiên cứu ứng dụng Kẽm (Zn) trên các bệnh hô hấp.
- Công thức của AFree đã được gửi đơn bảo hộ độc quyền tại Nhật, với số hồ sơ 2020-064573, hồ sơ bảo hộ quốc tế số ATF-551PCT, trong đó: Công ty Thái Minh trực tiếp là chủ đơn bảo hộ độc quyền.
- Có tác dụng nhanh chóng, sử dụng từ 1 – 2 ngày có thể giải quyết các vấn đề tại đường hô hấp và miệng như: viêm họng, đau rát họng, ho, nhiệt miệng, viêm amidan, viêm phế quản.
- Cách sử dụng dễ dàng, đơn giản: Chỉ cần xịt từ 4-6 lần vào họng hoặc vị trí khoang miệng bị tổn thương, xuất hiện vết loét nhiệt. Trong trường hợp nặng có thể xịt với liều 15 lần/ngày.
Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh viêm đường hô hấp và sản phẩm AFree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 9068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.
Đặt giao xịt họng AFree về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
Bạn có thể BẤM VÀO ĐÂY để tìm NHÀ THUỐC GẦN NHẤT có bán xịt họng AFree chính hãng
Lời kết
Qua bài viết, người đọc có thể hình dung và phân biệt được sùi mào gà tại miệng và nhiệt miệng. Để từ đó, có cách thức phòng ngừa và điều trị hợp lý. Hy vọng các thông tin trong bài viết có thể giúp người bệnh thêm nhiều kiến thức trong việc chăm sóc sức khỏe của bản thân.