Sử dụng nước súc miệng cũng là một trong những cách trị nhiệt miệng được bác sĩ khuyên dùng. Vậy hiện nay có những loại nước súc miệng trị nhiệt miệng nào tốt? Chúng tôi sẽ giới thiệu với bạn qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Bệnh nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng (lở miệng, loét áp tơ,…) là tình trạng có các vết loét nhỏ, nông ở niêm mạc miệng. Chúng có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trong khoang miệng như: môi, má trong, nướu, lưỡi,… Kích thước các vết loét rất nhỏ khoảng 2-8mm, thường là hình tròn hoặc bầu dục, có đốm trắng hoặc vàng, viền xung quanh màu đỏ.
Đây là bệnh lành tính không gây nguy hiểm đến tính mạng, những vết nhiệt này có thể tự khỏi sau 7-14 ngày và sẽ không để lại sẹo. Thế nhưng khi mắc bệnh, bạn sẽ cảm thấy đau đớn khó chịu, nhất là khi ăn uống, từ đó làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống. Đối với những trường hợp bị nhiệt miệng nặng hơn, người bệnh sẽ có những biểu hiện đi kèm như: sưng tấy, đau nhức, sốt, sưng hạch ở cổ
☛ Tìm hiểu thêm: Biểu hiện của nhiệt miệng
Chọn nước súc miệng trị nhiệt miệng cần tiêu chí gì?
Để chữa nhiệt miệng hiệu quả hơn, bạn cần nắm rõ một vài điều dưới đây khi chọn nước súc miệng trị nhiệt:
- Lựa chọn các sản phẩm uy tín, phổ biến, có nguồn gốc rõ ràng, đã được kiểm định và có chứng nhận của y tế.
- Không sử dụng nước súc miệng có cồn, nhất là đối với người bị khô miệng. Bởi vì cồn sẽ càng gây khô và làm cho các vết nhiệt miệng nặng hơn.
- Không nên lựa chọn các loại nước súc miệng có vị cay vì sẽ làm cho vết nhiệt đau xót hơn.
- Trong trường hợp người bệnh có những vấn đề về nướu thì nên chọn nước súc miệng có tính kháng viêm cao để ngăn chặn vi khuẩn tấn công gây ra vết nhiệt nghiêm trọng hơn.
- Tùy thuộc vào tình trạng nhiệt miệng, bạn có thể sử dụng nước súc miệng thảo dược hoặc nước súc miệng sát khuẩn kê đơn từ bác sĩ.
Nước súc miệng trị nhiệt miệng chuyên dụng
Một số loại nước súc miệng chuyên dụng giúp trị nhiệt miệng hiệu quả:
Nước súc miệng Valentine
Là sản phẩm của Công ty Cổ phần Sao Thái Dương chuyên về lĩnh vực mỹ phẩm, dược phẩm và thực phẩm chăm sóc sức khỏe. Nước súc miệng Valentine với sự kết hợp giữa nano Bạc và các tinh dầu thiên nhiên giúp ngăn chặn, tiêu diệt vi khuẩn, virus phát triển trong khoang miệng. Vì thế có thể chữa nhiệt miệng và ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả.
Ngoài ra còn có hiệu quả trong các trường hợp: Hôi miệng, sâu răng, viêm lợi chảy máu, nhiệt miệng ở nướu, nấm lưỡi, ngăn ngừa mảng bám quanh răng,… Phù hợp cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Nước súc miệng dược liệu An Thảo
Nước súc miệng dược liệu An Thảo có thành phần chiết xuất từ các dược liệu thiên nhiên như Vỏ cau, Tinh dầu Đinh Hương, Tinh dầu Bạc Hà, Tinh dầu Đại Bi,… rất an toàn khi sử dụng. Sản phẩm có công dụng sát khuẩn khoang miệng, ngăn ngừa vi khuẩn, virus phát triển, giảm sưng đau răng, hỗ trợ điều trị viêm lợi, chảy máu chân răng.
Sản phẩm phù hợp cho những đối tượng: Người bị sưng lợi, nhiệt miệng, hôi miệng do viêm dạ dày trào ngược, các bệnh lý về khoang miệng…
Dầu dừa súc miệng Vietcoco
Nước súc miệng Dầu dừa Vietcoco không cồn có tác dụng tốt hơn đối với độ bóng, màu sắc, độ cứng và độ mòn của các vật liệu phục hình răng so với nước súc miệng có chứa cồn, phù hợp cho những người có tiền sử lạm dụng rượu, người mắc chứng khô miệng. Dầu dừa súc miệng Vietcoco có chứa các chất acid béo và chất chống oxy hóa có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn liên cầu gây các bệnh lý về răng miệng.
Ngoài ra, sản phẩm còn có công dụng nổi bật như: ngăn ngừa viêm nướu, tiêu diệt vi khuẩn gây sâu răng và nhiệt miệng, loại bỏ mảng bám, diệt vi khuẩn gây hại…
Nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu
Là sản phẩm của công ty Dược phẩm Hoa Linh, với các thành phần được chiết xuất từ các dược liệu tự nhiên giúp bảo vệ và chăm sóc răng miệng hiệu quả. Sản phẩm có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn, virus, nấm gây nhiệt miệng, giúp làm lành nhanh vết loét và làm giảm cảm giác đau xót do nhiệt gây ra. Người bệnh sử dụng sản phẩm sau vài ngày sẽ thấy triệu chứng của nhiệt miệng cải thiện đáng kể. Bên cạnh đó, nước súc miệng Ngọc Châu còn hỗ trợ loại bỏ mùi hôi trong khoang miệng, giúp răng nướu chắc khỏe.
Nước súc miệng Betadine
Sản phẩm có chứa chất sát khuẩn povidone – iodine 1% có tính kháng khuẩn cao với công dụng chống viêm, chồng nhiễm trùng, chống nấm, khử mùi hôi,… Không những thế, sản phẩm đã được nghiên cứu không gây nguy hiểm và ít độc hại hơn cồn iot rất nhiều. Vì thế, nước súc miệng Betadine được các bác sĩ khuyên dùng trong thời gian điều trị các bệnh lý như viêm họng, viêm amidan, viêm loét miệng, viêm lợi, loét aptơ (nhiệt miệng), nhiễm nấm candina, cảm và cúm.
☛ Tham khảo thêm tại: Hay bị nhiệt miệng là dấu hiệu của bệnh gì?
Nước súc miệng trị nhiệt miệng từ dân gian
Ngoài những loại kể trên, bạn có thể tham khảo một số nước súc miệng từ những nguyên liệu dân gian, gần gũi với cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Súc miệng bằng khế chua chữa nhiệt
Khế chua là loại quả quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Trong Đông y, khế có vị chua ngọt, tính bình, có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, thanh nhiệt. Còn đối với Y học hiện đại, khế chua chứa nhiều acid oxalic, hàm lượng lớn vitamin C và các chất như sắt, canxi, vitamin K, B2, A,… giúp giải nhiệt, trị nhiệt miệng từ bên trong.
Cách thực hiện như sau:
- Bạn lấy khoảng 2-3 quả khế đem đi rửa sạch, cắt múi.
- Sau đó cho khế vào nồi nước khoảng 500ml đun sôi.
- Đun khoảng 5-10 phút rồi chắt lấy nước cốt và dùng để súc miệng.
- Người bệnh kiên trì áp dụng cách này thì sẽ thấy vết loét mau lành.
Hoặc:
- Sau khi cho khế vào đun với nước và để lửa nhỏ trong khoảng 5-10 phút thì bạn tắt bếp.
- Để nước khế nguội và lọc bỏ bã.
- Sử dụng nước khế để uống thay nước lọc và bảo quản trong bình có nắp. Nên sử dụng trong ngày và không để đến ngày hôm sau.
Trị nhiệt miệng bằng nước củ cải trắng
Theo Đông Y, củ cải trắng có tính mát, vị cay có tác dụng làm mát, thanh nhiệt, giải độc, chữa nhiệt miệng hiệu quả. Còn đối với y học hiện đại, trong thành phần của củ cải trắng có chứa lượng nước lớn, tinh dầu, nhiều vitamin A, C rất tốt cho cơ thể.
Cách làm như sau:
- Dùng 300g củ cải sống cắt thành khúc rồi đem đi giã nát, hòa thêm vào 1 ít nước lọc.
- Lọc bỏ bã và chắt lấy nước cốt. Hoặc đơn giản hơn là bạn có thể đem đi xay bằng máy xay sinh tố.
- Bạn ngậm nước củ cải trắng và súc miệng, khoảng 3-4 lần/ ngày.
- Áp dụng cách này kiên trị thì vết nhiệt sẽ biến mất.
Súc miệng nước muối chữa nhiệt miệng
Súc miệng bằng nước muối là phương pháp bảo vệ răng miệng rất tốt. Bên cạnh đó, nó còn là cách chữa nhiệt miệng hiệu quả, đơn giản và an toàn. Nước muối có tính sát khuẩn, chống viêm, có khả năng tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng và làm se vết nhiệt nhanh chóng. Chính vì thế, súc miệng bằng nước muối hàng ngày giúp ngăn ngừa các bệnh về răng miệng như: sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu,…
Cách thực hiện như sau:
- Bạn pha nước muối loãng (theo tỷ lệ 5g muối: 250ml nước) hoặc có thể sử dụng nước muối sinh lý mua ở hiệu thuốc Tây để súc miệng.
- Ngậm nước muối trong miệng và súc khoảng 15-30 giây rồi nhổ đi.
- Thực hiện cách này thường xuyên, mỗi ngày khoảng 4-5 lần thì tình trạng nhiệt miệng sẽ được cải thiện.
Súc miệng bằng nước hạt rau mùi
Trong thành phần của hạt rau mùi có chứa nhiều vitamin A, C, B1, B2, sắt.. có tác dụng chống viêm. sát khuẩn ở đường tiêu hóa, chống viêm, kháng khuẩn, giảm cholesterol trong máu rất tốt. Vì vậy đây được xem là loại dược liệu có tác dụng chống oxy hóa và hỗ trợ chữa nhiệt miệng.
Cách thực hiện:
- Bạn tách hoặc nghiền bỏ hạt rau mùi ra khỏi lớp vỏ cứng.
- Cho 1 thìa hạt rau mùi vào cốc nước sôi, ngâm khoảng 5 phút.
- Sau đó lọc bỏ hạt và dùng nước để ngậm hoặc súc miệng.
- Thực hiện cách này khoảng 3-4 lần/ ngày và kiên trì sẽ thấy bệnh tình thuyên giảm.
Chữa nhiệt miệng bằng nước rau má
Từ xưa, cha ông ta đã sử dụng rau má để chữa nhiệt miệng. Rau má thường được sử dụng để chữa các bệnh mụn nhọt, rôm sẩy, tả lị, khí hư,… bởi chúng có tính mát, lợi tiểu, giải độc, tiêu viêm.
Ngoài ra theo nghiên cứu khoa học, trong rau má có chứa hoạt chất Triterpenoids giúp tái tạo các các mô mềm, làm lành nhanh các vết thương hở. Vì thế mà có thể sử dụng rau má để chữa nhiệt miệng rất tốt.
Cách thực hiện như sau:
- Rửa sạch rau má với nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất rồi để ráo.
- Mang rau má đi xay nhuyễn, lọc bỏ bã rồi chắt nước cốt.
- Sử dụng nước cốt để ngậm rồi súc miệng khoảng 30 giây rồi nhổ ra.
- Súc miệng lại bằng nước lọc, thực hiện cách này kiên trì thì nhiệt miệng sẽ khỏi hẳn.
Hoặc:
- Bạn có thể đem rau má đi đun nước uống hàng ngày.
- Uống thay nước lọc trong ngày sẽ làm giảm vết loét nhanh chóng, đồng thời rất tốt cho việc làm đẹp da.
☛ Tham khảo thêm: Những cách chữa nhiệt miệng hiệu quả
Một số lưu ý khi bị nhiệt miệng
Để hỗ trợ chữa trị tình trạng nhiệt miệng mau lành, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng tối thiểu 2 lần/ ngày, dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa ở kẽ răng.
- Dùng bàn chải có lông mềm để tránh làm tổn thương niêm mạc miệng.
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều thực phẩm thanh mát, giàu vitamin và khoáng chất, các loại rau xanh, trái cây,…
- Uống đủ nước tùy theo nhu cầu của cơ thể.
- Hạn chế ăn các thực phẩm có gia vị cay nóng, nhiều dầu mỡ, các thực phẩm có chứa nhiều acid.
- Không uống rượu, bia và hút thuốc lá.
- Tập thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức đề kháng.
☛ Xem thêm: Hay bị nhiệt miệng là thiếu chất gì?
Xịt họng AFree – giải pháp cho người bị nhiệt miệng
Xịt họng AFree là sản phẩm phát triển từ đề tài nghiên cứu đã được công ty Invenmed USA bảo hộ độc quyền tại Mỹ, nộp đơn bảo hộ tại Nhật số 2020- 064573 và chính thức được chuyển giao cho Dược phẩm Thái Minh sản xuất – phân phối. Dựa trên nguyên lý sử dụng những công dụng của hai nguyên tố Kẽm (Zn) và Iod (I) ở dạng bào chế phù hợp để giúp sát khuẩn, ngăn chặn sự phát triển của virus, vi khuẩn và phòng viêm nhiễm đường hô hấp.
Thành phần bao gồm: ZnI2, DMSO (Dimethyl sulfoxide), Đường kính, Natri benzoat, Tartrazin, hương hoa quả, nước tinh khiết,… có công dụng:
- Phòng viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn.
- Giúp giảm ho, sưng viêm, đau rát họng, nhiệt miệng.
- Làm dịu nhẹ các triệu chứng viêm, đau rát họng.
- Phòng viêm phế quản, ho lâu ngày ở trẻ em và người lớn.
Cách sử dụng AFree để đạt lại hiệu quả tốt nhất:
Cách 1: Ngày xịt 4-6 lần, mỗi lần 5-6 nhịp vào họng hoặc khu vực khoang miệng bị tổn thương. Trong trường hợp nặng, có thể xịt 15 lần/ngày.
Cách 2: Có thể pha dung dịch với nước theo tỉ lệ 1:20 để súc miệng sát khuẩn khoang miệng ngày 3 lần, mỗi lần 25-30ml.
(Lưu ý: Không dùng AFree cho trẻ em dưới 3 tuổi, phụ nữ có thai và đang cho con bú)
Lời kết
Trên đây là tổng hợp các loại nước súc miệng trị nhiệt miệng tốt nhất. Hy vọng rằng bạn có thể lựa chọn được cho mình sản phẩm phù hợp và hiệu quả để chữa nhiệt. Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh nhiệt miệng và sản phẩm AFree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 9068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.