Tại Việt Nam, tình trạng đau họng phổ biến đến mức đáng báo động, đặc biệt là vào những tháng mùa đông. Triệu chứng này thường ghé thăm bất ngờ, kéo theo cảm giác đau rát, khó chịu nơi cổ họng, thậm chí còn gây cản trở cả việc ăn uống và giao tiếp của bạn. Để khắc phục đau rát họng, trong nhiều trường hợp, bệnh nhân sẽ cần đến sự hỗ trợ của thuốc. Vậy đâu là thuốc điều trị đau rát họng hiệu quả nhất? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
- 1. Bị đau rát họng – nguyên nhân do đâu?
- 2. Chứng đau rát họng kéo dài Có nguy hiểm không?
- 3. Bị đau rát họng khi nào nên uống thuốc?
- 4. Các thuốc Tây y trị đau rát họng hiệu quả nhất hiện nay
- 5. Một số bài thuốc dân gian khắc phục đau họng tại nhà
- 6. Xịt họng AFree – hỗ trợ điều trị dứt điểm đau rát họng
Bị đau rát họng – nguyên nhân do đâu?
Có một số loại thuốc giúp làm thuyên giảm triệu chứng đau họng một cách tạm thời, tuy nhiên, bạn sẽ không thể khắc phục được dứt điểm tình trạng này cho đến khi loại bỏ hoàn toàn nguyên nhân gây bệnh. Đó là lý do tại sao bệnh nhân cần đi khám để xác định chắc chắn đâu là căn nguyên dẫn đến chứng đau họng của mình. Một số nguyên nhân gây đau rát họng phổ biến phải kể đến bao gồm:
Nhiễm virus: phần lớn các trường hợp đau họng là do virus gây ra. Nhiều loại virus khác nhau có thể dẫn đến tình trạng này, trong đó phải kể đến: virus cảm lạnh, virus cúm. Bên cạnh đau họng, các triệu chứng khác kèm theo bao gồm: ho khan hoặc ho đờm, sốt, ớn lạnh có thể kéo dài trong vài ngày hoặc vài tuần.
Viêm xoang: đây cũng là một nguyên nhân thường gặp dẫn đến đau họng tại Việt Nam. Viêm xoang có hai dạng cấp và mạn tính. Trong khi viêm xoang cấp bắt nguồn từ các tác nhân virus, vi khuẩn hoặc nấm, tình trạng viêm xoang mạn tính lại thường liên quan đến nhiều yếu tố kết hợp như bất thường cấu trúc mũi, chất kích ứng, cơ địa dị ứng mãn tính, vi sinh vật gây bệnh, …Bất kể nguồn gốc của nó là gì, viêm xoang có thể gây ra các triệu chứng khó chịu bao gồm đau họng, ho dai dẳng do chảy dịch mũi sau trong vài tuần hoặc thậm chí vài tháng.
Viêm họng do liên cầu: đây là bệnh nhiễm trùng họng do vi khuẩn liên cầu nhóm A gây ra với dấu hiệu điển hình là sưng viêm và đau rát cổ họng. Hiếm khi viêm họng liên cầu gây ho, nhưng nó có thể dẫn đến khó nuốt, buồn nôn, sưng amidan và sốt. Chứng viêm họng liên cầu này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên, nó thường ảnh hưởng nhiều nhất đến trẻ em và thanh thiếu niên trong độ tuổi 5-15.
Dị ứng: dị ứng với một số tác nhân như lông vật nuôi, phấn hoa và đặc biệt là dị ứng theo mùa là nguyên nhân thường gặp gây ra chứng ngứa cổ họng. Bên cạnh đau họng, dị ứng có thể gây ra nhiều vấn đề, bao gồm hắt hơi, đỏ và chảy nước mắt, tắc nghẽn mũi và một số triệu chứng khó chịu khác (tùy vào cơ địa bệnh nhân) kéo dài cho đến khi loại bỏ hoàn toàn được dị nguyên gây bệnh.
Trào ngược dạ dày thực quản: đây chắc hẳn nguyên nhân gây đau họng mà ít người ngờ tới. Khi bạn bị trào ngược, một số thành phần axit trong dạ dày theo đường thực quản trào lên tới tận cổ họng và gây kích ứng họng, tình trạng này thường gặp nhất là sau bữa ăn hoặc khi nằm. Ngoài đau họng, bệnh nhân còn có thể bị khàn giọng hoặc thường xuyên phải hắng giọng.
Không khí khô: không khí khô có thể khiến cổ họng của bạn cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu. Đây là nguyên nhân phổ biến gây đau họng trong những tháng mùa đông, khi mà thời tiết đặc biệt khô hanh.
Căng cơ: lạm dụng dây thanh quản bằng những hành động như cổ vũ, la hét nhiều hơn bình thường có thể khiến bạn thức dậy vào ngày hôm sau với cổ họng đau rát kèm theo khàn giọng.
Chất kích ứng: rất nhiều loại chất kích thích từ môi trường đã được chứng minh là dẫn đến đau họng, thậm chí là đau họng nghiêm trọng, tuy nhiên nhiều người vẫn xem nhẹ. Đó có thể là khói bụi ô nhiễm cho đến khói thuốc lá và hóa chất.
Ung thư vòm họng: đây là một nguyên nhân hiếm gặp nhưng lại vô cùng nguy hiểm. Bệnh lý này thường gây ra đau họng mạn tính cùng với các dấu hiệu điển hình khác như đau tai hoặc đau hàm. Đôi khi, đau họng cũng có thể đi kèm với các triệu chứng không điển hình như đau đầu và giảm cân không rõ nguyên nhân.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: 7 nguyên nhân gây đau rát cổ họng. Bạn chớ xem thường!
Chứng đau rát họng kéo dài Có nguy hiểm không?
Như phần nguyên nhân đã đề cập, đau họng có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Do đó, tình trạng này thời gian kéo dài bao lâu và có nguy hiểm hay không sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
Nếu nguyên nhân là do kích ứng như hít phải khói thuốc lá hoặc hóa chất độc hại khác, thì một khi còn tiếp xúc với tác nhân, chứng đau họng sẽ còn tiếp tục kéo dài. Còn với đau họng do vi khuẩn, triệu chứng sẽ bắt đầu cải thiện tích cực ngay sau khi điều trị thích hợp bằng thuốc kháng sinh. Trong khi đó, đau họng do virus thường có thể tự khỏi sau 7 ngày hoặc hơn.
Trường hợp đau họng bắt nguồn từ trào ngược dạ dày thực quản, tình trạng đau họng cũng dễ dàng cải thiện rõ rệt sau khi bệnh nhân điều trị bệnh lý nền.
Ngược lại, nếu như nguyên nhân đau họng là do viêm xoang mạn tính hoặc do ung thư vòm họng, bạn cần xác định tinh thần điều trị lâu dài, đặc biệt là chứng đau họng do ung thư vòm họng còn có thể diễn biến nguy hiểm, khó lường.
Bởi vậy, không thể dễ dàng kết luận đau họng có nguy hiểm hay không hoặc bệnh sẽ diễn biến bao lâu vì điều này là phụ thuộc vào nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau họng của mỗi cá nhân. Đó là lý do tại sao khi bị đau họng kéo dài trên 7 ngày, bạn nên đi khám để được chẩn đoán chính xác vấn đề sức khỏe của mình và xác định hướng điều trị phù hợp.
Bị đau rát họng khi nào nên uống thuốc?
Để điều trị đau rát họng dứt điểm, điều quan trọng nhất là bạn phải khắc phục được nguyên nhân gây bệnh. Mỗi nguyên nhân sẽ tương ứng với cách điều trị khác nhau. Chẳng hạn như đau họng do virus cúm mùa hoặc cảm lạnh, thông thường, bệnh nhân hiếm khi phải sử dụng đến thuốc, chỉ cần chăm sóc tích cực tại nhà là có thể đẩy lùi tình trạng này trong 3-7 ngày.
Còn với các trường hợp đau họng do liên cầu khuẩn hoặc do bệnh lý nền có sẵn thì cần đến sự hỗ trợ của kháng sinh để tiêu diệt triệt để mầm bệnh và phòng tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như: sốt thấp khớp, viêm thận cấp…
Các thuốc Tây y trị đau rát họng hiệu quả nhất hiện nay
Dưới đây là 7 loại thuốc giúp điều trị một số nguyên nhân hoặc làm giảm nhẹ triệu chứng đau họng mà bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên, bệnh nhân không được tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bao gồm cả thuốc kê đơn hay không kê đơn, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ khi có ý định dùng thuốc.
Thuốc không kê đơn
➤ Thuốc giảm đau không kê đơn
Những loại thuốc giảm đau không kê đơn có thể giúp kiểm soát triệu chứng đau họng bao gồm: paracetamol hoặc một số Nsaids như ibuprofen, diclofenac hoặc naproxen.
Paracetamol và Nsaids đều có tác dụng giúp giảm đau họng và hạ sốt, tuy nhiên, các Nsaids còn có thêm công dụng chống viêm – giúp họng giảm viêm và sưng tấy nhờ hoạt động ức chế quá trình sản sinh các chất gây viêm trong cơ thể.
Nhìn chung, paracetamol an toàn và hiệu quả trong đa số trường hợp, tuy nhiên, nếu bạn có vấn đề về gan, hãy thận trọng trước khi dùng. Ngoài ra, trong thời gian sử dụng paracetamol cần tuyệt đối tránh xa rượu bia để phòng nguy cơ tổn thương gan.
Tương tự như vậy, các Nsaids cũng có nguy cơ gây một số tác dụng phụ trên tiêu hóa, do đó, nếu bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày tá tràng, hãy thông báo cho bác sĩ về bệnh sử của mình và cân nhắc cẩn thận trước khi sử dụng nhóm thuốc này.
➤ Thuốc kháng histamin H1
Thuốc kháng H1 có công dụng giúp điều trị viêm mũi dị ứng và giảm cảm giác ngứa rát cổ họng. Nhóm thuốc này hoạt động bằng cách ngăn chặn sự giải phóng histamin trong cơ thể – một chất hóa học có thể gây ra các phản ứng dị ứng như ngứa họng, chảy dịch mũi.
Tuy thuốc kháng H1 có thể hỗ trợ làm giảm triệu chứng dị ứng (ho, ngứa họng, sổ mũi) nhưng không giúp khắc phục được nguyên nhân nên bệnh nhân chỉ khỏi đau họng tạm thời. Bạn phải tìm ra và loại trừ hoàn toàn tác nhân gây dị ứng (bụi, thời tiết) mới có thể trị được đau họng một cách dứt điểm, tránh tái phát.
Một số thuốc kháng H1 điển hình được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm mũi dị ứng, ngứa rát cổ họng bao gồm:
- Thế hệ 1: promethazine hydrochloride, clorpheniramin maleat, brompheniramine maleate.
- Thế hệ 2: loratadine, cetirizine hydrochloride, fexofenadine.
Lưu ý rằng, các thuốc kháng histamin H1 thế hệ 1 có tác dụng phụ là ức chế thần kinh trung ương, do vậy, bạn không nên sử dụng khi đang lái tàu xe, làm việc trên cao hay các công việc khác cần sự tỉnh táo.
➤ Thuốc chống viêm giảm phù nề nhóm enzyme
Nhóm thuốc này có tác dụng chống viêm, làm giảm sung huyết tại vị trí niêm mạc họng tổn thương. Do có nguồn gốc từ các men tự nhiên tiết ra từ một số tuyến của động vật hoặc vi sinh vật nên chúng còn được gọi là các men chống viêm, điển hình trong điều trị viêm họng phải kể đến Alpha-chymotrypsin (được biết đến nhiều nhất với biệt dược Alpha Choay).
Một số tác dụng phụ của alphachymotrypsin bao gồm tăng nhãn áp, phù giác mạc, viêm màng bồ đào, ngoài ra, alphachymotrypsin có tính kháng nguyên nên đôi khi có thể gây phản ứng dị ứng nặng. Trong quá trình điều trị bằng alphachymotrypsin, không nên ăn một số loại hạt như đậu nành vì trong đậu này chứa protein gây ức chế hoạt tính của thuốc.
➤ Thuốc điều trị trào ngược dạ dày – thực quản
Khi đau họng là hệ quả của chứng trào ngược dạ dày thực quản thì song song với việc khắc phục triệu chứng đau họng, bạn cần điều trị dứt điểm trào ngược dạ dày thực quản bệnh tình mới có thể cải thiện về lâu về dài. Dưới đây là 3 nhóm thuốc được chỉ định phổ biến trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản:
Thuốc kháng axit dạ dày (Antacids): chứa hoạt chất giúp trung hòa axit dạ dày như: Aluminium hydroxide, Magnesium carbonate, Magnesium trisilicate, Magnesium hydroxide, Calcium carbonate. Tuy các thuốc antacid có thể làm dịu chứng trào ngược trong vài giờ, nhưng không thể điều trị nguyên nhân gốc rễ. Ngoài ra, việc lạm dụng thuốc kháng axit có thể gây ra các phản ứng phụ, đặc biệt là tiêu chảy và các vấn đề trên thận.
Thuốc kháng histamin H2: thuốc chẹn thụ thể H2 không phát huy tác dụng nhanh như thuốc kháng axit nhưng chúng có thể làm giảm sản xuất axit từ dạ dày trong tối đa 12 giờ và giúp giảm đau lâu hơn. Các hoạt chất điển hình bao gồm: cimetidine, famotidine và nizatidine.
Thuốc ức chế bơm proton (PPIs): không chỉ giúp ngăn chặn sản xuất axit mà còn thúc đẩy quá trình chữa lành thực quản. Do đó, nhóm thuốc này rất được ưu tiên chỉ định trên lâm sàng. Một số thuốc ức chế bơm proton không kê đơn bao gồm lansoprazole, omeprazole.
➤ Thuốc long đờm
Thuốc long đờm rất cần thiết trong trường hợp bệnh nhân bị đau họng có đờm bởi đờm không chỉ gây cảm giác vướng, ngứa họng mà nó còn chứa mầm bệnh gây hại cho sức khỏe. Các thuốc long đờm này tác dụng bằng cách thay đổi cấu trúc đờm hoặc làm đứt các liên kết khiến cho đờm giảm độ nhớt, độ đặc, nhờ đó, đờm dễ bị tống ra ngoài hơn. Một số thuốc long đờm điển hình bao gồm: Acetylcysteine, Ambroxol, Terpin, Guaifenesin, …
Thuốc kê đơn
➤ Kháng sinh
Nếu cơn đau họng của bệnh nhân được xác định là do nhiễm khuẩn, chẳng hạn như viêm họng liên cầu, thì gần như bắt buộc, bạn sẽ phải dùng một đợt thuốc kháng sinh để điều trị. Điều đặc biệt lưu ý khi được kê đơn kháng sinh là bạn phải hoàn thành liệu trình đầy đủ để tiêu diệt hoàn toàn mầm bệnh, nhằm ngăn ngừa các biến chứng nặng do nhiễm trùng lây lan như sốt thấp khớp, viêm thận nặng – các biến chứng này tuy không phổ biến nhưng rất nghiêm trọng, có thể đe dọa tính mạng.
Hai loại kháng sinh được kê đơn phổ biến để điều trị viêm họng nhiễm khuẩn là β- lactam với các dược chất điển hình Amoxicillin, Ceftriaxone, Cephalexin và Macrolid với các dược chất Erythromycin, Clarithromycin, Azithromycin. Thông thường, với viêm họng liên cầu, kháng sinh nhóm Penicillin trong β- lactam (chẳng hạn như Amoxicillin) là chỉ định ưu tiên, tuy nhiên, với bệnh nhân có tiền sử dị ứng Penicillin, Macrolid là nhóm kháng sinh được lựa chọn thay thế để chữa viêm họng.
Trên thực tế, bác sĩ sẽ căn cứ vào triệu chứng, kết quả xét nghiệm vi khuẩn gây bệnh hoặc tình hình dịch tễ địa phương để chẩn đoán và kê đơn kháng sinh thích hợp cho bạn. Bạn cần phối hợp trong việc cung cấp đầy đủ thông tin về các vấn đề sức khỏe, tiền sử dị ứng liên quan chẳng hạn như mang thai, đang cho con bú hay tiền sử dị ứng kháng sinh để tránh những rủi ro do sử dụng kháng sinh không phù hợp.
➤ Thuốc kháng viêm Corticosteroid
Các thuốc kháng viêm Corticosteroid thường chỉ được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân viêm họng ở mức độ nặng. Dexamethasone, Prednisolone và Betamethasone… là những thuốc điển hình thuộc nhóm này. Đa số các bệnh nhân được kê đơn đều cải thiện tình trạng viêm họng nhanh với các thuốc Corticosteroid, tuy nhiên, đây cũng là ví dụ điển hình về con dao hai lưỡi bởi những thuốc này tiềm ẩn rất nhiều tác dụng phụ.
Một số tác dụng không mong muốn khi sử dụng Corticosteroid có thể kể đến như: loét dạ dày – tá tràng, hội chứng Cushing, rối loạn nước và điện giải, loãng xương, … Các tác dụng phụ của Corticosteroid thường do dùng liều cao kéo dài hoặc do ngừng điều trị đột ngột mà không theo đúng phác đồ. Do đó, khi điều trị bằng nhóm thuốc này, bạn cần đặc biệt lưu ý tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ, không lạm dụng thuốc cũng như không được tự ý ngừng thuốc đột ngột.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Top 13 cách giảm rát họng nhanh chóng, không cần dùng thuốc!
Lưu ý khi dùng thuốc Tây y điều trị đau rát họng
Việc dùng thuốc luôn song hành giữa lợi ích và nguy cơ, thuốc Tây y tuy cách dùng đơn giản, phát huy công dụng nhanh nhưng đồng thời chúng cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ với sức khỏe. Để nhằm hạn chế tối đa các tác dụng không mong muốn khi điều trị đau họng bằng thuốc Tây, bạn cần lưu ý kỹ những điểm sau:
Không tự ý sử dụng thuốc: không tự ý sử dụng thuốc khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ do thuốc Tây y tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ mà chúng có thể phát tác rất nhanh, khiến bạn trở tay không kịp. Ngoài ra, việc tự ý sử dụng kháng sinh khi không cần thiết có thể làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh – nghĩa là thuốc không còn khả năng tiêu diệt, loại bỏ vi khuẩn gây bệnh trong cơ thể.
Cung cấp đầy đủ thông tin: khi được kê đơn, hãy cung cấp cho bác sĩ đầy đủ các thông tin về bệnh sử, tiền sử dị ứng thuốc và những thuốc hiện bạn đang sử dụng để bác sĩ kê thuốc phù hợp với thể trạng của bạn, phòng tránh nguy cơ tương tác thuốc, dị ứng thuốc.
Tuân thủ đúng đơn thuốc: tuân thủ đúng chỉ dẫn về liều lượng, thời gian dùng thuốc, đặc biệt là với thuốc kháng sinh. Việc tự ý ngừng kháng sinh khi chưa hết liều được kê đơn có thể khiến vi khuẩn chưa bị tiêu diệt hoàn toàn và có nguy cơ bùng phát trở lại, làm cho chứng đau họng càng dai dẳng, khó điều trị hơn.
Thông báo ngay khi thấy biểu hiện bất thường sau khi dùng thuốc: nếu nghi ngờ bất kỳ dấu hiệu nào là tác dụng phụ do sử dụng thuốc, bạn cần thông báo ngay cho bác sĩ để được tư vấn cách xử lý kịp thời.
Một số bài thuốc dân gian khắc phục đau họng tại nhà
Từ xa xưa, khi chưa có sự xuất hiện của thuốc Tây y, ông bà ta đã biết tới và lưu truyền nhau nhiều bài thuốc dân gian trị đau họng vô cùng hiệu quả. Ngày nay, cùng với nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng lên, yếu tố an toàn lại càng được ưu tiên hơn bao giờ hết. Đó là lí do vì sao nhiều người tìm về với những bài thuốc chữa đau họng cổ xưa với các nguyên liệu từ thảo dược, bởi chúng không chỉ an toàn, lành tính mà còn không kém phần hiệu quả trong việc đẩy lùi chứng đau họng.
Trị đau họng bằng chanh mật ong
Với công dụng chống viêm, chống oxy hóa, kháng khuẩn, mật ong được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều bài thuốc, trong đó phải kể đến bài thuốc chữa đau họng. Ngoài việc chống nhiễm trùng và giảm đau, mật ong còn có tác dụng điều vị, giúp thuốc ngon miệng, dễ uống hơn. Trong khi đó, chanh lại chứa nhiều vitamin C và các hợp chất có khả năng làm dịu cơn đau và hỗ trợ chữa lành cổ họng. Sự kết hợp giữa chanh và mật ong không chỉ giúp bạn đẩy lùi triệu chứng mà còn hỗ trợ họng nhanh lành hơn.
Cách thực hiện: chanh thái lát, xếp vào hũ, tiếp đến rót lên một lớp mật ong, sau đó lại xếp lên một lớp chanh. Tiếp tục làm như vậy cho đến khi đầy hũ thủy tinh, sau đó đậy kín lại.
Khi cần dùng, hãy lấy ra một lát chanh cùng ít mật ong, pha với nước ấm, nên uống vào buổi sáng sau khi thức dậy, chanh mật ong không chỉ tốt cho cổ họng mà còn tốt cho hệ tiêu hóa của bạn.
Trị đau họng bằng trà gừng ấm
Theo y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm, có tác dụng phát biểu, tán hàn, ôn trung, hành thủy, tiêu đàm và giải độc. Nhờ những công dụng trên mà gừng là trở thành vị thuốc quen mặt để giải quyết các vấn đề liên quan đến hô hấp như: ho, cảm, viêm họng, đau họng, ho, viêm xoang, viêm mũi. Để áp dụng bài thuốc chữa đau họng bằng trà gừng, bạn chỉ cần chuẩn bị 2 nguyên liệu rất đơn giản, đó là gừng củ tươi và nước ấm.
Cách thực hiện: giã nát 1 nhánh gừng già, cho vào cốc nước ấm, thêm vài hạt muối rồi khuấy đều. Mỗi sáng dùng 1 tách trà gừng ấm này, sau vài ngày bạn sẽ thấy các triệu chứng cải thiện rõ rệt.
Trị đau họng bằng tỏi mật ong
Chữa đau họng bằng bài thuốc từ tỏi và mật ong cũng là một phương pháp được lưu truyền và áp dụng rộng rãi trong dân gian. Theo y học cổ truyền, tỏi có vị cay, tính ấm, khả năng sát trùng mạnh mẽ, cho nên rất hiệu quả trong việc đẩy lùi các triệu chứng như viêm họng, ho đờm và cảm lạnh. Còn theo y học hiện đại, tỏi chứa rất nhiều chất kháng viêm, kháng khuẩn tự nhiên, trong đó đặc biệt phải kể đến Allicin – một loại kháng sinh có công dụng ức chế mạnh sự phát triển của vi khuẩn gram, nấm. Do đó, ứng dụng của tỏi trong điều trị đau họng không chỉ dựa trên kinh nghiệm lâu đời mà còn có căn cứ khoa học rõ ràng.
Cách thực hiện:
- Tỏi tươi lột sạch vỏ, mang đi đập dập.
- Bỏ tỏi vào bát nhỏ, thêm mật ong, trộn đều.
- Hấp cách thủy trong 15 phút, chắt lấy nước cốt rồi uống, dùng từ 2-3 lần mỗi ngày.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Top 8 cách trị đau họng tại nhà đơn giản và hiệu quả nhất!
Xịt họng AFree – hỗ trợ điều trị dứt điểm đau rát họng
Khi điều trị đau rát họng, điểm mấu chốt là bạn phải vệ sinh cổ họng sạch sẽ để loại bỏ tác nhân gây bệnh cũng như phòng tránh mầm bệnh khác tranh thủ xâm nhập nhân lúc họng đang tổn thương. Súc miệng bằng nước muối là một hình thức vệ sinh họng hiệu quả tuy nhiên chưa thật sự tối ưu bởi nước muối chỉ giúp tiêu diệt một số loại vi khuẩn gây bệnh nhất định trong khoang miệng.
Nếu như bạn đang băn khoăn vậy vệ sinh họng bằng cách nào tối ưu nhất thì AFree chính là đáp án hoàn hảo dành cho bạn. Với thành phần ZnI2, DMSO (Dimethyl sulfoxide), Đường kính, Natri benzoat, Tartrazin, hương hoa quả, nước tinh khiết được kết hợp một cách hoàn hảo, AFree không chỉ đem đến công dụng tiêu diệt virus, vi khuẩn gây bệnh hô hấp mà còn giúp làm dịu cổ họng, giảm sưng viêm nhanh chóng.
Sản phẩm được bảo hộ độc quyền bởi Công ty Thái Minh – công ty dược phẩm uy tín đã có thâm niên 10 năm trên thị trường dược phẩm Việt Nam, nổi tiếng với các sản phẩm chất lượng như Khương Thảo Đan, Tràng Phục Linh, Vương Bảo, …Do đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm gửi gắm niềm tin và lựa chọn AFree để hỗ trợ khắc phục chứng đau họng nhanh hơn, an toàn hơn.
Lời kết
Trong bài viết trên, chúng tôi đã cung cấp những thông tin đầy đủ nhất về các thuốc điều trị đau họng. Hy vọng đã giúp bạn giải đáp đầy đủ những băn khoăn của mình.
Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về đau rát họng cũng như sản phẩm AFree, vui lòng gọi đến tổng đài miễn cước 18009068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp tường tận.