Thời điểm giao mùa, bạn rất dễ mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên như viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản,… Ngoài việc áp dụng các cách chữa trị tại nhà, bạn có thể tìm mua một số loại thuốc trị viêm đường hô hấp trên. Vậy cụ thể nên dùng thuốc gì và trong trường hợp nào? Điều này sẽ được chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Thế nào là viêm đường hô hấp trên?
Viêm đường hô hấp trên hay còn gọi là nhiễm trùng đường hô hấp, đây là bệnh lý phổ biến thứ 4 trên toàn thế giới. Theo ước tính của WHO, năm 2015 trên thế giới có khoảng 17,2 tỷ người viêm đường hô hấp.
Nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn, virus, nấm mốc xâm nhập vào các bộ phận của hệ hô hấp trên như mũi, xoang, hầu, họng, xoang và thanh quản. Bệnh thường gặp nhất vào thời điểm giao mùa (thu-đông) bởi đây là lúc hệ miễn dịch bị suy yếu, dễ mắc bệnh.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Đừng chủ quan khi bị viêm đường hô hấp!
Khi nào nên dùng thuốc để chữa viêm đường hô hấp trên?
Với người bệnh có sức đề kháng tốt, các triệu chứng viêm đường hô hấp trên thường sẽ tự hết theo thời gian. Thông thường chỉ sau 1-2 tuần, người bệnh sẽ khoẻ trở lại mà không cần dùng thuốc.
Còn đối với trường hợp viêm đường hô hấp trên thể cấp, người trên 65 tuổi hoặc trẻ nhỏ lớn hơn hai tuổi, phụ nữ có thai và những người mắc bệnh mãn tính nên được điều trị bằng thuốc để tránh biến chứng. Không nên tiếp tục điều trị bằng kinh nghiệm dân gian hay thảo dược bởi chúng cần thời gian lâu để đạt hiệu quả.
Ngoài ra, có thể dùng thuốc với các bệnh viêm đường hô hấp trên thông thường (như cúm, viêm họng, viêm amidan,…) trong trường hợp có triệu chứng ho đờm, sốt cao, đau tức ngực, sưng viêm. Tùy thuộc nguyên nhân gây bệnh và tình trạng sức khỏe mà phác đồ điều trị viêm đường hô hấp mà bác sĩ sẽ kê các loại thuốc khác nhau.
Một số loại thuốc trị viêm đường hô hấp trên thường gặp
Viêm đường hô hấp trên chủ yếu do virus gây ra, do đó chưa có bất kỳ loại thuốc này điều trị triệt để. Những loại thuốc chỉ chủ yếu làm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu. Cụ thể từng loại thuốc đó là:
Thuốc giảm đau, hạ sốt
Triệu chứng thường gặp nhất ở bệnh viêm đường hô hấp trên là sốt. Nếu người bệnh sốt quá cao (nhiệt độ trên 38,5 độ), dùng các biện pháp hạ sốt chườm lạnh thông thường mà mãi không hạ sốt thì nên dùng đến nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt như paracetamol, aspirin và các NSAIDs.
Bạn có thể mua một số loại thuốc chứa các hoạt chất kể trên là Panadol, Efferalgan, Paracetamol, Naproxen, Tylenol, Ketorolac,… để điều trị. Những thuốc này đều là thuộc nhóm thuốc không kê đơn vì vậy bạn có thể dễ dàng tìm mua ở các nhà thuốc, chuỗi nhà thuốc.
Trong nhóm này, paracetamol là hoạt chất quen thuộc nhất, được sử dụng rộng rãi tuy nhiên cần sử dụng đúng liều và có khoảng cách giữa các lần hợp lý. Thông thường, cần dùng thuốc cách nhau ít nhất 4 – 6 giờ. Dùng Paracetamol điều trị quá liều không làm tăng hiệu quả mà gây tác dụng phụ, đặc biệt là tổn thương gan.
Liều dùng thuốc giảm đau hạ sốt dựa theo cân nặng, viên thuốc được chia liều uống cho mỗi đối tượng trẻ em và người trưởng thành. Ví dụ về liều dùng của paracetamol là:
- Người lớn: 3g/ngày, chia làm 4 hoặc 6 lần, cách nhau ít nhất 4 giờ.
- Trẻ em: 60mg/kg/ngày, chia làm 4 hoặc 6 lần, tức là 15 mg/kg mỗi 6 giờ hoặc 10 mg/kg mỗi 4 giờ.
Thuốc kháng sinh
Kháng sinh chỉ được phép sử dụng khi xác định chính xác nguyên nhân gây viêm đường hô hấp là do vi khuẩn, cũng như phân loại được loại vi khuẩn là gì. Một số loại thuốc kháng sinh thường được bác sĩ chỉ định là: Amoxicillin, Augmentin, Erythromycin, Cefixime, Clarithromycin, Sulfamethoxazole,…
Không tự ý sử dụng kháng sinh khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ. Điều này có thể khiến cơ thể bị nhờn thuốc, giảm sức đề kháng, ảnh hưởng đến gan, thận. Từ đó gây khó khăn cho việc điều trị bệnh nhiễm khuẩn sau này.
Khi bị viêm đường hô hấp trên, thay vì lập tức sử dụng các loại thuốc kháng sinh, bạn nên tăng cường bổ sung dinh dưỡng và có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý để cải thiện tình trạng bệnh.
☛ Tham khảo thêm tại: Bệnh viêm đường hô hấp trên có lây không? Cách phòng ngừa hiệu quả
Thuốc trị cúm
Điều trị đặc hiệu bằng thuốc kháng virus được dùng trong các trường hợp nhiễm cúm có biến chứng hoặc có yếu tố nguy cơ. Cụ thể như bị cúm nặng, cúm ác tính hoặc cúm trên những bệnh nhân có nguy cơ dễ diễn biến nặng và có biến chứng như người cao tuổi, trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai, người có các bệnh lý mạn tính như tiểu đường, bệnh tim mạch, suy thận, béo phì…
Theo nghiên cứu, các liệu pháp kháng virus như thuốc ức chế neuraminidase oseltamivir (Tamiflu) và zanamivir (Relenza) có thể làm giảm thời gian mắc bệnh nếu bắt đầu sử dụng trong vòng 48 giờ kể từ khi có triệu chứng đầu tiên khởi phát. Vì vậy, khi có dấu hiệu mắc cúm hoặc đến mùa dịch bạn nên mua những loại thuốc trên về uống, phòng bệnh.
Thuốc kháng viêm
Viêm là một phản xạ tự bảo vệ của cơ thể. Do vậy, các trường hợp viêm đường hô hấp trên nhẹ như: viêm họng, viêm amidan,… thường không phải sử dụng thuốc.
Nếu có dấu hiệu của sự phù nề, sưng tấy, bạn có thể sử dụng thuốc nhóm thuốc chống viêm chứa thường chứa các hoạt chất là: betamethasone, hydrocortisone, dexamethasone, fluocinolone,…
Thuốc thông mũi
Thuốc thông mũi thường có chứa thành phần thuộc nhóm kháng histamin giúp ức chế hoạt động quá mức của các thụ thể gây viêm trên niêm mạc mũi từ đó giảm sự tiết dịch, phù từ đó giúp chống nghẹt, tắc mũi.
Một số hoạt chất thường có trong các thuốc thông mũi như: oxymetazoline, phenylephrine, Pseudoephedrine… Thông thường, các thuốc thông mũi có ở dạng viên uống, thuốc xịt và thuốc nhỏ tùy vào nhu cầu sử dụng của người bệnh.
Nếu bạn bị cao huyết áp, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi dùng thuốc thông mũi vì chúng có thể khiến bạn tăng huyết áp. Nguy hiểm hơn là sử dụng thuốc thông mũi kéo dài có thể gây viêm màng nhầy mạn tính vì thế chỉ nên sử dụng theo chỉ đình.
Thuốc giảm ho
Ho thực chất là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp đẩy vi trùng và chất nhầy ra ngoài. Tuy nhiên, ho liên tục có thể không tốt cho sức khỏe. Do đó, các thuốc giảm ho có thể được dùng nếu cơn ho ảnh hưởng đến giấc ngủ và cuộc sống hàng ngày của bạn.
Thông thường các bác sĩ sẽ kê cho bạn các thuốc ức chế trung tâm gây ho ở não như: codein, guaifenesin, dextromethorphan,… Hoặc bạn có thể dùng viên ngậm ho có chiết xuất từ dược liệu, tác dụng bổ phế, làm dịu cơn ho rất hiệu quả.
☛ Có thể bạn muốn biết: Viêm đường hô hấp có nguy hiểm không?
Thuốc long đờm
Trong trường hợp viêm đường hô hấp trên có xuất hiện đờm đặc trong cổ họng gây khó chịu thì nên sử dụng các thuốc có tác dụng long đờm, loãng đờm để giảm vướng víu. Các thuốc trong nhóm long đờm gồm có: acetylcystein, carbocystein, bromhexin, ambroxol, eprazinon…
Các thuốc này có tác dụng làm lỏng các dịch tiết tiết ra từ niêm mạc khí quản – phế quản do làm thay đổi cấu trúc của dịch nhầy, dẫn đến giảm độ nhớt, độ quánh đặc của đàm nhầy trong phế quản. Vì vậy, các chất nhầy đàm có thể di chuyển dễ dàng và được tống ra khỏi đường hô hấp bằng hệ thống lông chuyển hoặc bằng sự khạc đờm.
Một số lưu ý khi dùng thuốc trị viêm đường hô hấp trên
Khi sử dụng thuốc Tây y để giảm nhanh các triệu chứng của viêm đường hô hấp trên các bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
- Sử dụng đúng loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Các bác sĩ thường kê đơn theo các yếu tố như vị trí nhiễm khuẩn, phạm vi ảnh hưởng của thuốc và cơ địa cụ thể của người bệnh. Do đó, việc tự ý sử dụng thuốc kháng sinh sẽ không mang lại tác dụng điều trị như mong muốn.
- Sử dụng thuốc đúng liều lượng và thời gian: Theo kê đơn của bác sĩ, bạn cần sử dụng đúng liều lượng thuốc và tuân thủ thời gian dùng thuốc. Không dùng thuốc quá liều hoặc quá thời gian chỉ định. Trong trường hợp dùng thuốc đúng như thời gian bác sĩ kê đơn nhưng không khỏi bệnh hoặc xuất hiện nhiều tác dụng phụ bạn cần đi khám lại để bác sĩ có phương án chữa trị phù hợp.
- Không sử dụng thuốc vào lúc đói: Bởi khi đói là lúc dạ dày hoạt động mạnh mẽ nhất, nếu uống các loại thuốc có tác dụng phụ loét dạ dày tá tràng như NSAIDs vào lúc này có thể gây đau dạ dày ruột hoặc làm giảm tác dụng của thuốc.
Chăm sóc bệnh nhân viêm đường hô hấp trên
Bên cạnh việc dùng thuốc để điều trị bệnh viêm đường hô hấp trên thì trong thời gian này, người bệnh cũng cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Những hoạt động như tập thể dục thể thao, làm việc nặng nhọc, học tập,…chỉ nên ở mức vừa phải, không quá sức.
Cần uống nhiều nước để bù lại lượng nước đã mất đi do chảy nước mũi, sốt. Bổ sung những loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng như: cam, bưởi, đu đủ, dâu tây, súp lơ, rau bina, cà rốt, hành…
Trong thời gian bị bệnh, bạn nên hạn chế sử dụng các chất kích thích như cà phê, bia rượu vì dễ sẽ làm cho bệnh nặng và lâu khỏi hơn. Đặc biệt, không nên hút thuốc lá bởi những thành phần trong khói thuốc gây hại cho phổi và tăng gánh nặng cho hệ hô hấp trên.
Ngoài ra, để tránh mắc viêm đường hô hấp trên, những biện pháp phòng ngừa giúp hạn chế nguy cơ lây bệnh mà mọi người cần nhớ đó là:
- Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh, hạn chế đến những nơi đông người khi có dịch.
- Đeo khẩu trang mỗi khi nói chuyện với người bệnh vì vi khuẩn, virus có thể lây qua giọt bắn.
- Rửa tay thật sạch sẽ trước khi ăn uống và khi đi ra ngoài về.
- Không nằm ngủ điều hòa quá lạnh, dùng máy tạo độ ẩm trong phòng.
- Giữ ấm cho cơ thể khi trời lạnh bằng cách mặc áo len cao cổ, quàng khăn, đeo găng tay, đeo tất,…
- Tiêm phòng đầy đủ để phòng ngừa mắc cúm, viêm phổi do phế cầu.
Sử dụng xịt họng AFree để phòng ngừa viêm đường hô hấp trên
Xịt họng AFree được bảo hộ độc quyền bảo hộ độc quyền tại Nhật với công ty dược phẩm Thái Minh trực tiếp là chủ đơn bảo hộ. AFree có tác dụng phòng viêm nhiễm đường hô hấp do virus và vi khuẩn dựa trên sự kết hợp của Kẽm iod (ZnI2) với Dimethyl sulfoxide (DMSO).
Tổ hợp này cho thấy tác dụng hiệp đồng mạnh mẽ trong việc chống oxy hoá, kiểm soát quá trình viêm do khả năng tiêu diệt và ngăn ngừa tác nhân gây bệnh. Ngoài ra, dung dịch AFree còn có tác dụng nhanh, chỉ sau từ 1-2 ngày, giúp giải quyết nhanh các vấn đề của hô hấp trên, như viêm họng, đau rát họng, ho, nhiệt miệng, viêm amidan,…
Xịt họng AFree được khuyên dùng cho trẻ em từ 3 tuổi trở lên và người lớn nếu có các dấu hiệu về viêm đường hô hấp trên. Đặc biệt giúp trẻ em và người lớn tăng sức đề kháng vùng hầu họng.
Lời kết
Hy vọng với những chia sẻ trên đây, bạn đã có thêm thông tin cần thiết về các loại thuốc trị viêm đường hô hấp trên và áp dụng một cách hiệu quả, an toàn nhất cho cả gia đình.
Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh viêm đường hô hấp và sản phẩm AFree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 9068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.