Nhiệt miệng là bệnh lý phổ biến mà ai cũng sẽ mắc phải một lần trong đời. Thế nhưng với một số trường hợp thì người bệnh sẽ liên tục bị tái phát nhiệt miệng. Điều này gây đau đớn, khó chịu và làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của họ. Vậy tình trạng này có nguy hiểm không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Thế nào là bệnh nhiệt miệng?
Nhiệt miệng hay còn gọi là áp tơ miệng, lở miệng,… là tình trạng xuất hiện ở trong khoang miệng những vết loét nhỏ, nông tại một số vị trí như: môi, nướu, lợi, má trong, lưỡi, dưới lưỡi,… Chúng thường có kích thước nhỏ, đường kính từ khoảng 2-8mm, có hình tròn hoặc bầu dục, có màu trắng hoặc vàng, viền xung quanh có màu đỏ.
Khi mắc phải, người bệnh sẽ cảm thấy đau xót, khó chịu, nhất là khi ăn phải đồ mặn hoặc cay nóng. Từ đó sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt của người bệnh. Thế nhưng bệnh sẽ tự khỏi sau khoảng 7-14 ngày, các vết nhiệt sẽ se lại, không còn cảm giác đau và bệnh khỏi dần.
☛ Tìm hiểu chi tiết: Bệnh nhiệt miệng là gì?
Thường xuyên bị nhiệt miệng liên tục do đâu?
Thiếu chất dinh dưỡng trong cơ thể
Cơ thể thiếu hụt các chất dinh dưỡng cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng thường xuyên. Khi cơ thể bị thiếu chất sẽ làm cho sức khoẻ suy yếu, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh. Theo y học hiện đại nghiên cứu, những người thường xuyên bị nhiệt miệng là do thiếu một số chất như: B2, B3, B12, kẽm, sắt,…
Hệ miễn dịch yếu
Khoang miệng của con người là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn gây các bệnh về khoang miệng. Những người có hệ miễn dịch suy yếu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây nhiệt miệng. Đặc biệt, các vết nhiệt này thường sẽ sâu hơn, có kích thước to hơn và lâu lành.
Rối loạn nội tiết tố
Khi nội tiết tố trong cơ thể rối loạn sẽ khiến cho khí âm tích tụ trong gan, thận,… dẫn đến tình trạng nóng trong người gây nhiệt miệng. Khi đó sẽ làm xuất hiện các nốt mụn nhọt, lở loét ở các mô mềm trong khoang miệng. Những đối tượng dễ gặp phải thường là phụ nữ đang mang thai hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt.
Do suy giảm chức năng gan
Gan là cơ quan rất quan trọng của cơ thể, chúng chuyển hoá các chất dinh dưỡng và lọc bỏ các chất độc hại để đào thải chúng ra khỏi cơ thể. Nếu chức năng gan bị suy giảm, sẽ khiến cho độc tố tích tụ trong cơ thể và gây ra những vết loét ở niêm mạc miệng.
Mắc một số bệnh lý về răng miệng
Khi chúng ta mắc một số bệnh lý về răng miệng như: sâu răng, viêm nha chu, viêm lợi,… cũng là nguyên nhân rất dễ gây nhiệt miệng. Khi mắc các bệnh lý đó sẽ làm ảnh hưởng đến cơ chế tự miễn của cơ thể, tạo cho vi khuẩn gây hại tấn công sang mô mềm trong khoang miệng, từ đó hình thành các vết loét gây nhiệt miệng thường xuyên.
Căng thẳng, stress
Căng thẳng, stress kéo dài sẽ khiến cho cơ thể chán nản, mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ làm mất đi căn bằng sinh học của cơ thể, từ đó sức đề kháng suy giảm. Khi ấy, vi khuẩn sẽ có cơ hội phát triển và gây bệnh. Bên cạnh đó, tình trạng nhiệt miệng sẽ diễn ra thường xuyên gây nhiều đau đớn cho người bệnh.
☛ Tham khảo thêm: Nguyên nhân hay bị nhiệt miệng thường xuyên
Bệnh Herpes
Bệnh Herpes còn có tên gọi khác là mụn rộp môi gây ra bởi loại virus có tên Herpes Simplex (HSV). Đây là tình trạng xuất hiện những vết phồng mụn nước nhỏ ở trên môi và xung quanh miệng. Loại virus này có thể lay từ người qua người bằng cả đường trực tiếp hoặc gián tiếp. Bạn sẽ thấy những nốt mụn nước xuất hiện rồi vỡ ra tạo thành vết nhiệt. Bệnh này kéo dài khoảng hơn 2 tuần và có thể tự khỏi.
Viêm ruột Crohn
Đây là tình trạng viêm mãn tính ở từng vùng của đường ruột. Bệnh này gây ra những vết loét từ ruột non đến đại tràng, gây không tốt đến hệ tiêu hóa. Người bệnh sẽ có những biểu hiện như sút cân nhanh, mệt mỏi do không cơ thể không hấp thụ được chất dinh dưỡng. Với những trường hợp nặng hơn thì cơ thể sẽ bị suy nhược nặng, gây ảnh hưởng đến tính mạng.
Bệnh Celiac
Bệnh Celiac là tình trạng cơ thể bị dị ứng với gluten có chứa trong các thực phẩm như: lúa mì, yến mạch, lúa mạch. Đây là loại bệnh hiếm gặp, tỉ lệ chỉ khoảng 1/100 người mắc bệnh. Khi cơ thể không dung nạp gluten sẽ khiến hệ tiêu hóa rối loạn nghiêm trọng. Chúng có thể gây ra những biến chứng như: hẹp thành ruột, viêm loét ruột non, đối với trẻ nhỏ mắc bệnh này thì chậm phát triển và suy dinh dưỡng.
Bệnh Behcet
Bệnh lý này khiến cho hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức và làm nguy hại đến những bộ phận khác ở cơ thể. Khi ấy gây ra viêm mạch máu toàn thân, đặc biệt là tĩnh mạch. Người bệnh sẽ có cảm thấy mình bị đau ở mạch máu, mắt, miệng, khớp, não, dây thần kinh và bộ phận sinh dục. Những triệu chứng điển hình của bệnh thường là xuất hiện những vết nhiệt, viêm mắt, mờ mắt, xuất hiện nốt đỏ dưới da, da đầu, sốt,…
☛ Tìm hiểu thêm: Nhiệt miệng thường xuyên là dấu hiệu bệnh gì?
Nhiệt miệng thường xuyên có nguy hiểm không?
Nhiệt miệng là bệnh lành tính, không gây nguy hiểm nghiêm trọng. Tình trạng này có thể tự khỏi sau khoảng 7-10 ngày và sẽ mau lành hơn nếu điều trị đúng cách. Thế nhưng, nếu tình trạng nhiệt miệng xảy ra thường xuyên và không được điều trị kịp thời thì có thể sẽ dẫn đến những biến chứng: vết loét bị viêm cấp, sốt cao, nổi hạch tại góc hàm.
Với những vết loét nhiệt nặng hơn có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm nặng gây áp xe trong miệng. Khi đó, các vết loét bị sưng viêm có thể sẽ lan ra cả lưỡi, má hàm,.. gây nhiễm trùng xoang hàm, viêm mô tế bào, dẫn đến áp xe não, gây nhiễm trùng não nguy hiểm đến tính mạng. Người bệnh sẽ thấy cơ thể bị suy nhược, đi kèm với đó là sốt cao, mạch nhanh, môi khô, lưỡi bẩn,…
Ngoài ra, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo căn bệnh nguy hiểm khác là ung thư lưỡi. Bệnh ung thư lưỡi có thể chữa khỏi nếu được phát hiện kịp thời nhưng đa số mọi người đều chủ quan vì lầm tưởng với nhiệt miệng ở lưỡi. Đến khi phát hiện ra thì bệnh thường ở giai đoạn cuối nên việc điều trị vô cùng khó khăn. Chính vì thế, người bệnh cần thận trọng hơn với những nốt nhiệt ở vùng lưỡi.
Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Nếu thấy tình trạng vết loét không thuyên giảm mà còn đi kèm với những biểu hiện dưới đây thì bạn cần đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để thăm khám:
- Vết loét lan ra to hơn và xuất hiện nhiều hơn.
- Nhiệt miệng kéo dài hơn 10 ngày không khỏi dù đã áp dụng các cách chữa tại nhà.
- Có cảm giác đau rát ở vết loét dù không chạm vào.
- Sốt cao, đau đầu.
- Xuất hiện các vết mụn rộp ở ngoài môi (dấu hiệu của bệnh Herpes).
Trong trường hợp nhiệt nặng, bác sĩ sẽ làm một số xét nghiệm cần thiết (sinh tiết, xét nghiệm máu) để tìm ra nguyên nhân chính xác. Khi đó sẽ có những phương phác điều trị phù hợp để tránh bệnh tái phát lại và xảy ra những biến chứng ngoài mong muốn.
Phải làm gì khi bị nhiệt miệng thường xuyên
Người bệnh có thể tham khảo một số cách dưới đây để làm giảm triệu chứng của bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Thay đổi lối sống
- Có chế độ ăn uống khoa học, bổ sung nhiều rau củ xanh, trái cây tươi có chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng.
- Không ăn những thực phẩm cay nóng, mặn, nhiều dầu mỡ, có tính axit cao, đồ khô cứng, góc cạnh. Không uống rượu bia và hút thuốc lá.
- Ăn đồ ăn mềm, loãng, hấp, luộc để tránh làm tổn thương các vết nhiệt.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng nước muối thường xuyên 2-3 lần/ ngày, sử dụng bàn chải có đầu lông mềm,…
- Bổ sung đủ nước cho cơ thể, có thể uống nước ép rau củ, hoa quả để bổ sung dinh dưỡng.
- Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh tạo áp lực cho bản thân. Thường xuyên tập thể dục thể thao để nâng cao sức khoẻ.
Áp dụng mẹo dân gian chữa nhiệt
Súc miệng nước muối: Nước muối có tính sát khuẩn, chống viêm, tiêu diệt và ngăn ngừa vi khuẩn gây hại trong khoang miệng một cách hiệu quả. Ngoài ra, nước muối còn làm se nhanh vết nhiệt giúp bệnh mau lành hơn. Bạn sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng 2-3 lần/ ngày, mỗi lần khoảng 15-30 giây rồi nhổ đi.
Bôi mật ong: Mật ong được ví như một loại kháng sinh tự nhiên rất tốt cho sức khoẻ con người. Bên cạnh đó mật ong còn có tính kháng khuẩn, chống viêm, làm lành nhanh vết loét rất tốt. Bạn sử dụng mật ong nguyên chất bôi trực tiếp lên vết nhiệt, thực hiện 3 lần/ ngày. Bạn nên bôi sau ăn và trước khi đi ngủ để có hiệu quả tốt nhất.
Uống nước bột sắn: Bột sắn có tính mát, vị ngọt có tác dụng thanh nhiệt, giải độc rất tốt. Chính vì thế hay được sử dụng để chữa các bệnh như nhiệt miệng, mụn nhọt. Bạn pha 1-2 thìa bột sắn với nước lọc, khuấy đều và uống trực tiếp. Đối với trẻ nhỏ, bạn nên nấu chín bột sắn đến khi sánh mịn rồi mới cho trẻ ăn.
Đắp bã chè khô: Thành phần có trong bã chè khô có hợp chất tanin, giúp làm giảm đau, sưng và chống viêm rất tốt. Bởi vậy nên những người bị nhiệt miệng thường sử dụng bã chè khô để đắp trực tiếp lên vết nhiệt. Thực hiện cách này vài ngày sẽ thấy nốt nhiệt se lại nhanh chóng.
Chườm đá lạnh: Chườm một viên đá lạnh có thể giúp bạn giảm đau và sưng ở vết nhiệt. Bởi đá giúp làm chậm lượng máu đến vết nhiệt làm giảm sưng rất tốt. Trước khi chườm đá, bạn nên súc miệng với nước để làm sạch khoang miệng.
☛ Tham khảo thêm tại: Những cách trị nhiệt miệng nhanh nhất
Sử dụng thuốc Tây y
Bạn có thể sử dụng một số loại thuốc bôi không kê đơn ở dạng gel, mỡ để khắc phục triệu chứng nhiệt miệng. Các loại thuốc bôi thường chứa chất gây tê làm giảm cảm giác đau, chống viêm giúp bệnh mau lành hơn như: benzocaine, lidocain, acetonide, fluocinonide,…
Bên cạnh đó có thể dùng một số thuốc dạng uống: thuốc kháng sinh (kết hợp hoạt chất sulfamethoxazon và trimethoprim), thuốc kháng nấm (fluconazol, intraconazol, nystatin) để dùng cho vết nhiệt bội nhiễm nấm, thuốc kháng virus (acyclovir, famciclovir,…) trong trường hợp nhiệt miệng do virus.
Ngoài ra, người bệnh có thể bổ sung thêm vitamin B12, PP, C, sắt, kẽm để nâng cao sức khoẻ, giúp vết loét mau lành.
☛ Xem thêm thêm tại: Uống kháng sinh gây nhiệt miệng và những điều cần biết!
Xịt họng AFree – giải pháp cho người bị nhiệt miệng
Xịt họng AFree là sản phẩm được phát triển từ bằng phát minh sáng chế số US2018/0353539 được chuyển nhượng từ Invenmed-Hoa Kỳ. Đã được gửi bảo hộ độc quyền tại Nhật, với số hồ sơ 2020-064573, hồ sơ bảo hộ quốc tế số ATF-551PCT.
Với sự kết hợp của ZnI2 với DMSO là một trong những thành phần chính của dung dịch xịt họng AFree có tác dụng ngăn chặn và tiêu diệt các loại virus, vi khuẩn gây ra bệnh nhiệt miệng. Bên cạnh đó, xịt họng AFree còn bao gồm các chiết xuất từ keo sáp ong, tinh dầu gừng, tinh dầu khuynh điệp giúp kháng viêm, giảm sưng đau và làm lành các vết nhiệt miệng hiệu quả.
Ngoài công dụng hỗ trợ điều trị nhiệt miệng, sử dụng xịt họng AFree còn đem lại những tác dụng sau:
- Phòng viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn.
- Giúp giảm ho, sưng viêm, đau rát họng.
- Làm dịu nhẹ các triệu chứng viêm, đau rát họng.
- Phòng viêm phế quản, ho lâu ngày ở trẻ em và người lớn.
Cách sử dụng AFree để hỗ trợ điều trị nhiệt miệng hiệu quả tốt nhất: Ngày xịt 4-6 lần, mỗi lần 5-6 nhịp vào vết nhiệt hoặc khu vực khoang miệng bị tổn thương. Hoặc pha dung dịch với nước theo tỉ lệ 1:20 để sát khuẩn khoang miệng ngày 3 lần, mỗi lần 25-30ml. (Lưu ý: Không dùng AFree cho trẻ em dưới 3 tuổi, phụ nữ có thai và đang cho con bú)
Đặt mua AFree về tận nhà TẠI ĐÂY
Địa chỉ mua xịt họng AFree trên toàn quốc
Lời kết
Hy vọng qua bài viết trên đã giúp bạn biết được tình trạng nhiệt miệng thường xuyên liên tục. Từ đó sẽ giúp bạn nhận biết được hơn về bệnh và có những cách điều trị phù hợp, ngăn ngừa bệnh tái phát thường xuyên. Đồng thời, nếu thấy có những biểu hiện bất thường ở vết nhiệt thì bạn nên đến bệnh viện để thăm khám. Nếu còn diều gì thắc mắc về bệnh cũng như sản phẩm AFree, bạn có thể gọi tới tổng đài miễn cứu 18009086 để được các chuyên gia hỗ trợ, giải đáp.