Đau họng, rát họng là triệu chứng chắc hẳn ai cũng từng gặp phải, đặc biệt khi trời chuyển lạnh. Ngoài đau họng, bạn có thể gặp một số triệu chứng khó chịu khác đi kèm. Vậy các dấu hiệu, biểu hiện khi bị rát họng là gì? Để giải đáp thắc mắc này, bạn đọc hãy cùng theo dõi những chia sẻ trong bài viết sau đây!
Mục lục
- Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau rát cổ họng
- Các biểu hiện đau rát cổ họng thường gặp
- Các dấu hiệu đau họng cần đặc biệt lưu ý
- Triệu chứng đau họng khi nào cần gặp bác sĩ?
- Các phương pháp trị triệu chứng đau rát cổ họng
- Lưu ý khi có dấu hiệu đau họng
- Xịt họng AFree – giảm nhanh đau rát họng nhanh chóng tại nhà
Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau rát cổ họng
Đau rát họng là tình trạng cổ họng đang bị tổn thương dẫn đến đau đớn, nóng rát. Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra triệu chứng này, trong đó, phổ biến nhất là do các tác nhân bên ngoài tấn công vào đường hô hấp. Sau đây là một số nguyên nhân thường gặp:
– Nhiễm virus: Hầu hết các trường hợp đau rát họng đều là do nhiễm virus như virus cảm lạnh, cảm cúm, thủy đậu, quai bị… Đặc biệt, thời tiết thay đổi chính là điều kiện thuận lợi để virus phát triển và nhân lên.
– Nhiễm vi khuẩn: Vi khuẩn cũng là một tác nhân thường gặp khác gây đau họng, trong đó, phổ biến nhất là liên cầu nhóm A. Khi cơ thể bị suy yếu, các vi khuẩn có thể phát triển, tấn công và gây nhiễm trùng khu vực hầu họng.
– Dị ứng: Đây là tình trạng mà hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với các yếu tố vô hại như phấn hoa, lông thú, bụi… Khi đó, cổ họng cũng có thể bị kích ứng, gây sưng đau, khó chịu.
– Do ô nhiễm không khí: Nếu phải tiếp xúc nhiều với khói bụi, khói thuốc, khí thải công nghiệp…, cổ họng rất dễ bị tổn thương, đau rát. Do đó, bạn nên thường xuyên đeo khẩu trang như một lá chắn để bảo vệ đường hô hấp.
– Do tính chất công việc: Nói nhiều, nói lâu khiến các cơ ở cổ họng phải liên tục hoạt động với cường độ cao, dễ bị căng và đau. Nguyên nhân này thường gặp nhất là ở những người làm công việc như giáo viên, công nhân, người dẫn chương trình…
– Do trào ngược dạ dày – thực quản: Đây là bệnh lý trong đó cơ vòng thực quản dưới bị suy yếu hoặc do dạ dày bị quá tải, dịch dạ dày và thức ăn trào ngược từ dạ dày lên thực quản và họng. Vì dịch vị có tính acid, nên khi tiếp xúc với họng, khu vực này có thể bị tổn thương, nóng rát.
– Do các khối u: Các khối u ung thư tuy hiếm gặp, nhưng cũng có thể là một nguyên nhân dẫn đến đau họng. Các khối u có thể xuất hiện ở cổ, lưỡi hay thanh quản, gây triệu chứng khàn giọng, khó nuốt, khó thở, đờm hoặc nước bọt lẫn máu.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: 7 nguyên nhân gây đau rát cổ họng. Bạn chớ xem thường!
Các biểu hiện đau rát cổ họng thường gặp
Đau họng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Với từng nguyên nhân, triệu chứng đau rát cổ họng cũng có những điểm đặc trưng riêng. Sau đây là một số dấu hiệu, triệu chứng thường gặp khi bị đau họng:
Cảm giác đau rát hoặc ngứa cổ họng
Đây là các dấu hiệu đau họng rất dễ nhận biết và hay gặp ở giai đoạn đầu khi bị nhiễm trùng đường hô hấp trên. Bạn thường bị ngứa họng trước, sau đó, họng bắt đầu đau tăng dần, trở nên nóng rát. Tuy nhiên, hai triệu chứng này cũng có thể xuất hiện đồng thời. Cảm giác đau đớn, ngứa ngáy sẽ khiến người bệnh thường xuyên phải ho hay hắng giọng, để giảm bớt khó chịu.
Niêm mạc họng sưng đỏ
Virus, vi khuẩn là các nguyên nhân phổ biến gây đau họng. Các yếu tố này có thể tấn công, làm tổn thương và gây viêm nhiễm ở cổ họng.
Khi đó, các chất trung gian gây viêm sẽ được giải phóng, làm mạch máu giãn nở và dẫn đến hiện tượng sưng tấy niêm mạc họng. Đồng thời, máu cũng được dẫn nhiều hơn tới vị trí viêm, khiến khu vực này trở nên nóng rát và có màu đỏ hơn bình thường.
Đau họng nặng hơn khi nuốt hoặc nói
Khi bị tổn thương, niêm mạc họng có thể bị viêm sưng và trở nên nhạy cảm hơn. Các sợi thần kinh cảm giác bị kích thích do phản ứng viêm sẽ tạo cho bạn cảm giác đau.
Đặc biệt, các cơn đau này sẽ trở nên trầm trọng hơn khi bạn ăn uống. Nguyên nhân là do cổ họng đang rất nhạy cảm lúc này phải chịu các tác động từ thức ăn, nước uống mà bạn nuốt vào. Một số trường hợp nặng, khi người bệnh chỉ nuốt nước bọt, họng cũng có thể đau tăng lên.
Tương tự, nếu bạn nói chuyện, cổ họng sẽ phải tăng cường hoạt động, dễ khiến cảm giác đau rát nghiêm trọng hơn.
Khó nuốt
Đây là một trong những triệu chứng khó chịu nhất mà người bệnh có thể phải đối mặt khi bị đau họng. Lúc này, bạn phải tốn nhiều thời gian và sức lực hơn để nuốt thức ăn xuống. Đồng thời, cổ họng sẽ hay có cảm giác bị vướng lại đồ ăn hoặc chất lỏng. Nếu xuất hiện triệu chứng này, bạn nên chọn các món ăn mềm và dùng từng ít một, để tránh bị nghẹn.
Amidan sưng, đỏ hoặc xuất hiện mủ trắng
Amidan là tổ chức bạch huyết nằm ở hai bên phía sau cổ họng. Amidan hoạt động như một cửa ngõ để ngăn ngừa virus, vi khuẩn tấn công vào đường hô hấp. Tuy nhiên, số lượng tác nhân gây bệnh quá lớn có thể làm tổn thương và gây viêm bộ phận này.
Khi đó, biểu hiện của amidan thường là sưng, đỏ, thậm chí xuất hiện các mảng hoặc mủ trắng trên bề mặt. Bạn sẽ thấy họng đau, có thể kèm theo cảm giác nhói ở hai bên tai.
Khàn tiếng, giọng nói bị nghẹt
Khàn giọng là triệu chứng hay đi kèm với đau rát cổ họng và thường do thay đổi lượng dịch nhầy trong họng. Khi đó, giọng nói của bạn bị thay đổi, trở nên thô ráp, thều thào, không còn trong trẻo như trước. Nếu xuất hiện dấu hiệu đau họng này, bạn nên tránh nói chuyện nhiều, không nói to, la hét, để cổ họng được thư giãn và có thời gian hồi phục.
Một số triệu chứng khác
Đau rát họng thường đi kèm cùng nhiều triệu chứng khó chịu khác. Ngoài các dấu hiệu bất thường tại họng như đã trình bày bên trên, đau họng do nhiễm trùng còn có thể dẫn đến các triệu chứng toàn thân khác bao gồm:
- Sốt.
- Nghẹt mũi, sổ mũi.
- Đau tai.
- Nhức mỏi cơ thể.
- Đau đầu.
- Chán ăn.
- Buồn nôn, nôn.
- Phát ban.
Các dấu hiệu đau họng cần đặc biệt lưu ý
Khi bị đau họng, bạn có thể gặp rất nhiều triệu chứng khác nhau. Với các bệnh lý đơn giản, hoặc do virus, ô nhiễm không khí, dị ứng…, triệu chứng gặp phải thường nhẹ và có thể điều trị dễ dàng. Tuy nhiên, bạn cần đặc biệt chú ý nếu có các dấu hiệu mắc kèm sau đây khi bị đau họng:
Sưng cổ hoặc lưỡi
Đây thường là biểu hiện của hạch bạch huyết bị sưng đau, khi có tình trạng viêm nhiễm. Nguyên nhân gây sưng hạch bạch huyết thường là do cảm lạnh hoặc viêm amidan. Ngoài ra, đây cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh phức tạp như HIV, lupus ban đỏ hay thậm chí là ung thư. Do đó, nếu thấy dấu hiệu đau họng này, bạn nên đi khám để kiểm tra chắc chắn và có biện pháp điều trị hợp lý.
Sốt cao
Sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể để đáp lại tình trạng nhiễm trùng. Nhiệt độ cơ thể tăng cao sẽ kích thích các tế bào chống lại sự tấn công của yếu tố gây hại như vi khuẩn, virus.
Tuy nhiên, sốt cao có thể gây mất nước, rối loạn điện giải và co giật. Đặc biệt với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn mỗi khi bé bị sốt, vì tình trạng bệnh có thể tiến triển nặng hơn rất nhanh, nhất là với đau họng do liên cầu.
Phát ban
Triệu chứng này biểu hiện bởi các nốt mẩn đỏ, sần sùi xuất hiện trên cơ thể. Với viêm họng, đau họng do nhiễm khuẩn, nốt phát ban thường ở vùng cổ, ngực và hay gặp ở trẻ em. Triệu chứng phát ban toàn thân thường cảnh báo viêm họng nhiễm khuẩn nặng. Lúc này, người bệnh cần được điều trị và theo dõi cẩn thận.
Ngoài ra, đây cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh khác hay mắc ở trẻ như sởi, rubella. Các bệnh này cần được điều trị và chăm sóc đúng cách, nếu không có thể gây các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là tử vong.
Cứng cổ
Khi bị đau họng kèm theo cứng cổ, bạn rất có thể đang bị mắc viêm màng não. Bệnh lý này là do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng xâm nhập gây nhiễm trùng, tổn thương màng não.
Đây là một bệnh nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, khi thấy dấu hiệu đau họng kèm theo đau đầu dữ dội, cứng cổ, sợ ánh sáng…, bạn cần liên hệ ngay với các cơ sở y tế để được trợ giúp càng sớm càng tốt.
Triệu chứng đau họng khi nào cần gặp bác sĩ?
Tốt nhất, khi có dấu hiệu, biểu hiện đau rát cổ họng, bạn nên đi khám để xác định chính xác nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp nhất. Đặc biệt, bạn nên liên hệ sớm với bác sĩ nếu gặp phải các triệu chứng sau đây:
- Đau họng nghiêm trọng, không đỡ sau 7 ngày hoặc thường xuyên tái phát.
- Khó thở hoặc đau khi thở.
- Khó mở miệng.
- Khó nuốt.
- Sốt cao (trên 38,5 độ C).
- Đau tai.
- Đờm hoặc nước bọt lẫn máu.
- Thấy u cục ở cổ họng.
- Cứng cổ.
Bạn có thể tham khảo rõ hơn các thông tin và cách xử trí khi xuất hiện triệu chứng đau rát họng qua video sau đây:
Các phương pháp trị triệu chứng đau rát cổ họng
Các triệu chứng đau rát họng thường ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống. Do đó, bạn nên có phương pháp điều trị, để giải quyết kịp thời tình trạng này. Sau đây là một số biện pháp thường được áp dụng để trị đau họng, bạn có thể tham khảo:
Sử dụng thuốc
Một số loại thuốc thường dùng để trị triệu chứng đau rát cổ họng bao gồm:
- Thuốc kháng sinh: Bạn có thể được kê kháng sinh (Amoxicillin, Cephalexin…), khi nguyên nhân đau họng là do vi khuẩn.
- Thuốc giảm đau: Các thuốc giảm đau không kê đơn như Paracetamol, Ibuprofen… có thể giúp xoa dịu cơn đau họng do nhiều nguyên nhân khác nhau.
- Corticosteroid: Corticosteroid (Dexamethasone, Prednisolone…) có tác dụng giảm sưng, viêm, đau họng rất nhanh chóng.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Tổng hợp các loại thuốc trị đau rát họng hiệu quả hiện nay
Phương pháp dùng nguyên liệu tự nhiên
Ngoài dùng thuốc, việc sử dụng các nguyên liệu tự nhiên cũng là biện pháp được nhiều người áp dụng để giảm đau họng. Bạn có thể thực hiện một số phương pháp như sau:
– Dùng mật ong: Mật ong có tác dụng hồi phục tổn thương và xoa dịu cơn đau họng. Bạn có thể pha mật ong với nước ấm hoặc chế thêm chanh, gừng để uống hàng ngày.
– Súc miệng nước muối: Người bệnh nên súc miệng khoảng 3 giờ một lần bằng nước muối sinh lý. Nước muối sẽ giúp giữ khu vực miệng họng sạch sẽ, giảm đau và sưng họng.
– Sử dụng bạc hà: Bạn có thể dùng bạc hà tươi giã ra, chắt lấy nước uống, hoặc hãm với các loại trà. Triệu chứng nóng rát cổ họng sẽ đỡ dần, chỉ sau khoảng 3-4 ngày thực hiện.
☛ Tham khảo thêm tại: Top 13 cách trị đau họng rát cổ an toàn, hiệu quả nhanh chóng!
Lưu ý khi có dấu hiệu đau họng
Việc áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau là rất cần thiết để trị đau họng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thực hiện một số lưu ý sau để hỗ trợ giảm nhanh các biểu hiện đau rát họng:
- Nghỉ ngơi: Người bệnh cần nghỉ ngơi đầy đủ, cho cổ họng và cơ thể có thời gian thư giãn, hồi phục.
- Uống nhiều nước: Bạn nên uống đủ 1,5-2 lít nước mỗi ngày, tốt nhất là dùng nước ấm, giúp ngăn ngừa mất nước và tăng cường đề kháng cho cơ thể.
- Tránh các chất gây dị ứng: Nếu là người có cơ địa dị ứng, bạn cần xác định sớm và hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các chất có thể gây nên hiện tượng này.
- Hạn chế hút thuốc lá: Bạn nên ngừng hút thuốc càng sớm càng tốt, vì đây có thể là tác nhân gây kích ứng, làm đau rát họng và dẫn tới nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.
- Ăn uống đủ chất: Việc ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nhất là các loại trái cây, rau củ sẽ giúp tăng cường miễn dịch, đẩy lùi bệnh tật. Khi bị đau họng, bạn có thể lựa chọn các món ăn mềm như cháo, súp để dễ nuốt hơn.
- Tập thể dục thường xuyên: Người bệnh nên thực hiện các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với tình trạng sức khỏe bản thân, tránh luyện tập quá sức.
☛ Xem thêm tại: Bị đau rát họng nên uống gì và kiêng gì cho nhanh khỏi?
Xịt họng AFree – giảm nhanh đau rát họng nhanh chóng tại nhà
Việc làm sạch miệng họng sẽ giúp loại bỏ các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, làm cải thiện tình trạng đau rát họng. Xịt họng AFree chính là một giải pháp đơn giản, giúp bạn thực hiện điều này một cách hiệu quả nhất.
Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, với sự kết hợp hoàn hảo của các thành phần gồm ZnI2, Dimethyl sulfoxide, cùng các tác dược khác. Xịt họng AFree đem lại nhiều hiệu quả vượt trội so với những dòng sản phẩm khác trên thị trường:
- Giúp giảm triệu chứng đau rát họng, viêm họng hiệu quả.
- Tác dụng đạt được chỉ sau 1-2 ngày sử dụng.
- Có khả năng sát khuẩn cao, phòng viêm nhiễm đường hô hấp.
- Tăng sức đề kháng.
- Dùng được cho cả trẻ em trên 3 tuổi.
Để sử dụng sản phẩm, bạn chỉ cần xịt 4-6 lần mỗi ngày vào khu vực họng bị tổn thương, tạo cảm giác dễ chịu và giúp dịu nhanh cơn đau rát họng.
Đau rát họng thường đi kèm với rất nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt hàng ngày. Hy vọng qua bài viết, bạn đã có các thông tin cần thiết cho bản thân và biết cách cách xử lý phù hợp, để sớm lấy lại sức khỏe tốt nhất!
Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh viêm đường hô hấp và sản phẩm AFree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 9068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.