Đường hô hấp trên là một thành phần vô cùng quan trọng của hệ hô hấp. Nó không chỉ có vai trò dẫn khí mà còn có vai trò bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, chúng là nơi tiếp xúc trực tiếp với môi trường nên rất dễ bị viêm nhiễm. Vậy triệu chứng viêm đường hô hấp trên là gì? Cách điều trị và phòng tránh viêm đường hô hấp trên như thế nào? Tìm hiểu thêm ở bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Viêm đường hô hấp trên là gì?
Viêm đường hô hấp trên là tình trạng vi khuẩn, virus hay tác nhân từ môi trường xâm nhập và gây tổn thương, viêm nhiễm. Đây không phải là một bệnh riêng lẻ mà đó là tổng hợp nhiều bệnh lý khác nhau, bao gồm: viêm họng, cảm lạnh, viêm xoang, viêm mũi, viêm thanh quản, viêm tai giữa…
Chúng ta có thể mắc các bệnh viêm đường hô hấp quanh năm, tỷ lệ này thường tăng cao vào thời điểm giao mùa. Những đối tượng dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp trên là trẻ em, người cao tuổi, người bị suy giảm miễn dịch, người sống trong môi trường ô nhiễm,…
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Viêm đường hô hấp trên và những điều bạn cần biết
Triệu chứng viêm đường hô hấp trên
Mặc dù viêm đường hô hấp trên do nhiều bệnh đơn lẻ khác nhau nhưng chúng đều có một số biểu hiện chung rất dễ nhận thấy. Cụ thể là những triệu chứng được chia ra dựa theo mức độ và thời gian gây bệnh.
Viêm đường hô hấp trên cấp tính
Các biểu hiện viêm đường hô hấp cấp thường diễn ra rầm rộ, nhanh chóng. Triệu chứng điển hình là sốt, có thể sốt nhẹ, đôi khi sốt cao trên 39 độ kèm theo rét run. Kèm theo sốt là ho, cơn ho có khi chỉ húng hắng, có khi ho liên tục.
Hắt hơi, sổ mũi cũng là triệu chứng viêm đường hô hấp cấp tính thường gặp. Người bệnh hắt hơi nhiều hơn mức bình thường, có khi đến 4-5 cái/một lần và xuất hiện nhiều lần trong ngày. Có khi hắt hơi đến rát cả mũi họng.
Sau đó người bệnh sẽ bị chảy dịch mũi với đặc điểm dịch nhiều, trong, loãng, không có mủ và không có mùi hôi. Bệnh nhân là người lớn hoặc trẻ em lớn còn có triệu chứng bị đau họng khi nuốt, khi ăn. Chảy nước mũi là triệu chứng hay gặp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.
Viêm đường hô hấp trên mạn tính
Khi bị viêm đường hô hấp trên cấp tính mà không được điều trị hoặc điều trị không dứt điểm thì rất dễ dàng chuyển thành viêm đường hô hấp mạn tính.
Triệu chứng của tình trạng mãn tính là ho húng hắng, rát họng, nuốt thấy hơi vướng như có vật gì nằm trong họng, đặc biệt ở trẻ em là chảy nước mũi thường xuyên (một hoặc cả hai bên mũi).
Ở người lớn, ngoài triệu chứng điển hình là rát họng, nuốt vướng còn có nghẹt mũi (một bên hoặc cả hai) do hiện tượng phì đại cuốn mũi… Trong những trường hợp viêm xoang thường có kèm theo triệu chứng đau đầu.
Viêm đường hô hấp trên có nguy hiểm không?
Bản thân bệnh viêm đường hô hấp trên không quá nguy hiểm và có khả năng chữa dứt điểm. Tuy nhiên do thái độ chủ quan của người bệnh, tự điều trị tại nhà không theo chỉ định của bác sĩ gây nên các biến chứng nguy hiểm như: viêm đường hô hấp dưới, viêm tim, viêm phổi, hình thành áp-xe ở amidan, viêm tai giữa…
Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới – WHO, trong năm 2015 có hơn 17 tỷ ca mắc viêm đường hô hấp trên trong đó có đến 3000 ca tử vong. Đây là một con số đáng cảnh báo về mức độ nguy hiểm của nhóm bệnh này.
Do đó, bạn không nên quá chủ quan khi bị viêm đường hô hấp trên. Đặc biệt khi có nhiều triệu chứng nặng hay kéo dài dai dẳng thì nên đi khám bác sĩ để được tư vấn và có cách điều trị kịp thời.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Bệnh viêm đường hô hấp trên có nguy hiểm không?
Cách điều trị bệnh viêm đường hô hấp trên
Hiện nay, các chuyên gia y tế đã đưa ra nhiều phương pháp điều trị viêm đường hô hấp trên. Tuỳ vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà bạn có thể chọn cách chữa tại nhà hoặc dùng thuốc điều trị.
Cách chữa không dùng thuốc
Khi mới xuất hiện các triệu chứng viêm đường hô hấp trên nhẹ, không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt thì người bệnh hoàn toàn có thể tự điều trị tại nhà. Dưới đây là một số cách khắc phục viêm đường hô hấp trên không cần dùng thuốc mà bạn có thể tham khảo:
Súc họng nước muối
Muối có tính sát khuẩn có thể tiêu diệt tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus. Không những thế khi súc họng bằng nước muối còn cung cấp độ ẩm cho cổ họng, cân bằng pH và làm loãng đờm nhờ đó tình trạng đau rát họng, viêm họng, đờm đặc khó chịu được cải thiện.
Khi có những triệu chứng viêm đường hô hấp trên bạn có thể súc họng bằng nước muối 2 lần/ ngày để giảm cảm giác khó chịu. Chú ý khi súc phải đưa nước muối xuống sâu vùng hầu họng chứ không chỉ súc miệng sẽ không có tác dụng.
Ngoài ra, bạn có thể dùng cách này để phòng bệnh hô hấp trên hiệu quả. Khi đi ra ngoài về hoặc ngay sau khi tiếp xúc gần với người bệnh bạn nên súc họng ngay để tránh cho tác nhân gây bệnh có thời gian xâm nhập.
Xông hơi thảo dược
Nếu bạn đang bị viêm đường hô hấp với các triệu chứng nghẹt mũi, khó thở thì biện pháp xông hơi là sự chọn phù hợp nhất. Bởi hơi nước bốc lên sẽ theo đường thở làm sạch mũi họng, xoa dịu hệ hô hấp đang bị viêm, nhờ đó sẽ giúp hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp trên tốt hơn.
Bạn có thể tắm xông hơi trong phòng kín hoặc dùng một chậu nước nóng trùm khăn lên xông. Ngoài ra để giúp đẩy nhanh hiệu quả thì bạn có thể kết hợp xông hơi với các loại thảo dược có kháng sinh tự nhiên rất tốt như: Lá cúc tần, lá chanh, lá bưởi, lá sả…
Ngậm chanh muối
Chanh có chứa nhiều tinh dầu, acid citric và vitamin C tốt cho hệ miễn dịch. Khi kết hợp chanh với muối sẽ tăng tính sát khuẩn, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn giảm đau rát họng, ho có đờm.
Cách làm vô cùng đơn giản chỉ cần thái quả chanh thành những lát mỏng trộn cùng 1 thìa muối, mỗi lần ngậm 1 lát chanh muối trong vòng 15 phút. Lưu ý không ngậm liên tục sẽ gây rát lưỡi.
Uống trà gừng mật ong
Theo y học cổ truyền, gừng có vị cay tính ấm, ôn trung tán hàn, phát biểu, tiêu đàm,… nên thường được dùng để chữa các bệnh viêm đường hô hấp trên.
Nguyên liệu: 1 củ gừng tươi và 2 thìa mật ong.
Cách thực hiện:
- Gừng tươi rửa sạch, cạo vỏ. Sau đó thái thành các lát mỏng.
- Cho 3-4 lát gừng vào cốc cùng khoảng 100ml nước nóng. Thêm 2 thìa mật ong vào khuấy đều.
- Có thể uống trà gừng 2-3 lần mỗi ngày, tốt nhất vào buổi sáng và tối để bớt ho, viêm họng, ngủ ngon hơn.
Lá hẹ và đường phèn
Lá hẹ không chỉ là loại rau ăn kèm quen thuộc mà nó còn là một vị thảo dược chữa viêm đường hô hấp trên hiệu quả. Lá hẹ có chứa chất sulfide, chất này có tác dụng diệt khuẩn, nâng cao hệ miễn dịch, nhiều nghiên cứu cho thấy, chất này có tác dụng kháng viêm mạnh hơn thuốc kháng sinh.
Nguyên liệu: 200g lá hẹ, 50g đường phèn.
Cách làm:
- Lá hẹ rửa sạch 2-3 lần với nước, cắt khúc nhỏ. Đường phèn giã thành cục nhỏ hơn cho dễ tan.
- Cho lá hẹ và đường phèn vào bát, đem hấp cách thủy 20-30 phút.
- Chắt lấy nước uống, mỗi lần dùng 2-3 muỗng cà phê, ngày dùng 2-3 lần. Nên kiên trì dùng mỗi ngày cho đến khi giảm và hết hẳn triệu chứng viêm viêm đường hô hấp trên.
Cách chữa trị bằng thuốc
Các phương pháp chữa trị tại nhà nêu trên thường chỉ áp dụng cho các trường hợp viêm đường hô hấp nhẹ vì cần thời gian khá lâu để thấy được hiệu quả rõ rệt. Còn khi bị viêm đường hô hấp cấp với các triệu chứng rầm rộ thì bạn nên điều trị bằng thuốc.
Thông thường, bác sĩ có thể kê cho bạn những loại thuốc sâu giúp làm giảm nhanh triệu chứng khó chịu của bệnh viêm đường hô hấp trên như:
- Thuốc giảm đau, hạ sốt: Như paracetamol, ibuprofen,… Bạn nên sử dụng những loại thuốc này khi sốt trên 38,5 độ, đau đầu. Không nên uống quá 8 viên một ngày bởi vì sẽ gây hại cho gan.
- Thuốc kháng sinh: Sử dụng trong trường hợp viêm đường hô hấp trên do vi khuẩn gây nên với triệu chứng đặc trưng là ho có đờm vàng, chảy nước mũi xanh. Một số loại thuốc kháng sinh thường gặp là: cefaclor, zinnat, augmentin,…
- Thuốc chống viêm corticoid: Betamethasone, fluticasone, budesonide,…Nhóm thuốc này có tác dụng ngăn chặn viêm nhiễm, tổn thương lan rộng.
- Thuốc giảm ho: Nếu bị ho khan dữ dội thì các bác sĩ sẽ kê cho bạn các thuốc ức chế trung tâm gây ho như: Codein, guaifenesin, dextromethorphan,… Hoặc bạn có thể dùng viên ngậm ho có chiết xuất từ dược liệu, tác dụng bổ phế, làm dịu cơn ho rất hiệu quả.
- Thuốc long đờm: Trong trường hợp viêm đường hô hấp có xuất hiện đờm đặc trong cổ họng gây khó chịu thì nên sử dụng các thuốc có tác dụng long đờm, loãng đờm để giảm vướng víu. Các thuốc trong nhóm long đờm gồm có: acetylcystein, carbocystein, bromhexin, ambroxol, eprazinon…
- Thuốc thông mũi: Nhóm thuốc này có tác dụng giúp đường thở thông thoáng hơn, giảm nghẹt mũi, ngứa mũi. Các thuốc thuộc nhóm này thường là thuốc kháng Histamin: acrivastine, carbinoxamine, cetirizine,…
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Tổng hợp các loại thuốc trị viêm đường hô hấp trên hiệu quả
Một số biện pháp phòng tránh bệnh viêm đường hô hấp trên
Với phương châm “phòng còn hơn chữa”, chúng tôi sẽ chia sẻ một số biện pháp phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp trên để giúp bạn bảo vệ sức khỏe, tránh biến chứng nguy hiểm.
Rửa tay xà phòng, đeo khẩu trang
Rửa tay bằng xà phòng sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn gây bệnh nhờ giúp bạn phòng chống các căn bệnh viêm đường hô hấp trên. Nên rửa tay sau khi đi ra ngoài về, trước khi ăn uống, trước và sau khi tiếp xúc với người bệnh,…
Các căn bệnh đường hô hấp trên chủ yếu lây lan nhiều nhất qua không khí, qua giọt bắn vì thế cách phòng tránh bệnh hay nhất đó chính là đeo khẩu trang thường xuyên. Nếu sử dụng khẩu trang vải phải đảm bảo giặt giũ và thay đổi chúng thường xuyên.
Xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh
Nghỉ ngơi, hạn chế nói và tuyệt đối tránh xa các đồ uống hay thực phẩm lạnh chính là bước quan trọng đồng thời cần được ưu tiên hàng đầu trong điều trị viêm đường hô hấp trên.
Ngoài ra, các chuyên gia còn khuyến cáo rằng bạn nên uống nhiều nước để bù lại lượng mất đi do các triệu chứng ho, hắt hơi, sổ mũi do bệnh viêm hô hấp mang lại. Mỗi ngày bạn nên cố gắng uống 1,5 lít nước lọc hoặc nước trái cây, trà thảo mộc.
Bên cạnh đó, để phòng ngừa viêm đường hô hấp trên bạn cần cung cấp chế độ dinh dưỡng đầy đủ, tăng cường vận động thể lực để nâng cao hệ miễn dịch, đồng thời giữ tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng, mệt mỏi, stress,…
Tiêm phòng đầy đủ
Tiêm vaccine được đánh giá là cách phòng bệnh viêm đường hô hấp trên hiệu quả cho những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao như trẻ nhỏ, người già, nhân viên y tế có nguy cơ tiếp xúc cao…
Một số loại vaccine theo chương trình tiêm chủng quốc gia là vaccine cúm, vaccin ngừa viêm phổi do vi khuẩn Hib gây ra. Ngoài ra còn có vaccin phòng phế cầu xâm nhập gây hội chứng viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa cấp tính.
Nếu muốn tiêm vaccine phòng viêm đường hô hấp bạn nên đến các Trung tâm y tế dự phòng gần nhất. Để có được sự tư vấn của các bác sĩ tiêm phòng về loại vaccine và liều dùng để an toàn cho sức khoẻ, xử lý kịp thời các phản ứng dị ứng.
☛ Tham khảo thêm tại: Bệnh viêm đường hô hấp có lây được không?
Sử dụng xịt họng AFree
Sử dụng dung dịch xịt họng AFree được xem là biện pháp hữu hiệu giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp trên. Với công thức đặc biệt từ 2 thành phần chính là kẽm iod (ZnI2) với Dimethyl sulfoxide (DMSO), AFree đem lại tác dụng toàn diện, ngăn ngừa tốt các tác nhân gây bệnh xâm nhập.
Trong giai đoạn bệnh, dung dịch xịt họng AFree giúp làm dịu họng, làm loãng và làm sạch lớp dịch nhầy tích tụ ở niêm mạc. Không những ngăn ngừa viêm nhiễm hiệu quả mà AFree còn giúp cho các thuốc điều trị tại chỗ bám dính trực tiếp vào niêm mạc để phát huy tác dụng.
Cách sử dụng:
- Mỗi ngày xịt 5-6 lần, mỗi lần 5 nhịp vào vùng họng bị đau, sưng viêm.
- Trong trường hợp ho nặng, đờm đặc có thể xịt 15 lần/ngày.
- Hoặc pha 10ml dung dịch AFree với 200ml nước để sát khuẩn miệng, phòng ngừa viêm đường hô hấp hiệu quả.
Lời kết
Trên đây là những triệu chứng viêm đường hô hấp trên mà bạn cần lưu ý. Xin đừng chủ quan vì viêm đường hô hấp trên nếu không được phát hiện sớm và điều trị dứt điểm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế, khi có những dấu hiệu mắc bệnh bạn hãy tìm cách chữa trị ngay để bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như những người xung quanh.
Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh viêm đường hô hấp và sản phẩm AFree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 9068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.