Viêm amidan cấp có mủ là bệnh lý tai – mũi – họng thường gặp ở trẻ em. Khi không được điều trị dứt điểm nó có nguy cơ để lại những những biến chứng nguy hiểm. Vậy dấu hiệu nhận biết của bệnh viêm amidan cấp mủ ở trẻ em là gì? Có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào? Để giải đáp các câu hỏi này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
- 1. Viêm amidan cấp mủ ở trẻ em là gì?
- 2. Nguyên nhân gây ra viêm amidan hốc mủ ở trẻ nhỏ?
- 3. Triệu chứng của bệnh viêm amidan cấp mủ ở trẻ em?
- 4. Bệnh viêm amidan cấp mủ ở trẻ em có nguy hiểm không?
- 5. Bé bị viêm amidan cấp mủ, ba mẹ nên làm gì?
- 6. Ngăn ngừa viêm amidan có mủ tái phát?
- 7. Xịt họng AFree – Hỗ trợ giảm các triệu chứng viêm amidan cấp mủ
1. Viêm amidan cấp mủ ở trẻ em là gì?
Amidan là hàng rào miễn dịch đầu tiên giúp bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân xâm nhập qua đường miệng như vi khuẩn, virus, nấm. Khi sức đề kháng suy giảm, vi sinh vật tấn công ồ ạt khiến amidan không chống chọi lại được sẽ bị tổn thương gây viêm, sưng, đau và có mủ. Điều này dẫn đến xuất hiện các viêm amidan cấp tính có mủ.
Amidan hoạt động mạnh mẽ nhất để thực hiện nhiệm vụ miễn dịch là trong giai đoạn từ 4 – 10 tuổi, sau đó mức độ miễn dịch giảm dần và đến tuổi trưởng thành thì không hoạt động mạnh nữa. Do đó, viêm amidan cấp có mủ thường xuất hiện ở trẻ nhỏ, rất ít người lớn bị những ca viêm amidan nặng.
☛ Tìm hiểu đầy đủ: Viêm amidan ở trẻ nhỏ
2. Nguyên nhân gây ra viêm amidan hốc mủ ở trẻ nhỏ?
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng viêm amidan cấp có mủ ở trẻ em như:
- Do vị trí và cấu tạo của amidan: Amidan nằm ở khoang miệng, giữa đường ăn và đường thở. Trong khi đó, nó lại có cấu tạo gồm các hốc riêng biệt là nơi thích hợp cho vi khuẩn, virus xâm nhập trú ẩn gây viêm nhiễm amidan.
- Mắc các bệnh liên quan tại mũi họng: Các bệnh lý gây ra bởi vi khuẩn như viêm họng, viêm VA, rất dễ lây lan sang amidan dẫn đến bị viêm. Ngoài ra một số bệnh khác như sởi, ho gà… cũng có thể gây viêm amidan hốc mủ.
- Môi trường sống: Chất lượng không khí xấu, có nhiều khói bụi hay thời tiết thay đổi đột ngột khiến suy giảm hàng rào miễn dịch bảo vệ cơ thể. Ngoài ra môi trường này lại là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển nên rất dễ gây viêm amidan cấp có mủ ở trẻ.
3. Triệu chứng của bệnh viêm amidan cấp mủ ở trẻ em?
Các tế bào miễn dịch tập trung tại amidan để tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh. Vì vậy khi đáp ứng của cơ thể xảy ra sẽ để lại các xác vi khuẩn, mô viêm hoại tử và bạch cầu ở đây. Chúng tạo thành các cục mủ màu trắng xám thường có kích thước nhỏ bằng hạt cơm, lâu lâu có thể rớt khỏi amidan. Do đó mà trẻ em thường xuất hiện các triệu chứng như:
- Amidan bị sưng, viêm, phì đại gây khó khăn trong vấn đề nuốt, hệ hô hấp không thông thoáng, giọng nói bị thay đổi, khó thở khi ngủ… Họng thấy các cục mủ lấm tấm màu trắng. Sử dụng cây đè lưỡi đè vào amidan có thể cục mủ bị rơi ra.
- Khô họng, hơi thở có mùi hôi: Amidan với cấu trúc khe hốc là nơi thích hợp lưu trữ cục mủ. Có thể ho, khạc ra cục mủ có mùi hôi.
- Sốt: Thường kéo dài 3 – 5 ngày, có trường hợp tới 10 ngày.
- Amidan nằm trong vòm họng khiến những khu vực liên quan xuất hiện các đốm trắng.
- Hạch bạch huyết sưng to.
- Các phản ứng toàn thân: Do các chất dịch, mủ rơi xuống dạ dày làm các độc tố bị hấp thu vào cơ thể gây mệt mỏi, chán ăn, trẻ hay quấy và cáu gắt…
☛ Tìm hiểu thêm: Phân biệt viêm họng và viêm amidan
4. Bệnh viêm amidan cấp mủ ở trẻ em có nguy hiểm không?
Viêm amidan cấp mủ có thể khỏi nếu có biện pháp can thiệp đúng đắn. Tuy nhiên, ba mẹ chủ quan không điều trị kịp thời có nguy cơ tái phát nhiều lần trở thành mãn tính, xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm ở trẻ như:
- Suy dinh dưỡng: Do trẻ bị nhiều đợt viêm amidan cấp gây đau họng, sốt, khó chịu sẽ khiến trẻ gặp khó khăn trong việc ăn uống. Lâu ngày trẻ bị thiếu chất có nguy cơ bị suy dinh dưỡng.
- Áp xe quanh amidan: Viêm amidan tác động đến các vùng lân cận tạo ổ mủ bao xung quanh amidan có thể dẫn đến áp xe. Người bệnh có biểu hiện như ho, sốt, bạch cầu tăng cao… Nếu không được điều trị và dẫn lưu mủ, có nguy cơ làm vỡ khối áp xe mủ gây viêm phổi, áp xe phổi, thậm chí là nhiễm trùng huyết rất nguy hiểm.
- Ảnh hưởng tới cơ quan xung quanh: Viêm amidan do vi khuẩn có thể lây lan đến các bộ phận khác gây viêm tai giữa, viêm thanh quản, phế quản…
- Biến chứng toàn thân: Viêm amidan do liên cầu khuẩn có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm màng ngoài tim cấp, viêm cơ tim, viêm khớp cấp, viêm thận gây suy thận…
- Rối loạn nhịp thở khi ngủ: Đây là biến chứng hay gặp ở trẻ nhỏ. Viêm amidan phì đại quá mức gây tình trạng khó thở khi ngủ làm trẻ quấy khóc cả đêm.
☛ Đọc thêm: Biến chứng viêm amidan hốc mủ 1 bên
5. Bé bị viêm amidan cấp mủ, ba mẹ nên làm gì?
Khi thấy viêm amidan mủ ở trẻ nhỏ, ba mẹ cần chủ động tìm hiểu, chú ý quan sát các triệu chứng, đưa trẻ đến các cơ sở y tế sớm để điều trị tốt nhất. Hiện nay, tuỳ theo mức độ của bệnh mà có phương pháp điều trị thích hợp.
5.1. Điều trị không cần thuốc
Khi viêm amidan ở mức độ nhẹ có thể áp dụng một số phương pháp điều trị viêm không cần thuốc dễ dàng thực hiện tại nhà bao gồm:
– Súc họng bằng nước muối: Nước muối có đặc tính kháng khuẩn, hỗ trợ loại bỏ các vi khuẩn trong khoang miệng từ đó giúp cải thiện viêm amidan hiệu quả. Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý bán sẵn tại các hiệu thuốc hoặc tự pha để dùng trong trường hợp trẻ bị viêm amidan có hốc mủ. Ba mẹ nhắc con súc họng từ 2 – 4 lần mỗi ngày.
– Nới lỏng quần áo: Khi trẻ bị sốt, người lớn nên nới lỏng quần áo cho trẻ hoặc thay thế bằng bộ khác mặc thoải mái, thông thoáng hơn. Đồng thời, lấy khăn ấm lau từ chân, tay, cổ, đầu để hạ thân nhiệt cho bé.
– Dùng mật ong: Mật ong có đặc tính kháng khuẩn, tiêu diệt được một số vi khuẩn gây hại. Bên cạnh đó, nó còn làm dịu cơn ho, nhanh chóng làm lành niêm mạc vùng hầu họng bị tổn thương.
Cách thực hiện đơn giản như sau: Pha mật ong với nước ấm, cho con uống đều đặn mỗi ngày 2 – 3 lần sẽ thấy triệu chứng cải thiện nhanh chóng. Ngoài ra, bạn có thể thêm một chút nước cốt chanh (chứa vitamin C tăng cường sức đề kháng) hoặc gừng (giúp chống viêm)… để thu được kết quả tốt nhất.
– Sử dụng lá hẹ: Loại thảo dược này có tác dụng làm dịu cơn ho, kháng khuẩn nên được dùng trong viêm amidan có hốc mủ. Ba mẹ đem hấp cách thủy lá hẹ với đường phèn rồi cho con uống nước cốt để cải thiện tốt các triệu chứng.
– Dùng lá diếp cá: Loại cây này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kháng khuẩn giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh và hạ sốt ở trẻ hiệu quả. Tuy nhiên do mùi vị khá khó chịu nên thường thích hợp với trẻ trong độ tuổi lớn hơn.
☛ Xem chi tiết: Cách chăm sóc trẻ bị viêm amidan
5.2. Điều trị bằng thuốc
Trẻ nhỏ là một trong những đối tượng đặc biệt nên việc dùng thuốc cần hết sức thận trọng, nên lựa chọn loại thuốc ít gây tác dụng phụ và dạng bào chế thích hợp như bột pha hỗn dịch, dung dịch uống, siro… để trẻ uống dễ dàng hơn. Một số loại thuốc bác sĩ thường kê để điều trị viêm amidan có mủ ở trẻ em bao gồm:
- Thuốc giảm đau, hạ sốt: Chỉ dùng thuốc để hạ thân nhiệt cho trẻ sốt cao trên 38,5 độ C. Thường sử dụng paracetamol với liều 10 – 15 mg/kg cân nặng. Nếu trẻ dị ứng với paracetamol có thể thay thế bằng ibuprofen cho trẻ trên 6 tháng tuổi. Không khuyến cáo sử dụng aspirin cho trẻ do nguy cơ gây co thắt phế quản, suy hô hấp…
- Thuốc chống viêm: Có tác dụng giảm sưng, phù nề amidan như alphachymotrypsin, methylprednisolon…
- Thuốc súc họng: Có tác dụng sát khuẩn, giảm đau rát họng như betadine, lysopaine…
- Thuốc kháng sinh: Một số kháng sinh an toàn khi điều trị viêm amidan cho trẻ như amoxicillin, ampicillin, cefixim, cephalexin… Nếu trẻ bị dị ứng với các thuốc trên có thể thay thế bằng nhóm khác như clarythromycin, erythromycin…
5.3. Phẫu thuật cắt amidan
Hiện nay có nhiều phương pháp phẫu thuật cắt amidan giúp hạn chế tối đa sự xâm lấn. Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ cân nhắc loại thích hợp như:
- Cắt bằng dao mổ đơn cực và siêu âm.
- Phương pháp bóc tách bằng dao.
- Cắt amidan bằng plasma.
- Cắt amidan bằng sóng radio cao tần.
Một số biến chứng có thể xảy ra trong quá trình cắt amidan bao gồm chảy máu, nhiễm trùng sau cắt, sụt cân…. Do đó, chỉ thực hiện cắt amidan cho trẻ trong một số trường hợp nghiêm trọng và khi tất cả các giải pháp như chăm sóc tại nhà và dùng thuốc không còn có tác dụng. Các trường hợp chỉ định cắt amidan gồm:
- Xuất hiện nhiều đợt cấp trong một năm, từ 5 lần trở lên.
- Với các trường hợp gây những biến chứng nguy hiểm vào tim, khớp hay thận có thể cần cắt dù tái phát ít hơn 5 lần/năm.
- Viêm amidan phát triển quá lớn chèn ép đường thở, gây ảnh hưởng tới việc ăn uống, thở.
- Amidan chứa nhiều mủ, chất tiết gây hôi miệng nặng, nuốt vướng.
6. Ngăn ngừa viêm amidan có mủ tái phát?
Trẻ em trong độ tuổi đến lớp phải tiếp xúc với nhiều nguồn lây bệnh khác nhau do đó rất dễ tái phát viêm amidan. Để ngăn ngừa tình trạng này, ba mẹ cần hướng dẫn con những điều sau:
- Giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Đánh răng 2 lần mỗi ngày, súc miệng sau khi ăn và thường xuyên sử dụng chỉ nha khoa để giữ khoang miệng thật sạch, không cho vi khuẩn gây hại lưu trú.
- Hạn chế tiếp xúc với những người đang mắc bệnh lý đường hô hấp.
- Đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng. Đặc biệt vào những ngày chất lượng không khí thấp, môi trường nhiều khói bụi nên che chắn mũi và miệng cẩn thận cho trẻ.
- Khi đi ra ngoài vào mùa lạnh, trẻ cần mặc quần áo ấm, đeo khăn cổ để bảo vệ cơ thể.
- Có thể thường xuyên súc họng bằng nước muối để ngăn ngừa các bệnh răng miệng, viêm nhiễm đường hô hấp.
- Uống nước đầy đủ, mỗi ngày 1,5 – 2 lít giảm tình trạng khô họng gây kích ứng.
- Chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý tạo sức khỏe tốt giúp con chống chọi được với các tác nhân xâm nhập vào cơ thể.
- Vận động thể thao cùng với bố mẹ như chạy bộ, đạp xe… để tăng cường sức đề kháng.
7. Xịt họng AFree – Hỗ trợ giảm các triệu chứng viêm amidan cấp mủ
Một trong những giải pháp hỗ trợ làm giảm các triệu chứng viêm amidan cấp mủ là sử dụng xịt họng AFree. Sản phẩm giúp tiêu diệt vi khuẩn, virus, giảm ho, sưng viêm amidan, đau rát họng và ngăn ngừa các biến chứng viêm phế quản hiệu quả. Do sản phẩm được sản xuất từ các hoạt chất lành tính nên an toàn cho người dùng. Trẻ nhỏ từ 1 tuổi trở nên và người nên an tâm sử dụng.
Xịt họng AFree được phát triển từ bằng sáng chế của Invenmed – Hoa kỳ với nghiên cứu về sự kết hợp của nguyên tố vi lượng Kẽm Iod (ZnI2) và DMSO. Những chất này có tác động hiệu đồng mạch mẽ giúp tăng thẩm thấu qua màng sinh học đem lại tác dụng nhanh chóng. Công thức đã được ứng dụng rộng rãi bởi các bác sĩ và bệnh viện tại Mỹ, châu Âu, Nam Mỹ và Ấn Độ với hiệu quả rất tốt trong hỗ trợ điều trị các vấn đề về đường hô hấp do virus, vi khuẩn, trong đó có viêm amidan cấp có mủ.
Thành phần của AFree bao gồm: Kẽm iod (ZnI2), Dimethyl sulfoxide (DMSO), chiết xuất keo ong, tinh dầu gừng, tinh dầu khuynh diệp… Trong đó:
1. Kẽm (Zn): Là nguyên tố vi lượng thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong sinh trưởng, chuyển hóa và miễn dịch. Nó giúp củng cố và tăng cường hệ miễn dịch, ngăn chặn sự bùng phát của tế bào miễn dịch khỏi phản ứng viêm và hoạt hóa.
Kẽm và các ionophores là những chất ức chế hàng đầu đối với nhiều loại virus RNA khác nhau. Tổ hợp này giúp làm suy yếu tốc độ nhân lên của các loại virus như virus cúm, herpes, mengovirus, thậm chí là covid-19.
2. Iod (I): Có tác dụng kháng khuẩn giúp diệt khuẩn phổ rộng mà không gây kháng thuốc, nhờn thuốc đem lại an toàn cho mọi người.
3. Dimethyl sulfoxide (DMSO): Nó như một dung môi siêu thấm giúp kẽm và iod xuyên thấm qua da và màng sinh học. DMSO giúp vận chuyển ion Kẽm vào nội bào, tác động hiệp đồng giúp tiêu diệt mạnh mẽ các virus, vi khuẩn, từ đó giảm viêm, sưng nhanh chóng.
Nếu có bất cứ thắc mắc gì về bệnh viêm amidan và sản phẩm AFree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 9068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.
BẤM VÀO ĐÂY để tìm NHÀ THUỐC GẦN NHẤT có bán xịt họng AFree chính hãng