Viêm Amidan ở trẻ nhỏ chắc hẳn là một bệnh lý vùng họng miệng hay gặp nhất, tuy nhiên không phải bố mẹ nào cũng nắm rõ các dấu hiệu của bệnh, cách chăm sóc trẻ bị viêm Amidan cũng như các nguy cơ tiềm ẩn của bệnh nếu không được điều trị đúng cách. Vậy nên, đừng bỏ qua bài viết dưới đây để có thêm những thông tin quan trọng về viêm Amidan ở trẻ nhé!
Mục lục
- Viêm Amidan là gì?
- Nguyên nhân gây viêm Amidan ở trẻ em
- Trẻ em bị viêm Amidan biểu hiện thế nào?
- Viêm Amidan ở trẻ có nguy hiểm không?
- Khám và chẩn đoán viêm Amidan ở trẻ nhỏ
- Cách chăm sóc và điều trị trẻ bị viêm Amidan
- Làm thế nào để phòng viêm Amidan ở trẻ nhỏ
- Xịt họng AFree – hỗ trợ phòng và điều trị viêm Amidan hiệu quả
Viêm Amidan là gì?
Amidan là một tổ chức bạch huyết nằm trong họng miệng, nó có các chức năng miễn dịch quan trọng bảo vệ cơ thể như:
- Là tổ chức giúp cơ thể loại trừ độc tố.
- Tạo ra tế bào lympho có chức năng miễn dịch bảo vệ cơ thể.
- Tổng hợp kháng thể cho cơ thể.
- Có chức năng thực bào, tiêu diệt vi khuẩn.
Do chức năng miễn dịch bảo vệ cơ thể, Amidan thường xuyên phải tiếp xúc với độc tốc và vi khuẩn, virus, chính vì thế cơ quan này cũng dễ dàng bị các tác nhân gây bệnh này tác động gây ra tình trạng viêm Amidan.
Viêm Amidan là bệnh lý xuất hiện do vi khuẩn, virus gây bệnh tấn công vào Amidan khiến tổ chức này bị viêm, sưng đau, hình thành mủ. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên trẻ em là đối tượng có nguy cơ bị bệnh cao hơn cả, nguy nhân là do hệ miễn dịch chưa phát triển đẩy đủ, kích thước amidan so với họng miệng lớn, ngoài ra còn liên quan tới các vấn đề vệ sinh miệng họng hàng ngày.
Viêm Amidan ở trẻ được chia làm 2 loại:
- Viêm Amidan cấp tính: các triệu chứng xuất hiện đột ngột, rầm rộ, dễ điều trị khỏi, các triệu chứng thường biến mất sau 7 ngày nếu chăm sóc và điều trị đúng cách.
- Viêm Amidan mạn tính: các triệu chứng kéo dài dai dẳng, biểu hiện không rõ ràng, khó điều trị dứt điểm, trẻ thường hay ốm vặt và chậm phát triển, thi thoảng có những đợt viêm cấp tính với triệu chứng rầm rộ hơn.
Nguyên nhân gây viêm Amidan ở trẻ em
Nguyên nhân gây viêm Amidan ở trẻ là do có sự tấn công của vi khuẩn, virus lên amidan, cụ thể là:
- Virus là nguyên nhân là nguyên nhân hàng đầu gây viêm amidan gồm Rhinovirus, virus cúm, virus á cúm, Adenovirus.
- Vi khuẩn gồm: liên cầu, Hemophilus Influenzae, phế cầu. Đặc biệt cần lưu ý trẻ bị viêm Amidan do liên cầu A tan huyết nhóm Beta do vi khuẩn này có thể gây biến chứng viêm thận, viêm khớp và thấp tim ở trẻ.
Viêm Amidan ở trẻ nhỏ có thể có nhiều tác nhân gây bệnh cùng một lúc, bệnh thường khởi phát do nhiễm virus sau đó bội nhiễm vi khuẩn.
Bên cạnh đó, các yếu tố nguy cơ dưới đây đóng vai trò quan trọng gây viêm Amidan ở trẻ:
- Trẻ có cơ địa dị ứng.
- Thời tiết gió mùa, lạnh, khô hanh, nóng ẩm.
- Trẻ có sức đề kháng yếu, trẻ suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
☛ Tham khảo thêm: Phân biệt viêm họng và viêm amidan
Trẻ em bị viêm Amidan biểu hiện thế nào?
Dưới đây là các biểu hiện thường gặp khi trẻ bị viêm Amidan bố mẹ cần lưu ý và nắm rõ.
Sốt cao, sưng hạch góc hàm
Sốt cao là triệu chứng khá phổ biến ở trẻ bị viêm Amidan cấp tính, nguyên nhân là do phản ứng viêm tại Amidan làm giải phóng ra nhiều chất trung gian hóa học gây tăng nhiệt độ của cơ thể, trẻ có thể sốt cao lên tới 39 đến 40 độ C, trong một số trường hợp sốt cao có thể gây co giật, đặc biệt là ở trẻ dưới 3 tuổi.
Nhiễn khuẩn tại Amidan sẽ kích thích cơ thể huy động các tế bào miễn dịch tới đây đề tiêu diệt vi khuẩn, vậy nên các hạch bạch huyết vùng lân cận có thể có biểu hiện sưng đau (thường gặp ở hạch góc hàm), bố mẹ có thể sờ thấy hạch nổi lên dưới da của trẻ, hạch mềm, ấn đau, hạch dễ di chuyển và vùng da tại đây bình thường.
Viêm họng
Viêm amidan thực chất là một loại viêm họng khu trú, vi khuẩn, virus gây bệnh khiến Amidan và niêm mạc xung quanh amidan bị viêm, sung huyết, nóng đỏ khiến trẻ gặp các triệu chứng của viêm họng như:
- Có cảm giác nóng rát trong cổ họng đặc biệt ở vị trí amidan, cảm giác này ngày càng trở nên rõ rệt theo thời gian khiến trẻ khó chịu, quấy khóc.
- Cảm giác đau họng đặc biệt là khi nuốt, trẻ có biểu hiện lười ăn, sợ ăn, khóc khi ăn.
- Tế bào biểu mô niêm mạc tăng tiết dịch, trẻ nhỏ thường chảy dãi nhiều.
☛ Tìm hiểu thêm bài: Nguyên nhân viêm họng do đâu?
Nuốt vướng, nuốt đau
Amidan bị viêm, sung huyết, sưng to và tăng kích thước, gây cản trở đường xuống thực quản của thức ăn. Trẻ lớn có thể than phiền cảm giác nuốt vướng như có dị vật trong miệng, trẻ nhỏ thường có biểu hiện sặc thức ăn.
Ngoài ra, sung huyết cấp tính tại Amidan khiến amidan dễ bị tổn thương trong quá trình ăn uống, đặc biệt khi ăn đồ cứng, gây đau đớn cho trẻ.
Tăng tiết đờm dãi, hơi thở hôi
Niêm mạc Amidan và vùng họng bị viêm sẽ tăng tiết dịch gây đờm nhiều trong cổ họng, đồng thời don các kích thích trong miệng tuyến nước bọt của trẻ cũng sẽ tăng tiết, điều này khiến trẻ khi bị viêm Amidan thường rất nhiều đờm dãi, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi.
Đờm dãi tăng tiết bị ứ đọng trong miệng có thể gây ra mùi khó chịu, đặc biệt nếu nguyên nhân gây viêm Amidan là do vi khuẩn, chúng có thể tạo ra các hốc mủ ở trên Amidan có mùi rất khó chịu. Chính vì thế, viêm amidan ở trẻ thường có biểu hiện hơi thở hôi.
Đau tai
Ở trẻ nhỏ, do cấu trúc giải phẫu vùng tai mũi họng chưa hoàn chỉnh, ống Estachue có kích thước lớn vậy nên vi khuẩn virus gây bệnh dễ dàng xâm nhập từ Amiđan lên gây bệnh ở tai giữa. Trẻ có thể có biểu hiện: đau tai, ù tai, chảy dịch tai,…
Khàn tiếng, ngủ ngáy
Nhiễm khuẩn tại Amiđan có thể lần từ họng miệng xuống hạ họng thanh quản gây viêm thanh quản, trẻ có thể bị khàn tiếng từng cơn hoặc liên tục.
Ngoài ra, do kích thước Amiđan lớn đặc biệt trong viêm Amiđan mạn tính quá phát gây cản trở đường lưu thông của không khí, kết hợp với đờm nhầy bị ứ đọng trọng họng, trẻ thường có biểu hiện thở khò khè, ngủ ngáy.
Viêm Amidan ở trẻ có nguy hiểm không?
Viêm Amidan ở trẻ nhỏ thường nguy hiểm hơn viêm Amidan ở người lớn, do trẻ nhỏ sức đề kháng yếu, cấu trúc giải phẫu các cơ quan chưa phát triển toàn diện nên tác nhân gây bệnh dễ lây lan đến các cơ quan khác đồng thời các triệu chứng viêm amidan cũng rầm rộ và cấp tính hơn, cụ thể như sau:
- Trẻ nhỏ khi bị viêm Amidan thường sốt cao 39 – 40 độ, có thể gây co giật.
- Viêm Amidan ở trẻ nhỏ có thể nhanh chóng lây lan gây viêm tai giữa, viêm xoang, viêm khí quản, viêm phế quản, viêm phổi gây ảnh hưởng đến chức năng hô hấp của trẻ nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách.
- Bệnh có thể có biến chứng viêm tấy áp xe quanh amidan. Đặc biệt đối với viêm Amidan nguyên nhân do vi khuẩn liên cầu A tan huyết nhóm Beta, có thể gây biến chứng toàn thân như viêm khớp, viêm thận, thấp tim, thường gặp ở trẻ tuổi từ 5-6, sau khi bị viêm Amidan 15-30 ngày.
- Ngoài ra, việc bị viêm amidan kéo dài, tái đi tái lại nhiều lần, hoặc bị viêm amidan mạn tính ở trẻ nhỏ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, có thể gây suy dinh dưỡng, thấp còi, sức đề kháng suy giảm.
Khám và chẩn đoán viêm Amidan ở trẻ nhỏ
Khi trẻ có dấu hiệu viêm Amidan bố mẹ không nên chủ quan, cần cho trẻ đến các cơ sở y tế để khám trong các trường hợp sau:
- Trẻ có biểu hiện viêm Amidan kéo dài trên 1 tuần điều trị tại nhà không khỏi.
- Trẻ xuất hiện sốt cao 39 – 40 độ, sử dụng thuốc hạ sốt không cắt được cơn sốt, trẻ có tiền sử sốt cao co giật.
- Trẻ nuốt đau, nuốt vướng, ăn uống kém
- Trẻ ho khạc ra đờm nhầy có lẫn máu, lẫn mủ, mầu sắc khác thường.
- Viêm amidan kèm đau tai, ù tai, chảy dịch tai.
- Trẻ thường xuyên bị viêm Amidan tái phát nhiều lần trong năm (khoảng 5 lần/ năm).
Viêm Amidan ở trẻ nhỏ sẽ được khám tại các cơ sở chuyên khoa tai mũi họng, bác sĩ sẽ tiến hành hỏi về các triệu chứng mà trẻ gặp, kết hợp với nội soi tai mũi họng để quan sát, tìm tổn thương thực thể.
Viêm Amidan ở trẻ được chẩn đoán xác định khi:
- Viêm Amidan Cấp: trẻ có biểu hiện sốt, đau rát họng, nuốt khó, hạch góc hàm sưng đau. Khám thấy amidan đỏ, bề mặt nhiều chẩm mủ, xét nghiêm máu thấy tình trạng viêm.
- Viêm Amidan mạn: trẻ đã bị nhiều đợt viêm Amidan cấp tái phát, hay đau rát họng, nuốt vướng như có dị vật, hơi thở hôi. Amidan viêm mạn tính thường quá phát hoặc xơ teo; trên bề mặt amidan có nhiều khe, hốc chứa mủ; hạch góc hàm của trẻ sưng to, cứng, đau hoặc không đau.
Cách chăm sóc và điều trị trẻ bị viêm Amidan
Dưới đây là các phương pháp chăm sóc và điều trị trẻ bị viêm Amidam hiệu quả bạn có thể tham khảo:
Vệ sinh miệng họng cho trẻ
Vệ sinh miệng họng là một trong những phương pháp đơn giản mà hiệu quả giúp làm sạch đờm nhầy vùng miệng họng, loại bỏ bớt tác nhận gây bệnh, hỗ trợ điều trị viêm Amidan.
Đối với trẻ từ 3 tuổi trở lên, khi trẻ bị viêm Amidan, bố mẹ có thể chủ động hướng dẫn trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý để vệ sinh miệng họng, nước muối có thể làm tan đờm nhầy, sát khuẩn và làm dịu cảm giác đau rát cổ họng cho trẻ. Nên cho trẻ xúc miệng bằng nước muối 3 lần một ngày.
Thay đổi chế độ ăn uống
Trẻ khi bị viêm amidan thường có biểu hiện ăn uống kém, vậy nên bố mẹ cần hết sức lưu ý chế độ ăn uống của con, cụ thể như sau:
- Cho trẻ uống đủ nước hạn chế nguy cơ mất nước khi trẻ bị sốt cao, đặc biệt là nước ấm giúp cung cấp độ ẩm co niêm mạc họng, giảm đau rát họng cho trẻ.
- Cho trẻ ăn các loại đồ ăn mềm, nguội, dễ nuốt, nhiều dinh dưỡng như cháo, soup, sữa, rau củ hầm,… Đảm bảo bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.
- Cho trẻ uống các loại nước ép từ các loại hoa quả có chứa nhiều vitamin C, giúp giảm đau rát họng, nâng cao hệ miễn dịch đường hô hấp.
- Không cho trẻ ăn các loại đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn vặt, các loại đồ uống có ga, đồ uống lạnh,…
Sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt
Trẻ bị viêm Amidan nếu có biểu hiện sốt cao, bố mẹ có thể chủ động sử dụng Paracetamol để hạ sốt và giảm đau cho trẻ. Lưu ý cách dùng Paracetamol:
- Khi sử dụng tại nhà nên sử dụng Paracetamol dạng uống, với trẻ bú mẹ có thể sử dụng thuốc dạng đặt hậu môn.
- Cho trẻ dùng thuốc khi có sốt trên 38 độ.
- Hai lần dùng thuốc liên tiếp cần cách nhau ít nhất 4- 6 giờ.
- Trẻ nhỏ: dùng liều 10 – 15 mg/kg/lần, ngày không dùng quá 5 lần.
- Trẻ từ 12 tuổi: dùng liều 325 – 650 mg, cách 4 giờ dùng 1 lần nếu trẻ vẫn sốt cao trên 38,5 độ.
Bên cạnh sử dụng thuốc, bố mẹ có thể kết hợp chườm ấm tại các vùng nách, bẹn, lưng, ngực để hạ sốt cho trẻ.
Trẻ bị viêm Amidan có cho uống kháng sinh không?
Kháng sinh thường được sử dụng trong các trường hợp viêm Amidam nguyên nhân do vi khuẩn hoặc có nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn. Việc sử dụng kháng sinh cần được chỉ đinh bởi bác sĩ chuyên khoa sau khi đã thăm khám và chẩn đoán được tình trạng bệnh của trẻ.
Lưu ý, bố mẹ không nên tự ý mua sử dụng kháng sinh cho trẻ sử dụng tại nha khi chưa có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Sử dụng kháng sinh không đúng cách có thể gây kháng thuốc ở vi khuẩn, tạo điều kiện gây viêm Amidan mạn tính, đồng thời việc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp sau này cũng gặp nhiều khó khăn hơn.
Chỉ định phẫu thuật cắt Amidam ở trẻ
Đối với trẻ được chẩn đoán viêm Amidan mạn tính, việc sử dụng thuốc điều trị hiện nay không cho thấy nhiều hiệu quả do vi khuẩn đã kháng thuốc kháng sinh, các trường hợp này thường có chỉ định phẫu thuật cắt Amidan.
Cụ thể, phẫu thuật cắt Amidan ở trẻ được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Có viêm Amidan cấp tái phát nhiều đợt trong năm (5 lần/năm hoặc 7 lần/2 năm)
- Viêm Amidan đã xuất hiện biến chứng: tại chỗ, các vùng lân cận hoặc toàn thân.
- Kích thước amidan quá lớn gây ảnh hưởng tới chức năng nói, nuốt, thở của trẻ.
- Viêm Amidan mạn tính khiến trẻ có hơi thở hôi ảnh hưởng đến giao tiếp hoặc gây ra cơn ngừng thở khi ngủ.
Hiện nay có nhiều phương pháp cắt Amidan cho hiệu quả điều trị tốt, nhẹ nhàng, ít gây đau đớn và chảy máu nên bố mẹ không cần quá lo lắng khi trẻ phải thực hiện phẫu thuật này.
Làm thế nào để phòng viêm Amidan ở trẻ nhỏ
Để phòng bệnh viêm Amidan ở trẻ nhỏ hiệu quả, bố mẹ cần lưu ý các vấn đề sau:
- Giữ ấm cơ thể cho trẻ trong các điều kiện thời tiết khác nghiệt như gió mùa, khô lạnh, tránh để trẻ nóng lạnh đột ngột.
- Hạn chế cho trẻ sử dụng các loại đồ ăn có hại cho họng như đồ ăn cay nóng, đồ ăn lạnh, nước uống lạnh,…
- Hướng dẫn trẻ cách vệ sinh miệng họng bằng nước muối sinh lý.
- Cho trẻ ăn đầy đủ dinh dưỡng, hạn chế tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi.
- Tăng cường bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cho trẻ để tăng sức đề kháng.
- Hướng dẫn trẻ tập luyện thể dục hàng ngày để nâng cao thể chất và sức đề kháng.
- Cho trẻ đeo khẩu trang khi ở nơi nhiêu khói bụi, hoặc đến bệnh viện.
Xịt họng AFree – hỗ trợ phòng và điều trị viêm Amidan hiệu quả
Việc vệ sinh miệng họng thường xuyên sẽ làm hạn chế sự nhân lên của các vi sinh vật gây bệnh như virus, vi khuẩn và cải thiện triệu chứng viêm Amidan. Xịt họng AFree có thể hỗ trợ bạn thực hiện điều đó một cách tiện lợi và hiệu quả nhất.
Được sản xuất theo công nghệ hiện đại, với thành phần chứa Kẽm và DMSO, xịt họng đem lại nhiều tác dụng nổi bật như:
- Giúp giảm sưng, viêm, đau rát họng hiệu quả.
- Tác dụng đạt được chỉ sau 1-2 ngày sử dụng.
- Diệt sạch virus, vi khuẩn, phòng viêm nhiễm đường hô hấp.
Cách sử dụng đơn giản: Bạn chỉ cần xịt trực tiếp vào họng hoặc pha loãng với nước để súc miệng hàng ngày.
Không chỉ sử dụng khi bị viêm Amidan, bạn còn có thể sử dụng AFree như một dung dịch sát khuẩn miệng họng hàng ngày nhằm bảo vệ đường hô hấp, phòng tránh các bệnh lý nhiễm khuẩn hô hấp.
Viêm Amidan là một bệnh thường gặp ở trẻ em, đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn được nhiều thông tin hữu ích giúp bạn bảo vệ tốt hơn sức khỏe của con em mình.