Đờm có máu là một triệu chứng không quá phổ biến khi bị viêm amidan, chính vì thế bị viêm amidan đờm có máu chắc chắn khiến người bệnh rất lo lắng. Vậy viêm amidan đờm có máu nguyên nhân do đâu, triệu chứng này cảnh báo điều gì và cách điều trị thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài biết dưới đây nhé!
☛ Đọc trước: Ho đờm có máu là dấu hiệu bệnh gì?
Mục lục
Viêm amidan đờm có máu là gì?
Viêm amidan là tình trạng vi khuẩn, virus tấn công gây bệnh cho amidan, phản ứng viêm chống lại vi khuẩn tại amidan khiến cơ quan này sưng đau, hình thành mủ.
Đờm có máu không phải là một triệu chứng thường gặp khi bị viêm amidan, nếu bạn bị viêm amidan gây đờm có máu thường sẽ nhận biết bằng các triệu chứng sau:
- Amidan sưng to, gây nuốt vướng, đau khi nuốt.
- Thường xuyên đau rát cổ họng.
- Trẻ thường có biểu hiện sốt cao.
- Ho đờm màu trắng trong có lẫn dây máu đỏ tươi, hoặc khạc đờm có lẫn hạt màu trắng đục có dây máu.
- Hơi thở có mùi hôi.
☛ Xem đầy đủ: Các triệu chứng khi bị viêm amidan
Viêm amidan đờm có máu cảnh báo vấn đề gì?
Khạc ra đờm có máu khi bị viêm amidan chắc chắn là một dấu hiệu không thể coi thường, triệu chứng này có thể cảnh báo các vấn đề sau:
Viêm amidan cấp nặng
Viêm amidan cấp thể nặng, đặc biệt là viêm amidan cấp do vi khuẩn, amidan thường bị sưng to, sung huyết, các mao mạch trên amidan thường giãn nở tạo điều kiện để các tế bào miễn dịch đến ở viêm, hiện tượng này cũng tạo cơ hội cho các tế bào máu thoát ra khỏi lòng mạch ra ngoài.
Người bệnh có thể ho khạc ra đờm nhầy trắng trong có lẫn các dây máu đỏ tươi, lượng máu thường ít, ngoài ra người bệnh còn có các biểu hiện của viêm amidan cấp nặng như: sốt cao, hạch góc hàm sưng to và đau, niêm mạc họng đỏ rực, amidan sưng to và đỏ, amidan tăng tiết dịch nhầy,…
☛ Tham khảo: Cách điều trị viêm amidan cấp
Viêm amidan mạn tính
Viêm amidan mạn tính là tình trạng viêm amidan cấp điều trị khống đúng cách, dùng kháng sinh không đủ liều không đúng cách khiến một số vi khuẩn gây bệnh còn tồn tại và phần lớn đã kháng thuốc kháng sinh, người bệnh thường có biểu hiện đau rát họng kéo dài, nuốt vướng, đau lên tai, hơi thở hôi, ngủ ngáy, trẻ nhỏ có biểu hiện ốm vặt, ho vặt và kém phát triển.
Ở bệnh lý viêm amidan mạn tính, nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn, trên bề mặt amidan của người bệnh thường có nhiều hốc chứa mủ do vi khuẩn gây hoại tử tổ chức của amidan gây ra, người bệnh thường xuyên ho khạc đờm ra chất nhầy có màu trắng đục mùi hôi, nhiều người bệnh cố gắng ho khạc thường xuyên và ho mạch để làm sạch chất nhầy mủ khó chịu này, hành động này có thể gây vỡ các mao mạch tại amidan dẫn tới chảy máu, tuy nhiên lượng máu cũng không quá nhiều. Tìm hiểu thêm: Viêm amidan mạn tính là gì?
Mạch máu amidan bị tổn thương
Amidan khi đang bị viêm, thường sưng rất to, các mạch máu sung huyết nổi rõ trên bề mặt amidan và niêm mạc họng xung quang, lúc này amidan rất dễ bị tổn thương nếu chúng ta không cẩn thận trong quá trình ăn uống và sinh hoạt.
Trong quá trình ăn uống, các loại đồ ăn cứng, hoặc có cạnh nhọn có thể cọ sát vào amidan khi di chuyển xuống thực quản, gây tổn thương amidan và gây chảy máu, người bệnh thường cảm thấy đau chói trong quá trình ăn nếu hiện tượng này xảy ra.
Vết thương loại này thường nhỏ, và không có quá nhiều nguy hiểm, tuy nhiên có thể gây ho khạc ra một chút máu khiến người bệnh lo lắng, số lần ho khạc ra máu thường ít (khoảng 1-2 lần).
Viêm amidan ho đờm ra máu có nguy hiểm không?
Người bệnh viêm amidam khi ho khạc ra đờm có máu nhiều lần thì đây là triệu chứng cảnh báo viêm amidam có thể đã diễn biến nặng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lân nhiễm khuẩn ra các cơ quan bộ phận lân cận gây ra các biến chứng như:
- Gây biến chứng tại chỗ: viêm tấy áp xe quanh amidan.
- Gây biến chứng các cơ quan lân cận: viêm xoang, viêm mũi, viêm tai giữa, viêm hạch, viêm thanh khí phế quản, đặc biệt ở trẻ em có thể gây viêm phế quản, viêm phổi, ảnh hưởng tới chức năng hô hấp của trẻ.
- Biến chứng toàn thân: gây viêm nội tâm mạc, viêm khớp, viêm thận. Đặc biệt khi viêm amidan do vi khuẩn liên cầu A tan huyết nhóm beta, biến chứng thường gặp ở trẻ lứa tuổi 5-6 sau khi bị viêm Amidan 15- 30 ngày.
- Ngoài ra, viêm amidan nặng còn gây đau đớn khi ăn uống, trẻ nhỏ có thể bỏ ăn, sụt cân. Đặc biệt amidan mạn tính gây hơi thở có mùi khiến bạn mất tự tin khi giao tiếp.
Cách điều trị viêm amidan ho đờm có máu
Dưới đây là các phương pháp điều trị viêm amidan đờm có máu bạn có thể tham khảo:
Vệ sinh miệng họng thường xuyên
Vệ sinh miệng họng thường xuyên là một nguyên tắc điều trị viêm amidan căn bản, bạn cần tuân thủ, vệ sinh miệng họng giúp làm sạch đờm nhầy bám trên amidan, loại bỏ được phần nào vi khuẩn gây bệnh ngăn ngừa nguy cơ bệnh diễn biến nặng, đồng thời đây là một cách rất hiệu quả để hạn chế mùi hôi miệng do viêm amidan gây ra.
Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh miệng họng 2-3 lần/ ngày, lưu ý khi súc miệng cần ngửa cổ để nước muối có thể vào sâu trong họng. Nước muối không chỉ giúp làm sạch đờm nhầy, sát khuẩn mà còn làm giảm sưng amidan, dịu đau rát họng.
Ngoài sử dụng nước muối, bạn có thể lựa chọn sử dụng các loại dung dịch chuyên dụng để vệ sinh miệng họng và ngăn ngừa các bệnh lý đường hô hấp trên như dung dịch xịt họng AFree.
Chế độ ăn uống và nghỉ ngơi phù hợp
Người bệnh khi bị viêm amidan đờm có máu, cần quan tâm hơn đến chế độ ăn uống và nghỉ ngơi để hạn chế tình trạng ho khạc ra máu, cụ thể là:
- Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, ưu tiên lựa chọn các loại đồ ăn mềm, nguội, dễ nuốt, nhiều dinh dưỡng như sữa, cháo, soup, rau củ hầm,…
- Nên lựa chọn các loại đồ ăn thanh đạm có tính mát, hạn chế các đồ ăn cay nóng nhiều dầu mỡ có thể gây kích thích amidan.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, đặc biệt khi viêm amidan cấp tính có sốt, khuyến khích người bệnh sử dụng nước ấm, do có thể làm dịu cảm giác đua rát họng và làm tan đờm nhầy, cố gắng uống nước thường xuyên nhất có thể để giữ cho niêm mạc họng không bi khô rát.
- Ăn nhiều hoa quả, đặc biệt là hoa quả có chứa nhiều vitamin C giúp tăng sức bền của thành mạch, hạn chế chảy máu, đồng thời cũng hỗ trợ tăng sức đề kháng đường hô hấp.
- Hạn chế uống các đồ lạnh như nước đá, kem và các loại thức uống chứa nhiều cồn, chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
- Kết hợp sử dụng một số loại nước uống giúp chống viêm, giảm đau rát như trà gừng, trà mật ong, nước chanh muối…
- Nghỉ ngơi phù hợp, hạn chế nói nhiều, nên đau khẩu trang khi ra ngoài để hạn chế tiếp xúc với bụi bẩn, không khí ô nhiễm.
- Tăng cường luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể tốt hơn.
Sử dụng thuốc điều trị
Việc sử dụng thuốc tây điều trị viêm amidan đờm có máu sẽ phụ thuộc vào từng triệu chứng và nguyên nhân gây viêm amidan.
– Thuốc giảm đau, hạ nhiệt: thường sử dụng Paracetamol, lưu ý với trẻ nhỏ sử dụng thuốc khi trẻ có sốt trên 38 độ, hai lần uống thuốc nên cách nhau từ 4-6 tiếng, liều dùng cho trẻ là 10-15mg /kg và không nên sử dụng quá 5 lần/ngày.
.– Thuốc kháng sinh: Penicillin, Rovamycine được chỉ định sử dụng trong các trường hợp nguyên nhân gây viêm do vi khuẩn, đặc biệt là liên cầu khuẩn. Lưu ý, người bệnh cần sử dụng kháng sinh dưới chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ, cần dùng đủ liều, đủ thời gian, không nên dừng kháng sinh giữa chứng khi thấy triệu chứng giảm, điều này làm tăng nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc gây viêm Amidan mạn tính.
Phẫu thuật cắt amidan khi bị viêm amidan mạn tính
Với viêm amidan mạn tính gây ho khạc đờm có máu, việc sử dụng thuốc điều trị bệnh thường ít có hiệu quả do vi khuẩn gây bệnh đã trở nên kháng thuốc kháng sinh, trường hợp này bác sĩ thường chỉ định cắt amidan, hiện nay phương pháp này đang cho thấy kết quả tốt trong điều trị bệnh.
Người bệnh sẽ được chỉ định cắt amidan trong các trường hợp sau:
- Viêm amidan cấp tái phát 5 đợt/ 1 năm hoặc 7 đợt/ 2 năm.
- Viêm amidan đã có biến chứng.
- Viêm amidan quá phát gây ảnh hưởng đến chức năng nuốt, nói, thở.
- Viêm amidan mạn tính gây hôi miệng ảnh hưởng đến giao tiếp hoặc gây cơn ngừng thở khi ngủ.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp cắt amidan cho kết quả cao, ít đau đớn và chảy máu nên người bệnh không cần quá lo lắng khi thực hiện phẫu thuật này.
Xịt họng AFree – hỗ trợ phòng và điều trị viêm amidan hiệu quả
Việc vệ sinh miệng họng thường xuyên sẽ làm hạn chế sự nhân lên của các vi sinh vật gây bệnh như virus, vi khuẩn và cải thiện triệu chứng viêm Amidan, hạn chế tình trạng viêm amidan ho đờm có máu. Xịt họng AFree có thể hỗ trợ bạn thực hiện điều đó một cách tiện lợi và hiệu quả nhất.
Được sản xuất theo công nghệ hiện đại, với thành phần chứa Kẽm và DMSO, xịt họng đem lại nhiều tác dụng nổi bật như:
- Giúp giảm sưng, viêm, đau rát họng hiệu quả.
- Tác dụng đạt được chỉ sau 1-2 ngày sử dụng.
- Diệt sạch virus, vi khuẩn, phòng viêm nhiễm đường hô hấp.
Cách sử dụng đơn giản: Bạn chỉ cần xịt trực tiếp vào họng hoặc pha loãng với nước để súc miệng hàng ngày. Không chỉ sử dụng khi bị viêm Amidan, bạn còn có thể sử dụng AFree như một dung dịch sát khuẩn miệng họng hàng ngày nhằm bảo vệ đường hô hấp, phòng tránh các bệnh lý nhiễm khuẩn hô hấp.
Dung dịch xịt họng AFree chắc chắn là một sản phẩm bạn không thể bỏ qua nếu muốn giữ cho đường hô hấp của mình và người thân luôn khỏe mạnh.
Lời kết:
Viêm amidan đờm có máu chắc chắn là một triệu chứng khiến người bệnh lo sợ khi gặp phải, đây cũng là dấu hiệu cảnh báo amidan của bạn đang không khỏe và rất dễ bị tổn thương, vậy nên bạn có có kế hoạch khám và điều trị sớm trong trường hợp này để có thể bảo vệ sức khỏe của bản thân.