Viêm amidan là bệnh lý phổ biến có thể gặp ở mọi đối tượng, dù là người lớn hay trẻ nhỏ. Nếu không được điều trị dứt điểm thì bệnh rất dễ tiến triển thành viêm amidan mãn tính. Vậy viêm amidan mãn tính là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
- Viêm amidan mãn tính là gì?
- Triệu chứng của viêm amidan mãn tính
- Nguyên nhân viêm amidan mãn tính
- Đối tượng dễ mắc viêm amidan mãn tính
- Chẩn đoán viêm amidan mãn tính
- Viêm amidan mãn tính điều trị thế nào?
- Cách khắc phục khi mắc viêm amidan mãn tính
- Xịt họng AFree – phòng ngừa và làm giảm triệu chứng viêm amidan
Viêm amidan mãn tính là gì?
Viêm amidan mãn tính là tình trạng người bệnh bị viêm amidan cấp tính kéo dài, tái phát lại nhiều lần trong năm. Bệnh nhân sẽ thấy xuất hiện các hốc trong amidan ngày càng nhiều, chứa sỏi amidan và mủ sulfa. Các viên sỏi amidan sẽ gây ra tình trạng hôi miệng, nghẹn ở cổ khi bệnh nhân nuốt, vướng họng. Sau nhiều lần viêm nhiễm, tình trạng này sẽ ngày càng nặng hơn và có thể để lại những biến chứng nguy hiểm.
Viêm amidan mãn tính được chia thành 3 thể:
- Viêm amidan quá phát: Hai bên amidan sưng to chèn vào đường thở khiến người bệnh bị ngủ gáy, nguy hiểm hơn là ngưng thở khi ngủ.
- Viêm amidan hốc mủ: Bề mặt amidan có các hốc mủ do vi khuẩn phát triển, người bệnh sẽ thấy đau họng, hơi thở có mùi hôi, mủ bã đậu bị bật ra ngoài khi hắt hơi, nói chuyện,…
- Viêm amidan xơ teo: Viêm amidan tái phát nhiều lần khiến chúng bị teo lại, bề mặt amidan có bao xơ hoặc xuất hiện nhiều mủ bã đậu.
☛ Xem thêm: Viêm amidan ở người lớn
Triệu chứng của viêm amidan mãn tính
Các triệu chứng phổ biến thường gặp khi bị viêm amidan mãn tính như:
- Đau họng, rát họng.
- Ho khan, ho có đờm.
- Mất tiếng, khàn tiếng.
- Hơi thở có mùi hôi.
- Quan sát thấy amidan sưng to.
- Thấy nhiều khe hốc có mảng hạt trắng.
- Sưng hạch bạch huyết.
- Sốt cao, thường sốt về đêm và sáng sớm.
- Mệt mỏi, khó thở.
☛ Tìm hiểu thêm: Top 8 dấu hiệu viêm amidan
Nguyên nhân viêm amidan mãn tính
Nguyên nhân gây viêm amidan mãn tính thường là do virus và vi khuẩn:
- Virus: Có tới 80% các ca bệnh về đường hô hấp đều là do virus xâm nhập. Các loại virus phổ biến như: RSV, parainfluenza, epstein-barr, herpes simplex, adenovirus, enterovirus.
- Vi khuẩn: Đây cũng thường là nguyên nhân gây bệnh, trong đó một số loại vi khuẩn thường gặp như: Tụ cầu, phế cầu, liên cầu, xoắn khuẩn, mycoplasma.
Ngoài ra cũng có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ gây viêm amidan mãn tính như:
- Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ khiến cho vi khuẩn phát triển.
- Thời tiết thay đổi đột ngột, giao mùa.
- Cấu trúc amidan có nhiều khe, hốc là nơi trú ngụ của vi khuẩn.
- Môi trường sống ô nhiễm, khói bụi, tiếp xúc với nhiều hóa chất độc hại.
- Mắc các bệnh lý như: viêm lợi, viêm xoang, viêm tai giữa, trào ngược dạ dày thực quản,…
- Không điều trị dứt điểm viêm amidan cấp tính khiến bệnh tái phát lại nhiều lần.
Đối tượng dễ mắc viêm amidan mãn tính
Viêm amidan mãn tính có thể gặp ở bất cứ ai và ở mọi độ tuổi. Những đối tượng dễ mắc bệnh như:
- Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch suy yếu nên rất dễ bị mắc bệnh. Bên cạnh đó người lớn tuổi cũng có khả năng cao mắc bệnh.
- Người bị viêm amidan cấp tính không điều trị tận gốc khiến bệnh tái phát nhiều lần.
- Người đang mắc các bệnh mãn tính về tai – mũi – họng.
- Thanh niên và người cao tuổi thường xuyên mắc các bệnh cảm cúm, xuất tiết khi thời tiết thay đổi.
Tình trạng này khiến cho người bệnh cảm thấy rất khó chịu, nhất là khi thời tiết giao mùa hoặc ban đêm. Nếu người bệnh chủ quan không thăm khám và không điều trị dứt điểm thì bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng như: Áp xe amidan, viêm thanh quản, viêm thận, viêm khớp, nhiễn khuẩn huyết,…
☛ Có thể bạn muốn biết: Viêm amidan hốc mủ 1 bên có nguy hiểm không?
Chẩn đoán viêm amidan mãn tính
Khi thấy có những triệu chứng kể trên, bạn cần phải đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám. Bác sĩ sẽ trực tiếp thăm khám, chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Bởi thế bệnh nhân cần tìm địa điểm có uy tín, bác sĩ trình độ chuyên môn cao.
Bác sĩ sẽ thực hiện quá trình chẩn đoán như sau:
- Kiểm tra vòm họng để xác định mức độ sưng phù và tổ chức viêm, bác sĩ sẽ hỏi bạn về những triệu chứng đang gặp phải.
- Thực hiện các xét nghiệm liên quan.
- Khám nội soi tai mũi họng để kiểm tra mức độ viêm.
- Kết luận tình trạng bệnh và chỉ định phương pháp điều trị hợp lý.
Viêm amidan mãn tính điều trị thế nào?
Sử dụng thuốc Tây y
Tùy vào triệu chứng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ kê thuốc phù hợp. Các loại thuốc thường được sử dụng như:
- Thuốc kháng sinh nhóm beta lactam, macrolid: Một số loại thuốc Amoxicilin (đơn chất hoặc kết hợp cùng acid clavulanic), cefuroxim, cefpodoxime,… được dùng trong các trường hợp viêm amidan mãn tính do vi khuẩn.
- Thuốc kháng viêm: Làm giảm nhanh các triệu chứng viêm ở hầu họng như Oropivalone, Betadine, Lysopaine,…
- Thuốc giảm xung huyết, phù nề: Thuốc Anpha choay, Amitase được dùng để giảm xung huyết, phù nề ở amidan.
- Thuốc giảm đau, hạ sốt: Thuốc có tác dụng làm giảm nhanh các cơn đau, giảm sốt do viêm amidan mãn tính gây ra. Các loại thuốc phổ biến như: Paracetamol, ibuprofen, diclofenac,…
- Thuốc giảm ho: Người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng ho đi kèm nên được chỉ định dùng một vài loại thuốc giảm ho như: dextromethorphan, noscapin, codein,…
- Ngoài ra bệnh nhân có thể sử dụng thêm các loại thuốc điều trị tại chỗ như thuốc ngậm, dung dịch súc họng, thuốc xông họng,…
Phương pháp dân gian
Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân có thể áp dụng các phương pháp dân gian tại nhà để làm giảm các triệu chứng và hỗ trợ điều trị bệnh mau khỏi hơn.
Sử dụng muối
Súc miệng nước muối là cách đơn giản và dễ thực hiện nhất bởi ai cũng có thể áp dụng được. Muối có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, tiêu diệt các tác nhân gây hại trong khoang miệng. Đồng thời, súc miệng nước muối cũng là cách ngăn ngừa các bệnh về răng miệng hiệu quả.
Sử dụng nước muối sinh lý có bán tại hiệu thuốc hoặc pha nước muối loãng (tỉ lệ 0,9%) để súc miệng. Ngậm từng hụm nước muối và súc miệng khoảng 15-30 giây rồi nhổ đi, lặp lại hành động này khoảng 4-5 lần. Bạn cần áp dụng cách này thường xuyên khoảng 3-4 lần/ ngày.
Tỏi
Trong thành phần của tỏi có chứa hoạt chất allicin có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại. Bởi vậy mà tỏi được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa viêm amidan.
Tỏi đem đi bóc vỏ, thái lát mỏng rồi ngâm cùng với mật ong đựng trong hũ thủy tinh. Đậy nắp kín, ngâm trong khoảng 2 ngày là có thể lấy ra để sử dụng. Người bệnh ngậm hoặc pha hỗn hợp này với nước ấm để uống, thực hiện 2 lần/ngày cho đến khi thấy có hiệu quả.
Lá húng chanh
Lá húng chanh hay còn có tên gọi khác là rau tần dày, đây là loại rau rất quen thuộc đối với người Việt Nam. Trong thành phần của lá húng chanh có chứa tinh dầu, hoạt chất codein và cavaron có khả năng ức chế hoạt động của vi khuẩn. Chúng có tác dụng làm giảm đau rát họng, khản tiếng, hỗ trợ điều trị viêm amidan rất hiệu quả.
Bạn dùng lá húng chanh để ăn sống, hoặc đem đi hấp với mật ong rồi ăn hàng ngày sẽ thấy bệnh thuyên giảm rõ rệt.
Phẫu thuật cắt amidan
Đối với những trường hợp viêm amidan mãn tính không điều trị được bằng thuốc hoặc gây ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe như tắc nghẽn đường thở, nổi hạch, khó nuốt trầm trọng thì bác sĩ sẽ chỉ định cắt amidan. Một số phương pháp cắt amidan được áp dụng hiện nay như: dùng laser, plasma, dao siêu âm,…
Cách khắc phục khi mắc viêm amidan mãn tính
Để cơ thể nhanh chóng phục hồi thì bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Uống nhiều nước ấm (tùy vào nhu cầu của cơ thể) để làm dịu họng, giúp niêm mạc họng có đủ độ ẩm cần thiết.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng tối thiểu 2 lần/ ngày, súc miệng nước muối thường xuyên. Thay bàn chải đánh răng định kỳ 3 tháng/ lần.
- Nên có chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ vitamin và khoáng chất, ăn nhiều rau củ, trái cây để tăng cường sức đề kháng.
- Ăn những thực phẩm mềm, loãng, lỏng như canh, súp, cháo để tránh kích thích gây đau họng.
- Sử dụng máy tạo ẩm không khí để làm giảm kích thích họng.
- Tuyệt đối không sử dụng các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn giòn, cứng. Không sử dụng các loại chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
- Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, stress.
- Nên giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ khi thời tiết thay đổi hoặc mùa đông. Đeo khẩu trang khi ra ngoài đường để tránh hít phải bụi bẩn, hóa chất,…
- Điều trị dứt điểm các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, cúm, viêm amidan cấp tính, viêm phế quản,…
- Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ và tái khám khi thấy có những triệu chứng bất thường.
Xịt họng AFree – phòng ngừa và làm giảm triệu chứng viêm amidan
Xịt họng AFree là sản phẩm được phát triển từ bằng phát minh sáng chế số US2018/0353539 được chuyển nhượng từ Invenmed-Hoa Kỳ. Với công dụng ưu việt của Zn (Kẽm) và I2 (Iốt), Afree giúp giảm nhanh các triệu chứng ho đờm, sưng viêm, ngứa và đau rát họng. Đồng thời tiêu diệt virus, vi khuẩn là nguyên nhân gây viêm nhiễm đường hô hấp trên, từ đó tăng sức đề vùng hầu họng.
Thành phần của AFree bao gồm: Kẽm iod (ZnI2), Dimethyl sulfoxide (DMSO), chiết xuất keo ong, tinh dầu gừng, tinh dầu khuynh diệp…
- Kẽm (Zn): Là nguyên tố vi lượng thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong sinh trưởng, chuyển hóa và miễn dịch. Nó giúp củng cố và tăng cường hệ miễn dịch, ngăn chặn sự bùng phát của tế bào miễn dịch khỏi phản ứng viêm và hoạt hóa. Kẽm và các ionophores là những chất ức chế hàng đầu đối với nhiều loại virus RNA khác nhau. Tổ hợp này giúp làm suy yếu tốc độ nhân lên của các loại virus như virus cúm, herpes, mengovirus, thậm chí là coronavirus.
- Iod (I): Có tác dụng kháng khuẩn giúp diệt khuẩn phổ rộng mà không gây kháng thuốc, nhờn thuốc. Đặc biệt nó an toàn cho mọi người.
- Dimethyl sulfoxide (DMSO): Chất này như là một dung môi siêu thấm giúp kẽm và iod xuyên được qua da và màng sinh học. DMSO giúp vận chuyển ion Kẽm vào nội bào, tác động hiệp đồng giúp tiêu diệt mạnh mẽ các virus, vi khuẩn nên có tác dụng giảm viêm, sưng, đau.
Sản phẩm có công dụng:
- Phòng viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn.
- Giúp giảm ho, sưng viêm, đau rát họng, nhiệt miệng.
- Làm dịu nhẹ các triệu chứng viêm, đau rát họng.
- Phòng viêm phế quản, ho lâu ngày ở trẻ em và người lớn.
Từ đó đem lại tác dụng nhanh chóng chỉ sau 1 – 2 ngày giúp giải quyết nhanh các vấn đề hô hấp trên như đau rát họng, ho, viêm amidan. Bạn chỉ cần xịt từ 4 – 6 lần vào họng và khu vực quanh miệng bị tổn thương. Với những trường hợp bằng có thể xịt 15 lần/ngày. Ngoài ra bạn cũng có thể pha với nước để sát khuẩn miệng.
Bạn có thể BẤM VÀO ĐÂY để tìm NHÀ THUỐC GẦN NHẤT có bán xịt họng AFree chính hãng