Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới (WHO), hàng năm trên thế giới có đến 10 triệu ca tử vong do các bệnh viêm đường hô hấp trên. Vì sao có con số đáng cảnh báo này? Liệu bệnh viêm đường hô hấp trên có lây không? Hãy xem bài viết này để tìm được câu trả lời và qua đó biết thêm cách phòng ngừa viêm đường hô hấp trên hiệu quả để bảo vệ sức khoẻ của bản thân và những người thân yêu nhé.
Mục lục
Viêm đường hô hấp trên là gì?
Viêm đường hô hấp trên là tổng hợp của nhiều bệnh lý khác nhau bao gồm viêm họng, viêm mũi, viêm amidan, viêm thanh quản, viêm xoang, cảm lạnh,… Sở dĩ vậy bởi đường hô hấp trên gồm mũi, xoang, hầu, họng và thanh quản. Chúng có chức năng lấy không khí ngoài cơ thể, làm ẩm, sưởi ấm và lọc không khí đưa vào phổi.
Đường hô hấp trên là bộ phận dễ bị viêm nhiễm bởi chúng tiếp xúc trực tiếp với không khí. Vì vậy các tác nhân nguy hiểm từ môi trường như vi khuẩn, virus, bụi bẩn, hơi độc,… có thể dễ dàng xâm nhập vào và gây bệnh.
Nhóm bệnh này thường gặp hàng năm và có xu hướng tăng lên vào thời điểm giao mùa nhất là mùa thu đông. Đối tượng có nguy cơ cao mắc viêm đường hô hấp là trẻ em, người già, người có sức đề kháng kém.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Đừng chủ quan khi bị viêm đường hô hấp!
Bệnh viêm đường hô hấp trên có lây không?
Theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân chính gây viêm đường hô hấp trên là do một số virus và vi khuẩn. Có nhiều loại virus gây bệnh khác nhau như: virus cúm đó là A, B và C, phế cầu khuẩn, vi khuẩn Bordetella,…
Tuy nhiên, đặc điểm chung của các chủng gây bệnh trên đường hô hấp là khả năng lây lan rất mạnh. Các virus có tồn tại trong không khí và thể lây nhiễm từ người này sang người khác khi nói chuyện, ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc trực tiếp ở phạm vi gần.
Hơn thế nữa, một số virus, vi khuẩn khi bám vào bề mặt các đồ vật như tay nắm cửa, bàn ghế, giường… còn có thể tiếp tục chu kỳ sinh bệnh. Chính vì vậy, có thể trả lời rằng bệnh viêm đường hô hấp rất dễ lây nhiễm và cũng dễ tái phát.
☛ Tham khảo thêm tại: Những triệu chứng viêm đường hô hấp trên mà bạn cần phải lưu ý
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm đường hô hấp trên
Thông thường, viêm đường hô hấp có thể tự khỏi sau 1-2 tuần chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, nhiều người chủ quan và khiến cho bệnh tiến triển nặng dần. Một số biến chứng của viêm đường hô hấp trên có thể gây nguy hiểm đến sức khoẻ mà bạn cần lưu ý chính là:
- Viêm hạch bạch huyết, áp xe họng, viêm tai giữa: tai mũi họng là những bộ phận liên quan chặt chẽ với nhau vì thế khi một nơi bị viêm nhiễm thì có thể lây sang những nơi còn lại. Không chỉ vậy, khi viêm nhiễm lan rộng thì vi khuẩn còn có thể xâm nhập vào máu và gây nhiễm trùng huyết vô cùng nguy hiểm.
- Viêm đường hô hấp dưới: do không được chữa trị kịp thời, vi khuẩn virus sẽ có cơ hội xâm nhập vào sâu hơn gây tổn thương và chuyển biến thành viêm phế quản, viêm phổi, áp xe phổi,…
- Viêm màng não: do nhiễm trùng lan từ các xoang lên não khiến cho chức năng não bị suy giảm, tinh thần mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, sức khỏe giảm sút.
- Đau nhức cơ bắp: do ho nhiều và mạnh kéo dài mãi không khỏi, thậm chí gây gãy xương sườn.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Bệnh viêm đường hô hấp trên có nguy hiểm không?
Cách phòng ngừa lây nhiễm viêm đường hô hấp trên
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” là câu nói quen thuộc được truyền từ đời này qua đời khác. Đến nay, khi xã hội ngày càng hiện đại thì câu nói đó vẫn luôn đúng, thậm chí còn càng quan trọng bởi vì đây là cách bảo vệ sức khoẻ tốt nhất. Để phòng ngừa lây nhiễm bệnh viêm đường hô hấp trên thì các bạn cần:
Hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh
Hạn chế đến những nơi công cộng khi không cần thiết như: công viên, quán bia, sân vận động, trà đá vỉa hè,… Bởi nơi đây thường tụ tập rất đông người, virus, vi khuẩn từ những người này có thể lây lan thông qua sự tiếp xúc gần.
Tránh xa những người đang bị cảm lạnh, cảm cúm trong 3 đến 5 ngày đầu tiên. Vì virus có khả năng lây lan dễ dàng nhất trong khoảng thời gian này.
Nên cố gắng cách ly người bị viêm đường hô hấp trên với những thành viên khác trong gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ và người già ít nhất 7 ngày để tránh lây lan. Không nên dùng chung bàn chải, khăn mặt, khẩu trang với người bị bệnh.
Đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài
Khẩu trang là lá chắn bảo vệ chúng ta an toàn trước những nguy cơ gây bệnh đang rình rập xung quanh. Việc đeo khẩu trang sẽ ngăn không cho virus từ người bệnh thoát ra khi nói chuyện và chặn virus từ bên ngoài xâm nhập vào đường hô hấp.
Vì thế, đeo khẩu trang không chỉ giúp bảo vệ được bản thân mà còn là cách để bảo vệ những người thân yêu nếu chẳng may chúng ta đang nhiễm bệnh. Mỗi khi ra ngoài bạn nên đeo khẩu trang để tránh vi khuẩn, virus xâm nhập vào đường thở qua giọt bắn.
Đặc biệt, bạn nên chú ý đeo khẩu trang đúng cách nếu không việc phòng lây nhiễm cũng chỉ là vô ích. Cụ thể là:
- Đeo khẩu trang phải che kín cả mũi lẫn miệng.
- Mang mặt có màu đậm ra ngoài, mặt có màu nhạt hơn hướng vào trong, kẹp nhôm hướng lên trên ôm sát mặt.
- Khi đeo khẩu trang tuyệt đối không sờ tay vào vì virus bám trên bề mặt sẽ vô tình dính vào tay sau đó nếu vô tình cho lên mặt, mũi sẽ bị nhiễm bệnh.
- Không dùng tay cầm vào mặt khẩu trang để tháo mà phải cầm vào dây đeo phía sau tai, tháo ra cho vào thùng rác an toàn.
- Không sử dụng khẩu trang bẩn. Khẩu trang y tế dùng 1 lần xong thì nên vứt đúng nơi quy định thùng rác an toàn, có nắp đậy. Khẩu trang vải thì có thể giặt sạch sẽ bằng xà phòng, phơi khô để thay dùng cho lần sau.
Vệ sinh tai mũi họng thường xuyên
Việc vệ sinh họng bằng nước muối hoặc các dung dịch sát khuẩn là một biện pháp quan trọng và cần thiết giúp bảo vệ cơ thể. Bởi những dung dịch này giúp diệt hoặc giảm nồng virus ngăn chúng xâm nhập vùng hầu họng, hỗ trợ phòng lây nhiễm hiệu quả.
Nên súc họng bằng nước muối ngày 2 lần/ ngày để tiêu diệt vi khuẩn, phòng ngừa viêm đường hô hấp trên. Ngoài ra, bạn có thể giữ ẩm mũi, làm thông mũi bằng nhỏ dung dịch nước muối sinh lý (NaCl 0.9%).
Tuy nhiên, việc súc họng không đơn thuần chỉ là ngậm dung dịch vào miệng rồi nhổ ra ngoài mà để có tác dụng vệ sinh phòng bệnh thì chúng ta phải súc họng đúng cách. Cụ thể là phải ngửa cổ lên để dung dịch xuống sâu vùng cổ họng, khi họng có thể phát tiếng o o o mới đúng. Mỗi lần súc nên giữ dung dịch trong cổ họng ít nhất 30 giây.
Ngoài ra, bạn nên lấy ráy tai thường xuyên bởi tai có thể là nơi trú ngụ nhiều loại virus, vi khuẩn. Tuy nhiên, chú ý nên vệ sinh nhẹ nhàng bởi dụng cụ lấy ráy tai thường bằng kim loại cứng, có móc và sắc nên rất dễ gây tổn thương trầy xước, chảy máu gây viêm nhiễm.
Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh
Chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng trong việc phòng tránh bệnh viêm đường hô hấp trên. Bởi ăn đủ chất sẽ giúp cơ thể tăng sức đề kháng đảm bảo năng lượng để chống được tác nhân gây bệnh từ bên ngoài xâm nhập.
Bạn cần bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A, vitamin C bởi chúng có vai trò chống oxy hóa, củng cố hệ miễn dịch, tăng cường tế bào biểu mô và chất dịch nhầy của hệ hô hấp. Những chất dịch nhầy này chính là hàng rào ngăn ngừa sự tấn công, vây bắt, bám dính virus, vi khuẩn tránh xâm nhập sâu hơn.
Một số thực phẩm giàu vitamin A, C là cam, bưởi, rau dền, súp lơ, đu đủ, dưa hấu, quả hồng, cà chua,… Ngoài ra, bạn nên bổ sung thêm chất xơ, protein, dùng các loại gia vị có chứa kháng sinh tự nhiên như: tỏi, hành, gừng, nghệ,… để bảo vệ cơ thể.
Mùa lạnh cần ăn thức ăn nóng, uống nước ấm, hạn chế ăn uống đồ lạnh như kem, nước đá,… để tránh viêm họng, viêm amidan. Khi thời tiết hanh khô, chúng ta nên uống nhiều nước để giúp đỡ khô cổ họng, tăng cường đào thải. Mỗi ngày nên uống tối thiểu 1,5-2 lít nước lọc, nước ép trái cây.
Giữ ấm cơ thể
Theo các chuyên gia y tế, sức miễn dịch của niêm mạc đường hô hấp đóng góp tới 80% khả năng phòng bệnh viêm đường hô hấp trên. Vì thế, việc giữ ấm đường thở vô cùng quan trọng, đặc biệt là những khi thời tiết giao mùa chuyển từ nóng sang mưa lạnh như khí hậu trong miền Nam và trời rét mùa đông tại miền Bắc.
Bạn có thể giữ ấm cơ thể khi trời lạnh bằng cách mặc áo khoác ấm, áo len cao cổ, quàng khăn, đội mũ kín tai, đeo tất… Khi đi ra ngoài lạnh về có thể pha một tách trà gừng, trà hoa cúc, trà cam quế để khử hàn, giúp cơ thể ấm lên nhanh hơn.
Dùng túi sưởi là một cách giúp bạn giữ ấm vào mùa đông hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn nên trang bị dụng cụ sưởi hoặc lò sưởi làm ấm không khí và đóng cửa để tránh gió lùa vào nhà. Tuyệt đối không đốt than củi, than tổ ong phòng kín để sưởi, vì chúng sinh ra nhiều khí CO gây hôn mê, tổn thương não thậm chí tử vong.
Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ
Không chỉ vậy, bạn còn có thể phòng tránh bệnh viêm đường hô hấp bằng cách vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. Một số việc bạn cần làm là:
- Giữ nhà cửa luôn sạch sẽ, thông thoáng.
- Vệ sinh, khử trùng các bề mặt có thể chạm tay vào như tay nắm cửa, bàn phím máy tính, van nước, tay vịn cầu thang,… với dung dịch sát khuẩn.
- Nên thường xuyên giặt và thay ga đệm, chăn chiếu để tránh vi khuẩn trú ngụ.
- Nếu nhà có nuôi các con vật thì nên tắm rửa cho chúng sạch sẽ, cách ly trẻ con ra khỏi khu vực chứa chất thải vệ sinh của động vật vì đó là mầm mống chứa nhiều vi khuẩn có hại.
Tiêm phòng đầy đủ
Cách phòng bệnh viêm đường hô hấp trên được đánh giá hiệu quả cao đó chính là tiêm phòng. Theo các chuyên gia y tế khuyến cáo nên tiêm vaccin phòng cúm cho một số đối tượng như trẻ em, người già, người có bệnh mạn tính, nhân viên y tế có nguy cơ tiếp xúc cao…
Ngoài các loại vaccin trong chương trình tiêm chủng quốc gia, bạn có thể tiêm thêm vaccin phế cầu để phòng tránh bệnh hô hấp do phế cầu gây ra, nhất là viêm phổi.
☛ Xem thêm tại: Các loại thuốc trị viêm đường hô hấp trên hiệu quả
Xịt họng AFree – giải pháp phòng ngừa viêm nhiễm đường hô hấp hiệu quả
Thấy được sự nguy hiểm luôn rình rập gây bệnh viêm đường hô hấp trên, công ty Dược Phẩm Thái Minh đã cho ra mắt sản phẩm xịt họng AFree. Sản phẩm có thành phần chính là Kẽm iod và Dimethyl Sulfoxide có tác dụng chống oxy hóa, sát khuẩn mạnh nhờ đó giúp phòng tránh tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn, virus gây ra.
AFree được khuyên dùng cho trẻ em từ 3 tuổi trở lên và người lớn nếu có các dấu hiệu về viêm đường hô hấp: ho, đờm, viêm mũi họng, viêm amidan,… Đặc biệt giúp trẻ em và người lớn tăng sức đề kháng vùng hầu họng.
Để phòng ngừa viêm đường hô hấp trên bạn nên dùng xịt họng AFree 3 lần/ ngày, mỗi lần 2 nhịp. Trong trường hợp ho nặng, có thể mỗi ngày 3 lần pha 10ml dung dịch với 200ml nước để sát khuẩn miệng.
Lời kết
Hy vọng qua bài viết trên đã giải đáp được cho bạn câu hỏi viêm đường hô hấp trên có lây không? Nhóm bệnh này sẽ không gây nguy hiểm nếu bạn biết cách phòng ngừa và chăm sóc bản thân khỏi các tác nhân gây bệnh.
Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh viêm đường hô hấp và sản phẩm AFree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 9068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.