Xịt họng Afree

Giảm ho, sưng viêm, đau rát họng

Giảm ho, sưng viêm, đau rát họng
hotline

Tư vấn miễn cước

1800 9068
  • Trang chủ
  • Xịt họng AFree
    • Xịt họng AFree
    • Câu hỏi thường gặp
  • Bệnh viêm đường hô hấp
    • Ho đờm
    • Đau rát cổ họng
    • Viêm họng
    • Viêm amidan
    • Viêm thanh quản
    • Viêm đường hô hấp
  • Bệnh nhiệt miệng
  • Tin tức về AFree
  • Điểm bán
Trang chủ » Bệnh viêm đường hô hấp

Tổng quan về viêm đường hô hấp trên ở trẻ em

Viêm đường hô hấp trên là một trong những bệnh phổ biến nhất ở trẻ, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa. Đây là một bệnh rất hay tái phát và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, cha mẹ cần có những hiểu biết nhất định để bé được điều trị kịp thời và đúng cách.

viem-duong-ho-hap-tren-o-tre
Viêm đường hô hấp trên là bệnh rất dễ tái phát ở trẻ

Mục lục

  • 1. Viêm đường hô hấp trên là gì?
  • 2. Nguyên nhân gây viêm đường hô hấp trên ở trẻ
  • 3. Triệu chứng nhận biết trẻ bị viêm đường hô hấp trên
    • 3.1. Thể cấp tính
    • 3.2. Thể mạn tính
  • 4. Trẻ bị viêm đường hô hấp trên có nguy hiểm không?
    • 4.1. Viêm mũi
    • 4.2. Viêm xoang
    • 4.3. Viêm họng
  • 5. Trẻ bị viêm đường hô hấp trên khi nào cần đi khám bác sĩ?
  • 6. Điều trị viêm đường hô hấp trên ở trẻ thế nào?
    • 6.1. Điều trị không dùng thuốc
    • 6.2. Điều trị bằng thuốc Tây y
  • 7. Xịt họng AFree –  giải pháp phòng ngừa viêm đường hô hấp trên hiệu quả

Viêm đường hô hấp trên là gì?

Hệ hô hấp của con người được chia thành 2 bộ phận: đường hô hấp trên (đường thở trên) và đường hô hấp dưới (đường thở dưới). Trong đó, đường thở trên bao gồm mũi, xoang, hầu, họng và thanh quản.

viem-duong-ho-hap-tren
Hệ hô hấp của con người được chia thành đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới

Viêm đường hô hấp trên là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở các bộ phận của đường hô hấp trên. Những cơ quan này có chức năng lấy không khí từ ngoài vào, làm ẩm, sưởi ấm và lọc khí trước khi đưa vào phổi. Là nơi tiếp xúc trực tiếp với môi trường, đường hô hấp trên vô cùng nhạy cảm với các tác nhân có hại từ bên ngoài như virus, vi khuẩn, nấm mốc, khói bụi, … do đó chúng rất dễ bị viêm nhiễm.

Viêm đường hô hấp trên là bệnh dễ mắc và có thể tái diễn nhiều lần trong năm. Thời điểm giao mùa là lúc tỷ lệ mắc viêm đường hô hấp trên ở mức cao nhất. Mỗi năm, người trưởng thành có thể mắc bệnh này tới 2-4 lần. Ở trẻ em, do hệ thống miễn dịch còn chưa hoàn chỉnh, trẻ có thể mắc tới 10 lần/năm.

Việc điều trị đúng và kịp thời viêm đường hô hấp trên là rất cần thiết để người bệnh có thể tránh được các biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt ở trẻ nhỏ, điều trị không đúng cách có thể làm nhiễm trùng lan rộng, dẫn tới viêm phổi, viêm phế quản hoặc nặng hơn là suy hô hấp.

☛ Tham khảo thêm tại: Top 10 bệnh về đường hô hấp ở trẻ em, mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân gây viêm đường hô hấp trên ở trẻ

Do đặc điểm vị trí giải phẫu và chức năng hoạt động nên đường hô hấp trên thường xuyên tiếp xúc với virus, vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh khác. Virus là nguyên nhân chủ yếu gây nên viêm đường hô hấp trên, đa số các trường hợp trẻ mắc bệnh do nhiễm các loại virus như: Influenza, Rhinovirus, Enterovirus, Coronavirus…

Tác nhân thứ hai gây viêm đường hô hấp trên ở trẻ phải kể đến là vi khuẩn. Tuy chiếm một tỷ lệ thấp hơn virus nhưng nó cũng không kém phần nguy hiểm. Các vi khuẩn thường gặp là liên cầu tan huyết nhóm A, phế cầu khuẩn, Haemophilus influenzae, …

Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ khác có thể làm trẻ dễ mắc bệnh hơn như:

  • Yếu tố môi trường: Thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh, độ ẩm không khí thấp hay nhà ở chật hẹp, ẩm thấp, vệ sinh kém, … là những yếu tố thuận lợi cho virus, vi khuẩn phát triển và gây bệnh cho bé.
  • Độ tuổi của trẻ: Trẻ càng nhỏ thì hệ thống miễn dịch càng yếu, điều này làm cho bé dễ mắc bệnh hơn. Trẻ dưới 1 tuổi, đặc biệt là dưới 2 tháng tuổi có nguy cơ mắc viêm đường hô hấp trên cao nhất.
  • Tình trạng sức khỏe: Trẻ còi xương, suy dinh dưỡng hay trẻ bị suy giảm miễn dịch do mắc bệnh HIV hay điều trị bằng corticoid kéo dài là nhóm có nguy cơ mắc viêm đường hô hấp trên cao hơn.

☛ Tìm hiểu tại: [TÌM HIỂU] Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh viêm đường hô hấp?

Triệu chứng nhận biết trẻ bị viêm đường hô hấp trên

Viêm đường hô hấp trên được chia thành 2 loại: viêm đường hô hấp trên cấp tính và viêm đường hô hấp trên mạn tính. Bạn có thể nhận biết 2 thể bệnh này ở trẻ qua các triệu chứng sau:

Thể cấp tính

☛ Sốt

sot-o-tre-em
Thông thường bé sẽ sốt cao thành từng cơn, thân nhiệt tăng cao đến 39 – 40oC

Sốt là triệu chứng thường gặp nhất, cũng là dấu hiệu đầu tiên và quan trọng nhất để nhận biết trẻ bị viêm đường hô hấp trên. Thông thường, bé sẽ sốt thành từng cơn, thân nhiệt tăng cao đến 39 – 40oC.

Đi kèm với sốt, trẻ thường cảm thấy nhức đầu, mệt mỏi, đau cơ, sợ ánh sáng, mắt đỏ, đau và ngứa, có thể chảy nước mắt, …Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng trên sẽ cải thiện trong 7-10 ngày, sau đó trẻ sẽ nhanh chóng hồi phục.

☛ Sổ mũi

Một triệu chứng thường gặp khác của bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ là sổ mũi. Dịch nước mũi của các bé thường rất nhiều, trong, loãng, không có mủ và không hôi. Trẻ có thể chảy nước mũi ở một hoặc cả hai bên mũi.

☛ Ho

Ho là một triệu chứng phổ biến trong các bệnh viêm đường hô hấp trên. Bé có thể ho khan, ho có đờm hoặc ho thành cơn.

☛ Khó thở

Khó thở không phải là một triệu chứng đặc trưng của viêm đường hô hấp trên mà thường gặp trong các bệnh viêm đường hô hấp dưới hơn. Khó thở rất ít gặp, tuy nhiên nếu trẻ bị viêm thanh quản hay bệnh trở nặng thì khó thở sẽ xảy ra. Cha mẹ có thể nhận biết triệu chứng này bằng cách chú ý xem bé có thở rít, thở khò khè không.

Thể mạn tính

Sau đợt cấp, nếu trẻ không được điều trị hoặc điều trị không dứt điểm, bệnh có thể chuyển sang giai đoạn mạn tính. Khi thời tiết thay đổi, viêm đường hô hấp trên mạn tính rất dễ tái phát với biểu hiện thường gặp là ho, rát họng, thấy vướng khi nuốt, nghẹt mũi, chảy nước mũi thường xuyên. Ở những trường hợp bé bị viêm xoang thì kèm theo cả triệu chứng đau đầu.

Trẻ bị viêm đường hô hấp trên có nguy hiểm không?

Viêm đường hô hấp trên ở trẻ là một bệnh phổ biến và hoàn toàn có khả năng điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ do chủ quan, điều trị cho con không theo hướng dẫn của bác sĩ khiến cho bé gặp phải những biến chứng nguy hiểm.

Viêm đường hô hấp trên chia ra 3 loại chính là viêm mũi, viêm xoang và viêm họng. Mức độ nguy hiểm của các biến chứng có thể xảy ra còn tùy thuộc vào bệnh mà bé đang mắc và mức độ nặng nhẹ của nó:

Viêm mũi

bien-chung-viem-mui
Dịch mũi đặc lại sẽ làm trẻ cảm thấy khó thở

Nếu trẻ bị viêm mũi, ban đầu dịch nước mũi sẽ có đặc điểm là trong và loãng. Sau đó, dịch này sẽ đặc lại làm cho bé bị nghẹt mũi và khó thở. Nếu không có phương pháp điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, điển hình là rối loạn giấc ngủ, tinh thần mệt mỏi và suy giảm trí nhớ.

Viêm xoang

Trẻ bị viêm xoang ban đầu sẽ có các triệu chứng như đau đầu, sốt cao. Khi không được điều trị bệnh sẽ tiến triển nặng hơn và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như giảm thị lực, nhiễm trùng ổ mắt, viêm não, …

Viêm họng

Viêm họng là bệnh dễ dàng điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, do cha mẹ chủ quan không đưa bé đi khám kịp thời mà bệnh diễn biến nặng, trẻ có nguy cơ phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như viêm thanh quản, áp xe họng, nhiễm trùng huyết, viêm hạch bạch huyết, …

☛ Có thể bạn muốn biết: Viêm đường hô hấp có nguy hiểm không?

Trẻ em khi bị viêm đường hô hấp trên nếu không được điều trị kịp thời rất dễ kéo theo các bệnh viêm đường hô hấp dưới. Nghiêm trọng hơn trẻ còn có nguy cơ tử vong do các biến chứng như viêm màng não, viêm tim, viêm cầu thận, …

Trẻ bị viêm đường hô hấp trên khi nào cần đi khám bác sĩ?

Khi bé bị viêm đường hô hấp trên, cha mẹ cần theo dõi cẩn thận, nếu bé xuất hiện một trong các triệu chứng sau đây hãy nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị:

  • Không chịu bú sữa, bỏ ăn hoặc không ăn uống được.
  • Sốt cao kéo dài từ 2-5 ngày.
  • Khó thở, thở gấp, thở rút lõm lồng ngực.
  • Khó nuốt.
  • Cổ họng đau rát nặng.
  • Ho ra máu.

Điều trị viêm đường hô hấp trên ở trẻ thế nào?

Trẻ em là đối tượng rất nhạy cảm nên cần được chăm sóc và điều trị kịp thời để bệnh không tiến triển nặng thêm. Sau đây là những cách cha mẹ có thể tham khảo để điều trị viêm đường hô hấp trên cho bé.

Điều trị không dùng thuốc

Các loại thuốc Tây y dù đem lại hiệu quả cao nhưng đều là “con dao hai lưỡi” bởi chúng có thể gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Do đó, khi bé bị viêm đường hô hấp trên bạn có thể cân nhắc các phương pháp điều trị không dùng thuốc sau:

☛ Với trẻ ngạt mũi, chảy nhiều nước mũi

thong-mui-cho-tre
Cha mẹ vẫn không nên lạm dụng nước muối sinh lý để hút mũi cho bé

Nước mũi chảy quá nhiều có thể quánh dính lại gây nghẹt mũi, tắc mũi làm trẻ cảm thấy khó thở. Vì vậy, cha mẹ cần thực hiện những bước sau đây để làm thông thoáng mũi cho trẻ:

  • Bước 1: Dùng khăn giấy mềm để lau mũi cho bé.
  • Bước 2: Nhỏ nước muối sinh lý vào từng bên mũi của trẻ để làm loãng dịch mũi.
  • Bước 3: Dùng dụng cụ hút mũi để lấy dịch mũi ra (không dùng miệng để hút mũi cho trẻ do miệng người lớn có nhiều vi khuẩn có thể gây hại đến sức khỏe của bé).
  • Bước 4: Dùng tăm bông sạch để làm khô mũi cho trẻ.

Các bậc phụ huynh nên thực hiện phương pháp này trước khi cho bé ăn hoặc bú sữa để tránh bé bị nôn trớ khi ăn. Khi thực hiện, cần đặt bé nằm gối cao đầu hoặc bế bé ở tư thế đứng song song với cơ thể mẹ.

Dù phương pháp này đem lại hiệu quả tốt, cha mẹ vẫn không nên lạm dụng nước muối sinh lý để hút mũi cho bé do có thể làm niêm mạc mũi của bé bị teo.

☛ Với trẻ sốt cao

  • Sốt từ 37-38,5oC: Hạ sốt bằng cách cho bé nằm trong phòng mát và mặc quần áo thoáng mát, thấm hút tốt. Dùng khăn nhúng nước ấm lau các vùng trán, nách, bẹn cho bé. Đo nhiệt độ cơ thể trẻ thường xuyên xem bé có hạ sốt không.
  • Sốt trên 38,5oC: Ngoài việc dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ, cha mẹ vẫn tiếp tục dùng khăn ấm lau trán, nách, bẹn cho con.

Khi trẻ bị sốt quá cao sẽ rất dễ bị co giật, do đó cha mẹ cần đưa con đi khám bác sĩ ngay nếu thực hiện các phương pháp trên mà nhiệt độ cơ thể trẻ không giảm.

☛ Với trẻ bị ho

Khi trẻ bị ho, bạn có thể pha loãng mật ong với nước cho con uống để giảm ho.

Ngoài ra, bài thuốc dân gian quất chưng với đường phèn cũng rất hiệu quả trong việc điều trị ho cho bé. Cha  mẹ có thể tham khảo cách làm như sau:

  • Chuẩn bị 200g quất và 100g đường phèn.
  • Rửa sạch quất với nước.
  • Chà xát quất với muối hạt trong khoảng 5 phút để giảm vị đắng.
  • Quất đem rửa lại 2-3 lần với nước, để ráo.
  • Cho quất vào tô, sau đó thêm đường phèn và khoảng 50ml nước lọc. Để khoảng 5 phút cho đường phèn ngấm vào quất.
  • Hấp cách thủy hỗn hợp ở lửa nhỏ trong khoảng 20-30 phút.
  • Mỗi ngày sử dụng 1-2 lần. Mỗi lần bạn lấy 2 thìa cà phê nước quất trên pha với nước ấm để cho bé uống. Dùng sáng và tối, sau khi ăn để đạt hiệu quả trị ho tốt nhất.
Bài thuốc trị ho quất hấp với đường phèn không áp dụng cho trẻ dưới 1 tuổi.

Điều trị bằng thuốc Tây y

Khi con bạn bị viêm đường hô hấp trên, bác sĩ có thể chỉ định cho bé các thuốc Tây y để điều trị bệnh một cách nhanh chóng. Cụ thể là:

☛ Thuốc điều trị triệu chứng

dieu-tri-trieu-chung
Trong hầu hết các trường hợp, làm giảm các triệu chứng là trọng tâm chính của việc điều trị

Viêm đường hô hấp trên chủ yếu là do virus. Do đó, trong hầu hết các trường hợp, việc làm giảm các triệu chứng là trọng tâm chính của việc điều trị. Một số loại thuốc điều trị triệu chứng mà bác sĩ có thể kê đơn cho bé là:

  • Thuốc hạ sốt: Loại thuốc thường được chỉ định cho bé là Paracetamol dạng bột pha nước uống hoặc viên đạn đặt hậu môn. Cha mẹ chỉ nên dùng cho bé với liều từ 10-15ml/kg/lần, không dùng quá 5 ngày để đảm bảo an toàn.
  • Thuốc chống viêm: Ibuprofen là thuốc thường được dùng cho bé để chống viêm, giảm đau. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng thuốc này không dùng cho trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi hoặc trẻ bị rối loạn chảy máu.
  • Thuốc giảm ho: Dextromethorphan là loại thuốc thường được chỉ định để giảm triệu chứng ho khan ở trẻ. Loại thuốc này có nhiều dạng bào chế, đối với các bé, dạng thuốc phù hợp nhất là dung dịch uống, siro, dịch treo.
  • Thuốc thông mũi: Pseudoephedrine là thuốc được dùng để cải thiện tình trạng tắc nghẽn mũi do cảm lạnh thông thường gây ra. Ngoài ra, loại thuốc này cũng giúp bé giảm cảm giác đau nhức do viêm xoang.

☛ Thuốc kháng sinh

Kháng sinh là loại thuốc được sử dụng để tiêu diệt các loại vi khuẩn gây nên bệnh lý nhiễm trùng. Đối với viêm đường hô hấp trên do vi khuẩn, việc dùng thuốc kháng sinh sẽ giúp loại bỏ căn nguyên gây bệnh và giúp trẻ nhanh chóng hồi phục.

Cần lưu ý rằng, thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng trên vi khuẩn, không có khả năng tiêu diệt virus cũng như không giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn khi mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên do virus gây ra.

Thuốc kháng sinh cũng gây ra rất nhiều tác dụng phụ trên trẻ em như tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, dị ứng, độc tính trên gan, thận, xương, …Bên cạnh đó, việc lạm dụng loại thuốc này một cách bừa bãi có thể thúc đẩy sự kháng kháng sinh. Vì vậy, cha mẹ tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc kháng sinh cho bé, chỉ được dùng khi có sự chỉ định từ bác sĩ.

☛ Tham khảo đầy đủ tại: Thuốc kháng sinh đường hô hấp cho trẻ em và nguyên tắc sử dụng

Cha mẹ không được tự ý mua thuốc về cho con dùng, chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là thuốc kháng sinh.

Xịt họng AFree –  giải pháp phòng ngừa viêm đường hô hấp trên hiệu quả

Viêm đường hô hấp trên ở trẻ em không hề đơn giản như chúng ta vẫn nghĩ. Do đó, các bậc phụ huynh không được chủ quan, phải phòng ngừa từ sớm, nhất là trong giai đoạn thời tiết chuyển lạnh này.

xit-hong-afree
Xịt họng AFree có những ưu điểm vượt trội so với các sản phẩm cùng loại khác trên thị trường

Nói tới phòng ngừa và hỗ trợ đẩy lùi viêm đường hô hấp trên, không thể không kể đến xịt họng Afree. Với thành phần chính là ZnI2 và DMSO, cùng với thiết kế dạng xịt hiện đại, AFree cho những ưu điểm vượt trội so với các sản phẩm cùng loại khác trên thị trường:

  • Đem lại tác dụng nhanh chóng, chỉ sau 1-2 ngày sử dụng.
  • Cách sử dụng đơn giản, chỉ cần xịt 4-6 lần vào họng hoặc khoang miệng bị tổn thương. Có thể pha loãng theo tỉ lệ 1:5 với nước để sát khuẩn miệng.
  • Diệt được nhiều loại virus, vi khuẩn khác nhau.
Không dùng xịt họng AFree cho trẻ dưới 1 tuổi, phụ nữ có thai và đang cho con bú.

Lời kết: Viêm đường hô hấp trên ở trẻ sẽ không quá nguy hiểm nếu bé được điều trị kịp thời và đúng cách. Mong rằng qua bài viết trên cha mẹ đã trang bị được cho mình những kiến thức hữu ích để có thể chăm sóc cho con một cách tốt nhất.

Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh viêm đường hô hấp và sản phẩm AFree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 9068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.

Đặt giao xịt họng AFree về tận nhà bạn TẠI ĐÂY

Địa chỉ mua xịt họng AFree chính hãng trên toàn quốc

Tác giả: Nguyễn Thùy Trang - 20/01/2022
Chia sẻ

Có thể bạn quan tâm: Viêm đường hô hấp

Bài viết liên quan

  • [TÌM HIỂU] Nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ?

  • Tổng hợp các loại thuốc trị viêm đường hô hấp trên hiệu quả

  • Những triệu chứng viêm đường hô hấp trên mà bạn cần phải lưu ý

  • Nhiễm trùng đường hô hấp – Từ nguyên nhân đến điều trị

  • Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bài viết nổi bật
  • [TÌM HIỂU] Đau rát họng kéo dài nguyên nhân do đâu?
  • Bật mí 10 cách tan đờm cổ họng không dùng thuốc
  • Cách trị ho có đờm kéo dài lâu ngày không khỏi
  • Ho có đờm ra máu – Cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm
  • Top 10 cách trị đau rát họng có đờm tại nhà
Thông tin về Xịt họng AFree
  • [Thông báo] Đổi tên xịt họng VFree thành xịt họng AFree
  • Thông tin sản phẩm Xịt họng AFree
  • Địa chỉ mua Xịt họng AFree chính hãng trên Toàn Quốc
  • Xịt họng AFree của công ty nào? Uy tín không?
  • Những lưu ý khi sử dụng xịt họng AFree

Ý kiến của bạn Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Đặt mua sản phẩm

Hotline: 1800 9068

- Giá bán lẻ: 125.000đ/ chai 30ml

- Mua 4 tặng 1 qua hình thức nhắn tin tích điểm, tiết kiệm tới 25.000đ/ 1 hộp

- Miễn phí vận chuyển với đơn hàng từ 500.000đ

Sản phẩm
Xịt họng Afree
Đơn giá
Số lượng
Thành tiền
Phí vận chuyển:
Tổng:
  • Chính sách giao nhận, chuyển hàng
  • Chính sách đổi, trả hàng
  • Chính sách bảo mật
  • Điều khoản sử dụng
  • Hướng dẫn mua hàng, thanh toán
Chia sẻ Facebook

↑