Cà pháo là một loại quả có mặt trong hầu hết mâm cơm gia đình, là một món ăn thân thuộc từ xưa đến nay. Thế nhưng, đối với những người bị viêm họng, các triệu chứng gây đau đớn, phiền toái, ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh. Vì vậy, nhiều người quan tâm không biết khi viêm họng thì có thể ăn cà được không? Ăn vào thì sẽ ảnh hưởng như thế nào? Người bệnh không cần lo lắng, bài viết dưới đây sẽ giải đáp mọi thắc mắc cụ thể nhất.
Mục lục
Viêm họng là gì?
Viêm họng là tình trạng bệnh mà vùng niêm mạc ở cổ họng bị nhiễm trùng, vùng tổn thương tùy vào mức độ mà có các triệu chứng khác nhau. Điển hình như đau, ngứa, sưng tấy, ho, rát cổ họng, đặc biệt là khi bệnh nhân nhai nuốt. Nếu bệnh ngày càng nặng hơn, có thể xảy ra sốt cao, dẫn đến co giật hay viêm đến các vùng lân cận khác như tai, mắt.
Thông thường, viêm họng là bệnh do virus gây nên, ngoài ra một số vi khuẩn hoặc bụi bẩn do ô nhiễm môi trường tại thành phố, các khu công nghiệp cũng khiến bệnh ngày càng phổ biến trong xã hội.
Dựa vào tình trạng viêm của bệnh nhân, có thể chia viêm họng thành ba loại như sau:
- Viêm họng cấp tính: chỉ kéo dài trong khoảng 1 – 2 tuần, thường do virus gây ra. Tuy bệnh nhanh khỏi nhưng nếu không được chăm sóc cơ thể kỹ càng, điều trị dứt điểm thì vẫn có nguy cơ dẫn đến viêm họng mạn tính.
- Viêm họng mạn tính: kéo dài liên tục, tái phát, suốt đời, có 4 thể gồm viêm họng sung huyết, viêm họng xuất huyết, viêm họng mạn tính quá phát và viêm họng teo. Đây có thể là kết quả khi bệnh nhân mắc viêm họng cấp tính nhưng không được chăm sóc, chữa trị đúng cách.
- Viêm amidan mạn tính: viêm họng mạn tính quá phát khiến mô lympho sau họng phình to, kích thước to như hạt đậu do viêm nhiễm nặng. Thường gặp ở trẻ em, người trẻ tuổi, đặc biệt đối với những người có thể trạng gầy yếu, sức đề kháng kém. Bệnh này chỉ có thể tiến hành phẫu thuật cắt amidan để trị dứt điểm.
☛ Tìm hiểu: Viêm họng có nguy hiểm không?
Nguyên nhân của viêm họng?
Viêm họng mặc dù là căn bệnh mà hầu như ai cũng mắc phải, thế nhưng nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì thì không phải ai cũng biết rõ. Có nhiều nguyên nhân gây viêm họng, cụ thể như:
Các loại virus
Hiện nay trên thế giới, có hơn 200 loại virus khác nhau gây ra bệnh viêm họng, các virus thường thấy như virus cúm, sởi, thủy đậu, cúm A, B, parainfluenza virus, coronavirus…Các virus này chiếm tới 90% số ca viêm họng trên toàn thế giới.
Các loại virus này có ở khắp nơi trong môi trường sống, khi phát bệnh, người bệnh thường có các triệu chứng kèm theo như sốt, sưng hạch, nếu nguyên nhân do Herpes simplex virus thì có thể thêm các vết loét miệng li ti mọc thành từng đám nhỏ trong vòm miệng.
Do nhiễm khuẩn
Viêm họng do vi khuẩn chủ yếu bởi liên cầu khuẩn (Streptococcus), bạch hầu, phế cầu hoặc các vi khuẩn sẵn có ở cổ họng…Nguy hiểm nhất là các liên cầu khuẩn β tan huyết trong nhóm A, lây truyền dễ dàng thông qua đường nước bọt. Triệu chứng chủ yếu là viêm amidan mủ, hạch sưng to và sốt cao.
Nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm, có thể gây nên các biến chứng như bệnh về van tim, tắt thở đường hô hấp ở trẻ em do tạo ra các giả mạc trắng gây tắc nghẽn.
Nguyên nhân khác
Khói bụi, thuốc lá, hóa chất, sợi bông…từ môi trường bị ô nhiễm, làm tổn thương lớp niêm mạc họng, dẫn đến viêm. Ngoài ra, ảnh hưởng của ngạt mũi, thở thường xuyên bằng miệng, nhất là vào mùa lạnh tạo điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn từ bên ngoài môi trường xâm nhập vào hầu họng.
Tình trạng dị vách ngăn, viêm xoang sau có nhầy hay mủ chảy xuống cổ họng gián tiếp tạo nên ổ viêm cho họng. Trào ngược dạ dày, acid trào ngược làm cho niêm mạc bị tổn thương gián tiếp cũng khiến vi khuẩn, virus từ bên ngoài môi trường xâm nhập.
Ngoài ra, thời tiết trở lạnh, người bệnh không giữ ấm khiến cơ thể bị suy yếu, dị ứng làm hệ miễn dịch phản ứng với các tác nhân kích thích như phấn hoa, mạt nhà, lông thú…nhiều làm mũi họng tiết chất nhầy, niêm mạc sưng tấy lâu dần dẫn đến viêm.
☛ Xem thêm: Bệnh viêm họng có lây không?
Cà có tác dụng gì?
Theo Đông y, cà có tính hàn, giúp tiêu viêm, tiêu huyết, trị thũng thấp độc, ho lao. Người xưa thường dùng cà để giải độc, mụn nhọt, viêm loét da, trong dân gian hay giã nhuyễn cà đắp bên ngoài da hoặc nấu canh, muối chua…
Đối với y học hiện đại, cà chứa nhiều vitamin P, có tác dụng rất lớn trong làm vững các thành mạch máu, chống tình trạng xuất huyết. Ngoài ra, cà còn chứa nhiều vitamin E có công dụng chống lão hóa.
Đặc biệt, cà chứa một hàm lượng nightshade soda, một chất chống oxy hóa, có tác dụng lớn trong phòng chống ung thư.
Viêm họng có ăn được cà không?
Khi bị viêm họng trong thời gian dài hoặc triệu chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, gây đau đớn và khó chịu cho người bệnh. Thì sự thay đổi về lối sống, đặc biệt về ăn uống và sinh hoạt lại rất được quan tâm, một trong số những câu hỏi mà hầu như người bị viêm họng nào cũng thắc mắc là họ có thể ăn cà được không?
Quan niệm ăn cà không tốt cho người bị viêm họng đã có từ xưa, chủ yếu dựa trên cơ sở cho rằng, cà có tính hàn, khi ăn vào sẽ lạnh và điều đó không tốt cho quá trình điều trị viêm họng.
Thực tế, người bị viêm họng hoàn toàn có thể ăn cà, không chỉ bởi vì hương vị của nó mà thành phần dinh dưỡng còn giúp nâng cao hệ miễn dịch, bảo vệ sức khỏe. Không những thế, cà pháo trong một số bài thuốc còn giúp điều trị ho, viêm họng mạn tính.
Cách điều trị ho bằng cà pháo:
- Cà pháo tươi, sau khi rửa sạch, ngâm muối thì đem đi đun cho chín.
- Thêm một ít mật ong để tạo vị ngọt, ngày ăn 1 – 2 lần.
Bài thuốc trên được in trong sách “Ẩm thực phương Đông trị bệnh” của Hồng Minh Viễn (Trung Quốc), hoàn toàn khác hẳn với quan niệm của người Việt Nam ta. Ngoài cách nấu trên, cà pháo có thể chế biến thành các món ăn thơm ngon khác tùy thuộc vào khẩu vị của từng người nhưng vẫn giữ nguyên tác dụng trị ho của nó.
Ăn cà như thế nào và khi nào không nên ăn?
Mặc dù người bị viêm họng hoàn toàn có thể sử dụng các loại cà trên bàn ăn, thế nhưng vẫn cần cẩn trọng bởi khi vùng họng khi bị viêm thường rất nhạy cảm, dễ tổn thương.
Ăn cà như thế nào cho đúng và khi nào cần ngưng ăn, đặc biệt là cà pháo dành cho người bị viêm họng:
- Không dùng cà muối khi cà vẫn chưa đủ độ chua: sẽ dễ ảnh hưởng tiêu hóa hay thậm chí là ngộ độc.
- Không ăn quá nhiều cà dù là dạng sống, muối chua hay chín: bởi trong cà pháo, đặc biệt là cà pháo xanh chứa một lượng solanin, chất này nếu tiêu thụ với một lượng lớn sẽ gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa và ảnh hưởng thần kinh.
- Không ăn cà khi bị dập, hư hỏng: những quả cà kém chất lượng ảnh hưởng đến sức khỏe do tạo ra độc tố, ngoài ra hương vị của chúng cũng không còn thơm ngon so với quả tươi.
- Không ăn khi nghi ngờ cà vẫn còn dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật: ngày nay, nhiều người vì lợi nhuận nên thường sử dụng các chất hóa học, thuốc bảo vệ thực vật quá liều trong trồng trọt. Người tiêu dùng cần cẩn trọng để bảo vệ sức khỏe.
- Không ăn khi có dấu hiệu bị dị ứng: cà pháo là một trong những loại rau củ nhiều người bị dị ứng, ngứa ngáy sau khi dùng. Nếu xuất hiện tình trạng này, cần ngưng dùng cà pháo ngay.
- Không ăn hạt cà: hạt cà pháo chứa nhiều sợi lông nhỏ, có thể gây ho, tuy nhiên nghiên cứu về điều này còn rất ít nên nếu sau khi ăn cà lẫn hạt vẫn không sao thì không cần phải bỏ phần này.
- Không ăn cà pháo khi thấy đau: nếu quá trình nuốt cảm thấy đau, khó chịu cần hạn chế ăn cà khi còn sống, dạng cứng, nhất là trong các món ăn muối chua, gỏi, ăn sống…phần cứng của cà có thể làm kích ứng, trầy xước vùng họng đang bị viêm.
☛ Tìm hiểu thêm: Cách chữa bệnh viêm họng có đờm
Người bị viêm họng nên ăn gì? Kiêng gì?
Để giảm các triệu chứng khó chịu do viêm họng gây ra và nhanh chóng khỏi bệnh, ngoài sử dụng cà pháo, người bệnh cũng cần lưu ý một số điều trong cách sinh hoạt và ăn uống.
Những món ăn không nên dùng khi viêm họng:
- Thực phẩm nhiều dầu mỡ: các món ăn chứa nhiều dầu mỡ có thể làm nặng tình trạng bệnh hơn.
- Thực phẩm khô cứng: các món ăn khô cứng làm lớp niêm mạc họng vốn đang bị tổn thương thì lại càng dễ bị kích thích hơn, gây đau, khó chịu hay thậm chí là trầy xước làm nặng tình trạng viêm hơn.
- Đồ cay nóng, đồ ăn, uống quá lạnh hoặc quá nóng: làm kích ứng niêm mạc họng.
- Thuốc lá, rượu bia, thức uống có cồn: khiến hệ miễn dịch suy yếu, triệu chứng viêm dai dẳng khó hết hoàn toàn.
- Đồ ăn tái sống: các đồ tái sống là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, điều này góp phần làm ổ viêm nặng hơn.
Những món ăn nên dùng khi bị viêm họng:
- Thực phẩm giàu vitamin C: các loại trái cây có vị chua như cam,quýt, ổi…
- Dùng các món trơn, mềm ấm: giúp làm trơn vòm họng, ít kích ứng, tạo cảm giác dễ chịu cho người bệnh.
- Thực phẩm giàu chất đạm, khoáng chất vi lượng, bổ sung nước uống: tăng sức đề kháng, giảm thiểu các bệnh nhiễm trùng.
☛ Xem đầy đủ: Người viêm họng cần làm gì cho nhanh khỏi?
Xịt họng AFree – Giải pháp cho tình trạng viêm họng
Viêm họng thông thường không gây nhiều ảnh hưởng xấu đến người bệnh, thế nhưng nếu diễn ra lâu ngày, dai dẳng không dứt sẽ gây khó chịu, thậm chí là trở nặng, trở thành viêm họng mạn tính. Hiểu được nỗi khổ này, Công ty cổ phần Dược phẩm Thái Minh nay đã cho ra đời dòng sản phẩm xịt họng AFree – được nghiên cứu và phát triển tại Mỹ, đăng ký lưu hành và phân phối về Việt Nam trong những năm gần đây.
Khác với những sản phẩm xịt họng thông thường khác, xịt họng AFree sử dụng công nghệ tiên tiến với sự kết hợp của Dimethyl Sulfoxide (DMSO) và Kẽm Iod (ZnI2) mà không phải sản phẩm nào cũng có được.
Ưu điểm của sản phẩm AFree có thể mang lại cho người dùng như:
- Giảm triệu chứng của viêm họng như sưng, đau, ho, nhiệt miệng.
- Phòng ngừa viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn gây nên.
- Phòng ngừa viêm phế quản ở cả trẻ em và người lớn.
Để sử dụng sản phẩm một cách hiệu quả, người bệnh nên xịt sâu vào trong cổ họng để tăng bề mặt tiếp xúc giữa vùng tổn thương và hoạt chất. Có thể sử dụng sản phẩm từ 4 – 6 lần, mỗi lần từ 3 – 4 lần xịt trong ngày để phát huy tốt hiệu quả.
Ngoài dùng dạng xịt, có thể pha loãng phần dung dịch với nước theo tỉ lệ 1:15 để súc miệng, giúp sát khuẩn tốt đường hầu họng.
Bạn có thể BẤM VÀO ĐÂY để tìm NHÀ THUỐC GẦN NHẤT có bán xịt họng AFree chính hãng