Tôm là một loại hải sản rất được nhiều người ưa thích, do chúng có nhiều chất dinh dưỡng và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng. Tuy nhiên, dân gian vẫn quan niệm rằng khi bị ho, viêm họng, không nên ăn tôm, vì nó khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Vậy thực hư vấn đề bị viêm họng ăn tôm được không như thế nào? Bạn hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!
Mục lục
Viêm họng là gì?
Viêm họng là hiện tượng lớp niêm mạc cổ họng và hầu bị viêm nhiễm do tổn thương hoặc do tác động của các yếu tố như: vi khuẩn, virus xâm nhập, do ô nhiễm không khí, khói bụi…
Viêm họng thường được chia ra làm viêm họng cấp tính và viêm họng mạn tính. Với mỗi loại viêm họng khác nhau, triệu chứng của bệnh cũng khác nhau. Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp của 2 loại viêm họng này.
Khi bị viêm họng cấp tính, người bệnh sẽ có một số biểu hiện như:
- Sốt cao.
- Giọng nói bị khàn.
- Ngạt mũi, chảy nước mũi.
- Cổ họng đau, đỏ, sung huyết, phù nề.
- Ăn uống kém, cơ thể mệt mỏi.
Khi bị viêm họng mạn tính, các biểu hiện của bệnh cụ thể như:
- Cổ họng ngứa ngáy, khàn giọng, khó chịu.
- Cổ họng có cảm giác vướng, đặc biệt là khi nuốt đồ ăn hoặc mỗi sáng thức dậy.
- Niêm mạc họng đỏ, có nhầy trong suốt.
- Buồn nôn.
- Ho thường xuyên, đặc biệt là khi thời tiết lạnh.
Nguyên nhân gây ra viêm họng
Viêm họng kéo dài lâu ngày khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu. Việc tìm hiểu rõ nguyên nhân gây viêm họng sẽ giúp phòng ngừa và rút ngắn thời gian điều trị bệnh hơn. Viêm họng do rất nhiều nguyên nhân gây ra . Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm họng:
- Do nhiễm trùng: Đây là nguyên nhân chính gây ra viêm họng cấp tính. Tác nhân chính gây ra tình trạng nhiễm trùng là các virus, vi khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp.
- Do dị ứng: Khi bị dị ứng, người bệnh không những bị viêm họng mà đây còn là nguyên nhân gây khởi phát các bệnh về đường hô hấp khác như: viêm xoang dị ứng, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng… Các tác nhân chính gây ra dị ứng có thể kể đến như: phấn hoa, lông động vật nuôi trong nhà, dị ứng thời tiết, dị ứng thức ăn…
- Do các chất kích thích: Khói bụi, thuốc lá, rượu, bia, đồ ăn cay, nóng… là những yếu tố làm bỏng rát lớp lót của niêm mạc họng và gây viêm.
- Do bệnh lý: Các bệnh lý về đường hô hấp, tiêu hóa như: Polyp mũi, trào ngược dạ dày – thực quản, suy gan, dị hình vách ngăn, viêm xoang sau… cũng là nguyên nhân phổ biến gây viêm họng.
Bị viêm họng ăn tôm được không?
Nhiều người quan niệm rằng: ” Khi bị viêm họng, không nên ăn các loại thực phẩm giàu chất đạm, có mùi tanh như tôm vì chúng có thể khiến tình trạng viêm họng của bạn nặng hơn, vùng viêm tiến triển xấu đi”. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng. Nếu được chế biến đúng cách, thịt tôm rất cho người viêm họng. Dưới đây là một số công dụng có thể kể đến khi ăn tôm như:
Chứa nhiều chất dinh dưỡng
Trong thịt tôm có chứa nhiều đạm, kẽm, sắt – là những chất dinh dưỡng dễ tiêu hóa, hỗ trợ điều trị bệnh và không ảnh hưởng đến tình trạng viêm họng của bệnh nhân.
Bên cạnh đó, trong tôm còn chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho tim mạch, làm chắc khỏe xương và cải thiện làn da hiệu quả
Ngăn ngừa bệnh viêm họng
Ngoài ra, tôm còn chứa nhiều loại vitamin như A, E, B6, B12… giúp nâng cao sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch, giúp tăng cường khả năng chống chọi với bệnh tật.
Không những thế, trong tôm cũng có chứa một lượng đáng kể Selen (Selenimun) – là một chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là trẻ em. Chúng là thành phần quan trọng giúp hình thành và phát triển của hệ thống miễn dịch. Vì vậy, selen có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây nhiễm trùng.
Nếu ăn với một lượng tôm vừa phải sẽ mang lại tác dụng rất tốt đối với cơ thể. Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều tôm vì khi ăn quá nhiều có thể mắc các bệnh như đau bụng, tiêu chảy, chuột rút, đau dạ dày… Người lớn chỉ nên tiêu thụ tối đa 100mg/ ngày, trẻ em dưới 4 tuổi nên hạn chế ở mức 20 – 50g tôm/ ngày tùy lứa tuổi cụ thể.
Điều cần đặc biệt lưu ý về thực phẩm khi bị viêm họng là cách chế biến. Do tôm có vỏ ngoài cứng, khi ăn vào sẽ gây cọ sát, nóng rát và kích thích cổ họng đang viêm. Vì vậy, khi bị viêm họng, người bệnh chỉ nên ăn phần thịt tôm mềm bên trong và không nên ăn vỏ tôm.
Người viêm họng cần chú ý điều gì?
Để tránh tình trạng ngày một nặng thêm, người bệnh nên xây dựng một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Dưới đây là một số lưu ý dành cho người bệnh viêm họng:
- Hạn chế ăn những thức ăn cay, nóng: Những loại thực phẩm này khi ăn sẽ gây kích thích niêm mạc cuống họng, làm cho bệnh nặng thêm.
- Hạn chế ăn thức ăn nhiều dầu mỡ: Cụ thể như: gà rán, khoai tây chiên, thức ăn nhanh… Những thức ăn này rất khó tiêu hóa, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, gây kích ứng cổ họng và ho.
- Hạn chế uống đồ uống có gas, có cồn: Rượu, bia, nước ngọt có gas khi uống gây kích thích niêm mạc họng, làm nặng thêm tình trạng viêm họng.
- Không nên ăn đồ lạnh như kem, đá…: Vì chúng làm niêm mạc họng bị tổn thương, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus xâm nhập vào gây bệnh và kéo dài thời gian điều trị bệnh.
- Nên ăn những thức ăn chế biến ở dạng lỏng: Khi bị viêm họng, người bệnh thường có cảm giác đau rát cổ họng. Vì vậy, thức ăn dạng lỏng như cháo, súp giúp bạn ăn uống dễ hơn. Đồng thời, chúng còn dễ tiêu hóa và không gây kích thích cổ họng, không làm bệnh nặng thêm.
- Giữ ấm cho cơ thể: Thời tiết lạnh là nguyên nhân chủ yếu gây viêm họng. Vì vậy, khi trời trở lạnh, bạn cần ăn mặc đủ ấm, quàng thêm khăn để giúp giữ ấm cổ họng tốt hơn.
- Vệ sinh nhà cửa thường xuyên: Việc này sẽ giúp hạn chế bụi bẩn, vi khuẩn, virus… xâm nhập vào đường hô hấp.
- Tăng cường luyện tập thể dục, thể thao: Luyện tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng. Từ đó giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh.
- Mang khẩu trang khi đi ra ngoài: Điều này sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn, virus, bụi bẩn xâm nhập vào đường hô hấp.
Xịt họng AFree – Giải pháp giảm nhanh tình trạng viêm họng
Viêm họng lâu ngày khiến cho người bệnh mệt mỏi và khó chịu. Vì vậy, việc tìm ra giải pháp giảm nhanh tình trạng viêm họng là điều cần thiết. Thấu hiểu những điều trên, Công ty cổ phần Dược phẩm Thái Minh đã nghiên cứu và cho ra mắt Xịt họng AFree – sản phẩm đã được đăng ký lưu hành tại Mỹ và Việt Nam.
Xịt họng AFree là sự kết hợp của Kẽm Iod (ZnI2) và Dimethyl Sulfoxide (DMSO) mang lại nhiều tác dụng ưu việt, có thể kể đến như:
- Phòng viêm nhiễm đường hô hấp do vi khuẩn, virus xâm nhập vào gây nên.
- Giúp giảm ho, sưng, viêm, đau rát cổ họng, nhiệt miệng.
- Làm dịu nhẹ các triệu chứng của viêm, đau rát cổ họng.
- Phòng ngừa viêm phế quản, ho lâu ngày ở trẻ em và người lớn.
Sản phẩm có thiết kế vòi xịt dài nên có thể xịt nhanh và sâu vào trong cổ họng, giảm đau rát cổ họng ngay tức thì. Bạn nên sử dụng xịt họng AFree 4 – 6 lần mỗi ngày, mỗi lần 2 – 3 nhịp xịt vào đúng vị trí khoang miệng bị tổn thương. Nếu sử dụng đều đặn, chỉ sau 1 – 2 ngày, bạn sẽ thấy bệnh được cải thiện rõ rệt. Ngoài ra, bạn cũng có thể pha loãng dung dịch với nước theo tỉ lệ 1:15 dùng để súc miệng mỗi ngày 3 lần, có tác dụng sát khuẩn rất tốt.
Lời kết
Nhìn chung, khi bị viêm họng, bạn hoàn toàn có thể ăn tôm. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý cách chế biến thanh đạm, ít dầu mỡ, cay nóng và loại bỏ vỏ, càng tôm khi ăn nếu không sẽ gây kích ứng niêm mạc họng, kéo dài thêm thời gian điều trị bệnh. Mong rằng qua bài viết này, bạn có thể lựa chọn được chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp cho bản thân và gia đình khi bị viêm họng.
Bạn có thể BẤM VÀO ĐÂY để tìm NHÀ THUỐC GẦN NHẤT có bán xịt họng AFree chính hãng