Viêm họng là một dạng bệnh của viêm đường hô hấp mà ai cũng có thể mắc phải. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời thì có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, nhiều người cũng thắc mắc liệu viêm họng có lây không và lây qua đường nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây
Mục lục
Bệnh viêm họng là gì?
Viêm họng là tình trạng tổn thương ở niêm mạc họng khiến người bệnh cảm thấy đau và khó nuốt. Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm họng như: nhiễm vi khuẩn (phế cầu, tụ cầu, liên cầu khuẩn,…), virus (cúm A, cúm B, parainfluenza,…), do yếu tố môi trường (thời tiết, khói bụi,…), hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, ăn đồ cay nóng,…
Người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng phổ biến như:
- Niêm mạc họng bị sưng, tấy đỏ.
- Ho khan, khàn giọng.
- Họng đau, ngứa, cảm giác gai gai.
- Vách họng có nhiều mụn nhỏ, nổi mạch máu, có chất nhầy ở bề mặt.
- Sưng hạch bạch huyết.
- Có dịch ở cổ họng.
- Sốt, đau đầu, đau tai,
- Buồn nôn.
Tìm hiểu đầy đủ: Tổng quan bệnh viêm họng
Bệnh viêm họng có lây không?
Viêm họng không phải là bệnh truyền nhiễm nhưng các tác nhân gây viêm họng có thể lây lan từ người này sang người khác bằng nhiều cách. Với những trường hợp viêm họng do các yếu tố môi trường, thói quen sinh hoạt thì sẽ không thể lây lan. Còn đối với trường hợp viêm họng do vi khuẩn, virus sẽ lây lan qua đờm, nước bọt hoặc nước mũi của người bệnh. Chính vì thế, khi bạn tiếp xúc với người bệnh ở khoảng cách gần hoặc dùng chung đồ cá nhân thì việc lây nhiễm là điều khó tránh khỏi.
Theo nghiên cứu, có khoảng 15-40% thuộc nhóm tuổi từ 5-15 rất dễ bị viêm họng do liên cầu khuẩn gây ra. Trong đó, đối với người trưởng thành thì chỉ khoảng 5-10%. Ngoài ra, đối với những trường hợp có hệ miễn dịch kém, người bị ung thư hay HIV/AIDS, người cấy ghép nội tạng cũng rất dễ bị lây viêm họng.
Viêm họng lây qua đường nào?
Viêm họng do vi khuẩn, virus có thể lây qua 2 đường là trực tiếp và gián tiếp:
Tiếp xúc trực tiếp
Viêm họng có thể lây lan thông qua nước bọt hoặc các dịch nhầy khi bạn hắt hơi hoặc ho. Vi khuẩn, virus sẽ theo đường không khí và bám vào các đồ vật, từ đó sẽ làm lây nhiễm bệnh viêm họng. Trường hợp bạn tiếp xúc với người bệnh ở cự ly, không gian nhỏ hẹp thì khả năng lây viêm họng càng cao.
Đối với những người có hệ miễn dịch yếu như trẻ em và người già thì nguy cơ bị lây viêm họng rất cao. Vì thế, những người này nên giữ khoảng cách an toàn với người bệnh để hạn chế việc lây lan bệnh.
Tiếp xúc gián tiếp
Vi khuẩn, virus có khả năng bám trên các bề mặt của đồ vật thông dụng như chén bát, cốc nước, đũa, bàn chải,… Thế nên những người không mắc bệnh mà sử dụng chung đồ vật với người bị viêm họng thì cũng có khả năng bị lây bệnh.
Đối với những bà mẹ đang cho con bú thì trẻ sẽ không bị lây viêm họng. Bởi sữa mẹ có đầy đủ dưỡng chất giúp nâng cao sức đề kháng cho trẻ khiến vi khuẩn không thể tấn công. Thế nên để hạn chế việc lây bệnh, bạn cần phải vệ sinh tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, đặc biệt là không được dùng chung đồ vật với người bệnh.
Tham khảo bài viết: Viêm họng nuốt nước bọt đau
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Người bệnh cần đến bệnh viện để thăm khám nếu xuất hiện những biểu hiện dưới đây:
- Đau họng dữ dội, không thuyên giảm sau khoảng 10 ngày.
- Khó nuốt, khó thở, không há được miệng.
- Đau họng lan lên đau tai, đặc biệt là khi ho.
- Phát ban.
- Nước bọt hoặc đờm có lẫn máu.
- Sốt cao trên 38,5 độ.
- Bệnh tái phát liên tục không khỏi.
Biến chứng của bệnh viêm họng
Đây là căn bệnh lành tính, có thể tự khỏi sau khoảng 10 ngày hoặc sau khi được điều trị. Thế nhưng nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời thì bệnh sẽ dẫn đến viêm họng mãn tinh và gây ra một vài biến chứng nguy hiểm:
- Biến chứng tại họng: Bệnh có thể gây áp xe họng, viêm amidan, áp xe thành sau họng,…
- Biển chứng cơ quan lân cận: Viêm họng có thể gây ra viêm tai giữa, viêm xoang, viêm mũi. Đặc biệt, viêm tai giữa là tình trạng biến chứng phổ biến nhất.
- Biến chứng tim, thận, khớp: Vi khuẩn (Streptococcus nhóm A) gây ra viêm họng có thể dẫn đến viêm cầu thận, viêm tim, viêm khớp.
- Biến chứng viêm phế quản và phổi: Bệnh có thể gây viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm khí quản. Đối với người bệnh bị nhiễm lạnh, virus sẽ tiến vào trong phổi gây viêm phổi. Khi đó sẽ gây ra thiếu oxy, khó thở và dẫn đến tử vong rất cao.
- Viêm họng mãn tính: Bệnh sẽ gây ho nhiều, đặc biệt là về đêm, khiến cho người bệnh bị mất ngủ, suy nhược cơ thể. Thậm chí bệnh có thể dẫn đến ung thư vòm họng.
Xem đầy đủ: Viêm họng đờm có máu nguy hiểm không?
Hạn chế và phòng ngừa tình trạng viêm họng
Bạn có thể hạn chế và phòng ngừa viêm họng bằng một vài cách dưới đây:
- Thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng tối thiếu 2 lần/ ngày vào buổi sáng sớm và tối trước khi đi ngủ.
- Súc miệng bằng nước muối loãng hoặc nước muối sinh lý để ngăn ngừa vi khuẩn.
- Luôn rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tiếp xúc với nguồn bệnh.
- Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh hoặc giao mùa, đặc biệt là vùng cổ.
- Nên đeo khẩu trang khi ra đường, tránh tiếp xúc với môi trường bụi bẩn, ô nhiễm.
- Hạn chế la hét to, nói quá nhiều.
- Giữ môi trường sống sạch sẽ, nhiệt độ phòng thích hợp không quá lạnh.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất cần thiết cho cơ thể. Uống đủ nước tuỳ theo nhu cầu của cơ thể, có thể uống nước ép trái cây, rau củ.
- Hạn chế uống nước lạnh, ăn các loại đồ ăn cay nóng, uống rượu bia, thuốc lá,…
- Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, không làm việc quá sức.
- Tập thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh.
- Khi thấy có những dấu hiệu bệnh thì nên đến bệnh viện thăm khám để được điều trị kịp thời.
Đọc thêm bài viết: Viêm họng nên làm gì?
Sử dụng xịt họng AFree phòng ngừa viêm họng
Xịt họng AFree là sản phẩm được phát triển từ bằng phát minh sáng chế số US2018/0353539 được chuyển nhượng từ Invenmed-Hoa Kỳ. Đã được gửi bảo hộ độc quyền tại Nhật, với số hồ sơ 2020-064573, hồ sơ bảo hộ quốc tế số ATF-551PCT. Với công dụng ưu việt của Zn (Kẽm) và I2 (Iốt), AFree giúp giảm nhanh các triệu chứng ho đờm, sưng viêm, ngứa và đau rát họng. Đồng thời tiêu diệt virus, vi khuẩn là nguyên nhân gây viêm nhiễm đường hô hấp, từ đó tăng sức đề vùng hầu họng.
Thành phần bao gồm: ZnI2, DMSO (Dimethyl sulfoxide), Đường kính, Natri benzoat, Tartrazin, hương hoa quả, nước tinh khiết,… Trong đó:
- Zn có tác dụng diệt khuẩn, hỗ trợ hệ miễn dịch, chống viêm và chống oxy hóa.
- Iot giúp diệt khuẩn phổ rộng độc tính thấp, hướng tới exotoxin và kháng khuẩn, tỷ lệ kháng thuốc rất thấp.
- DMSO làm tăng thẩm thấu thuốc qua màng sinh học, giảm kích ứng oxy hóa, tăng nồng độ oxy, chống viêm và chống oxy hóa.
Sản phẩm AFree được khuyên dùng cho những người sau đây:
- Người bị ho đờm, sưng viêm, đau rát cổ họng.
- Người đang có các bệnh lý liên quan đến viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn.
- Người đang có hệ miễn dịch kém, dễ bị mắc nhiễm các bệnh liên quan đến ho, viêm họng, viêm amidan, VA.
- Người bị nhiệt miệng lâu ngày không khỏi do virus, vi khuẩn.
Cách sử dụng AFree để đạt lại hiệu quả tốt nhất
- Ngày xịt 4-6 lần, mỗi lần 5-6 nhịp vào họng hoặc khu vực khoang miệng bị tổn thương.
- Trong trường hợp ho nặng, có thể xịt 15 lần/ngày.
- Có thể pha dung dịch với nước theo tỉ lệ 1:20 để sát khuẩn khoang miệng ngày 3 lần, mỗi lần 25-30ml.
(Lưu ý: Không dùng AFree cho trẻ em dưới 3 tuổi, phụ nữ có thai và đang cho con bú)
Đặt mua AFree GIAO HÀNG NHANH tận nhà TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm NHÀ THUỐC GẦN NHẤT có bán xịt họng AFree chính hãng
Lời kết
Mong rằng qua bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “viêm họng có lây lan không?”. Đồng thời cũng có thêm nhiều kiến thức về cách phòng tránh, hạn chế viêm họng lây lan. Trong trường hợp nếu thấy có những biểu hiện bất thường, chúng tôi khuyên bạn nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời tránh biến chứng nguy hiểm.
Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh viêm họng và sản phẩm AFree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 9068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.