Viêm họng gây ra tình trạng ngứa, đau rát, ho ở cổ họng, nhất là khi nhai nuốt, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Nhiều người lựa chọn phương pháp giảm sự khó chịu bằng các cách khác nhau, một trong số đó là thay đổi nhiệt độ của nước uống hàng ngày. Tuy nhiên, có người thắc mắc nên uống nước nóng hay lạnh khi viêm họng. Bài viết dưới đây sẽ giúp người bệnh giải đáp thắc mắc này của mình.
Mục lục
Bị viêm họng là gì?
Viêm họng khiến cho niêm mạc vùng hầu họng bị viêm nhiễm, hầu hết nguyên nhân là do virus, một số trường hợp khác do vi khuẩn, vi nấm, các chất hóa học ô nhiễm.
Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau rát ở vùng cổ, nhất là khi nhai nuốt. Thông thường, bệnh sẽ tự khỏi sau khoảng một tuần và không để lại di chứng gì. Tuy nhiên, nếu không biết cách chăm sóc cơ thể, thì có thể diễn tiến nặng hơn, gây viêm amidan, kéo dài trở thành dạng bán cấp tính hay mãn tính.
Một số triệu chứng của viêm họng thường gặp như: đau rát cổ họng, đau nhiều khi nói hoặc nhai nuốt, nhức đầu, buồn nôn, ho, sốt, sưng hạch bạch huyết ở vùng cổ. Khi kiểm tra niêm mạc họng, có thể thấy sưng tấy đỏ, xung huyết, có mụn nhỏ hoặc mạch máu nổi lên kèm với mủ, chất nhầy.
Dịch trong họng có sự thay đổi về màu sắc và lượng tiết, những ngày đầu thường ít và có màu trong, bệnh càng kéo dài thì dịch tiết càng nhiều, có màu vàng, đặc quánh, mùi khó chịu.
☛ Tìm hiểu đầy đủ: Viêm họng đau họng là gì?
Bị viêm họng nên uống nước nóng hay lạnh?
Nhiều người có quan niệm rằng, khi bị ho, viêm họng, chúng ta không nên uống nước lạnh. Bởi nó có thể khiến các triệu chứng trở nên nặng hơn, bệnh không thể khỏi được. Còn nước nóng giúp các cơn đau cổ họng được giảm bớt, vì thế nên uống nước thật nóng khi bị viêm họng. Vậy uống nước như thế nào mới là đúng và khoa học?
Ngày nay, đã có các nghiên cứu tìm hiểu về vấn đề này, được kết luận và làm sáng tỏ như sau:
Nước lạnh giúp ngăn cơn đau
Giáo sư Ron Eccles – Trưởng Khoa học Sinh học tại Đại học Cardiff, Anh là chuyên gia về cảm lạnh thông thường cho rằng: “Đá lạnh là một trong những phương pháp giúp làm giảm đau họng, vì chúng có tác dụng làm mát cục bộ trên các mô bị viêm, ức chế cụ thể đối với các dây thần kinh nhạy cảm cơn đau trong cổ họng”.
Theo nghiên cứu của ông, nước lạnh làm giảm nhiệt độ ở các đầu dây thần kinh tiếp xúc, vì vậy việc tín hiệu truyền tải về “đau” đưa đến não bộ bị giảm đi. Đồng thời, uống nước lạnh vừa đủ cũng kích hoạt một thụ thể được gọi là “melastin 8” làm giảm đau.
Một nghiên cứu khác theo trang MayoClinic.com, Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng, có thể sử dụng các loại thức uống mát (không quá lạnh) đối với người bị viêm họng. Bởi khi bị viêm, vùng niêm mạc sẽ nóng hơn, nước vừa đủ lạnh giúp làm mát cục bộ các mô tổ chức, làm dịu đi cảm giác khó chịu.
Chính vì điều đó, có thể thấy rằng, nước lạnh ức chế cơn đau tạm thời do viêm họng, giải tỏa sự căng thẳng. Việc sử dụng ở một mức độ vừa phải sẽ không ảnh hưởng gì đối với sức khỏe người bệnh.
Nước nóng tốt cho đau họng
Một nghiên cứu trên 30 bệnh nhân của giáo sư Ron Eccles cho thấy, đồ uống nóng không ảnh hưởng đến bệnh viêm họng. Nhưng có sự cải thiện đáng kể, giúp giảm ngay lập tức và lâu dài các triệu chứng sổ mũi, ho, đau họng.
Các dạng đồ uống nóng có thể làm tăng nồng độ các thuốc giảm đau opioid, thúc đẩy quá trình tiết nước bọt và bôi trơn vùng cổ. Mang lại hiệu ứng giả dược tốt hơn nước lạnh trong khả năng làm dịu cơn đau. Đồng thời, nó còn cải thiện tình trạng viêm hiệu quả.
Nghiên cứu của Eccles trên 30 tình nguyện viên tham gia, có kết quả khả quan rằng, nếu uống một cốc nước ép trái cây nóng sẽ giúp các cơn đau trong cổ họng dịu bớt.
Có thể cho thấy rằng, nước nóng có khả năng làm loãng dịch nhầy, giảm tình trạng nghẹt mũi, nên từ đó giảm tình trạng nói không ra hơi khi bị viêm họng.
Vì sao viêm họng thường xuất hiện khi uống nước lạnh?
Mặc dù người bị viêm họng đều có thể uống nước lạnh, thế nhưng thực tế cho thấy rằng, một người sau khi tiêu thụ quá nhiều, uống nước có nhiệt độ quá thấp sẽ bị đau họng ngay sau đó. Chính vì điều đó, quan niệm uống nước lạnh sẽ bị viêm họng, làm họng bị đau nhiều hơn cũng được hình thành.
Điều này có thể được giải thích rằng, khi uống một lượng nước lạnh quá mức chịu đựng của cơ thể, đến mức đủ cho vùng niêm mạc họng bị tổn thương, điều đó sẽ tạo cơ hội cho các virus, vi khuẩn xâm nhập thông qua các vết thương, gây nên triệu chứng sưng đau, đỏ, ho và dễ bị kích thích do tình trạng viêm nhiễm.
Nếu uống nước lạnh khi thời tiết vào đông, nguy cơ viêm họng vẫn có thể xảy ra không chỉ do tổn thương niêm mạc mà còn là do sức khỏe trở nên suy yếu hơn, dễ bị các yếu tố từ bên ngoài ảnh hưởng đến cơ thể.
Tương tự vậy, nếu uống nước nóng với nhiệt độ quá cao, làm bỏng niêm mạc họng thì vẫn có nguy cơ bị viêm chứ không chỉ do uống nước lạnh.
Video giải thích về nước đá lạnh có gây ra viêm họng không?
Những lưu ý về ăn uống và sinh hoạt khi đau họng
Bên cạnh việc uống nước nóng hay lạnh như thế nào để tốt cho người bị viêm họng, thì quá trình ăn uống, sinh hoạt cũng cần được điều chỉnh để nhanh chóng giảm các triệu chứng khó chịu và hạn chế tái phát bệnh.
Một số điều cần lưu ý bao gồm:
- Đảm bảo vệ sinh nguồn nước uống: nếu dùng nguồn nước không an toàn, chứa nhiều vi khuẩn, virus có hại, bụi bẩn sẽ tạo cơ hội cho các bệnh nhiễm trùng phát triển. Những nguồn nước không đảm bảo gồm: trà đá, cà phê vỉa hè, các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, nước đóng chai không rõ nguồn gốc…
- Uống đủ nước mỗi ngày: thông thường, mỗi người nên uống đều đặn trung bình 2 lít nước, không nên đợi khát rồi mới uống. Không cần uống quá nhiều cùng một lúc, nên chia thành từng ngụm nước nhỏ rồi mới nuốt xuống cổ họng.
- Ăn chín, mềm: nên sử dụng những loại thực phẩm nấu chín còn ấm, mềm để giảm bớt đi sự cọ sát lên vùng niêm mạc đang bị viêm, giảm các cơn đau và ngứa khô cổ họng.
- Dùng thực phẩm có tính trơn mát: như canh bí, canh mồng tơi, sữa chua, trà thảo mộc…
- Tăng cường các loại vitamin, nhất là vitamin C: như cam, ổi, xoài, quýt…nhằm tăng cường hệ miễn dịch.
- Tránh tiêu thụ các loại thực phẩm cay nóng: khiến vùng vòm họng bị kích thích, sưng tấy, cơn đau dai dẳng không thể giảm bớt. Có thể kể đến như ớt, tiêu, mù tạt…
- Không dùng các đồ uống có cồn, gas: như rượu bia, nước ngọt có gas…
- Hạn chế các đồ ăn cứng, khó nhai nuốt: tránh sự va chạm, xước niêm mạc họng làm tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng hơn.
- Ra ngoài nên mang khẩu trang chống bụi bẩn: để tránh tiếp xúc với các chất độc hại, vi khuẩn, virus.
☛ Xem đầy đủ: Bị viêm họng nên làm gì cho nhanh khỏi?
Xịt họng AFree – Giảm nhanh triệu chứng do viêm họng
Xin họng AFree – thương hiệu nổi tiếng của Công ty Cổ phần Dược phẩm Thái Minh với khả năng có thể tiêu diệt vi khuẩn, virus và giảm nhanh các triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp trên như ho có đờm, viêm họng, đau rát cổ họng, nhiệt miệng…Đồng thời, phòng ngừa chứng ho lâu ngày, ho dai dẳng ở cả người lớn và trẻ em.
Sản phẩm được phát triển từ phát minh số US2018/0353539 của Hoa Kỳ. Sự kết hợp giữa nguyên tố vi lượng Kẽm Iod (ZnI2) và DMSO giúp tăng sự thẩm thấu qua màng tế bào, tiêu diệt virus và vi khuẩn, giảm nhanh sự sưng tấy do viêm nhiễm gây ra.
Tác dụng nhanh chóng, chỉ sau 1 – 2 ngày xịt họng, các tình trạng ở hầu họng như đau rát, ho, nhiệt miệng do viêm phế quản, viêm họng, viêm amidan được giảm bớt.
Cách sử dụng xịt họng AFree:
- Bước 1: mở nắp, cố định vòi xịt.
- Bước 2: xoay đầu xịt sao cho dễ xịt vào họng, mở phần nắp nhựa trắng đầu xịt.
- Bước 3: đặt ngón trỏ lên nút xịt, đưa đầu xịt vào họng, ấn từ 4 – 6 nhịp. Mỗi ngày xịt từ 3 – 6 lần.
Để biết thêm thông tin chi tiết và được tư vấn về sản phẩm xịt họng AFree, bạn có thể liên hệ với tổng đài 18009068 (miễn cước phí) để được các chuyên viên tư vấn giải đáp thắc mắc của bạn một cách nhanh chóng.
Bạn có thể BẤM VÀO ĐÂY để tìm NHÀ THUỐC GẦN NHẤT có bán xịt họng AFree chính hãng