Viêm thanh quản mãn tính là hậu quả của tình trạng viêm nhiễm kéo dài gây ra khàn giọng, đau họng hoặc mất tiếng. Vậy viêm thanh quản mãn tính có điều trị được không? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Mục lục
- Bệnh viêm thanh quản mãn tính là gì?
- Nguyên nhân gây viêm thanh quản mãn tính
- Triệu chứng bệnh viêm thanh quản mãn tính thường gặp
- Những người có nguy cơ cao mắc viêm thanh quản mãn tính
- Viêm thanh quản mãn tính có điều trị được không?
- Điều trị viêm thanh quản mãn tính tại nhà
- Cách phòng ngừa bệnh viêm thanh quản mãn tính
- Xịt họng AFree – Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm thanh quản mãn tính
Bệnh viêm thanh quản mãn tính là gì?
Viêm thanh quản là tình trạng viêm của thanh quản do hoạt động quá mức, bị kích ứng hoặc bị nhiễm trùng. Tình trạng viêm kéo dài trên 3 tuần được gọi là viêm thanh quản mãn tính.
Bên trong thanh quản là các dây thanh, gồm màng nhầy bao phủ cơ và sụn. Thông thường dây thanh đóng mở nhịp nhàng, tạo ra âm thanh thông qua chuyển động và rung động. Nhưng khi bị viêm, dây thanh âm sưng lên làm biến dạng âm thanh. Kết quả là giọng nói của người bệnh nghe khàn tiếng.
Viêm thanh quản mãn tính thường nghiêm trọng hơn so với viêm thanh quản cấp tính vì các triệu chứng kéo dài và gây khó chịu hơn. Đây cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh khác như rối loạn tự miễn dịch.
Tuy nhiên, bản thân viêm thanh quản mãn tính không gây ra bất kỳ vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào.
☛ Xem đầy đủ: Bệnh viêm thanh quản cấp ở người lớn
Nguyên nhân gây viêm thanh quản mãn tính
Viêm thanh quản mãn tính có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, phổ biến là do nhiễm trùng virus hoặc cũng có thể do vi khuẩn:
- Virus: Tác nhân virus như rhinovirus, parainfluenza, coronavirus, virus cúm… đều là các tác nhân gây bệnh tiềm ẩn. Có thể bội nhiễm vi khuẩn xảy ra trong trường hợp viêm thanh quản do virus, sau khoảng bảy ngày khi bắt đầu có triệu chứng.
- Vi khuẩn: Các vi khuẩn thường gặp nhất là Streptococcus pneumoniae , Haemophilus influenzae và Moraxella catarrhalis. Các bệnh sốt ngoại ban như sởi, thủy đậu, ho gà cũng có liên quan đến các triệu chứng viêm thanh quản cấp tính.
Ngoài ra một số nguyên nhân của viêm thanh quản mãn tính gồm:
- Trào ngược dạ dày gây kích ứng niêm mạc cổ họng
- Chấn thương vùng cổ họng
- Nói nhiều, liên tục, lạm dụng giọng nói
- Hen suyễn
- Ô nhiễm môi trường
- Hút thuốc lá
- Dị ứng
- Viêm phổi
- U nang dây thanh âm
- Viêm phế quản
- Rối loạn tự miễn
Triệu chứng bệnh viêm thanh quản mãn tính thường gặp
Triệu chứng chính của bệnh viêm thanh quản là khàn tiếng, mất giọng. Các triệu chứng khác của viêm thanh quản mãn tính bao gồm:
- Thay đổi chất lượng giọng nói, bị mất giọng
- Khó chịu, đau cổ họng, đặc biệt sau khi nói chuyện
- Sốt trong vài ngày đầu nhiễm bệnh
- Viêm họng
- Ho khan, ho dai dẳng
- Có đờm
- Hắng giọng thường xuyên
- Chứng khó nuốt, đau mắt
Các triệu chứng này có thể gặp ở bệnh viêm thanh quản cấp tính, nhưng với viêm thanh quản mãn tính thì chúng kéo dài thời gian hơn.
Một số người có thể bị viêm thanh quản mãn tính cùng với các tình trạng khác như cúm, cảm lạnh, viêm amidan. Do đó bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng khác như:
- Mệt mỏi
- Đau đầu
- Các triệu chứng giống như cảm lạnh hoặc cúm
Những người có nguy cơ cao mắc viêm thanh quản mãn tính
Theo một nghiên cứu, ước tính có đến 21% số người bị viêm thanh quản sẽ phát triển thành viêm thanh quản mãn tính vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời của họ. Viêm thanh quản mãn tính có thể gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính.
Tuy nhiên, một số đối tượng có nguy cơ mắc viêm thanh quản mãn tính cao hơn, bao gồm:
- Người sử dụng giọng nói thường xuyên và có nguy cơ lạm dụng dây thanh âm (giáo viên, nhân viên chăm sóc khách hàng, ca sĩ, luật sư…)
- Người hút thuốc lá lâu năm
- Người làm việc ở môi trường tiếp xúc với hóa chất độc hại
- Người có tiền sử mắc hen suyễn, trào ngược dạ dày thực quản, viêm mũi xoang, dị ứng với lông chó mèo, dị ứng thời tiết
Viêm thanh quản mãn tính có điều trị được không?
Khi bị viêm thanh quản mãn tính, không thể điều trị dứt điểm bệnh mà thay vào đó là phương pháp điều trị tích cực để giảm các triệu chứng bệnh và không để dây thanh quản tổn thương nhiều hơn.
Nếu không điều trị viêm thanh quản mãn tính, bệnh nhân có thể gặp các biến chứng nghiêm trọng hơn như:
- Liệt dây thanh âm, mất tiếng
- Suy hô hấp
- Khó thở
- Nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra bệnh viêm nắp thanh quản có thể đe dọa tính mạng
Điều trị viêm thanh quản mãn tính tại nhà
Nguyên tắc điều trị viêm thanh quản mãn tính là dùng các phương pháp điều trị triệu chứng kết hợp với biện pháp phục hồi sức khỏe thanh quản. Một số cách điều trị viêm thanh quản mãn tính thường gặp:
- Sử dụng vị thuốc dân gian: Một số loại dược liệu, gia vị có khả năng làm giảm các triệu chứng của viêm thanh quản mãn tính như khế chua, tỏi, lá xương sông, chanh, gừng… Bệnh nhân có thể sử dụng để chế biến món ăn hàng ngày hoặc dùng riêng biệt để điều trị bệnh.
- Sử dụng thuốc Tây: Bác sĩ có thể kê đơn sử dụng corticosteroid giúp giảm viêm, sưng dây thanh quản, được chỉ định tùy theo tình hình cụ thể của bệnh. Ngoài ra, bệnh nhân có thể dùng xịt họng, khí dung để giảm viêm, giảm sưng họng.
- Phẫu thuật: Trong trường hợp liệt dây thanh, phẫu thuật thay đổi vị trí hoặc hình dạng của dây thanh âm giúp giảm bớt căng thẳng do giọng nói gây ra.
Cách phòng ngừa bệnh viêm thanh quản mãn tính
Để phòng ngừa bệnh viêm thanh quản mãn tính, bệnh nhân cần:
- Điều trị dứt điểm viêm thanh quản cấp tính, tránh để bệnh kéo dài thành viêm thanh quản mãn tính
- Điều trị triệt để các bệnh tai, mũi họng khác để tránh bị viêm, nhiễm kéo dài
- Tránh hút thuốc và tránh xa những người đang hút thuốc: Khói thuốc làm khô cổ họng, cũng như gây kích thích dây thanh quản
- Hạn chế uống rượu, caffeine
- Rửa tay thường xuyên: Để tránh bị cảm lạnh, nhiễm trùng đường hô hấp trên
- Tránh hóa chất độc hại ở nơi làm việc
- Tránh thức ăn gây khó tiêu và ợ chua: Thức ăn cay khiến acid trong dạ dày đi vào cổ họng hoặc thực quản, dẫn đến chứng ợ nóng, trào ngược
- Tránh hắng giọng: Hắng giọng gây ra rung động bất thường cho dây thanh âm và có thể làm tăng sưng tấy. Hắng giọng cũng khiến cổ họng tiết ra nhiều chất nhầy và có cảm giác rát họng hơn
Xịt họng AFree – Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm thanh quản mãn tính
Xịt họng AFree được phân phối bởi Dược phẩm Thái Minh, là cách hỗ trợ giảm triệu chứng của viêm thanh quản mãn tính được nhiều người tin dùng hiện nay. Sản phẩm có tác dụng tốt trên các bệnh về đường hô hấp, giúp giảm ho, sưng viêm, đau rát họng, phòng viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn và làm giảm đờm do Covid.
Sản phẩm sản xuất trên nguyên lý kết hợp hai thành phần ZnI2 ( Kẽm lod) và DMSO (Dimethyl sulfoxide), có tác dụng tiêu diệt virus, vi khuẩn và giảm sưng, viêm nhanh chóng.
Các công dụng của sản phẩm AFree gồm:
- Phòng viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn.
- Giúp giảm ho, sưng viêm, đau rát họng, nhiệt miệng.
- Làm dịu nhẹ các triệu chứng viêm, đau rát họng.
- Phòng viêm phế quản, ho lâu ngày ở trẻ em và người lớn.
- Làm giảm đờm, tan đờm do Covid.
Hướng dẫn sử dụng xịt họng AFree:
- Bước 1: Mở nắp nhựa trong cố định vòi xịt. Sau đó xoay đầu xịt nằm ngang và mở nắp nhựa trắng bảo vệ đầu xịt.
- Bước 2: Cầm lọ xịt, ngón trỏ để lên nút xịt. Đưa đầu xịt vào họng và ấn xịt từ 4-5 nhịp liền nhau.
- Bước 3: Sau khi xịt xong vệ sinh sạch đầu xịt và đóng nắp.
Với những trường hợp có lượng đờm ít do bị Covid bạn có thể dùng xịt họng AFree mỗi ngày khoảng 5-6 lần. Người triệu chứng nặng hơn xịt khoảng 15 lần để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Lưu ý: Không dùng xịt họng AFree cho trẻ em dưới 1 tuổi, phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
Bạn có thể BẤM VÀO ĐÂY để tìm NHÀ THUỐC GẦN NHẤT có bán xịt họng AFree chính hãng
Hoặc Đặt mua AFree GIAO HÀNG NHANH tận nhà TẠI ĐÂY
Trên đây chúng tôi đã cung cấp thông tin chi tiết về bệnh viêm thanh quản cấp ở người lớn. Nếu có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh đường hô hấp, các triệu chứng do Covid và sản phẩm AFree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800.9068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc của bạn.