Xịt họng Afree

Giảm ho, sưng viêm, đau rát họng

Giảm ho, sưng viêm, đau rát họng
hotline

Tư vấn miễn cước

1800 9068
  • Trang chủ
  • Xịt họng AFree
    • Xịt họng AFree
    • Câu hỏi thường gặp
  • Bệnh viêm đường hô hấp
    • Ho đờm
    • Đau rát cổ họng
    • Viêm họng
    • Viêm amidan
    • Viêm thanh quản
    • Viêm đường hô hấp
  • Bệnh nhiệt miệng
  • Tin tức về AFree
  • Điểm bán
Trang chủ » Bệnh viêm đường hô hấp

Bà bầu bị cúm có nguy hiểm không?

Khi mang thai, hệ miễn dịch của mẹ bị giảm sút là một trong những yếu tố khiến cho mẹ dễ mắc cúm và thời gian bị kéo dài hơn bình thường. Các mẹ lo ngại không biết bà bầu bị cúm có nguy hiểm không? Bài viết này sẽ giải đáp chi tiết cho mẹ các thông tin về bệnh cúm và cách điều trị an toàn hiệu quả.

Mục lục

  • Nguyên nhân gây bệnh cúm
  • Bà bầu bị cúm có nguy hiểm không?
  • Bệnh cúm ở bà bầu có ảnh hưởng tới thai nhi không?
  • Cách điều trị bệnh cúm cho mẹ bầu an toàn
    • Biện pháp tự nhiên tại nhà
    • Điều trị tại bệnh viện
  • Biện pháp phòng ngừa cúm cho mẹ bầu
    • Kế hoạch tiêm phòng vacxin
    • Biện pháp sát khuẩn phòng ngừa cúm

Nguyên nhân gây bệnh cúm

virus-cum

Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus gây ra. Một số chủng virus cúm A thường gặp như H1N1, H7N9, H3N2. Bệnh bùng phát mạnh khi giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột.

Bệnh cúm có thể lây trực tiếp từ người sang người thông qua đường hô hấp. Khi người nhiễm virus tiếp xúc, nói chuyện với bà bầu, các giọt nước bọt hoặc dịch mũi họng chứa virus sẽ thoát ra và bà bầu có thể nhiễm bệnh khi hít phải.

Một số nguyên nhân khác gây cúm cho bà bầu như:

  • Dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh: Ăn chung, dùng chung cốc uống nước, chén bát…
  • Tiếp xúc với động vật nhiễm virus cúm như lợn, gia cầm…
  • Đến những nơi tập trung đông người
  • Thay đổi thời tiết đột ngột, giao mùa…
Đặc biệt, mẹ bầu là đối tượng dễ mắc cúm hơn người bình thường do hệ miễn dịch suy giảm, các hormone trong cơ thể thay đổi và cơ thể nhạy cảm hơn so với người bình thường.

Bà bầu bị cúm có nguy hiểm không?

Cúm là bệnh dễ mắc phải và rất khó tránh đối với mẹ bầu có nhiều thay đổi về sức khỏe. Mẹ bầu bị cúm có thể bị nặng hơn và kéo dài hơn so với người bình thường.

Tình trạng cúm ở mẹ bầu có thể trở nên trầm trọng với nguy cơ gặp biến chứng cao hơn. Một số biến chứng mẹ có thể gặp phải:

  • Viêm phổi nặng
  • Viêm tai giữa
  • Viêm xoang
  • Phù não
  • Tổn thương gan
  • Nguy cơ sảy thai, dọa sảy thai
  • Đối với mẹ bầu nhiễm cúm ở 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây ra những dị tật thai nhi như sứt môi hay bệnh lý hở van tim…
  • Một số trường hợp nghiêm trọng bệnh nhân có thể tiến triển nặng, gặp phải các biểu hiện như sốt cao, khó thở, tím tái do suy đa tạng và có nguy cơ tử vong cao
Do có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, khi thấy cơ thể có dấu hiệu của bệnh cúm, mẹ không nên chủ quan tự mua thuốc uống mà cần tới cơ sở y tế thăm khám thường xuyên, kịp thời.

Bệnh cúm ở bà bầu có ảnh hưởng tới thai nhi không?

Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ mà sức khỏe của thai nhi cũng bị ảnh hưởng. Em bé sinh ra thường nhẹ cân hơn bình thường. Trường hợp nghiêm trọng có thể gây ra các ảnh hưởng như sau:

  • Bị dị tật như hở hàm ếch, hở van tim… Nếu mẹ bị cúm ở 5 tháng đầu thai kỳ, bé sinh ra có thể bị rối loạn tâm thần
  • Cúm kèm theo sốt cao dài ngày có thể gây sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu

Tuy nhiên mẹ bầu không nên quá lo lắng vì không phải trường hợp nào bị cúm cũng gặp nguy hiểm. Để bảo vệ cả mẹ và bé, mẹ bầu nên thăm khám bệnh ngay khi có dấu hiệu cúm để bác sĩ có biện pháp xử lý kịp thời.

Cách điều trị bệnh cúm cho mẹ bầu an toàn

Khi mẹ bầu bị cúm nhẹ, sức khỏe vẫn tốt và không kèm thêm các triệu chứng quá nặng thì có thể áp dụng một số mẹo dưới đây để giảm nhẹ như:

Biện pháp tự nhiên tại nhà

  • Chế độ sinh hoạt hợp lý: Nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh làm việc nặng nhọc, không thức khuya
  • Bổ sung nhiều nước: Uống nhiều nước sẽ giúp làm dịu cơn ho và bù mất nước do sốt
  • Sát khuẩn mũi, họng thường xuyên: Súc miệng bằng nước muối ấm mỗi ngày sẽ giúp làm giảm đau rát họng. Rửa mũi hàng ngày
  • Đảm bảo chế độ ăn khoa học: Ăn nhiều rau xanh và trái cây để tăng cường vitamin C giúp tăng hệ miễn dịch. Ăn nhiều thực phẩm chứa kẽm như thịt bò, trứng, bông cải xanh, ngũ cốc…Không nên ăn thực phẩm lạnh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ tanh để tránh làm nặng hơn tình trạng cúm. Nên ăn thức ăn mềm dễ nuốt như súp gà, canh…
  • Cách giảm đau rát họng: Chườm nóng, chườm lạnh, sử dụng mật ong, chanh để giảm đau họng
  • Tắm nước ấm: Giúp tăng lưu thông máu, đào thải độc tố giúp mẹ nhanh khỏi bệnh
  • Vệ sinh không gian sống: Giữ quần áo và không gian xung quanh luôn sạch sẽ

Điều trị tại bệnh viện

su-dung-thuoc-dieu-tri-cum

Còn trường hợp nếu mẹ bầu bị cúm nhưng có tiền lệ sức khỏe yếu thì hãy cần đến ngay bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám cho an toàn hơn. Tùy vào từng mức độ diễn biến và sức khỏe của mẹ bầu mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp nhất, giúp giảm thiểu tối đa mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi. Một số loại thuốc thường được sử dụng gồm:

  • Thuốc chống virus: Tamiflu được chỉ định an toàn cho bà bầu và là thuốc kê theo đơn, không được tự ý mua và sử dụng
  • Thuốc hạ sốt: Acetaminophen thường được sử dụng và khuyên dùng cho mẹ bầu nếu bệnh nhân bị sốt hoặc đau nhức người
  • Thuốc chữa ho: Hầu hết các loại thuốc ho đều được coi là an toàn cho bà bầu. Tuy nhiên bệnh nhân vẫn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng
  • Thuốc xịt mũi, xịt họng: Giúp làm sạch đường hô hấp, giảm triệu chứng ho, đau rát nhanh chóng

Mẹ bầu không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định. Bệnh nhân cũng không nên từ chối dùng thuốc vì nghĩ rằng có thể ảnh hưởng tới thai nhi. Điều này hoàn toàn sai lầm và có thể gây chuyển biến xấu cho cả mẹ và bé.

Lưu ý: Cúm A do virus cúm gây ra, sử dụng kháng sinh không có tác dụng tiêu diệt virus. Do đó các mẹ không được lạm dụng kháng sinh trong trường hợp này.

Biện pháp phòng ngừa cúm cho mẹ bầu

Kế hoạch tiêm phòng vacxin

Điều trị cúm với bà bầu thường khó khăn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng. Cách tốt nhất để bảo vệ mẹ và bé chính là phòng ngừa tốt nhất để không bị mắc bệnh. Một trong những cách phòng ngừa hàng đầu là tiêm phòng vacxin cúm, giúp bảo vệ mẹ và thai nhi suốt thai kỳ.

Biện pháp sát khuẩn phòng ngừa cúm

Mẹ bầu nên rửa tay thường xuyên trước khi ăn, sau khi tiếp xúc nơi đông người, không đưa tay sờ lên mặt. Mẹ nên rửa mũi, súc họng thường xuyên, đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, tránh tiếp xúc với người bệnh để hạn chế tối đa tiếp xúc với virus cúm.

Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi bà bầu bị cúm có nguy hiểm không và các cách điều trị bạn cần biết. Nếu có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh đường hô hấp bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 18009068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc của bạn.

Tác giả: Phạm Thị Thùy Trang - 01/08/2022
Chia sẻ

Có thể bạn quan tâm: Bệnh cúm a

Bài viết liên quan

  • Bị cúm nên uống thuốc gì nhanh khỏi?

  • 5 dấu hiệu phân biệt cúm A với cảm cúm thông thường

  • Bệnh cúm A: Cẩm nang từ A đến Z bạn cần phải biết

  • Bệnh cúm A có chữa khỏi được không?

  • Top 6 thuốc trị ho, long đờm, giảm đau rát họng tốt nhất hiện nay

Bài viết nổi bật
  • [TÌM HIỂU] Đau rát họng kéo dài nguyên nhân do đâu?
  • Bật mí 10 cách tan đờm cổ họng không dùng thuốc
  • Cách trị ho có đờm kéo dài lâu ngày không khỏi
  • Ho có đờm ra máu – Cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm
  • Top 10 cách trị đau rát họng có đờm tại nhà
Thông tin về Xịt họng AFree
  • [Thông báo] Đổi tên xịt họng VFree thành xịt họng AFree
  • Thông tin sản phẩm Xịt họng AFree
  • Địa chỉ mua Xịt họng AFree chính hãng trên Toàn Quốc
  • Xịt họng AFree của công ty nào? Uy tín không?
  • Những lưu ý khi sử dụng xịt họng AFree

Ý kiến của bạn Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Đặt mua sản phẩm

Hotline: 1800 9068

- Giá bán lẻ: 125.000đ/ chai 30ml

- Mua 4 tặng 1 qua hình thức nhắn tin tích điểm, tiết kiệm tới 25.000đ/ 1 hộp

- Miễn phí vận chuyển với đơn hàng từ 500.000đ

Sản phẩm
Xịt họng Afree
Đơn giá
Số lượng
Thành tiền
Phí vận chuyển:
Tổng:
  • Chính sách giao nhận, chuyển hàng
  • Chính sách đổi, trả hàng
  • Chính sách bảo mật
  • Điều khoản sử dụng
  • Hướng dẫn mua hàng, thanh toán
Chia sẻ Facebook

↑