Cúm A là bệnh thường gặp và dễ lây truyền qua đường hô hấp. Nhiều người nghĩ đây chỉ là bệnh cúm thông thường và không gây ra nguy hiểm. Vậy bệnh cúm A có tự khỏi được không? Thông tin chi tiết sẽ được cung cấp trong bài viết này.
Mục lục
Cúm A là bệnh gì? Các triệu chứng thường gặp
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus gây ra. Một số chủng virus cúm A thường gặp như H1N1, H7N9, H3N2. Bệnh bùng phát mạnh khi giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột.
Cúm A dễ bị nhầm lẫn với bệnh Covid, bệnh cảm thông thường. Một số triệu chứng đặc trưng của bệnh giúp bạn phân biệt cúm A với các bệnh đường hô hấp khác:
- Sốt trên 38 độ C kèm theo cảm giác ớn lạnh
- Đau nhức cơ, chóng mặt, mệt mỏi
- Ăn không ngon
- Đau rát họng, ho khan
- Hắt hơi, đôi khi nghẹt mũi, khó thở
- Đau ngực
☛ Xem đầy đủ: Cẩm nang bệnh cúm a từ A đến Z
Nguyên nhân gây bệnh cúm A
Bệnh cúm A có thể lây lan trực tiếp từ người sang người thông qua đường hô hấp. Khi người nhiễm virus cúm A ho, hắt hơi, nói chuyện… các giọt nước bọt hoặc dịch mũi họng chứa virus sẽ thoát ra và người khỏe mạnh có thể nhiễm bệnh khi hít phải.
Ngoài tiếp xúc thông qua giao tiếp, một số nguyên nhân khác gây cúm A như:
- Sử dụng đồ dùng sinh hoạt chung với người bệnh
- Tiếp xúc với động vật nhiễm virus cúm A như lợn, gia cầm…
- Đến nơi đông người như công sở, trường học
Đặc biệt, các đối tượng dễ bị cúm A hơn người bình thường do sức đề kháng yếu:
- Trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt trẻ sơ sinh
- Người trên 65 tuổi
- Phụ nữ đang mang thai
- Người mắc các bệnh mạn tính: bệnh phổi mạn tính, hen, bệnh tim mạch, ung thư, HIV/AIDS…
Các biến chứng có thể xảy ra
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, mỗi năm có khoảng 3 đến 5 triệu ca nhiễm cúm nặng. Trong đó, số ca bệnh tử vong do cúm là 650.000 người với 90% là người trên 65 tuổi.
Bệnh cúm A có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:
- Viêm tai giữa
- Viêm phổi nặng
- Viêm xoang
- Phù não
- Viêm nhiễm đường tiết niệu
- Tổn thương gan
- Sảy thai
- Đối với mẹ bầu nhiễm cúm ở 3 tháng dầu thai kỳ có thể gây ra những dị tật ở thai nhi như sứt môi, bệnh lý hở van tim
- Một số trường hợp nghiêm trọng bệnh nhân có thể tiến triển nặng, gặp phải các biểu hiện như sốt cao, khó thở, tím tái do suy đa tạng và có nguy cơ tử vong cao
Các đối tượng đặc biệt dễ mắc cúm A như trẻ nhỏ, người già, phụ nữ đang mang thai, người mắc bệnh mạn tính cũng là đối tượng dễ gặp biến chứng của bệnh.
Nhiễm trùng tai là một biến chứng trung bình của cúm A và viêm phổi là một biến chứng nghiêm trọng. Ngoài ra nếu bệnh nhân mắc bệnh mạn tính có thể làm trầm trọng hơn triệu chứng bệnh đang mắc phải. Ví dụ người bị hen có thể gặp cơn hen kịch phát. Trường hợp xấu nhất bệnh nhân có thể tử vong do gặp biến chứng của cúm A.
Bệnh cúm A có tự chữa khỏi được không?
Đối với bệnh nhân cúm A gặp triệu chứng nhẹ thì có thể tự khỏi sau 7 đến 10 ngày. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân cần áp dụng các biện pháp điều trị triệu chứng và điều trị dứt điểm cúm tại nhà. Một số người gặp triệu chứng nặng cần điều trị tại các cơ sở y tế và thời gian khỏi bệnh kéo dài hơn.
Cách điều trị bệnh cúm A an toàn tại nhà
Sử dụng thuốc
Khi điều trị cúm A tại nhà, bạn chỉ được sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ nếu có dấu hiệu sốt trên 38 độ C. Bệnh nhân không được tự ý sử dụng các loại thuốc điều trị virus tại nhà.
Với trường hợp nặng hơn cần đến cơ sở y tế, bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng virus như Tamiflu cho bệnh nhân. Nếu bệnh nhân gặp các biến chứng, cần kết hợp với các thuốc khác phù hợp với từng đối tượng.
Chế độ sinh hoạt
Bệnh nhân cúm A thường ăn không ngon, mệt mỏi, chán ăn. Do đó cần lựa chọn thức ăn dễ tiêu, chứa đủ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng. Một số thực phẩm bạn có thể tham khảo:
- Rau xanh, trái cây: Rau củ quả tươi có chứa nhiều vitamin, khoáng chất vừa có tác dụng kháng viêm, vừa giúp tăng đề kháng cho cơ thể. Bệnh nhân có thể ăn rau ngót, bông cải xanh, gấc, cà rốt, bí đỏ, táo, lê, chuối…
- Thực phẩm giàu kẽm: Bổ sung kẽm có thể giúp rút ngắn thời gian mắc cúm A. Bạn có thể bổ sung kẽm từ nguồn động vật như thịt bò, thịt gà, sữa, tôm, cua…
- Gia vị: Các gia vị như gừng, mật ong, tỏi… có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, đồng thời giảm các triệu chứng của cúm A như ho, ngạt mũi
Ngoài chế độ ăn, bệnh nhân cũng cần thay đổi lối sống để có thể nhanh chóng khỏi bệnh:
- Tập thể dục hàng ngày
- Vệ sinh nhà cửa, không gian sống
- Tự cách ly bản thân, nên ăn uống, tắm rửa trong phòng riêng
- Hạn chế ra ngoài, hạn chế làm việc, thức đêm, nên nghỉ ngơi nhiều hơn.
Những lưu ý giúp phòng chống bệnh cúm A
Cách phòng cúm A hiệu quả nhất là tiêm phòng định kỳ. Ngoài ra, một số cách phòng bệnh cúm A như:
- Rửa tay thường xuyên trước khi ăn, sau khi tiếp xúc nơi đông người, không đưa tay sờ lên mặt
- Rửa mũi, súc họng thường xuyên
- Che miệng khi ho, sử dụng khăn giấy để lau
- Tránh tiếp xúc gần với người bệnh, không sử dụng chung đồ dùng cá nhân
- Tự cách ly bản thân khi có những dấu hiệu của bệnh cúm để bảo vệ người thân, gia đình
- Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài
- Ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi đầy đủ, tập thể dục mỗi ngày để tăng sức đề kháng cho cơ thể
- Vệ sinh không gian sống thường xuyên
- Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ
Xịt họng AFree – Hỗ trợ phòng ngừa và giảm các triệu chứng khi bị cúm A
Xịt họng AFree được phân phối bởi Dược phẩm Thái Minh, là cách hỗ trợ giảm triệu chứng của cúm A được nhiều người tin dùng hiện nay. Sản phẩm có tác dụng tốt trên các bệnh về đường hô hấp, giúp giảm ho, sưng viêm, đau rát họng, phòng viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn và làm giảm đờm do Covid.
Sản phẩm sản xuất trên nguyên lý kết hợp hai thành phần ZnI2 ( Kẽm lod) và DMSO (Dimethyl sulfoxide), có tác dụng tiêu diệt virus, vi khuẩn và giảm sưng, viêm nhanh chóng.
Các công dụng của sản phẩm AFree gồm:
- Phòng viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn.
- Giúp giảm ho, sưng viêm, đau rát họng, nhiệt miệng.
- Làm dịu nhẹ các triệu chứng viêm, đau rát họng.
- Phòng viêm phế quản, ho lâu ngày ở trẻ em và người lớn.
- Làm giảm đờm, tan đờm do Covid.
Hướng dẫn sử dụng xịt họng AFree:
- Bước 1: Mở nắp nhựa trong cố định vòi xịt. Sau đó xoay đầu xịt nằm ngang và mở nắp nhựa trắng bảo vệ đầu xịt.
- Bước 2: Cầm lọ xịt, ngón trỏ để lên nút xịt. Đưa đầu xịt vào họng và ấn xịt từ 4-5 nhịp liền nhau.
- Bước 3: Sau khi xịt xong vệ sinh sạch đầu xịt và đóng nắp.
Với những trường hợp có lượng đờm ít do bị Covid bạn có thể dùng xịt họng AFree mỗi ngày khoảng 5-6 lần. Người triệu chứng nặng hơn xịt khoảng 15 lần để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Lưu ý: Không dùng xịt họng AFree cho trẻ em dưới 1 tuổi, phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
Bạn có thể BẤM VÀO ĐÂY để tìm NHÀ THUỐC GẦN NHẤT có bán xịt họng AFree chính hãng
Hoặc Đặt mua AFree GIAO HÀNG NHANH tận nhà TẠI ĐÂY
Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi bệnh cúm A có tự khỏi không và các cách phòng ngừa, điều trị bạn cần biết. Nếu có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh đường hô hấp, các triệu chứng do Covid và sản phẩm AFree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800.9068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc của bạn.