Cơ thể con người thường xuyên bị tấn công bởi những yếu tố gây bệnh từ bên ngoài môi trường. Da và niêm mạc là những nơi hay bị bệnh nhất bởi chúng là hàng rào bảo vệ đầu tiên của con người. Trong đó, nhiệt miệng là loại bệnh phổ biến tại niêm mạc miệng, gây cản trở hấp thu dinh dưỡng và gây đau cho người bệnh.
Mục lục
- 1. Bệnh nhiệt miệng là gì?
- 2. Nguyên nhân của bệnh nhiệt miệng
- 3. Triệu chứng của bệnh nhiệt miệng
- 4. Phân loại nhiệt miệng thường gặp
- 5. Những ai hay mắc nhiệt miệng?
- 6. Bệnh nhiệt miệng có nguy hiểm không?
- 7. Cách chữa nhiệt miệng nhanh chóng tại nhà
- 8. Phòng ngừa nhiệt miệng không tái phát
- 9. Xịt họng AFree – Giải pháp hữu hiệu cho nhiệt miệng
Bệnh nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng (Recurrent Aphthous Stomatitis – RAS) còn được biết đến với tên gọi áp tơ miệng, loét miệng. Đây là một loại bệnh xuất hiện do viêm loét ở niêm mạc vùng miệng gây nên. Khi bị bệnh, người bệnh sẽ xuất hiện các vết loét gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu tại vùng môi trong, lợi hay ở nướu của người bệnh. Các vết loét có kích thước nhỏ gây ảnh hưởng tới sinh hoạt của bệnh nhân do gây đau khi ăn uống, nói chuyện.
Nhiệt miệng là một bệnh lành tính và không có khả năng lây lan. Thông thường, bệnh sẽ tự khỏi sau 7 – 15 ngày. Tuy nhiên, bệnh kéo dài lại gây ra những khó chịu nhất định, đặc biệt là khi bệnh nhân ăn đồ cay nóng. Do vậy, cần tìm ra nguyên nhân và điều trị bệnh kịp thời.
☛ Xem chi tiết: Hình ảnh nhiệt miệng ở các vị trí
Nguyên nhân của bệnh nhiệt miệng
Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây ra loét miệng vẫn là ẩn số với các nhà khoa học. Song lại không khó xác định rằng đây là một loại bệnh môi trường. Áp tơ miệng gây bệnh tại niêm mạc miệng, do đó mọi yếu tố tấn công và có nguy cơ gây hại tới niêm mạc đều có thể là nguyên nhân gây ra nhiệt miệng. Một số yếu tố gây hại phải kể đến:
- Vi khuẩn, virus: một số loài có thể khu trú tại niêm mạc, phát triển tạo ra những vết loét.
- Phản ứng của khoang miệng với các chất lạ: kem đánh răng, nước súc miệng hay một số thức ăn không phù hợp cũng gây hại cho miệng. Từ đó, niêm mạc sẽ xuất hiện các phản ứng viêm mà các biểu hiện là loét, đau.
- Tổn thương vùng miệng: Các bệnh lý về răng hoặc các tổn thương vô tình do cắn vào niêm mạc gây ra những thương tổn trên niêm mạc. Từ đó, cơ thể sẽ xuất hiện các phản ứng viêm nhằm thúc đẩy việc dọn sạch, sửa chữa vết thương.
- Thiếu dinh dưỡng: theo nhiều nghiên cứu cho thấy sự thiếu hụt vitamin B12, acid folic (B9) và các khoáng chất cần thiết cũng gây ra loét miệng.
- Suy giảm hệ miễn dịch: Các bệnh gây suy giảm hệ miễn dịch khiến cơ thể có khả năng chống chịu với các tác động bên ngoài yếu hơn bình thường. Do đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và phát triển gây bệnh.
- Căng thẳng, stress: các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng thần kinh đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức đề kháng bền vững của cơ thể. Các tác động bên ngoài khiến con người cảm thấy khó chịu, căng thẳng mệt mỏi cũng góp phần gây nhiệt miệng.
Ngoài các yếu tố kể trên, nội tiết tố cũng đóng góp vai trò không nhỏ trong duy trì tình trạng ổn định của cơ thể. Khi có sự thay đổi nội tiết tố do mất cân bằng hoặc thiếu hụt hormone, người bệnh cũng có thể bị nhiệt miệng.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Nguyên nhân hay bị nhiệt miệng thường xuyên?
Triệu chứng của bệnh nhiệt miệng
Bệnh nhiệt miệng tương đối phổ biến và hầu hết gặp ở mọi lứa tuổi. Với mỗi đối tượng khác nhau bệnh có những biểu hiện khác nhau song thường bao gồm:
- Niêm mạc miệng xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng nhỏ (1 – 3 mm). Các đốm trắng mọng nước, khi vỡ gây đau và tạo thành các vết loét.
- Vết loét có thể to dần tới khoảng 10mm.
- Sưng, đỏ, đau tại vết loét.
- Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, có thể sốt cao.
- Sưng hạch bạch huyết.
- Có thể sụt cân do giảm ăn uống.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Biểu hiện bị nhiệt miệng
Phân loại nhiệt miệng thường gặp
Theo nhiều nguyên nhân khác nhau mà vị trí và mức độ của bệnh đối với mỗi người là khác nhau. Dựa vào kích thước và sự tập trung của các vết loét, có thể chia thành 3 dạng nhiệt miệng chính:
- Nhiệt miệng thể nhỏ (RAS minor): Đây là trường hợp hay gặp nhất, xuất hiện ở hơn 80% người bị áp tơ miệng. Khi mắc bệnh ở dạng này, người bệnh sẽ xuất hiện các vết loét khá nông, đường kính nhỏ, chỉ khoảng 3 – 10mm. Số lượng các vết loét không nhiều, từ 1 – 5 vết và các vết loét rời nhau. Nhiệt miệng thể nhỏ có thể tự khỏi sau khoảng 7 ngày và không để lại sẹo. Bệnh hay xuất hiện ở môi trong, niêm mạc má hoặc nền miệng.
- Nhiệt miệng thể lớn (RAS major): Dạng nhiệt miệng này ít gặp hơn RAS minor. Triệu chứng của nhiệt miệng thể lớn cũng nặng nề hơn với các vết loét sâu hơn, đường kính lớn hơn (1 – 3 cm) và gần như tập trung lại. Người mắc áp tơ miệng thể này có thể khỏi bệnh sau vài tuần, song khi khỏi bệnh có thể để lại sẹo.
- Nhiệt miệng Herpes (Herpetiform RAS): Đây là dạng nhiệt miệng cuối cùng và hiếm gặp nhất. Trong trường hợp này, các vết loét tập trung thành từng đám với đường kính nhỏ, chỉ khoảng 1 – 3mm. Các đám này có thể rời rạc hoặc tập trung lại thành một mảng lớn.
☛ Xem thêm: Phân biệt các loại nhiệt miệng nhanh chóng
Những ai hay mắc nhiệt miệng?
Nhiệt miệng xuất hiện ở mọi lứa tuổi theo nhiều yếu tố gây bệnh khác nhau. Tuy nhiên, có những trường hợp có người chưa từng hoặc rất hiếm hoi bị loét miệng trong khi một số khác lại rất hay gặp. Các nghiên cứu chỉ ra rằng nhiệt miệng hay gặp hơn cả ở một số đối tượng sau:
- Người suy giảm chức năng miễn dịch.
- Người có thói quen ăn đồ cay nóng, uống nhiều rượu bia và các chất kích thích thường xuyên đồng thời rất hạn chế ăn rau xanh.
- Người có thói quen khiến niêm mạc miệng hay bị tổn thương như hay tự cắn vào miệng, đánh răng quá mạnh…
- Thanh thiếu niên, giới trẻ.
Bệnh nhiệt miệng có nguy hiểm không?
Như đã nói ở trên, nhiệt miệng hoàn toàn có thể tự khỏi sau 7 – 15 ngày. Hơn nữa, bệnh cũng không gây khó khăn trong quá trình điều trị, có thể được điều trị dễ dàng tại nhà hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Do vậy, bệnh không gây nguy hiểm cho người bệnh. Bệnh không cần quá lo lắng về tình trạng loét miệng của mình. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nhiệt miệng kéo dài mà người bệnh lại quá chủ quan trong việc chữa trị, nguy cơ tái phát là rất cao và liên tục. Ngoài ra, loét miệng kéo dài còn gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
- Áp xe. hoại tử vùng bị loét.
- Vết loét lan to, gây đau đớn trên diện rộng. Khi lành để lại sẹo, gây co kéo cơ miệng.
- Suy giảm dinh dưỡng.
Hãy tìm ra nguyên nhân và chữa trị kịp thời loại bệnh này. Có như vậy, bệnh nhân mới có thể tránh những biến chứng nguy hiểm mà bệnh gây ra.
Cách chữa nhiệt miệng nhanh chóng tại nhà
Nhiệt miệng có thể tự khỏi, tuy nhiên thường tốn thời gian và dễ tái phát lại. Ở thể bệnh nhẹ, người bệnh hoàn toàn có thể chữa trị dứt điểm tại nhà. Dưới đây là một số cách phổ biến, đem lại thành công cho nhiều người áp dụng:
Súc miệng bằng nước muối
Nước muối được ví như một loại kháng sinh tự nhiên nhờ khả năng sát khuẩn cao. Bằng cơ chế gây ra chênh lệch áp suất thẩm thấu, nước muối gây chết vi sinh vật do làm cơ thể chúng trương lên. Súc họng nước muối thường xuyên không chỉ tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh tại vết loét mà còn góp phần dọn sạch vết loét, hỗ trợ hồi phục nhanh chóng. Bệnh nhân có thể sử dụng nước muối sinh lý hoặc tự pha 5g muối tinh với khoảng 200ml nước ấm để sử dụng. Súc miệng thường xuyên hàng ngày sẽ đem lại hiệu quả rõ rệt.
☛ Tham khảo thêm tại: Nước súc miệng chữa nhiệt miệng
Sử dụng sữa chua
Sữa chua chứa hàng tỷ lợi khuẩn, góp phần bảo vệ cơ thể khỏe mạnh. Ăn sữa chua hàng ngày cũng giúp tăng cường khả năng miễn dịch, tiêu diệt một số loài sinh vật gây bệnh loét miệng.
Uống nước rau diếp cá
Trong Đông y, diếp cá là một vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Người xưa thường dùng thảo dược này trong điều trị các bệnh về họng, miệng. Nghiên cứu cho thấy trong diếp cá có chứa hoạt chất decanoyl – acetaldehyd. Đây là một chất có tác dụng kháng các loại vi khuẩn như tụ cầu, phế cầu, liên cầu, trực khuẩn bạch hầu… và tiêu diệt ký sinh trùng. Uống nước diếp cá được xem là giải pháp hữu ích trong điều trị loét miệng.
Chỉ cần xay rau diếp cá đã rửa sạch cùng một chút muối và chắt lấy nước cốt để uống, bệnh nhiệt miệng sẽ mau chóng lành lại.
Bôi mật ong
Mật ong là một chất ngọt tự nhiên, đồng thời nó cũng là một loại thuốc dùng nhiều trong y học cổ truyền. Mật ong chứa nhiều loại vitamin và các khoáng chất cần thiết có tác dụng giảm đau, kháng viêm hữu hiệu. Sau khi đã súc miệng sạch, chỉ cần trực tiếp bôi mật ong lên vết nhiệt miệng, sau vài ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Khi nhiệt miệng đã ở thể nặng hơn, các vết loét sâu hơn hoặc các biện pháp tại nhà không còn hiệu quả thì điều cần thiết là đi khám tại các cơ sở y tế. Các xét nghiệm, sinh thiết tế bào sẽ giúp xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của bác sĩ sẽ giúp bệnh mau lành
☛ Tham khảo thêm tại: Revew các loại thuốc trị nhiệt miệng
Phòng ngừa nhiệt miệng không tái phát
Có thể thấy, nhiệt miệng gây nhiều khó khăn cho cuộc sống người bệnh. Mặc dù có thể dễ dàng điều trị khỏi song những hậu quả vẫn có thể xảy ra. Do đó, phòng ngừa loét miệng là ưu tiên hàng đầu. Các chuyên gia đưa ra một số lời khuyên về phòng ngừa nhiệt miệng như sau:
- Vệ sinh răng miệng thường xuyên, ít nhất 2 lần/ ngày. Thực hiện sau ăn.
- Không ăn uống tuỳ tiện.
- Hạn chế làm tổn thương vùng miệng: sử dụng bàn chải mềm, hạn chế ăn đồ khô cứng…
- Uống đủ nước, hạn chế sử dụng đồ uống có chất kích thích.
- Bổ sung nhiều rau xanh và các vitamin vào chế độ ăn, tránh ăn đồ cay nóng, dầu mỡ.
- Tránh căng thẳng, có giờ giấc ngủ nghỉ hợp lý.
- Khi thấy xuất hiện những đốm trắng trong miệng, cần đi khám ngay để phát hiện kịp thời yếu tố gây bệnh.
Xịt họng AFree – Giải pháp hữu hiệu cho nhiệt miệng
Bên cạch những cách điều trị nhiệt miệng kể trên, sử dụng nước súc họng hoặc xịt họng là điều cần thiết. Các sản phẩm này góp phần không nhỏ vào quá trình tiêu diệt vi khuẩn và hồi phục vết thương tại miệng. Một trong những giải pháp tối ưu hiện nay là xịt họng AFree đem lại hiệu quả nhanh chóng.
AFree là sản phẩm xịt họng của Thái Minh Hitech. Sản phẩm phát triển dựa trên bằng sáng chế công ty Invenmed USA về ứng dụng của Kẽm với niêm mạc miệng, họng. AFree hoạt động dựa trên sự kết hợp tác dụng của Kẽm và Iod:
- Kẽm có khả năng diệt khuẩn, chống oxy hóa, chống viêm.
- Iod giúp diệt khuẩn phổ rộng, ít độc tính và tỉ lệ kháng thuốc thấp.
Khả năng thấm sâu và tác động nhanh chóng nhờ DMSO có trong AFree khiến tình trạng bệnh được cải thiện rõ rệt. Bằng nhiều nghiên cứu lâm sàng, sản phẩm được chứng minh mang lại tác dụng:
- Giảm sưng tấy, giảm ho.
- Giảm viêm, các triệu chứng của viêm đồng thời phòng ngừa viêm đường hô hấp.
- Làm dịu nhanh các cơn đau.
- Ngăn ngừa viêm phế quản do ho lâu ngày.
Chỉ sau 1 – 2 lần sử dụng, các cơn đau được xoa dịu, niêm mạc không còn kích ứng, khó chịu. Ngoài ra, xịt họng cũng có thể thay thế nước súc họng khi pha chúng với nước theo tỉ lệ 1:20. Do vậy, xịt họng AFree được nhiều người tin tưởng sử dụng, là giải pháp vàng cho bệnh nhiệt miệng mà bạn nên cân nhắc.
Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh viêm đường hô hấp và sản phẩm AFree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 9068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.
BẤM VÀO ĐÂY để tìm NHÀ THUỐC GẦN NHẤT có bán xịt họng AFree chính hãng