Nóng trong người nhiệt miệng là bệnh lý phổ biến có thể gặp ở bất cứ ai dù là người lớn hay trẻ nhỏ. Khi mắc bệnh, bạn sẽ cảm thấy đau, nhức, khó chịu gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống. Vậy cách chữa nhiệt miệng do nóng trong thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng (Recurrent Aphthous Stomatitis) hay còn gọi là lở miệng, áp xe miệng,… là tình trạng xuất hiện những vết loét ở bất kỳ đâu trong khoang miệng. Theo số liệu thống kê, khoảng 20% dân số thường mắc nhiệt miệng. Thế nhưng đây là bệnh lành tính, chúng thường kéo dài hoảng 7-15 ngày và sẽ tự khỏi.
Thông thường, những vết nhiệt thường có kích thước nhỏ, đường kính khoảng từ 1-3mm. Vết nhiệt có màu trắng hoặc vàng, xung quang có viền màu đỏ, hình oval hoặc tròn. Vết loét nông, không ăn sâu vào lớp biểu bì mô miệng . Chúng sẽ phát triển to dần, có khi to đến khoảng 10mm. Người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn, sưng đỏ và rất khó chịu, đặc biệt là khi ăn uống.
Triệu chứng: Đi kèm với những vết nhiệt miệng, người bệnh sẽ thấy những biểu hiện như: miệng hôi, táo bón, chân răng sưng đau, vùng thượng vị nóng rát, người bệnh hay đói, thích ăn các đồ mát, lưỡi đỏ…
☛ Xem thêm: Biểu hiện của nhiệt miệng
Nhiệt miệng nóng trong người do đâu?
Có rất nhiều nguyên nhân gây nhiệt miệng nóng trong người như:
- Do chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống không hợp lý, ăn quá nhiều đồ chiên dầu mỡ, cay nóng, nhiều chất đạm, uống nhiều rượu bia và hút thuốc lá khiến cơ thể sinh nhiệt, nóng trong.
- Suy giảm chức năng gan: Khi gan hoạt động không tốt sẽ khiến cho cơ thể bị tích tụ các chất độc hại gây ra nhiệt miệng. Người bệnh sẽ có cảm giác nóng trong người, khó chịu lâu dần sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ.
- Vi khuẩn, virus: Khi hệ miễn dịch suy yếu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus xâm nhập đốt cháy niêm mạc miệng gây ra các vết nhiệt.
- Thiếu chất dinh dưỡng: Khi cơ thể thiếu hụt các vitamin và dưỡng chất cần thiết sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ thức ăn, khiến cơ thể nóng và gây ra các vết nhiệt miệng.
- Các nguyên nhân khác: Nhiệt miệng nóng trong có thể xảy ra khi người bệnh uống quá ít nước, thay đổi nội tiết tố, thời tiết nóng bức, môi trường ô nhiễm.. khiến cho người bệnh phải hô hấp nhiều hơn dẫn đến sinh nhiệt trong cơ thể.
Nhiệt miệng nóng trong người không gây nguy hiểm thế nhưng sẽ khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn khi ăn uống, làm cho cơ thể không được cung cấp đủ chất dễ làm suy dinh dưỡng. Chính vì điều đó, người bệnh cần làm mát cơ thể từ bên trong để chữa nhiệt miệng nóng trong.
☛ Có thể bạn muốn biết: Bị nhiệt miệng là thiếu chất gì?
Các cách chữa nhiệt miệng nóng trong người
Bạn có thể tham khảo một số cách chữa nhiệt miệng nóng trong người dưới đây để vết nhiệt mau lành:
Giảm triệu chứng nhiệt miệng nhanh chóng
Sữa chua làm giảm đau vết nhiệt
Trong sữa chua có rất nhiều lợi khuẩn tốt cho sức khỏe con người. Theo nghiên cứu năm 2007 đã chỉ ra rằng, lợi khuẩn lactobacillus có trong sữa chua có thể tiêu diệt H.pylori (vi khuẩn gây nhiệt miệng) và một số loại vi khuẩn gây ra bệnh về đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, ăn sữa chua còn làm giảm triệu chứng đau rát của nhiệt miệng. Vì thế, bạn nên ăn khoảng 250g sữa chua (tương đương với 2 hộp) mỗi ngày để chữa bệnh nhiệt miệng và phòng ngừa bệnh tái phát.
Làm lành nhanh vết nhiệt bằng cỏ mực
Cỏ mực là loại cây cỏ mọc hoang ở khắp các vùng nông thôn của nước ta. Chúng có vị chua ngọt, tính mát, có tác dụng rất tốt trong việc chữa trị nhiệt miệng. Bên cạnh đó, kết hợp với mật ong có tính kháng khuẩn, kháng nấm và giúp tái tạo mô hiệu quả.
Cách thực hiện như sau:
- Cỏ mực chỉ lấy lá, rửa sạch, sau đó đem đi giã nát.
- Đem lọc bỏ bã lấy nước cốt rồi hoà cùng với ít mật ong.
- Lấy tăm bông chấm vào hỗn hợp rồi thoa đều lên vết nhiệt, bôi 2-3 lần/ ngày để chữa nhiệt miệng.
Súc miệng nước muối làm se vết nhiệt
Súc miệng nước muối là cách đơn giản nhất để giữ gìn vệ sinh răng miệng. Nước muối có tính sát khuẩn cao nên có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, virus và ngăn ngừa chúng phát triển. Súc miệng bằng nước muối hàng ngày giúp vết loét se nhanh và làm giảm đau tại vết nhiệt. Không những thế, muối cũng rất an toàn, có thể dùng cho mọi lứa tuổi.
Cách thực hiện rất đơn giản:
- Bạn dùng nước muối sinh lý mua ở hiệu thuốc Tây hoặc pha nước muối loãng (theo tỷ lệ 5g muối pha với 250ml nước ấm) để súc miệng.
- Súc miệng khoảng 15-30 giây rồi nhổ ra.
- Thực hiện thường xuyên cách này khoảng 2-3 lần/ ngày sẽ thấy bệnh cải thiện rõ rệt.
☛ Tìm hiểu thêm: Nước súc miệng chữa nhiệt miệng hiệu quả
Khế chua chữa nhiệt miệng nóng trong
Khế là loại quả quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Trong thành phần của quả khế có chứa một lượng acid oxalic và các chất dinh dưỡng như: vitamin C, B1, B2, K và P. Chính vì thế, dùng khế chua để chữa nhiệt miệng giúp làm giảm viêm loét rất hiệu quả.
Cách thực hiện như sau:
- Bạn chuẩn bị 2-3 quả khế chua đã rửa sạch.
- Cắt các múi khế, bỏ hạt rồi cho vào nồi nước.
- Đun sôi khoảng 5-10 phút rồi chắt lấy nước để nguội.
- Bạn sử dụng nước khế để ngậm và súc miệng trong vòng 4-5 phút rồi nhổ ra, súc miệng sạch lại bằng nước lọc.
- Thực hiện cách này nhiều lần trong ngày và kiên trì thì vết nhiệt sẽ biến mất.
☛ Tham khảo chi tiết: Cách làm giảm đau khi bị nhiệt miệng
Làm giảm nóng trong người nhiệt miệng
Uống bột sắn thanh nhiệt
Trong Đông y, bột sắn có tính bình, vị ngọt thanh, được sử dụng rất nhiều trong việc chữa các bệnh như cảm, sốt, mụn nhọt, rôm sẩy hiệu quả. Bột sắn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc nên có thể làm mát cơ thể từ bên trong. Từ đó làm giảm nhanh các vết nhiệt miệng do nóng trong người và chữa nhiệt miệng rất tốt.
Cách thực hiện rất đơn giản:
- Bạn pha khoảng 2-3 thìa bột sắn với nước lọc.
- Khuấy đều hỗn hợp và sử dụng trực tiếp.
- Đối với trẻ nhỏ, bạn nên nấu chín bột sắn đến khi thành hỗn hợp sánh mịn rồi cho trẻ ăn.
Lưu ý: Bạn chỉ nên dùng 10-15g bột sắn/ ngày, không nên cho đường vào để uống hoặc nấu chung bởi sẽ làm mất tác dụng chữa nhiệt. Phương pháp này không nên áp dụng với những trường hợp như: bị tiểu đường, người bị ung thư vú, nhạy cảm vs hormone, người đang điều trị bằng thuốc methotrexate hoặc tamoxifen.
Chanh giúp giảm nóng trong người
Hàm lượng vitamin C trong chanh giúp chuyển hoá độc tố trong cơ thể thành nước và giúp loại bỏ chúng ra ngoài và làm tăng cường sức đề kháng. Không chỉ vậy, chanh còn làm mát, thanh nhiệt, giải độc để làm giảm chứng nóng trong gây nhiệt miệng. Bạn chỉ cần pha nước chanh pha với chút đường uống hàng ngày sẽ thấy tình trạng nhiệt miệng giảm rõ rệt.
Nước rau má làm mát cơ thể
Trong Đông y, rau má là loại dược liệu được nhiều người sử dụng để điều trị nhiệt miệng. Loại dược liệu này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và chữa được các bệnh về răng miệng rất tốt. Còn đối y học hiện đại, rau má có chứa triterpenoids với công dụng làm lành nhanh các vết thương, trị vết nhiệt nhanh chóng.
Cách thực hiện như sau:
- Rau má đem đi rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất.
- Sau đó để ráo nước, cho vào máy sinh tố xay nhuyễn rồi lọc lấy nước ép.
- Bạn uống thường xuyên hàng ngày thì bệnh sẽ thuyên giảm nhanh chóng.
Lưu ý: Rau má có tính hàn nên bạn không nên sử dụng quá 6 tuần liên tiếp. Không dùng cho các đối tượng mắc bệnh gan, ung thư.
Chữa nhiệt nóng trong người bằng nước râu ngô
Nước râu ngô có chứa nhiều vitamin và các vi chất ở dạng tự nhiên rất tốt cho cơ thể. Uống nhiều nước râu ngô có tác dụng thanh mát, giải độc, tạo cảm giác thanh mát. Bên cạnh đó, râu ngô còn làm tăng bài tiết mật, tốt cho đường huyết và tăng bầu tiết nước tiểu.
Cách thực hiện như sau:
- Râu ngô đem rửa qua, đun cùng với mía lau và đường phèn.
- Để nước nguội rồi uống thay nước lọc hàng ngày.
- Nước sẽ ngon hơn khi bạn uống lạnh.
Rau đắng đất chữa nhiệt nóng trong người
Theo y học hiện đại, trong thành phần của rau đắng đất chứa nhiều vitamin C, saponin, flavonoid,… rất tốt cho cơ thể. Đối với y học cổ truyền, loại rau này có tính bình, vị đắng, không có độc, có tác dụng lợi tiêu hoá, lợi tiểu, trừ thấp nhiệt, sơ can.
Cách thực hiện như sau:
- Rau đắng đất phơi khô, rồi đem đi sắc lấy nước uống.
- Bạn uống nước sắc thay nước trà hàng ngày thì để chữa nhiệt miệng.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng rau đắng đất tươi, đem đi giã nhuyễn lọc lấy nước cốt rồi cho người bệnh ngậm trong miệng một lúc rồi nhổ ra, với trẻ nhỏ thì lấy tăm bông chấm vào nước cốt rồi thoa vào vết nhiệt sẽ thấy bệnh thuyên giảm nhanh chóng.
☛ Xem thêm các nội dung liên quan: Cách chữa nhiệt miệng ở nướu, nhiệt miệng ở lưỡi, nhiệt miệng ở chân răng
Lưu ý khi chữa nhiệt miệng nóng trong người
Để chữa nhiệt miệng nóng trong đạt hiệu quả hơn, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng tối thiểu 2 lần/ ngày.
- Hạn chế làm tổn thương niêm mạc miệng.
- Không ăn thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ.
- Uống nhiều nước (khoảng 1,5-2 lít nước), có thể uống nước hoa quả để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.
- Nên ăn các món ăn thanh mát, món luộc, rau củ, trái cây giúp làm mát cơ thể và tăng cường sức đề kháng.
- Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, stress.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Vết loét nhiệt miệng sẽ từ từ se lại, giảm đau và tự khỏi. Tuy nhiên, bạn cần đến bệnh viện khi thấy những biểu hiện nhiệt dưới đây:
- Vết loét to hơn.
- Xuất hiện nhiều vết loét hơn khi vết loét cũ chưa khỏi.
- Đau nhức, khó ăn uống, khó mở miệng.
- Tiêu chảy.
- Sốt cao.
- Đau đầu, phát ban.
Lúc này, bác sĩ sẽ thăm khám và có thể làm một số xét nghiệm cần thiết để tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh. Từ đó sẽ có những phác đồ điều trị phù hợp.
Xịt họng AFree – giải pháp hữu hiệu cho người bị nhiệt miệng
Ngoài những cách chữa nhiệt miệng kể trên, bạn có thể tham khảo dung dịch xịt họng AFree để giảm sưng viêm, hỗ trợ điều trị nhiệt miệng hiệu quả.
Xịt họng AFree được bắt nguồn từ đề tài khoa học của Thái Minh kết hợp với các nhà nghiên cứu tại đại học Nam California, Hoa Kỳ, nộp đơn bảo hộ tại Nhật số 2020- 064573 và chính thức được chuyển giao cho Dược phẩm Thái Minh sản xuất – phân phối. Dựa trên nguyên lý sử dụng các công dụng của 2 nguyên tố chính là Iod và Kẽm, được bào chế phù hợp, xịt họng AFree có thể giúp bạn cải thiện triệu chứng nhiệt miệng, ngoài ra còn có thể giúp phòng ngừa viêm nhiễm đường hô hấp hiệu quả.
Thành phần bao gồm: ZnI2, DMSO (Dimethyl sulfoxide), Đường kính, Natri benzoat, Tartrazin, hương hoa quả, nước tinh khiết,… Sản phẩm xịt họng AFree có tác dụng:
- Phòng viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn.
- Giúp giảm ho, sưng viêm, đau rát họng, nhiệt miệng.
- Làm dịu nhẹ các triệu chứng viêm, đau rát họng.
- Phòng viêm phế quản, ho lâu ngày ở trẻ em và người lớn.
Cách sử dụng AFree để đạt lại hiệu quả tốt nhất: Ngày xịt 4-6 lần, mỗi lần 5-6 nhịp vào vết nhiệt hoặc khu vực khoang miệng bị tổn thương. Hoặc pha dung dịch với nước theo tỉ lệ 1:20 để sát khuẩn khoang miệng ngày 3 lần, mỗi lần 25-30ml. (Lưu ý: Không dùng AFree cho trẻ em dưới 3 tuổi, phụ nữ có thai và đang cho con bú)
Đặt mua AFree GIAO HÀNG NHANH tận nhà TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm NHÀ THUỐC GẦN NHẤT có bán xịt họng AFree chính hãng
Lời kết
Mong rằng qua bài viết này, bạn đã biết thêm nhiều cách để chữa nhiệt miệng do nóng trong một cách hiệu quả và nhanh chóng. Ngoài ra, để được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 18009068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ và giải đáp thắc mắc của các bạn.