Viêm đường hô hấp dưới là một bệnh lý hô hấp thường gặp tiềm ẩn nhiều nguy cơ khiến người bệnh phải nhập viện cấp cứu, thậm trí tử vong. Chính vì thế, trang bị cho mình những kiến thức quan trọng về viêm đường hô hấp dưới là rất cần thiết, giúp bạn bảo vệ tốt hơn sức khỏe của mình và người thân. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin không thể bỏ qua về viêm đường hô hấp dưới, hãy cùng theo dõi nhé.
Mục lục
- Viêm đường hô hấp dưới là gì?
- Các bệnh viêm đường hô hấp dưới thường gặp
- Viêm đường hô hấp dưới có nguy hiểm không?
- Khám và chẩn đoán viêm đường hô hấp dưới
- Phương pháp điều trị viêm đường hô hấp dưới
- Cần làm gì để phòng viêm đường hô hấp dưới?
- Xịt họng AFree hỗ trợ phòng và điều trị viêm đường hô hấp dưới
Viêm đường hô hấp dưới là gì?
Viêm đường hô hấp dưới là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp dưới gây ra phản ứng viêm của cơ thể tại đường hô hấp, tình trạng này bao gồm các bệnh lý liên quan tới đường hô hấp dưới: khí quản, phế quản, tiểu phế quản, phế nang.
Hệ hô hấp là cơ quan rất quan trọng đối với sự sống, đường hô hấp dưới chính là thành phần quan trọng tham gia vào quá trình dẫn khí cũng như trao đổi khí của cơ thể. Chính vì thế, các viêm nhiễm tại đường hô hấp dưới cần được chú trọng và phát hiện sớm do nó có thể ảnh hưởng tới khả năng hô hấp của người bệnh.
☛ Tham khảo thêm tại: Viêm đường hô hấp dưới ở trẻ em – Những điều cha mẹ nên biết
Triệu chứng của viêm đường hô hấp dưới
Biểu hiện của viêm đường hô hấp dưới sẽ khác nhau tùy thuộc vào mức độ và vị trí viêm nhiễm trùng. Các triệu chứng thường gặp của bệnh, cụ thể là:
– Trường hợp nhiễm trùng nhẹ, nhiễm trùng tại khí quản các triệu chứng có thể giống với bệnh cảm lạnh thông thường như:
- Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi;
- Đau họng;
- Khàn tiếng;
- Ho khan;
- Sốt nhẹ;
- Đau đầu, mệt mỏi.
– Trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng hơn, hoặc viêm nhiễm khuẩn tại phế quản, tiểu phế quản, phế nang phổi, người bệnh có thể gặp các triệu chứng sau:
- Ho nặng tiếng, ho có đờm.
- Thở khò khè, thở có tiếng rít, khó thở.
- Có thể tím môi, rút lõm các cơ liên sườn, hố ức,… do suy hô hấp.
- Sốt cao, trẻ nhỏ có thể co giật.
- Người mệt mỏi, li bì.
- Nhịp tim nhanh, có thể đau tức ngực khi hít vào.
Các nguyên nhân gây viêm đường hô hấp dưới
Nguyên nhân hàng đầu gây viêm đường hô hấp dưới là do nhiễm khuẩn. Thời điểm giao mùa khi cơ thể phải thích nghi với điều kiện khí hậu mới, là lúc sức đề kháng của cơ thể yếu tạo điều kiện cho vi khuẩn và virus xâm nhập gây viêm đường hô hấp.
– Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới do vi khuẩn
- Các loại vi khuẩn điển hình: Haemophilus influenzae, Streptococcus pneumoniae (phế cầu khuẩn ), Moraxella catarrhalis.
- Các loại vi khuẩn không điển hình: Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia pneumoniae, Legionella pneumophila.
– Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới do virus
- Virus cúm A và B.
- Các virus á cúm (Parainfluenza Virus ).
- Adenovirus, Rhinovirus.
- Virus hợp bào hô hấp (respiratory syncytial virus ).
Vi khuẩn và virus gây bệnh đặc biệt là phế cầu khuẩn có thể tồn tại ở dạng mầm bệnh ở trẻ bị thành niên và thanh niên, khi có yếu tố thuận lợi vi khuẩn có thể tẩn công cơ thể để gây bệnh.
Ở trưởng thành, các vi khuẩn Legionella và Gram âm là nguyên nhân chính dẫn tới nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới. Những người có thói quen hút thuốc có nguy cơ bị viêm đường hô hấp dưới cao hơn do hệ thống niêm mạc hô hấp bị tổn thương tại điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh dễ dàng tấn công.
– Các nguyên nhân khác khi viêm đường hô hấp dưới: gồm các tác nhân lý hóa học từ môi trường như khí lạnh, các chất kích ứng hô hấp như không khí ô nhiễm, khói bụi, hóa chất, khói xe, khói thuốc lá,…
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: [TÌM HIỂU] Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh viêm đường hô hấp?
Ai có nguy cơ mắc viêm đường hô hấp dưới?
Viêm đường hô hấp dưới có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, tuy nhiên những đối tượng sau có nguy cơ mắc bệnh cao hơn cả, cụ thể là:
- Trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.
- Người già yếu, đặc biệt là những người trên 65 tuổi, người liệt không cử động được, phải nằm tại giường.
- Người có thói quen hút thuốc lá, hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm không khí.
- Phụ nữ mang thai.
- Người có các bệnh lý mạn tính: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hen phế quản, giãn phế quản, bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường, các bệnh lý liên quan tới gan thận.
- Người suy giảm miễn dịch do mắc ung thư, hoặc vừa trải qua phẫu thuật, hóa trị liệu.
☛ Có thể bạn muốn biết thêm tại: Viêm đường hô hấp dưới ở trẻ em – Những điều cha mẹ nên biết
Các bệnh viêm đường hô hấp dưới thường gặp
Tùy từng vị trí và tính chất nhiễm khuẩn mà viêm đường hô hấp dưới sẽ được chia thành các bệnh lý khác nhau, mỗi bệnh lý đều có đặc điểm, triệu chứng và yêu cầu điều trị riêng. Cụ thể là:
Viêm phế quản cấp
Viêm phế quản cấp là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh lý viêm đường hô hấp dưới cấp tính. Bệnh thường do nhiễm khuẩn, hít phái hơi độc, dị ứng, khiến niêm mạc phế quản bị viêm, sưng nề và tăng tiết dịch. Bệnh có vị trí tổn thương tại phế quản gốc, phế quản thùy.
Viêm phế quản cấp thường xuất hiện sau các nhiễm khuẩn đường hô hấp trên (viêm mũi họng, cảm lạnh, cảm cúm) không được điều trị đúng cách. Người bệnh thường gặp các triệu chứng như:
- Giai đoạn đầu có biểu hiện sổ mũi, hắt hơi, rát họng, ho khan.
- Sốt vừa hoặc cao tới 39 độ, nhức đầu, đau mình mẩy, mệt mỏi, biếng ăn.
- Sau có thể đau rát sau xương ức, khó thở nhẹ, ho khạc đờm nhầy vàng.
Viêm phế quản cấp tính thường kéo dài 4-5 ngày và có thể khỏi hẳn sau 10 ngày nếu người bênh quan tâm chăm sóc cơ thể và điều trị đúng cách.
Viêm phổi
Viêm phổi là bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp dưới tại các phế nang phổi, đây là vị trí trao đổi khí đưa oxy vào máu đi nuôi cơ thể, chính vì thế viêm phổi là bệnh lý ảnh hưởng nhiều tới chức năng hô hấp của người bệnh.
Viêm phổi có thể do người bệnh hít vi khuẩn từ ngoài môi trường, đường hô hấp trên, hoặc vi khuẩn gây bệnh có thể theo đường máu từ các ổ nhiễm khuẩn ở xa đến gây bệnh cho phổi. Nhiễm khuẩn tại phế nang khiến vùng phổi bị tổn thương xung huyết mạnh, hồng cầu, bạch cầu và các tế bào miễn dịch từ mạch máu thoát ra ngoài phế nang. Người bệnh gặp các triệu chứng:
- Cơn rét run kéo dài, kèm theo sốt cao 38-40 độ, trẻ nhỏ có thể sốt cao co giật.
- Lúc đầu ho khan, sau ho khạc đờm xanh, vàng hoặc lẫn máu.
- Khó thở, thở nhanh, phải ngồi dậy thở, thở khò khè.
- Có thể có suy hô hấp: tím môi, co rút các cơ liên sườn, hố ức.
- Đau ngực.
- Người bệnh mệt mỏi, li bì, nhức đầu, vã mồ hôi, đái ít, mạch nhanh có thể tụt huyết áp.
Đây là tình trạng nguy hiểm, ảnh hưởng lớn tới chức năng hô hấp của người bệnh có nguy cơ gây tử vong, cần được phát hiện và điều trị sớm, đúng cách.
Viêm tiểu phế quản
Viêm tiểu phế quản là một bệnh lý viêm đường hô hấp dưới thường gặp ở trẻ nhỏ. Theo các thống kê tại Việt Nam, viêm tiểu phế quản chiếm khoảng 40-50% nguyên nhân trẻ nhập viện tại khoa hô hấp để điều trị.
Các triệu chứng thường gặp của bệnh là:
- Trẻ sốt vừa hoặc cao, mệt mỏi, biếng ăn.
- Ho có đờm.
- Thở khò khè, thở rít.
- Có thể khó thở, thở nhanh.
Tiểu phế quản là những phế quản nhỏ nổi liền với phế nang, là đường dẫn khí từ các phế quản gốc, phế quản thùy tới phế nang. Chính vì thế khi bị viêm nhiễm trùng tại tiểu phế quản thì nguy cơ dẫn tới viêm phổi là rất lớn.
Viêm đường hô hấp dưới có nguy hiểm không?
Viêm đường hô hấp dưới là tình trạng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, ảnh hưởng tới chức năng hô hấp của cơ thể và có thể gây tử vong. Cụ thể là:
- Viêm đường hô hấp dưới do nhiễm khuẩn, thường khiến người bệnh bị sốt cao, đặc biệt ở trẻ nhỏ có nguy cơ sốt cao co giật.
- Viêm đường hô hấp dưới người bệnh thường có khó thở, đặc biệt viêm phổi ở trẻ nhỏ, trẻ thường có biểu hiện suy hô hấp, thiếu oxy máu, nếu bố mẹ không phát hiện kịp thời trẻ có nguy cơ tử vong.
- Các nhiễm khuẩn hô hấp tại khí quản, phế quản tuy không quá nguy hiểm và có thể khỏi nhanh không để lại biến chứng, tuy nhiên nếu người bệnh không điều trị đúng cách vi khuẩn có thể lây lan xuống tiểu phế quản, phế nang gây bệnh nặng hơn.
- Vi khuẩn gây viêm tại phổi có thể đi vào máu gây nhiễm trùng huyết.
– Các biến chứng nguy hiểm của viêm nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới như:
- Viêm phế quản mạn tính.
- Áp xe phổi.
- Tràn dịch màng phổi.
- Viêm mủ màng ngoài tim.
- Gây các biến chứng tim mạch như: nhịp nhanh ngoại tâm thu, rung nhĩ, suy tim, tụt huyết áp.
- Biến chứng tiêu hóa gây suy gan do thiếu oxy, liệt hồi tràng và ỉa chảu ở trẻ em.
- Biến chứng thần kinh gây vật vã mê sảng ở người già.
Khám và chẩn đoán viêm đường hô hấp dưới
Do những nguy hiểm tiềm ẩn khi bị viêm đường hô hấp dưới, người bệnh cần phải đến các cơ sở y tế để khám và xác định chính xác tình trạng bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Bị viêm đường hô hấp dưới khi nào cần đi khám?
Nếu rơi vào một trong các trường hợp sau đây, có thể bạn đã bị viêm đường hô hấp dưới, do đó bạn cần đến các cơ sở y tế để khám và điều trị. Cụ thể là:
- Ho có đờm vàng hoặc xanh kèm sốt cao, có cơn rét run.
- Trẻ nhỏ ho đờm, sốt co giật.
- Ho có đờm lẫn máu.
- Khó thở, thở nhanh.
- Trẻ nhỏ ho có đờm, thở khò khè, thở rít, tím môi, có kéo các cơ liêm sườn, hõm ức khi thở.
- Đau tức ngực, người mệt mỏi, li bì.
Chẩn đoán viêm đường hô hấp dưới
Để xác định được bệnh lý mà người bệnh mắc phải, bác sĩ sẽ tiến hành khám theo các bước sau:
- Hỏi bệnh: bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng mà người bệnh gặp phải, tiền sử mắc bệnh và các phương pháp điều trị đã áp dụng.
- Khám lâm sàng: nghe phổi để phát hiện tiếng phổi bất thường, đếm nhịp thở, đo nhiệt độ, khám các triệu chứng của suy hô hấp.
- Cận lâm sàng: Xquang tim phổi, xét nghiệm máu, xét nghiệm đờm để tìm vi khuẩn gây bệnh, trẻ nhỏ có thể được yêu cầu nội soi tia mũi họng để phát hiện viêm tai giữa kèm theo.
Việc chẩn đoán bệnh lý viêm đường hô hấp dưới sẽ được kết luận sau khi các sẽ tổng hợp kết quả qua quá trình thăm khám và làm cận lâm sàng.
☛ Xem thêm: Viêm đường hô hấp trên có lây được không?
Phương pháp điều trị viêm đường hô hấp dưới
Dưới đây là phương pháp điều trị viêm đường hô hấp dưới hiệu quả hiện nay bạn có thể tham khảo:
Thuốc kháng sinh
Đối với viêm đường hô hấp dưới do nhiễm khuẩn, việc sử dụng kháng sinh đúng lúc và đúng cách là rất cần thiết, tuy nhiên nhiều người thường ngại việc dùng kháng sinh việc này làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn lan rộng và tạo ra biến chứng.
Thuốc kháng sinh là loại thuốc có tác dụng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh giúp điều trị dứt điểm nguyên nhân gây viêm đường hô hấp dưới. Kháng sinh có tính đặc hiệu, mỗi loại kháng sinh chỉ có tác dụng với một nhóm vi khuẩn nhất định, vậy nên việc lựa chọn kháng sinh trị bệnh cần có bác sĩ chuyên môn chỉ định thông qua làm kháng sinh đồ, người bệnh không nên tự ý mua sử dụng kháng sinh.
Một số loại kháng sinh trị viêm nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới thường được chỉ định là:
- Đối vơi viêm phổi, viêm tiểu phế quản: Penicillin, Gentamicin.
- Đối với viêm phế quản cấp thể nặng: Docyclin, Macsulid, Erythromycin.
Khi sử dụng kháng sinh, người bệnh nên thực hiện đúng theo y lệnh của bác sĩ về liều lượng cũng như số ngày dùng. Không dừng thuốc giữa chừng khi cảm thấy các triệu chứng đã thuyên giảm, việc này có thể khiến vi khuẩn trở nên kháng thuốc, làm tăng nguy cơ biến chứng bệnh mạn tính hoặc áp xe phổi.
☛ Tham khảo thêm tại: Các loại thuốc trị viêm đường hô hấp trên
Thuốc long đờm
Người bệnh viêm đường hô hấp dưới thường có biểu hiện ho có đờm nhiều do niêm mạc đường hô hấp viêm, tăng tiết đờm nhầy. Trong đờm có chứa nhiều vi khuẩn, virus, tế bào viêm, tế bào mủ, bạch cầu, hồng cầu,… Do đó để bệnh nhanh khỏi người bệnh cần ho khạc để tống được đờm ra ngoài, hạn chế nguy cơ ứ đọng đờm gây bội nhiễm.
Thuốc long đờm là loại thuốc làm thay đổi cấu trúc của đờm nhầy, làm loãng đờm và giúp đờm bong ra khỏi thành phế quản, phế nang, từ đó người bệnh có thể dễ dàng ho khạc để tống đơm ra ngoài hơn.
Các loại thuốc long đờm thường được chỉ định là: Natribenzoat, Mucitux, Acetyl cystein.
Các thuốc điều trị triệu chứng khác
Người bệnh viêm đường hô hấp dưới thường có biểu hiện của nhiều triệu chứng khác như khó thở, sốt cao, mất nước,… Tùy từng triệu chứng kết hợp, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh các loại thuốc phù hợp.
- Thuốc hạ sốt: Paracetamol, liều dùng với người lớn và trẻ nhỏ khác nhau, nên uống đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ đặc biệt là trẻ nhỏ, uống thuốc khi trẻ có sốt trên 38 độ và hai lần uống thuốc liên tiếp cần cách nhau 4 giờ. Kết hợp chườm ấm vùng nách, bẹn, ngực lưng cho người bệnh.
- Thuốc khó thở: nếu người bệnh có khó thở thường sẽ được chỉ định các loại thuốc giãn phế quản như Salbutamol, có tác dụng làm giãn các phế quản đang bị co thắt, hỗ trợ lưu thông luồng khí.
- Trong trường hợp viêm phế quản cấp tính có yếu tố dị ứng có thể chỉ định thuốc chống dị ứng kháng Histamin (Histalong).
Lưu ý khi chăm sóc người bệnh viêm đường hô hấp dưới
Để việc điều trị viêm đường hô hấp dưới đạt hiệu quả cao, người thân và người bệnh cần lưu ý các điều sau trong quá trình chăm sóc:
- Người bệnh nên nghỉ ngơi tại giường.
- Uống nhiều nước do có thể đang có tình trạng nhiễm trùng gây sốt cao và mất nước.
- Chế độ dinh dưỡng tốt, nên ưu tiên các loại đồ ăn dễ ăn như cháo súp.
- Nên cho người bệnh ăn hoa quả thường xuyên bể bổ sung vitamin và khoáng chất đặc biệt là vitamin C.
- Vệ sinh giường bệnh, giường ngủ sạch sẽ, đặc biệt khi ở trong bệnh viên để tránh nhiễm khuẩn bệnh viện.
- Thay quần áo cho người bệnh hàng ngày.
– Người thân có thể thực hiện vỗ rung cho người bệnh thường xuyên, có tác dụng hỗ trợ long đờm. Cách thực hiện:
- Người bệnh ngồi quay lưng lại với người thân, với trẻ nhỏ thì bế trẻ vắt vai.
- Thực hiện khum lòng bàn tay, các ngón tay chụm lại. Vỗ lần lượt lên lưng người bệnh từ trê xuống dưới, tại vùng phổi, sao cho phát ra tiếng bộp bộp và người bệnh không đau.
- Thực hiện thường xuyên trong ngày, đặc biệt là khi người bệnh dùng xong thuốc long đờm và thuốc giãn phế quản.
Cần làm gì để phòng viêm đường hô hấp dưới?
Chúng ta hoàn toàn có thể phòng viêm đường hô hấp dưới bằng cách quan tâm và chăm sóc cơ thể nhiều hơn thông qua các lưu ý sau:
- Không nên chủ quan khi bị các bệnh viêm đường hô hấp trên như viêm mũi họng, viêm amidan đặc biệt ở trẻ nhỏ, do nhiễm khuẩn có thể lây lan gây viêm đường hô hấp dưới.
- Vệ sinh miệng họng hàng ngày bằng nước muối hoặc các loại dung dịch đặc hiệu như dung dịch xịt họng AFree.
- Giữ ấm cơ thể đặc biệt khi thời tiết thay đổi đột ngột, gió mùa.
- Uống đủ nước và bổ sung các loại trái cây có chứa nhiều vitamin C giúp hệ hô hấp khỏe mạnh hơn.
- Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người đang mắc bệnh nhiễm khuẩn hô hấp.
- Giữ nhà cửa sạch sẽ, tránh bụi bẩn nấm mốc có thể gây kích ứng đường hô hấp.
- Không hút thuốc lá, sử dụng đồ bảo hộ khi làm việc trong môi trường ô nhiễm không khí.
Xịt họng AFree hỗ trợ phòng và điều trị viêm đường hô hấp dưới
Kết hợp với các phương pháp điều trị đã nêu trên, người bị viêm đường hô hấp dưới không nên bỏ qua xịt họng AFree với khả năng hỗ trợ phòng và điều trị viêm đường hô hấp dưới đáng chú ý.
Dung dịch xịt họng AFree được phát triển từ bằng phát minh sáng chế số us2018/0353539 được chuyển nhượng từ invenmed – Hoa Kỳ với nghiên cứu về việc ứng dụng kẽm (Zn) trên các bệnh hô hấp. Công thức của AFree đã được gửi đơn bảo hộ độc quyền tại nhật, với số hồ sơ 2020-064573, hồ sơ bảo hộ quốc tế số ATF-551PCT. Công ty Thái Minh trực tiếp là chủ đơn bảo hộ độc quyền.
Xịt họng AFree có thành phần chính gồm: ZnI2, DMSO (dimethyl sulfoxide), đường kính, natri benzoat, tartazin, hương hoa quả, nước tinh khiết. Trong đó:
- Zn có tác dụng diệt khuẩn, hỗ trợ hệ miễn dịch, chống viêm và chống oxy hóa.
- Iot giúp diệt khuẩn phổ rộng độc tính thấp, hướng tới exotoxin và kháng khuẩn, tỷ lệ kháng thuốc rất thấp.
- DMSO làm tăng thẩm thấu thuốc qua màng sinh học, giảm kích ứng oxy hóa, tăng nồng độ oxy, chống viêm và chống oxy hóa.
Đặc biệt, các thành phần có trong AFree được nghiên cứu kết hợp theo nhiều tỷ lệ khác nhau, hướng đến từng đích tác dụng khác nhau, có thể cải thiện được nhiều bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp.
Ngoài ra, ngay cả khi đường hô hấp của bạn khỏe mạnh, bạn cũng có thể sử dụng sản phẩm này hàng ngày nhằm vệ sinh miệng họng, tiêu diệt virus vi khuẩn, nâng cao hệ miễn dịch, phòng ngừa các bệnh lý đường hô hấp. Dung dịch xịt họng AFree chắc chắn là một sản phẩm bạn không thể bỏ qua nếu muốn bảo vệ tốt sức khỏe đường hô hấp.
Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh viêm đường hô hấp và sản phẩm AFree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 9068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.
Lời kết:
Viêm đường hô hấp dưới là một tình trạng đáng quan tâm do tiềm ẩn nhiều nguy cơ có thể đe dọa tới tính mạng người bệnh. Chính vì thế, bệnh nên được quan tâm chú ý, phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Hy vọng bài viết trên cung cấp cho bạn được nhiều thông tin hữu ích giúp bạn bảo vệ tốt hơn sức khỏe của mình và người thân.
Đặt mua AFree GIAO HÀNG NHANH tận nhà TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm NHÀ THUỐC GẦN NHẤT có bán xịt họng AFree chính hãng