Hằng năm, cứ vào mùa cuối thu đầu đông, tỷ lệ mắc các bệnh về đường hô hấp trên ngày một tăng lên. Tuy nhiên không có quá nhiều người hiểu rõ và nhận thức được về sự nguy hiểm của nhóm bệnh này. Vậy bệnh viêm đường hô hấp trên là như thế nào? Nguyên nhân gây bệnh là do đâu? Cùng mình tìm hiểu qua bài viết ngay dưới đây nhé.
Mục lục
- Thế nào là viêm đường hô hấp trên?
- Nguyên nhân gây bệnh viêm đường hô hấp trên là gì?
- Triệu chứng thường gặp ở bệnh viêm đường hô hấp trên
- Những đối tượng nào thường xuyên mắc viêm đường hô hấp trên
- Viêm đường hô hấp trên có gây nguy hiểm với sức khoẻ không?
- Viêm đường hô hấp trên điều trị theo những cách nào?
- Phòng ngừa viêm nhiễm đường hô hấp trên
- Xịt họng AFree – giải pháp phòng viêm đường hô hấp trên
Thế nào là viêm đường hô hấp trên?
Như các bạn cũng đã biết hệ hô hấp của chúng ta gồm các bộ phận tính từ mũi cho đến phế nang, trong đó đường hô hấp trên gồm mũi, hầu, họng, xoang và thanh quản.
Do tiếp xúc trực tiếp với không khí nên các bộ phận này cũng dễ tiếp xúc với những tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài như: bụi, virus, vi khuẩn, nấm mốc… Từ đó nguy cơ viêm nhiễm cũng cao hơn so với đường hô hấp dưới.
Bệnh viêm đường hô hấp trên có thể không quá nguy hiểm nhưng rất dễ mắc, dễ tái phát lại nhiều lần. Đặc biệt ở trẻ em với sức đề kháng còn yếu có thể bị viêm đường hô hấp trên đến tận 10 lần 1 năm, còn người trưởng thành cũng có thể mắc bệnh từ 2-4 lần.
☛ Tham khảo thêm tại: Đừng chủ quan khi bị viêm đường hô hấp!
Nguyên nhân gây bệnh viêm đường hô hấp trên là gì?
Nguyên nhân chính gây viêm đường hô hấp trên chủ yếu do virus, vi khuẩn, khói bụi, nấm mốc. Một số loại vi khuẩn có thể kể đến như liên cầu, tụ cầu, phế khuẩn, vi khuẩn Bordetella…
Hơn thế nữa, bạn có thể mắc viêm đường hô hấp trên do lây từ người khác. Bởi mầm bệnh có thể phát tán trong không khí thông qua giọt bắn, nói chuyện hoặc có thể do chạm tay vào các bề mặt có dính virus, vi khuẩn rồi đưa lên mắt, mũi, miệng.
Ngoài ra, còn có một số yếu tố nguy cơ khác làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh như:
- Tình trạng sức khỏe yếu: thường gặp ở trẻ nhỏ, người bị suy dinh dưỡng hoặc ở một số người bị suy giảm miễn dịch như người mắc HIV, ghép tạng…
- Những người hút nhiều thuốc lá: chất nicotin có trong thuốc lá sẽ gây hại cho đường hô hấp từ đó giảm khả năng đề kháng của cơ thể, tăng khả năng gây bệnh.
- Môi trường sống không phù hợp: không khí xung quanh quá ẩm thấp, điều kiện vệ sinh kém sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn phát triển. Trẻ em nằm trong điều hòa nhiệt độ quá thấp, mũi họng khô cũng dễ mắc viêm đường hô hấp trên.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: [TÌM HIỂU] Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh viêm đường hô hấp?
Triệu chứng thường gặp ở bệnh viêm đường hô hấp trên
Một số triệu chứng điển hình thường gặp khi viêm nhiễm đường hô hấp trên bao gồm:
- Sốt là dấu hiệu thường gặp nhất. Người bệnh nóng, sốt thành từng cơn, thân nhiệt tăng cao thậm chí có thể lên đến 39-40 độ.
- Hắt hơi, sổ mũi nhiều đi kèm với nghẹt mũi, chảy nước mũi khiến người bệnh mệt mỏi.
- Ho nhiều thành từng cơn gây khàn tiếng thậm chí là mất tiếng, đặc biệt là khi virus gây viêm nhiễm ở dây thanh quản khiến thanh quản phù nề
- Khó thở chỉ gặp khi bệnh đã chuyển biến sang giai đoạn nặng, đi kèm với là tình trạng đau đầu, nhức mỏi, tê bì khắp cơ thể.
Bệnh có thể tự khỏi chỉ sau 5-6 ngày hoặc lâu nhất là 2 tuần. Tuy nhiên ở một số đối tượng nhạy cảm với bệnh nếu không được xử trí kịp thời sẽ gây nên những biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm não thậm chí là tử vong.
Những đối tượng nào thường xuyên mắc viêm đường hô hấp trên
Đối tượng thường gặp của nhóm bệnh này là những người đang suy giảm sức đề kháng, người già và trẻ em, người nhiễm HIV/AIDS, người vừa mới phẫu thuật, ghép tạng…
Trong đó chủ yếu là trẻ em do sức đề kháng và khả năng miễn dịch còn yếu so với người trưởng thành nên dễ bị vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, gây tổn thương cho hệ hô hấp. Đặc biệt với trẻ dưới 2 tuổi, bệnh sẽ dẫn đến viêm tiểu phế quản vô cùng nguy hiểm. Còn đối với người lớn, bệnh có triệu chứng nhẹ nhàng hơn, chỉ như cảm ho thông thường.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Top 10 bệnh về đường hô hấp ở trẻ em, mẹ đã biết chưa?
Viêm đường hô hấp trên có gây nguy hiểm với sức khoẻ không?
Thông thường, viêm đường hô hấp trên được đánh giá là một căn bệnh không quá nguy hiểm. Bệnh thường kéo dài trong khoảng vài ngày cho đến 1 tuần. Tuy nhiên nếu bệnh không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng với sức khoẻ, thậm chí là tử vong.
Một số biến chứng do viêm đường hô hấp trên bạn cần lưu ý như:
- Ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, cơ thể mệt mỏi, sức khỏe giảm sút, lâu dần sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng của não
- Tắc xoang, nhiễm trùng mắt, thị lực suy giảm…
- Các biến chứng nặng như: nhiễm trùng huyết, áp xe trong họng, viêm thanh quản, có thể gây nên các bệnh ở đường hô hấp dưới như viêm phổi, viêm phế quản.
Đến lúc này, bệnh đã ở giai đoạn nặng, để chữa khỏi hoàn toàn là rất khó và vất vả. Vì vậy, khi thấy bản thân xuất hiện những triệu chứng nhẹ của viêm đường hô hấp trên, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra và có cách chữa phù hợp nhất với bản thân.
Viêm đường hô hấp trên điều trị theo những cách nào?
Thông thường, bác sĩ sẽ đưa ra cho bạn một số phương pháp giúp thuyên giảm bệnh như:
Rửa mũi, hút dịch mũi
Việc làm này giúp giảm thiểu tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi. Bạn có thể dùng các bình rửa mũi hoặc máy hút mũi chuyên dụng kết hợp với nước muối sinh lý để làm sạch mũi.
Khi các triệu chứng còn nặng, bạn có thể áp dụng phương pháp 2-3 lần một ngày nhưng khi các triệu chứng đã giảm nhẹ bạn có thể giảm xuống 1 lần một ngày để tránh làm tổn thương niêm mạc mũi.
Súc miệng với nước muối
Nước muối có tính sát khuẩn khá cao, có khả năng tiêu diệt virus, vi khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp trên cũng như làm giảm tình trạng ho, ngứa rát cổ họng.
Cách làm:
- Cho một thìa muối vào nửa cốc nước ấm, khuấy đều để cho muối tan hết.
- Cho vào miệng một lượng vừa đủ rồi ngửa cổ ra sau đến khi nước muối chạm thành họng, bạn dùng hơi đẩy nước muối ra tạo tiếng khò khò trong khoảng 30 giây.
- Nhổ phần nước cũ ra, lặp lại động tác với phần nước mới, mỗi ngày thực hiện 3-4 lần chỉ sau 1 tuần các triệu chứng bệnh sẽ được thuyên giảm.
Dùng thảo dược thiên nhiên
Hiện nay, để tránh tác dụng phụ có thể có do các thuốc Tây Y gây ra, nhiều người ưa chuộng việc sử dụng các loại thảo dược nguồn gốc từ thiên nhiên để chữa trị viêm đường hô hấp trên.
Những loại cây này vô cùng lành tính lại có tác dụng trị bệnh tương đương thuốc. Ngoài ra đây cũng là những loại cây rất dễ tìm kiếm nên bạn sẽ không mất quá nhiều công sức để có được nó.
Dưới đây là một số loại cây chữa viêm đường hô hấp trên được mọi người áp dụng:
- Tỏi: Theo y học hiện đại, tỏi được biết là một hoạt chất kháng sinh tự nhiên rất mạnh, ngăn chặn được sự xâm nhập và phát triển của virus, vi khuẩn từ đó ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp trên, cải thiện hệ miễn dịch. Không chỉ vậy, tỏi còn cải thiện các triệu chứng của bệnh như hắt hơi, ho, nghẹt mũi, thông mũi, dễ thở.
- Gừng: Gừng là nguồn kháng sinh tự nhiên vô cùng dồi dào, có khả năng chống lại sự phát triển của một số loại vi khuẩn như E.coli hay shigella. Ngoài ra gừng còn có tác dụng chống viêm, giúp loại bỏ các yếu tố gây nhiễm trùng. Gừng các bạn giã nát sau đó hòa với một ly nước nóng, có thể thêm vào 1 thìa mật ong. Mỗi ngày bạn dùng từ 2-3 ly, sau một tuần các triệu chứng của bệnh sẽ được cải thiện.
- Lá húng chanh: Nhờ tác dụng phát tán phong hàn, sát khuẩn nên húng chanh được sử dụng nhiều trong điều trị viêm nhiễm đường hô hấp trên. Không những thế, theo Đông Y, húng chanh có vị ấm, tính cay, có công dụng chữa ho, giải cảm, chữa nghẹt mũi. Cách làm: với 15-20 lá húng chanh, bạn giã nát rồi vắt lấy nước cốt hoặc bạn cũng có thể thêm hành, gừng, mỗi vị 12g đem đi sắc cùng với nhau và xông cho ra mồ hôi.
- Tía tô: Từ xa xưa tía tô đã được cha ông ta sử dụng để chữa hắt hơi sổ mũi do viêm đường hô hấp trên gây ra. Mỗi khi có triệu chứng ho khò khè, hãy dùng 1 ít lá hoặc hạt tía tô (loại tươi hay khô đều được) nấu lên lấy nước uống, bệnh sẽ ngày một thuyên giảm.
Sử dụng thuốc Tây Y
Viêm đường hô hấp trên có nguyên nhân chủ yếu là do virus nên thông thường chỉ dùng thuốc để điều trị triệu chứng chứ chưa điều trị được căn nguyên. Một số loại thuốc thường được bác sĩ/dược sĩ kê đơn sử dụng là:
- Thuốc hạ sốt, hạ nhiệt: ibuprofen, paracetamol… Nhóm thuốc này được dùng trong trường hợp viêm đường hô hấp trên có kèm triệu chứng sốt trên 38,5 độ, đau đầu.
- Thuốc ngừa ho: Codein, dextromethorphan… Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế trung tâm ho từ đó những cơn ho dai dẳng sẽ giảm dần, giúp người bệnh bớt khó chịu.
- Thuốc giảm viêm, chống phù nề: Prednisolone, dexamethasone… Có tác dụng ngăn chặn vùng viêm nhiễm lan rộng, giảm sưng tấy ở mũi, cổ họng, thanh quản.
- Thuốc long đờm: Acetylcystein, carbocystein, bromhexin,…Được dùng trong trường hợp viêm đường hô hấp trên có xuất hiện đờm đặc trong cổ họng gây khó chịu. Các thuốc này có tác dụng làm lỏng các dịch tiết tiết ra từ niêm mạc khí quản – phế quản giúp việc ho khạc đờm dễ dàng hơn.
☛ Tham khảo thêm tại: Tổng hợp các loại thuốc trị viêm đường hô hấp trên hiệu quả
Phòng ngừa viêm nhiễm đường hô hấp trên
Để phòng tránh các bệnh do viêm đường hô hấp trên, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
- Luôn giữ ấm cơ thể, đặc biệt là trẻ em và người cao tuổi vào ngày gió lạnh cần mặc áo ấm, quàng thêm khăn để giữ ấm cổ họng. Luôn tắm nước ấm, không nên tắm quá lâu, tắm xong phải lau người thật khô rồi mặc quần áo vào ngay.
- Luôn rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng để ngăn chặn virus xâm nhập. Ra đường phải đeo khẩu trang để tránh tiếp xúc với mầm bệnh, vi khuẩn, virus có hại. Hạn chế việc sử dụng thuốc lá, thuốc lào.
- Không nên nằm, làm việc trong phòng điều hòa quá lạnh, hạn chế làm việc liên tục trong môi trường nhiệt độ quá cao.
- Có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, lành mạnh, thường xuyên tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng
Xịt họng AFree – giải pháp phòng viêm đường hô hấp trên
Đây là sản phẩm được phát triển từ sáng chế số US 2018/ 0353539 của Hoa Kỳ, nghiên cứu về việc ứng dụng Zn trong điều trị các bệnh về hô hấp. Với thành phần chính bao gồm: Znl2 (kẽm iod) và dimethyl sulfoxide (DMSO), AFree có tác dụng sát khuẩn mạnh, giảm tình trạng sưng viêm từ đó phòng các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên do virus, vi khuẩn gây ra.
Ưu điểm nổi bật của AFree là được thiết kế ở dạng xịt với các hạt phun sương có kích thước nhỏ sẽ giúp cho thuốc phân tán hoạt chất sâu vào trong niêm mạc nâng cao hiệu quả của thuốc so với các loại thuốc uống.
Mỗi ngày bạn nên dùng xịt họng AFree 5-6 lần, mỗi lần 5 nhịp vào họng hoặc khu vực khoang miệng bị tổn thương. Trong trường hợp ho nặng có thể xịt 15 lần/ngày hoặc pha 10 ml dung dịch với 200 ml nước để sát khuẩn miệng, ngày 3 lần nếu có nhu cầu. Cách sử dụng là:
- Bước 1: Tháo nắp bảo vệ đầu nhấn;
- Bước 2: Tháo nắp bảo vệ đầu xịt;
- Bước 3: Xoay vòi xịt 360 độ vào vị trí thích hợp trong khoang miệng, ấn nhẹ từ 2-3 nhịp. Với viêm họng, đau họng, ngứa họng bạn nên hướng đầu vòi phun sương vào sâu cổ họng.
Sau khi xịt xong, có thể có cảm giác hơi đắng, sau 2-3 phút có thể uống vài ngụm nước để xua tan vị này trong họng.
Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh viêm đường hô hấp và sản phẩm AFree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 9068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.
Tìm địa chỉ mua xịt họng AFree gần nhất với bạn Ở ĐÂY
Đặt giao xịt họng AFree về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
Lời kết
Trên đây là tổng hợp những thông tin bạn cần biết về căn bệnh viêm đường hô hấp trên. Mong rằng thông qua bài viết này, bạn đã có cho mình một số kiến thức bổ ích để phòng và chữa bệnh cho bản thân và cho những người xung quanh. Chúc các bạn luôn luôn khỏe mạnh.