Xịt họng Afree

Giảm ho, sưng viêm, đau rát họng

Giảm ho, sưng viêm, đau rát họng
hotline

Tư vấn miễn cước

1800 9068
  • Trang chủ
  • Xịt họng AFree
    • Xịt họng AFree
    • Câu hỏi thường gặp
  • Bệnh viêm đường hô hấp
    • Ho đờm
    • Đau rát cổ họng
    • Viêm họng
    • Viêm amidan
    • Viêm thanh quản
    • Viêm đường hô hấp
  • Bệnh nhiệt miệng
  • Tin tức về AFree
  • Điểm bán
Trang chủ » Bệnh viêm đường hô hấp

Bị cúm nên uống thuốc gì nhanh khỏi?

Cúm là bệnh thường gặp do virus gây ra. Bệnh cúm bùng phát mạnh khi giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột. Vậy khi bị cúm nên uống thuốc gì nhanh khỏi? Bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn trả lời chi tiết các loại thuốc trị cúm an toàn, hiệu quả.

☛ Đọc trước: Cẩm nang bệnh cúm a từ A đến Z

Mục lục

  • Bị cúm khi nào cần uống thuốc?
  • Bị cúm nên uống thuốc gì để nhanh khỏi?
    • Thuốc giảm đau, hạ sốt
    • Thuốc giảm ho
    • Thuốc xịt mũi, xịt họng
    • Thuốc kháng virus
  • Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị cúm
  • Xịt họng AFree – Hỗ trợ phòng ngừa và giảm các triệu chứng khi bị cúm

Bị cúm khi nào cần uống thuốc?

bị cúm khi nào dùng thuốc

Thông thường khi bị cúm, các triệu chứng bệnh sẽ giảm sau 3 đến 5 ngày và bệnh có thể tự khỏi sau 7 đến 10 ngày. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân cần áp dụng các biện pháp điều trị triệu chứng và điều trị dứt điểm cúm tại nhà. Người bệnh có thể tự điều trị theo các phương pháp tự nhiên không dùng thuốc như chườm nóng, chườm lạnh, thay đổi chế độ ăn, sử dụng các vị thảo dược.

Tuy nhiên, một số trường hợp có sức đề kháng yếu hoặc có nguy cơ mắc biến chứng cúm cao thì cần điều trị bằng thuốc sẽ giúp kháng virus hiệu quả hơn.

Một số đối tượng dễ gặp biến chứng của cúm nên dùng thuốc gồm:

  • Trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt trẻ sơ sinh
  • Người trên 65 tuổi
  • Phụ nữ đang mang thai
  • Người mắc các bệnh mạn tính: bệnh phổi mạn tính, hen, bệnh tim mạch, ung thư, HIV/AIDS…

☛ Tìm hiểu thêm: Bà bầu bị cúm có nguy hiểm không?

Bị cúm nên uống thuốc gì để nhanh khỏi?

Khi bị cúm, bệnh nhân nên uống nhiều nước và oresol để bù điện giải mất đi. Ngoài ra, tùy vào mức độ và triệu chứng bệnh mà bác sĩ có thể kê các loại thuốc sau cho người bệnh:

Thuốc giảm đau, hạ sốt

Sốt cao trên 38 độ C là một trong những triệu chứng cơ bản của cúm. Người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt để làm dịu nhiệt cơ thể.

Một số loại thuốc giảm đau, hạ sốt thường dùng như paracetamol, ibuprofen, naproxen. Trong đó paracetamol được đánh giá an toàn, không gây tác dụng phụ và giúp giảm đau, hạ sốt hiệu quả. Cần chú ý tới liều dùng thuốc giảm đau, hạ sốt ở người lớn và trẻ em. Đồng thời chú ý thời gian uống thuốc mỗi liều cách nhau 4 đến 6 giờ, không lạm dụng quá nhiều thuốc.

Lưu ý không sử dụng aspirin trong trường hợp cúm vì có nhiều tác dụng không mong muốn như hội chứng Reye nguy hiểm với người dưới 19 tuổi.

Thuốc giảm ho

thuốc giảm ho

Bệnh nhân bị cúm thường gặp ho khan, ho kéo dài gây đau rát cổ họng, khó chịu. Người bệnh có thể sử dụng các thuốc giảm ho, viên ngậm ho để giảm nhanh triệu chứng.

Các chất giúp giảm ho như dextromethorphan, codein. Các chất có tác dụng chống viêm mũi, nghẹt mũi như phenylephrine, pseudoephedrine, phenyl methorphan. Trường hợp ho có đờm có thể sử dụng thuốc long đờm, tiêu đờm như bromhexin, acetylcystein…

Thuốc xịt mũi, xịt họng

Thuốc xịt mũi, xịt họng có tác dụng làm sạch dịch nhầy, đồng thời có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, virus, nấm. Xịt mũi, xịt họng giúp thông mũi, giảm nhanh cơn ho, ngứa, đau rát và đem lại cảm giác dễ chịu. Đây là loại thuốc an toàn và được sử dụng nhiều cho cả người lớn và trẻ em.

Xịt mũi thường chứa muối và một số thành phần khác để làm sạch bụi bẩn, virus, vi khuẩn. Trong khi đó, xịt họng có thể chứa các vị dược liệu giúp giảm ho, long đờm, hoặc chứa các chất kháng sinh giúp kháng vi khuẩn, nấm.

Thuốc kháng virus

tamiflu

Khi bị cúm kéo dài hoặc đối tượng có nguy cơ cao gặp biến chứng nguy hiểm, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng virus cho người bệnh. Đây là loại thuốc kê theo đơn và bệnh nhân không tự ý mua hay sử dụng khi chưa có chỉ định.

Thuốc kháng virus có thể giúp bệnh nhanh khỏi và ngăn ngừa biến chứng của bệnh. Các loại thuốc kháng virus được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm FDA phê duyệt để điều trị cúm gồm Tamiflu, Relenza, Rapivab, Xofluza. Trong đó Tamiflu có độ an toàn cao hơn và sử dụng được cho nhiều đối tượng hơn.

Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị cúm

Nếu bệnh nhân chỉ bị cúm ở mức độ nhẹ hoặc trung bình, người bệnh chỉ nên dùng các loại thuốc hỗ trợ điều trị triệu chứng bệnh như hạ sốt, giảm ho.

Trường hợp bị cúm nặng, bệnh nhân cần được đưa đến cơ sở y tế để theo dõi và điều trị, không tự ý sử dụng thuốc kháng virus khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra, một số lưu ý khác khi sử dụng thuốc điều trị cúm:

  • Không sử dụng paracetamol quá liều: Sử dụng quá liều có thể gây tổn thương gan
  • Không dùng nhiều loại thuốc cúm cùng lúc: Sử dụng nhiều loại thuốc nếu chứa các thành phần giống nhau có thể gây quá liều. Bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc
  • Không dùng kháng sinh khi bị cúm: Bệnh cúm do virus gây ra. Mặt khác, kháng sinh chỉ có tác dụng với vi khuẩn, không có tác dụng với virus. Việc sử dụng kháng sinh có thể gây tác dụng phụ, kháng kháng sinh
  • Không tự ý dùng thuốc cho trẻ em: Phụ huynh cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho con. Phụ huynh nên đưa con đến cơ sở y tế kiểm tra sức khỏe, không được tự ý điều trị cúm cho bé bằng thuốc tại nhà.

☛ Tham khảo bài viết: Bệnh cúm A có chữa khỏi được không?

Xịt họng AFree – Hỗ trợ phòng ngừa và giảm các triệu chứng khi bị cúm

Xịt họng AFree được phân phối bởi Dược phẩm Thái Minh, là cách hỗ trợ giảm triệu chứng của cúm được nhiều người tin dùng hiện nay. Sản phẩm có tác dụng tốt trên các bệnh về đường hô hấp, giúp giảm ho, sưng viêm, đau rát họng, phòng viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn và làm giảm đờm do Covid.

Sản phẩm sản xuất trên nguyên lý kết hợp hai thành phần ZnI2 ( Kẽm lod) và DMSO (Dimethyl sulfoxide), có tác dụng tiêu diệt virus, vi khuẩn và giảm sưng, viêm nhanh chóng.

Các công dụng của sản phẩm AFree gồm:

  • Phòng viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn.
  • Giúp giảm ho, sưng viêm, đau rát họng, nhiệt miệng.
  • Làm dịu nhẹ các triệu chứng viêm, đau rát họng.
  • Phòng viêm phế quản, ho lâu ngày ở trẻ em và người lớn.
  • Làm giảm đờm, tan đờm do Covid.

Hướng dẫn sử dụng xịt họng AFree:

  • Bước 1: Mở nắp nhựa trong cố định vòi xịt. Sau đó xoay đầu xịt nằm ngang và mở nắp nhựa trắng bảo vệ đầu xịt.
  • Bước 2: Cầm lọ xịt, ngón trỏ để lên nút xịt. Đưa đầu xịt vào họng và ấn xịt từ 4-5 nhịp liền nhau.
  • Bước 3: Sau khi xịt xong vệ sinh sạch đầu xịt và đóng nắp.

Với những trường hợp có lượng đờm ít do bị Covid bạn có thể dùng xịt họng AFree mỗi ngày khoảng 5-6 lần. Người triệu chứng nặng hơn xịt khoảng 15 lần để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Lưu ý: Không dùng xịt họng AFree cho trẻ em dưới 1 tuổi, phụ nữ đang mang thai và cho con bú.

Bạn có thể BẤM VÀO ĐÂY để tìm NHÀ THUỐC GẦN NHẤT có bán xịt họng AFree chính hãng

Hoặc Đặt mua AFree GIAO HÀNG NHANH tận nhà TẠI ĐÂY

Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi bị cúm nên uống thuốc gì. Nếu có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh đường hô hấp, các triệu chứng do Covid và sản phẩm AFree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 18009068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc của bạn.

Tác giả: Phạm Thị Thùy Trang - 04/08/2022
Chia sẻ

Có thể bạn quan tâm: Bệnh cúm a

Bài viết liên quan

  • 5 dấu hiệu phân biệt cúm A với cảm cúm thông thường

  • Bệnh cúm A: Cẩm nang từ A đến Z bạn cần phải biết

  • Bệnh cúm A có chữa khỏi được không?

  • Bà bầu bị cúm có nguy hiểm không?

  • Top 6 thuốc trị ho, long đờm, giảm đau rát họng tốt nhất hiện nay

Bài viết nổi bật
  • [TÌM HIỂU] Đau rát họng kéo dài nguyên nhân do đâu?
  • Bật mí 10 cách tan đờm cổ họng không dùng thuốc
  • Cách trị ho có đờm kéo dài lâu ngày không khỏi
  • Ho có đờm ra máu – Cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm
  • Top 10 cách trị đau rát họng có đờm tại nhà
Thông tin về Xịt họng AFree
  • [Thông báo] Đổi tên xịt họng VFree thành xịt họng AFree
  • Thông tin sản phẩm Xịt họng AFree
  • Địa chỉ mua Xịt họng AFree chính hãng trên Toàn Quốc
  • Xịt họng AFree của công ty nào? Uy tín không?
  • Những lưu ý khi sử dụng xịt họng AFree

Ý kiến của bạn Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Đặt mua sản phẩm

Hotline: 1800 9068

- Giá bán lẻ: 125.000đ/ chai 30ml

- Mua 4 tặng 1 qua hình thức nhắn tin tích điểm, tiết kiệm tới 25.000đ/ 1 hộp

- Miễn phí vận chuyển với đơn hàng từ 500.000đ

Sản phẩm
Xịt họng Afree
Đơn giá
Số lượng
Thành tiền
Phí vận chuyển:
Tổng:
  • Chính sách giao nhận, chuyển hàng
  • Chính sách đổi, trả hàng
  • Chính sách bảo mật
  • Điều khoản sử dụng
  • Hướng dẫn mua hàng, thanh toán
Chia sẻ Facebook

↑