Nhiệt miệng là một bệnh lý phổ biến mà hầu hết mọi người đều từng mắc phải ít nhất một lần. Mặc dù đây không phải là một bệnh nguy hiểm, tuy nhiên, nếu không điều trị đúng cách sẽ khiến bệnh dai dẳng lâu khỏi. Vậy làm thế nào để chữa nhiệt miệng nhanh và hiệu quả nhất, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng hay còn gọi là viêm áp – tơ, loét miệng là những vết loét nhỏ, nông, có màu trắng hoặc vàng nhạt và thường xuất hiện ở những vùng mô mềm như vùng má, miệng, chân răng hay nướu. Những vết nhiệt miệng thường có hình tròn hoặc bầu dục và gây cảm giác ngứa, đau rát, khó chịu cho người mắc phải.
Thông thường, khi bị nhiệt miệng, chúng ta sẽ phải trải qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: các đốm nhỏ có kích thước 1 – 2 mm xuất hiện trên bề mặt niêm mạc và gây đau. Sau vài ngày, các đốm này lớn dần và có chứa dịch ở bên trong.
Giai đoạn 2: các mụn nước bị vỡ ra và tạo thành các vết loét to hơn, có kích thước khoảng 2 – 3 mm và có khi lên đến 10mm.
Giai đoạn 3: các vết nhiệt sẽ loét sâu hơn và gây đau rát, trong giai đoạn này, khi ăn uống hay nói chuyện bạn sẽ cảm thấy xót.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Biểu hiện của nhiệt miệng
Nguyên nhân gây bệnh nhiệt miệng
Nhiệt miệng ở chân răng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên như vệ sinh răng miệng không đúng cách, thiếu hụt chất dinh dưỡng, suy giảm hệ miễn dịch hay do các bệnh lý.
Vệ sinh răng miệng không đúng cách
Một trong những nguyên nhân gây nhiệt miệng là do bạn vệ sinh răng miệng không đúng cách. Sử dụng bàn chải đánh răng có lông quá cứng, không đánh răng đều đặn khiến cho răng lợi bị tổn thương và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiệt miệng.
Thiếu hụt vitamin và khoáng chất
Theo thống kê, những người bị thiếu hụt các vitamin và khoáng chất như vitamin B3, B6, B12, sắt, và acid folic có nguy cơ bị nhiệt miệng cao gấp 2 lần so với những người có đầy đủ các dưỡng chất này.
Tổn thương niêm mạc miệng
Niêm mạc miệng bị tổn thương do vô tình cắn vào má, môi hay ăn các thực phẩm quá cứng, sắc nhọn cũng là nguyên nhân khiến bạn bị nhiệt miệng. Bởi vì trong khoang miệng có chứa rất nhiều vi khuẩn, khi niêm mạc miệng bị tổn thương, các vi khuẩn này sẽ xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết thương hở gây nhiễm trùng, loét miệng.
Căng thẳng
Căng thẳng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ nhiệt miệng. Nguyên nhân là do khi bị căng thẳng, bạn dễ có những hành động không tự chủ như cắn vào môi hay má và các tổn thương này có thể dẫn đến loét miệng.
Hệ miễn dịch suy yếu
Khi hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu, các vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và đốt cháy niêm mạc miệng, từ đó hình thành các vết loét. Bên cạnh đó, nhiệt miệng cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như bệnh Crohn, bệnh Behcet, bệnh Celiac hay các bệnh về răng miệng như sâu răng, viêm lợi…
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Nguyên nhân hay bị nhiệt miệng thường xuyên
Cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất
Một số thuốc sau đây có thể được bác sĩ chỉ định để giúp bạn giảm đau và thúc đẩy quá trình làm lành các vết nhiệt miệng diễn ra nhanh hơn.
Gel chữa nhiệt miệng Kamistad
Thành phần
- Lidocain: tác dụng gây tê tại chỗ.
- Dịch chiết hoa cúc: tác dụng kháng khuẩn, chống viêm nhẹ, hỗ trợ làm dịu và giảm kích ứng.
- Benzalkonium clorid: ngăn ngừa nhiễm trùng, kháng khuẩn.
Ngoài ra, trong sản phẩm còn chứa tinh dầu quế, Saccharin Sodium, Acid formic khan 98%, Ethanol 96%, Trometamol và nước tinh khiết.
Công dụng:
- Điều trị nhiệt miệng, viêm lợi.
- Điều trị mụn nước, nẻ môi do thời tiết hanh khô.
- Giảm đau do nhổ răng khôn, làm răng giả và trẻ mọc răng sữa.
Cách dùng và liều dùng: Bôi gel trực tiếp lên miệng vết nhiệt, ngày sử dụng 3 lần.
Ưu điểm
- Thuốc có tác dụng giảm đau nhanh.
- Dạng gel dễ trải đều thuốc trên bề mặt vết nhiệt
- Thành phần lidocain có tác dụng gây tê tại chỗ giúp kéo dài tác dụng của thuốc.
- Giá thành rẻ.
Nhược điểm
- Tác dụng phụ gây bỏng rát vùng tổn thương và gây kích ứng niêm mạc miệng.
- Ngoài ra, thuốc còn gây những tác dụng nghiêm trọng những hiếm gặp hơn như nổi ban, đau ngực, khó thở.
Gel chữa nhiệt miệng Urgo
Thành phần: Dẫn xuất Cellulose, Alcohol, Acid Carboxylics và Acid Mineral, chất làm ngọt, hương cam, nước cất.
Công dụng:
- Bảo vệ vết loét do nhiệt miệng gây ra.
- Giảm các triệu chứng đau xót.
- Làm lành vết loét nhanh chóng.
Cách dùng và liều dùng: Chấm trực tiếp gel Urgo lên vết loét, dùng que gạt trải đều lớp màng gel sau đó để khô trong khoảng 10 giây. Thoa gel tối đa 4 lần/ngày, nên thoa trước bữa ăn để đạt hiệu quả tốt nhất.
Chống chỉ định
- Không sử dụng Urgo trong trường hợp vết loét có kích thước trên 1 cm hoặc vết loét miệng kiểu herpes.
- Không dùng cho vết thương bị nhiễm khuẩn, vết bỏng.
- Không dùng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú, người dị ứng với dẫn các thành phần của thuốc.
- Không sử dụng thuốc cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Ưu điểm
- Bảo vệ vết loét trong 4 giờ sau khi bôi thuốc.
- Giảm đau xót nhanh.
- Ngăn không cho vết loét lan rộng hơn.
- Giúp vết loét lành nhanh hơn.
- Dạng gel dễ dàng sử dụng.
Nhược điểm
- Thuốc có tính kháng khuẩn yếu.
- Không dùng được trong trường hợp có nhiễm khuẩn nặng.
- Gây kích ứng khoang miệng và tổn thương tế bào hạt (do có chứa Alcohol).
Thuốc mỡ chữa nhiệt miệng Oracortia
Thành phần: Hoạt chất chính trong Oracorita là Triamcinolon acetonide, là một glucocorticoid có chứa Flour, có tác dụng ngăn chặn quá trình giải phóng các chất gây viêm.
Công dụng
- Giảm các triệu chứng nhiệt miệng như nóng rát, sưng đau.
- Giảm tổn thương dạng loét do chấn thương.
Cách dùng và liều dùng: Bôi một lượng nhỏ thuốc lên vùng da hoặc niêm mạc bị tổn thương, chú ý không chà xát để tạo một lớp màng mỏng bao trùm vết nhiệt miệng. Sử dụng 2 – 3 lần/ngày sau khi ăn, bạn nên bôi thuốc trước khi đi ngủ sau đó không ăn gì thêm để thuốc có thể tiếp xúc với vùng tổn thương suốt đêm.
Chống chỉ định: các trường hợp bị nhiễm nấm, herpes, mụn trứng cá đỏ, loét hạch, phụ nữ có thai.
Ưu điểm
- Hấp thu nhanh, giảm đau và làm lành vết loét nhanh chóng.
- Thành phần an toàn, lành tính, không gây kích ứng khoang miệng.
Nhược điểm
- Sát khuẩn nhẹ.
- Không hiệu quả trong trường hợp vết loét rộng, có bội nhiễm vi khuẩn.
- Dùng kéo dài gây ra nhiều tác dụng phụ: teo da, rạn da, kích ứng, ban đỏ, nhiễm trùng thứ phát, rối loạn kinh nguyệt.
Xịt phun sương chữa nhiệt miệng Traful
Thành phần:
- Nước Azulene: có tác dụng kháng khuẩn nhẹ, chống viêm, làm dịu da và niêm mạc.
- Tinh dầu bạc hà: có tính the mát, giúp giảm đau nhẹ. Ngoài ra, tinh dầu bạc hà có tính kháng khuẩn nhẹ, làm giảm sưng viêm do nhiệt miệng.
- Thành phần khác: benzethonium clorua, glycerin, propylene glycol, polyxytylen dầu thầu dầu…
Công dụng:
- Điều trị các vết lở loét trong miệng như nhiệt miệng, bỏng rát lưỡi, nấm miệng.
- Tạo lớp màng bao bọc vết thương, giảm đau.
- Giảm triệu chứng viêm, sưng tấy nướu và lợi.
Cách dùng và liều dùng: Xịt trực tiếp thuốc lên vùng bị nhiệt miệng, mỗi ngày xịt 3 – 4 lần.
Chống chỉ định: không dùng thuốc cho trẻ em dưới 2 tuổi.
Ưu điểm
- Làm dịu, giảm đau ngay tức thì.
- Không gây kích ứng khoang miệng.
Nhược điểm
- Khả năng sát khuẩn nhẹ.
- Không có hiệu quả trong trường hợp vết loét rộng hay có bội nhiễm vi khuẩn.
- Giá thành cao (280 000 đồng/chai 20mL).
Bột sủi thanh nhiệt Sensa Cools
Thành phần: Chiết xuất chanh, chiết xuất Alyxia stellata, vỏ quế, vitamin C, đường.
Công dụng: thanh nhiệt, giải độc và giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng nóng trong người, nhiệt miệng…
Cách dùng và liều dùng:
- Pha bột với nước đến khi hòa tan hoàn toàn rồi mới sử dụng, uống ngay sau khi pha, không nên để lâu tránh biến chất, mất tác dụng.
- Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: mỗi lần uống 1 gói, ngày uống 2 – 3 lần.
- Trẻ em dưới 12 tuổi: mỗi lần uống 1/2 gói, ngày uống 2 – 3 lần.
Ưu điểm
- Hấp thu nhanh.
- Dạng bột sủi nên rất thuận tiện và dễ sử dụng.
- Vị chua dịu gần giống với nước chanh nên rất dễ uống.
- Không gây kích ứng khoang miệng.
Nhược điểm
- Không hiệu quả trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng.
- Dễ bị biến chất, mất tác dụng.
Viên uống chữa nhiệt miệng An Thảo
Thành phần: Tế tân, Đương quy, Sinh địa, Thăng ma, Hoàng liên và tá dược vừa đủ 1 viên.
Công dụng: thanh nhiệt, giải độc, chống viêm, chống nhiễm khuẩn, giảm nhanh các triệu chứng đau rát do viêm loét miệng gây ra.
Cách dùng và liều dùng
- Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: mỗi lần uống 3 viên, ngày 2 lần.
- Trẻ em dưới 12 tuổi: mỗi lần uống từ 1 – 2 viên, ngày 2 lần.
Chống chỉ định: người bị lạnh bụng, tiêu chảy và phụ nữ có thai.
Ưu điểm
- Thành phần thảo dược an toàn, lành tính.
- Không gây kích ứng khoang miệng.
- Thuốc còn hỗ trợ điều trị đau răng, chảy máu chân răng, chảy máu cam.
Nhược điểm
- Hấp thu chậm.
- Không dùng được trong trường hợp viêm loét rộng hay nhiễm khuẩn nặng.
☛ Tham khảo: Nước súc miệng chữa nhiệt miệng
Một số lưu ý khi chữa nhiệt miệng bằng thuốc
– Việc điều trị nhiệt miệng bằng thuốc luôn tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Do đó, bạn cần lưu ý kỹ những điều sau đây để hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe.
– Việc sử dụng bất kỳ thuốc kể đơn nào cũng cần có sự chỉ định và tham vấn của bác sĩ chuyên môn. Bạn không được tự ý sử dụng thuốc vì sai sót trong liều dùng, cách dùng có thể làm giảm hiệu quả điều trị cũng như đem đến những tác dụng không mong muốn khác.
– Tuân thủ phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra, không được tự ý ngừng thuốc khi không có chỉ định.
– Tuy đa phần các sản phẩm điều trị nhiệt miệng thường ít gây ra các tác dụng phụ nhưng một số đối tượng sau vẫn nên tránh sử dụng:
- Người bị nhiễm nấm, herpes.
- Người dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú cũng nên hạn chế tối đa việc sử dụng các loại thuốc này.
– Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi muốn đổi sang phương pháp điều trị khác hay sử dụng loại thuốc khác để xem liệu chúng có tương tác bất lợi với loại thuốc mà bạn đang sử dụng hay không.
Tham khảo: Cách trị nhiệt miệng tận gốc
Các mẹo đơn giản giúp nhiệt miệng nhanh khỏi
Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp nhiệt miệng nhanh khỏi mà bạn có thể áp dụng:
- Duy trì chế độ sinh hoạt khoa học, kết hợp với nghỉ ngơi hợp lý, đồng thời, bạn không nên làm việc căng thẳng quá sức.
- Vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng bằng bàn chải đánh răng có lông mềm 2 – 3 lần một ngày. Súc miệng hàng ngày với nước súc miệng hoặc nước muối ấm.
- Hạn chế sử dụng rượu bia, cà phê, thuốc lá.
- Uống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày để giúp cơ thể thanh lọc, thải độc tốt nhất.
- Tránh ăn những thực phẩm có tính cay nóng như ớt, gừng, tiêu, tỏi.
- Hạn chế các món chiên rán, chế biến các món luộc, hấp nhiều hơn.
- Bổ sung các loại thực phẩm có tác dụng thanh lọc, giải độc cho cơ thể như nước ép hoa quả, rau diếp cá, nước đậu đen.
☛ Tham khảo thêm: Nhiệt miệng uống nước gì, ăn gì, kiêng gì?
Xịt họng AFree giúp bạn xóa tan nỗi lo nhiệt miệng
Dung dịch xịt họng AFree được Công ty Thái Minh phát triển dựa trên nguyên lý sử dụng những công dụng của hai nguyên tố Kẽm (Zn) và Iod ở dạng bào chế phù hợp để sát khuẩn, phòng viêm nhiễm đường hô hấp do virus và vi khuẩn.
Thành phần sản phẩm bao gồm: ZnI2, DMSO (Dimethyl sulfoxide), Natribenzoat, Tartrazin, hương hoa quả, nước tinh khiết. Trong đó:
- Zn giúp diệt khuẩn, hỗ trợ hệ miễn dịch và chống viêm.
- Iod có tác diệt khuẩn phổ rộng độc tính thấp, thúc đẩy quá trình thực bào vi khuẩn.
- DMSO làm tăng thẩm thấu thuốc qua màng sinh học, giảm kích ứng oxy hóa.
Bên cạnh đó, sản phẩm xịt họng AFree còn có các tác dụng ưu việt như:
- Phòng viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn xâm nhập.
- Giảm ho, đau rát cổ họng.
- Làm dịu các triệu chứng viêm, ngứa và đau rát họng.
- Phòng ngừa viêm phế quản, ho lâu ngày ở trẻ em và người lớn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể pha xịt họng AFree với nước theo tỉ lệ 1:20 để súc miệng giúp phòng ngừa nhiệt miệng và các triệu chứng ngứa, rát họng.
Hướng dẫn cách làm lành nhiệt miệng nhanh chóng với AFree
- Bước 1: Tháo nắp bảo vệ đầu nhấn
- Bước 2: Tháo nắp bảo vệ đầu xịt
- Bước 3: Xoay vòi xịt 360 độ, hướng đầu vòi phun sương vào vị trí vết nhiệt, ấn nhẹ 2 – 3 nhịp
Lưu ý: không dùng dung dịch xịt họng AFree cho trẻ em dưới 3 tuổi, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.