Đờm trong cổ họng khiến bạn cảm thấy vô cùng khó chịu, muốn “tống khứ” ra ngoài ngay lập tức. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý các cách làm long đờm hiệu quả, dễ dàng thực hiện tại nhà và chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn.
Mục lục
Đờm là gì?
Đờm sinh ra từ đâu?
Nhiều người thường nghĩ đờm và chất nhầy là một, tuy nhiên đây là hai khái niệm khác nhau. Chất nhầy là chất tiết loãng được tiết ra chủ yếu từ mũi và các xoang, trong khi đó đờm thì đặc hơn, được tạo ra ở đường hô hấp dưới và phổi.
Đờm chứa thành phần chính như nước, kháng thể, enzyme, protein và muối. Nó mang theo tế bào chết, bụi và các mảnh vụn khác từ phổi. Đờm hoạt động như một phần của hệ thống miễn dịch. Cơ thể liên tục sản xuất đờm để bảo vệ bạn khỏi bị nhiễm trùng và ngăn các mô bên trong bị mất nước.
Nguyên nhân khiến bạn có nhiều đờm
Bình thường đờm được sản xuất với một lượng ít, bạn chỉ cảm nhận được chúng khi cơ thể bài xuất với lượng nhiều bất thường. Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng bao gồm:
- Nhiễm vi khuẩn, virus hoặc nấm như cảm lạnh, cảm cúm…
- Dị ứng với bụi bẩn, lông động vật, phấn hoa…
- Thay đổi thời tiết, nhất là giai đoạn trời chuyển lạnh.
- Hút thuốc là hoặc hít phải khói thuốc bị động.
- Lệch vách ngăn làm chệch đường lưu thông của đờm.
- Bệnh lý đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản.
- Tiền sử hoặc đang mắc bệnh lý về phổi bao gồm bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, lao phổi, viêm phổi…
- Tác dụng phụ của một số thuốc như thuốc tiểu đường, thuốc trị tăng huyết áp…
Màu sắc và độ đặc của đờm
Màu sắc và độ đặc của đờm có thể gợi ý về những gì đang diễn ra trong cơ thể bạn:
- Mỏng và trong: sức khỏe bình thường.
- Trắng và đặc kèm theo cảm giác tắc nghẽn: là dấu hiệu cho thấy cơ thể bắt đầu bị nhiễm trùng. Màu trắng xuất phát từ sự gia tăng số lượng các tế bào bạch cầu.
- Vàng nhạt hoặc xanh lục: cơ thể đã chống lại sự nhiễm trùng, màu của đờm đến từ các enzyme trong tế bào bạch cầu.
- Vàng đậm hoặc xanh lục: biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng đã trở nên trầm trọng, đặc biệt đi kèm với sốt, ho, hắt hơi.
- Hồng hoặc đỏ: đờm kèm theo máu do các mô ở mũi bị khô hoặc kích ứng.
- Nâu: có thể do máu khô, các hạt bẩn hoặc cặn bã khi hút thuốc lá.
- Đen: liên quan đến ô nhiễm không khí, hút quá nhiều thuốc lá. Cũng có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng nấm tuy hiếm khi xảy ra.
Khi cơ thể tiết nhiều đờm, khiến bạn cảm thấy vô cùng khó chịu và mong muốn được xì, khạc chúng ra bên ngoài. Hiện nay có rất nhiều cách chữa long đờm hiệu quả như dùng các mẹo chữa dân gian, viên ngậm hoặc các loại xịt họng… làm giảm đờm nhanh.
☛ Đọc thêm cách phân biệt: đờm trắng, đờm vàng, đờm xanh
Cách chữa long đờm hiệu quả từ thảo dược tự nhiên
Từ xa xưa ông cha ta đã sử dụng những thảo dược có sẵn trong thiên thiên để chữa đờm hiệu quả. Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn:
Uống nước gừng giúp tiêu đờm
Theo Đông y, gừng có vị cay, tính ấm, quy 3 kinh phế, tỳ, vị có công dụng tán hàn, cầm nôn, giải độc và làm tiêu đờm.
Trong nghiên cứu hiện đại cho thấy loại củ này chứa shogaol, zingerone, gingerol… có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, kháng khuẩn đem lại nhiều lợi ích trong cơ thể. Trong đó, nổi bật là khả năng cải thiện tắc nghẽn đường thở bằng cách làm khô chất nhầy dư thừa và kích thích loại bỏ chúng ra ngoài. Gừng còn tăng cường hệ miễn dịch giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng.
Có nhiều cách chế biến khác nhau để gừng phát huy tác dụng chữa đờm:
- Gừng sống: Gừng rửa sạch, đem thái nhỏ, nhai trực tiếp. Đây là cách tốt nhất làm long đờm từ gừng, tuy nhiên với vị cay nó thường gây khó chịu cho người dùng.
- Trà gừng: Gọt vỏ và cắt thành từng lát mỏng. Cho vào cốc nước sôi khoảng 15 phút cho tinh chất ra hết. Bạn có thể cho thêm mật ong hoặc chanh. Đây là cách dễ thực hiện tại nhà và được rất nhiều người áp dụng.
- Làm gia vị: Bạn có thể cho gừng vào bất cứ món ăn nào như một gia vị để chữa đờm nhanh chóng.
Chữa đờm bằng chanh đào và mật ong
Sử dụng mật ong là phương pháp chữa đờm phổ biến tại nhà nhờ khả năng chống khuẩn, kháng virus của nó.
Chanh chứa nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe như tinh dầu, acid citric, vitamin A, vitamin B1… đặc biệt là hàm lượng cao vitamin C có tác dụng trị ho, long đờm và kháng viêm hiệu quả.
Sự kết hợp mật ong và chanh làm gia tăng tác dụng, giúp cải thiện chứng nghẹt mũi, các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp tốt hơn.
Nguyên liệu: Chanh đào, mật ong, đường phèn và bình thủy tinh.
Thực hiện:
- Chanh đào rửa sạch, ngâm với nước muối loãng, vớt ra để thật ráo. Cắt thành từng lát mỏng (lưu ý để cả hạt).
- Bình thủy tinh rửa sạch, tráng qua với nước nóng, phơi khô để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn.
- Xếp một lớp chanh vào bình, sau đó rắc thêm lớp đường, xếp luân phiên như thế đến khi hết nguyên liệu.
- Cuối cùng đổ mật ong, lấy vỉ nan nén chanh xuống. Đậy kín, để khoảng 2-3 tháng sẽ dùng được.
- Vào mỗi buổi sáng đem pha với nước ấm giúp tiêu đờm và cải thiện các triệu chứng nhiễm trùng khác.
Nếu không có nhiều thời gian, bạn có thể thử pha mật ong với nước ấm, thêm một chút chanh. Khuấy đều, uống khi còn ấm. Dùng nhiều lần trong ngày cũng là cách làm long đờm hiệu quả.
Cách làm long đờm bằng nghệ
Nghệ có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn một cách tự nhiên trong đường hô hấp từ đó có thể chữa đờm, loại bỏ chất nhầy và cải thiện hệ thống miễn dịch. Để làm long đờm, bạn có thể thực hiện một trong những cách sau:
- Cho một thìa bột nghệ vào cốc sữa nóng, khuấy đều, uống mỗi buổi sáng và trước khi đi ngủ.
- Thêm nửa muỗng cà phê bột nghệ vào cốc nước, khuấy đều, uống ngay, ngày sử dụng 2-3 lần. Kết hợp với súc miệng bằng hỗn hợp này để tăng cường hiệu quả.
Tỏi giúp kháng viêm, long đờm
Tỏi được sử dụng nhiều trong y khoa bởi đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Loại củ này có tác dụng kháng khuẩn giúp cơ thể chống lại bệnh nhiễm trùng. Đồng thời, nó có khả năng loại bỏ đờm dư thừa ra khỏi cơ thể.
Cho vài lát tỏi vào trong các món ăn thường ngày của bạn là cách làm long đờm đơn giản nhất. Ngoài ra, ăn tỏi nướng cũng chữa đờm hiệu quả.
Sử dụng hành tây chữa đờm lâu ngày
Hành tây không chỉ giúp cơ thể đối phó với cảm lạnh, sốt, ho mà còn giúp loại bỏ đờm dư thừa. Có nhiều cách chế biến hành tây khác nhau, tuy nhiên cách chữa long đờm nhanh chóng như sau:
- Đun mật ong, chanh cùng một ít nước đến khi nóng.
- Thêm 2 muỗng hành tây nghiền và uống như siro.
☛ Xem thêm các cách:Trị ho có đờm cho người lớn
Mẹo dân gian cải thiện long đờm nhanh chóng tại nhà
Bên cạnh việc sử dụng những thảo dược thiên nhiên, một số mẹo dễ dàng thực hiện tại nhà như làm ẩm không khí, súc miệng bằng nước muối, sử dụng tinh dầu… cũng là cách hữu hiệu để hỗ trợ long đờm.
Làm ẩm không khí
Giữ ẩm không khí xung quanh bạn sẽ giúp làm loãng đờm hiệu quả vì không khí khô gây kích ứng mũi và cổ họng làm tăng tiết chất nhầy.
Đặt một máy tạo độ ẩm phun sương mát hoặc máy xông hơi ướt trong phòng ngủ giúp mũi bạn thông thoáng hơn, thúc đẩy ngủ ngon giấc và ngăn ngừa nhiễm trùng. Lưu ý nên làm sạch máy thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn và không khí tích tụ trong đó làm triệu chứng tồi tệ hơn.
Ngoài ra, còn một số cách để tăng độ ẩm trong không khí như:
- Xông mũi: Đổ nước nóng vào một chiếc bát lớn. Giữ mặt gần với nó và trùm một chiếc khăn lớn lên đầu để hấp thụ hơi nước được tốt nhất. Nhẹ nhàng hít hơi nước sẽ giúp làm long đờm.
- Tắm vòi xe hoặc bồn tắm bằng nước ấm: Điều này giúp lan tỏa hơi nước xung quanh phòng.
Uống đủ nước
Nghe có vẻ sáo rỗng tuy nhiên uống đủ nước lại là cách chữa đờm hiệu quả. Chất lỏng bôi trơn cổ họng, làm loãng chất nhầy, từ đó dễ dàng loại bỏ chúng ra khỏi đường thở. Đặc biệt nước ấm giúp làm sạch đờm trong phổi, mũi và giảm các triệu chứng khác kèm theo như ho dai dẳng, hắt hơi, đau họng, ớn lạnh.
Bạn nên bổ sung 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày cho cơ thể, tốt nhất là nước ấm. Ngoài ra, cũng có thể uống nước canh, súp, nước ép trái cây, trà đã loại bỏ caffein…
Súc miệng bằng nước muối
Muối là nguyên liệu dễ kiếm, thường có sẵn trong nhà bạn mà tác dụng kháng khuẩn tốt. Nước muối có khả năng tiêu diệt vi sinh vật, xoa dịu cơn đau họng, đồng thời làm sạch đờm bám phía sau cổ họng.
Thực hiện:
- Cho nửa thìa muối vào cốc nước ấm, khuấy cho tan hoàn toàn. Bạn cũng có thể mua nước muối sinh lý tại các nhà thuốc.
- Súc họng bằng dung dịch, ngửa nhẹ đầu ra phía sau, khi cảm thấy nước muối chạm vào cuống họng thì đẩy nó lên phía trên. Lưu ý: Giữ nước muối xuống càng sâu trong cổ họng càng tốt.
- Cố gắng giữ chúng khoảng 15 giây, thực hiện 2 – 3 lần.
- Sau đó nhổ ra, lặp lại các bước trên thêm vài lần sẽ giúp làm loãng đờm hiệu quả (không cần súc lại bằng nước lọc).
- Nên làm đều đặn 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối.
Sử dụng tinh dầu
Một số loại tinh dầu như bạc hà, khuynh diệp (bạch đàn)… có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh đường hô hấp. Bạn chỉ cần thoa một vài giọt trên ngực, cổ họng, mũi, hai bên thái dương, tinh dầu bay lên sẽ được hấp thu vào trong mũi và cổ họng làm loãng đờm, từ đó dễ dàng khạc chúng ra bên ngoài.
Vỗ rung long đờm
Đối với trẻ nhỏ có thể sử dụng cách vỗ rung để làm long đờm. Thời điểm thích hợp nhất là vào buổi sáng sau khi ngủ dậy vì qua một đêm dài lượng đờm thường bị ứ đọng nhiều hơn. Không được vỗ rung khi trẻ mới ăn xong, nên thực hiện ít nhất sau ăn 1 giờ.
Hướng dẫn các bước cụ thể:
- Giữ trẻ ở một trong ba tư thế sau để dẫn lưu đờm tốt hơn: Nằm nghiêng sang 1 bên, ngồi cúi đầu về phía trước hoặc người lớn bế vác trẻ.
- Tư thế tay: Để trẻ không bị đau, mẹ cần để tay khum lại tạo thành vòng cung có khoảng trống. Không để bàn tay thẳng rồi vỗ.
- Dùng lực cổ tay nhẹ nhàng vỗ rung, tạo thành tiếng “bộp, bộp”. Bạn sẽ cảm nhận thấy lồng ngực của trẻ rung lên từng nhịp theo nhịp vỗ.
- Mỗi lần thực hiện từ 3 – 5 phút. Sau đó trẻ có thể nôn ra đờm hoặc ho nhiều.
Để thực hiện đúng các thao tác, mời bạn xem chi tiết cách vỗ rung long đờm của Thạc sĩ Y học Trần Thị Thùy Linh trong video dưới đây:
Sử dụng thuốc long đờm hiệu quả mà an toàn
Khi sử dụng các biện pháp tại nhà kể trên mà tình trạng không được cải thiện như mong muốn, người bệnh nên thăm khám bác sĩ để được chỉ định dùng thuốc thích hợp.
Một số loại thuốc có tác dụng làm thay đổi cấu trúc, khiến độ dày của chất nhầy giảm phổ biến như: guaifenesin, bromhexin, acetylcystein, ambroxol… Khi chúng loãng hơn, người bệnh sẽ dễ dàng khạc chúng ra bên ngoài, từ đó đường thở được thông thoáng.
Bình thường, sau khi sử dụng thuốc khoảng từ 8 – 10 ngày lượng đờm trong cổ họng được tiêu hoàn toàn. Còn nếu sau khi uống thuốc tình trạng bị nặng hơn hoặc không có sự thuyên giảm, người bệnh cần thông báo cho Bác sĩ để chuyển hướng điều trị cho phù hợp.
Việc sử dụng bất cứ loại thuốc nào cũng cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn vì chúng thường gây ra một số tác dụng ngoài ý muốn. Những thuốc long đờm có nguy cơ khiến người bệnh bị hoa mắt, chóng mặt, co thắt phế quản…
☛ Đọc thêm bài viết: Cách trị ho có đờm cho bé
Những lưu ý dành cho người bị đờm nhiều
Để chữa long đờm hiệu quả nhất, bên cạnh những phương pháp kể trên bạn cũng cần chú ý những vấn đề sau:
- Giữ môi trường xung quanh sạch sẽ, hạn chế sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh.
- Mỗi khi đi ra ngoài nên đeo khẩu trang để ngăn ngừa tác nhân xâm nhập vào cơ thể gây bệnh lý đường hô hấp, ngăn ngừa đờm tái phát.
- Hạn chế hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích như rượu, bia. Đồng thời, không nên ở những nơi có nhiều khói thuốc lá do tăng nguy cơ sinh đờm.
- Lựa chọn biện pháp long đờm hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng, nên tham khảo nhân viên y tế, dược sĩ có kinh nghiệm.
- Khi được chỉ định sử dụng thuốc cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ.
- Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường hệ thống miễn dịch, đẩy lùi vi khuẩn xâm nhập gây bệnh cho cơ thể.
Hãy đặt lịch khám với bác sĩ nếu gặp những triệu chứng sau:
- Có đờm nhiều trong cổ họng trên 4 tuần.
- Đờm trở nên đặc hơn, thay đổi màu sắc hoặc mùi hôi, đờm có dính máu.
- Đờm nhiều khiến bạn khó thở, kèm đau ngực.
- Sốt trên 38 độ C.
Xịt họng AFree – Giải pháp hỗ trợ làm giảm long đờm hiệu quả
Để long đờm nhanh chóng bạn nên kết hợp một số mẹo dân gian hoặc dùng thảo dược tự nhiên với xịt họng AFree. Sản phẩm được phát triển từ đề tài nghiên cứu của Invenmed USA bảo hộ độc quyền tại Mỹ, được chứng minh có tác dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh đường hô hấp, chữa đờm hiệu quả.
Thành phần:
- Kẽm iod (ZnI2).
- Dimethyl sulfoxide (DMSO).
- Chiết xuất keo ong, tinh dầu gừng, tinh dầu bạch đàn.
- Tá dược: đường kính, xylitol, hương hoa quả, nước tinh khiết.
Dựa trên công dụng của hai nguyên tố Kẽm và Iod, Xịt họng AFree được thiết kế với công thức chuyên biệt giúp chống viêm, sát khuẩn hiệu quả. Từ đó ngăn chặn các bệnh đường hô hấp do virus và vi khuẩn gây ra. Sản phẩm sử dụng an toàn trẻ nhỏ trên 3 tuổi và người lớn với công dụng:
- Giảm ho, hỗ trợ long đờm, tiêu sưng, viêm, đau rát họng, nhiệt miệng.
- Dự phòng viêm phế quản, ho lâu ngày ở trẻ nhỏ và người lớn.
- Làm dịu nhẹ các triệu chứng viêm, đau rát họng.
- Dự phòng viêm nhiễm đường hô hấp do vi khuẩn, virus.
Để được tư vấn cụ thể theo tình trạng của bản thân, hãy gọi ngay đến tổng đài miễn cước 18009068, các dược sĩ nhiều kinh nghiệm của chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc của quý khách.
Đặt giao xịt họng AFree về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
Mua xịt họng AFree chính hãng trên Toàn Quốc
Lời kết
Đờm trong cổ họng là triệu chứng thường gặp khi nhiễm các bệnh đường hô hấp. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bạn áp dụng các biện pháp thích hợp. Bài viết gợi ý hơn 10 cách long đờm hiệu quả, mong rằng có thể giúp ích cho bạn. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe.