Ho ra máu là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm tại đường hô hấp. Vì vậy, khi xuất hiện tình trạng này, người bệnh cần đi khám và điều trị kịp thời tránh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ giúp người bệnh liệt kê những gì người bệnh ho ra máu nên uống gì, không nên uống gì và những lời khuyên thiết thực giúp cải thiện tình trạng ho ra máu hiệu quả.
Mục lục
Ho ra máu là gì?
Ho ra máu là hiện tượng máu xuất hiện trong nước bọt hoặc đờm khi người bệnh ho. Tình trạng này xảy ra khi cơ quan hô hấp bị tổn thương.
Tùy vào lượng máu ho ra mỗi ngày mà tình trạng ho ra máu được chia ra làm 3 loại khác nhau. Cụ thể là:
- Ho ra máu nhẹ: Người bệnh ho ra máu đỏ tươi có bọt lẫn đờm, lượng máu ho ra dưới 50ml/ ngày.
- Ho ra máu trung bình: Lượng máu ho ra từ 50-200ml/ ngày, kèm theo đó là một số biểu hiện như sốt, khó thở, đau ngực, ran nổ, ran ẩm…
- Ho ra máu nặng: Nếu người bệnh chủ quan, tình trạng ho ra máu chuyển biến nặng sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ huyết động của bệnh nhân có thể dẫn đến trụy mạch. Ho ra máu nặng xảy ra khi bệnh nhân ho ra trên 200ml máu trong vòng 24h. Khi đó, bệnh nhân sẽ có một số triệu chứng như: mạch nhanh, người mệt mỏi, xanh xao, hạ huyết áp, suy hô hấp cấp..
☛ Tìm hiểu thêm: Ho ra máu có nguy hiểm không?
Ho ra máu nên uống gì?
Cùng với các biện pháp điều trị, chế độ ăn uống cũng góp phần không nhỏ trong việc cải thiện triệu chứng ho ra máu. Để bệnh được cải thiện tốt hơn, người bệnh có thể cung cấp các loại nước uống dưới đây trong chế độ ăn hàng ngày:
Canh ngó sen sườn lợn
Ngó sen (hay còn gọi là Liên ngẫu) là một loại thực vật có màu trắng xốp, thân thẳng dài, rễ sống trong nước. Ngó sen có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như: hàm lượng vitamin C ,K cao, sắt, đồng, chất xơ, tinh bột…
Theo Đông y, ngó sen có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể. Ngoài ra, ngó sen còn có tác dụng bổ máu, giúp tái tạo hồng cầu bị mất trong cơ thể. Từ đó có thể cho thấy, ngó sen rất phù hợp với những người bệnh bị mất máu, thiếu máu nhiều do ho ra máu, phẫu thuật, chấn thương….
Sườn lợn có chứa nhiều protein, giúp tăng cường sức đề kháng, miễn dịch cho cơ thể. Vì vậy, canh ngó sen sườn lợn là món ăn không thể thiếu dành cho người bệnh ho ra máu.
Cách chế biến:
- Chuẩn bị: 600g ngó sen, 300g sườn lợn, hành tím, hành lá nước mắm, dầu ăn, muối, đường, bột ngọt.
- Rửa sạch ngó sen, sườn lợn. Sau đó chặt thịt lợn thành những miếng vừa ăn, ngó sen cắt thành từng khúc dàykhoảng 1cm.
- Ướp sườn với hành tím, muối, mì chính, nước mắm, hạt tiêu trong 15 phút.
- Bắc nồi lên bếp, cho một ít dầu ăn vào. Khi dầu nóng, cho hành tím vào xào thơm lên, cho sườn heo vào xào 5 phút cho săn.
- Cho khoảng 2 lít nước vào nồi, hầm trong khoảng 15 phút. Sau đó, thêm gia vị cho hợp khẩu vị và thêm ngó sen vào hầm khoảng 15 phút nữa, cho hành lá vào bắc nồi ra.
Nước song hà
Nước song hà là loại nước được chế biến từ ngó, cuống lá sen kết hợp với mật ong. Cuống lá sen có tác dụng điều trị mất nước, chảy máu cam, ho hoặc nôn ra máu, sốt xuất huyết…
Cách chế biến:
- Chuẩn bị: 50g lá sen, 30g cuống lá sen, 50ml mật ong nguyên chất.
- Đem cuống lá sen và ngó sen đi rửa sạch, rồi cho vào nồi đun cùng 1,5 lít nước.
- Đun khoảng 30 phút thì bắc nồi ra. Thêm mật ong vào rồi uống.
- Người bệnh nên uống 4-5 lần một ngày, mỗi lần khoảng 100ml.
Canh ngân nhĩ
Ngân nhĩ (hay còn được gọi là nấm bạc) là một loại nấm cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng như: protein, lipid, chất xơ… Theo Đông y, Ngân nhĩ vị ngọt, tính bình, có tác dụng tư âm nhuận phế, thích hợp với những người suy nhược cơ thể, mắc các chứng bệnh về đường hô hấp, tăng huyết áp, thiểu năng tuần hoàn não…
Bên cạnh đó, loại nấm này còn có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, nâng cao năng lực tạo máu của tủy xương, cải thiện chức năng của gan, thận. Do đó, canh ngân nhĩ là món ăn rất thích hợp cho người bệnh ho ra máu.
Cách chế biến:
- Chuẩn bị: 25g Ngân nhĩ, 25g đường phèn.
- Ngân nhĩ ngâm với nước ấm cho nở hết rồi cắt bỏ chân, rửa sạch.
- Cho ngân nhĩ, đường phèn, nước vào bát, đem chưng cách thủy trong 30 phút.
- Sau khi chưng xong, để nguội bớt rồi chia ăn vài lần.
Nước mã thầy
Theo Đông y, mã thầy vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bù nước, tiêu đờm. Ngoài ra, mã thầy còn chứa nhiều khoáng chất, tinh bột, đạm, chất Puchiin – một chất có tính kháng khuẩn mạnh và không chịu nhiệt, phù hợp cho những người bệnh tiểu ra máu, táo bón… Chính vì vậy, nước mã thầy giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục sức khỏe sau khi điều trị.
Cách chế biến:
- Chuẩn bị: 100g mã thầy tươi, 30ml mật ong nguyên chất.
- Đem mã thầy đi rửa sạch, gọt hết vỏ rồi giã nát.
- Chắt lấy nước mã thầy, sau đó cho mật ong vào khuấy đều.
- Mỗi ngày người bệnh nên uống nước mã thầy 3 lần sau ăn, mỗi lần khoảng 20ml.
Nước ép hoa quả tươi
Hoa quả tươi có chứa rất nhiều vitamin, chất xơ và khoáng chất giúp cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể người bệnh. Bên cạnh đó, chúng còn giúp người bệnh nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch, giúp bệnh được cải thiện nhanh chóng hơn.
Người bệnh ho ra máu nên uống nước ép hoa quả tươi mỗi ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể, chán ăn, mệt mỏi. Những loại hoa quả giúp bổ máu cho cơ thể mà người bệnh không nên bỏ qua như: chuối, dưa hấu, táo, lựu…
☛ Xem thêm: Cách chữa ho có đờm bằng hoa đu đủ đực
Ho ra máu không nên uống gì?
Để giúp cải thiện tình trạng ho ra máu tối ưu nhất, bạn nên tránh xa các loại đồ uống dưới đây:
Đồ uống có chứa cồn, chất kích thích
Rượu, bia và các đồ uống có chứa chất kích sẽ tăng cảm giác khó chịu cho người bệnh, kích thích phản xạ ho nhiều hơn. Bên cạnh đó, chúng còn gây mất nước, khiến cổ họng lâu hồi phục hơn. Không chỉ thế, rượu, bia có thể “giết chết” tế bào bạch cầu mà cơ thể tạo ra để chống lại bệnh tật, phá hủy hệ thống miễn dịch của cơ thể. Vì vậy, khi bị ho ra máu, người bệnh nên tránh xa rượu, bia và các đồ uống có chứa chất kích thích khác.
Đồ uống quá lạnh hoặc quá nóng
Những loại đồ uống quá lạnh hoặc quá nóng khiến tình trạng tổn thương niêm mạc họng trở nên nghiêm trọng hơn. Chúng khiến người bệnh thường xuyên thấy ngứa ngáy, khó chịu ở cổ họng, gây ho khan, ho dai dẳng mãi không dứt.
Bên cạnh đó, đồ uống lạnh còn gây ra phù nề phổi, cản trở hoạt động lưu thông không khí, khiến người bệnh cảm thấy khó thở, ho ra máu thường xuyên hơn. Tìm hiểu: Bị ho có đờm nên ăn gì, kiêng gì?
Lời khuyên cho người bệnh ho ra máu nhanh khỏi
Bên cạnh việc thực hiện các biện pháp điều trị và kiêng khem trong ăn uống, để ho ra máu khỏi nhanh hơn, bạn cũng nên chú ý thêm một số điều sau:
- Nghỉ ngơi đầy đủ, đúng giờ: Khi nghỉ ngơi đầy đủ sẽ giúp cơ thể tạo ra nhiều kháng thể giúp chống lại các tác nhân gây bệnh hiệu quả. Vì vậy, khi bị ho ra máu, nghỉ ngơi đầy đủ, đúng giờ được ưu tiên tuân thủ giúp bệnh cải thiện hiệu quả nhanh chóng.
- Giữ vệ sinh miệng, họng: Vệ sinh miệng, họng thường xuyên giúp loại bỏ các vi sinh vật gây ra ho ra máu, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng và giúp nhanh lành vết thương. Do vậy, bạn nên súc miệng 2 – 3 lần mỗi ngày bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch vệ sinh miệng, họng chuyên dụng.
- Đi gặp bác sĩ khi cần thiết: Ho ra máu khi diễn biến nặng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như lao phổi, ung thư phổi, ung thư phế quản… Vì vậy, khi người bệnh ho ra máu có biểu hiện nhịp thở nhanh, môi tím tái, tím đầu chi, người nhà nên nhanh chóng đưa bệnh nhân đi cấp cứu kịp thời.
- Uống nhiều nước: Hằng ngày, bạn nên uống 1,5 – 2 lít nước sẽ giúp làm loãng chất nhày trong cổ họng và loại bỏ chúng một cách dễ dàng hơn.
- Tập luyện thể dục, thể thao phù hợp: Việc này sẽ giúp tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp khác, đồng thời cũng giúp cải thiện tình trạng bệnh hơn.
- Tránh xa các thứ có chứa chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…: Bởi vì chúng là các tác nhân gây kích thích cổ họng, gây ho nhiều hơn, làm bệnh nặng thêm và tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi.
- Đeo khẩu trang, giữ ấm cơ thể thường xuyên: Việc này sẽ ngăn ngừa các tác nhân gây kích thích cổ họng như: phấn hoa, khói bụi, môi trường ô nhiễm, không khí lạnh… xâm nhập vào đường hô hấp, hạn chế tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp.
Lời kết:
Ho ra máu là biểu hiện phổ biến của các bệnh về đường hô hấp. Tuy nhiên, người bệnh không nên chủ quan để tình trạng này kéo dài mà nên đi khám để được điều trị kịp thời. Việc biết mình nên uống gì và không nên uống gì khi có dấu hiệu ho ra máu giúp tăng hiệu quả điều trị và giảm đi sự khó chịu ở cổ họng. Mong rằng qua bài viết trên, bạn sẽ có được thông tin cần thiết về ăn uống phù hợp khi bị ho ra máu.
Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh viêm đường hô hấp và sản phẩm AFree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 9068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.
➤➤Thông tin hữu ích: Cách trị ho có đờm tại nhà