Ho ra máu là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về đường hô hấp. Mặc dù không còn là triệu chứng xa lạ, nhưng tình trạng này vẫn khiến nhiều người bệnh hoảng hốt, lo sợ. Nếu không được chữa trị kịp thời, ho ra máu sẽ ngày càng nặng và dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, ngay từ khi nhận thấy dấu hiệu này, bạn có thể áp dụng ngay các cách trị ho ra máu tại nhà an toàn, hiệu quả dưới đây để nhanh chóng kiểm soát chúng.
Mục lục
Ho ra máu là gì?
Ho ra máu là tình trạng xuất hiện máu lẫn trong nước bọt hoặc đờm khi người bệnh ho.
Tình trạng này xảy ra là do các tổn thương thực thể tại cơ quan hô hấp như cổ họng, phế quản, phổi… Ban đầu, máu thường xuất hiện với số lượng ít, có màu đỏ tươi, lẫn với đờm và xảy ra không liên tục. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị sớm, tình trạng này sẽ ngày càng nặng hơn với nhiều biểu hiện nghiêm trọng như máu chuyển màu đỏ sậm hoặc đen, ho nặng kèm theo đau, tức ngực, khó thở…
☛ Xem đầy đủ: Ho có đờm ra máu là bệnh gì?
Nguyên nhân nào dẫn đến ho ra máu?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ho ra máu. Để xác định được chính xác nguyên nhân gây ho ra máu, bạn cần xác định được vị trí chảy máu và các triệu chứng kèm theo.
Đa số các trường hợp là do tổn thương tại niêm mạc đường hô hấp do bệnh lý viêm thông thường như viêm amidan, viêm họng, ho rát họng… Tuy nhiên, ngoài nguyên nhân trên thì ho ra máu cũng có thể là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm như:
- Bệnh lao phổi – lao màng phổi: Bệnh có biểu hiện viêm họng khạc ra đờm có lẫn máu, ho ra máu, đau họng có nổi hạch, sốt, mệt mỏi kèm theo ù tai, đau đầu.
- Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính: Với trường hợp này, bệnh nhân sẽ bị ho ra máu có lẫn đờm hoặc có màu đen.
- Bệnh ung thư: Ở giai đoạn cuối của bệnh ung thư, các mạch máu tại đường hô hấp bị tổn thương do khối u chèn ép hoặc các tế bào ung thư bị vỡ sẽ dẫn đến tình trạng ho ra máu. Đây là triệu chứng khá nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng người bệnh.
Ngoài ra, một số bệnh lý hiếm gặp hơn cũng có thể gây ho ra máu như bệnh xơ nang, chấn thương động mạch phổi, suy tim, thuyên tắc phổi… Với các bệnh lý này, người bệnh cần đi thăm khám sớm để có biện pháp điều trị kịp thời.
Cách chữa ho ra máu tại nhà an toàn, hiệu quả
Với trường hợp ho ra máu mức độ nhẹ, do các bệnh lý viêm đường hô hấp thông thường như viêm họng, viêm phế quản, viêm amidan… bạn có thể áp dụng các cách chữa ho ra máu tại nhà để khắc phục tình trạng này.
Dưới đây là một số cách bạn có thể tham khảo:
Vệ sinh họng miệng sạch sẽ
Môi trường trong miệng chứa rất nhiều vi khuẩn, virus gây hại. Chúng tấn công niêm mạc họng, làm tăng tình trạng viêm nhiễm và gây ho ra máu, thậm chí có thể có nguy cơ bội nhiễm.
Do vậy, việc vệ sinh họng miệng sạch sẽ rất quan trọng đối với người mắc các bệnh viêm đường hô hấp.
Các chuyên gia khuyên rằng, khi bị ho ra máu, bạn nên vệ sinh họng miệng sạch sẽ bằng các dung dịch sát khuẩn chuyên dụng hoặc nước muối ấm 2 lần mỗi ngày vào sáng và tối. Không chỉ có tác dụng sát khuẩn, loại bỏ tác nhân gây hại trong miệng họng, các dung dịch này còn giúp làm tan đờm bám trên thành họng, làm dịu cảm giác đau, ngứa rát trong cổ họng, hỗ trợ làm lành các tổn thương.
Cách thực hiện như sau:
- Bạn pha 3 thìa cà phê muối trắng với khoảng 200ml nước ấm.
- Súc miệng với từng ngụm nước muối nhỏ, chú ý ngửa cổ khi súc miệng để nước muối có thể đi sâu vào thành họng.
- Giữ trong miệng khoảng 5 giây rồi nhổ bỏ.
- Thực hiện nhiều lần đến khi hết nước muối.
Bảo vệ cổ họng khi ra ngoài
Ngoài nguyên nhân vi sinh vật gây hại thì không khí lạnh, khói bụi, ô nhiễm cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ho ra máu.
Nếu bạn bị ho ra máu do hen suyễn, nhiễm trùng phổi hoặc bệnh lý tắc nghẽn phổi mãn tính, bụi trong không khí có thể gây kích ứng phổi và làm các triệu chứng này tồi tệ hơn. Ngoài ra, nấm mốc cũng có thể gây nhiễm trùng và kích ứng đường hô hấp, dẫn đến tình trạng ho ra máu.
Do vậy, mỗi khi đi ra ngoài, bạn nên chú ý che chắn cổ họng, đeo khẩu trang để bảo vệ họng hỏi các tác nhân gây hại này.
Sử dụng máy duy trì độ ẩm không khí
Tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp gây ho ra máu thường xảy ra trong điều kiện thời tiết lạnh, khô hanh, các mạch máu dễ tổn thương gây nứt, vỡ. Do vậy, để hạn chế tình trạng này, bạn cần có biện pháp làm tăng độ ẩm không khí, tránh làm khô niêm mạc họng. Ngoài ra, độ ẩm không khí cao cũng giúp làm loãng đờm trong cổ họng, hỗ trợ bài xuất chúng ra ngoài, giảm tình trạng đau rát họng, giảm phản xạ ho, nhờ đó ngăn ngừa ho ra máu.
Để thực hiện việc này, bạn có thể sử dụng các loại máy phun sương tạo độ ẩm không khí để đặt trong phòng. Cần lưu ý thường xuyên thay nước và vệ sinh máy để tránh sự phát triển của nấm hoặc các vi khuẩn trong nước. Bạn cũng có thể thêm một số loại tinh dầu tốt cho niêm mạc họng như tinh dầu tràm trà, bạc hà, khuynh diệp… giúp tiêu diệt các hại khuẩn trong không khí, giữ không khí trong lành, thoáng mát.
Giảm ho ra máu nhờ các mẹo dân gian
Ngoài các cách trên, bạn cũng có thể tìm đến một số mẹo dân gian giảm ho ra máu được áp dụng rộng rãi để hỗ trợ điều trị tình trạng này. Cụ thể như sau:
Sử dụng mộc nhĩ trắng
Mộc nhĩ trắng còn được gọi là ngân nhĩ, bạch mộc nhĩ, tuyết nhĩ là vị thuốc đông y có tính bình, vị ngọt nhạt, quy kinh tỳ, phế, vị. Nhiều nghiên cứu cho thấy loại thực phẩm này rất giàu albumin, chất đường, chất béo và sinh tố B, đem lại công dụng giảm ho ra máu rất tốt.
Bạn có thể áp dụng mẹo này tại nhà bằng cách nấu mộc nhĩ trắng cùng táo tàu hoặc chưng cùng đường phèn để ăn nhiều lần trong ngày. Kiên trì áp dụng cách này sẽ giúp giảm ho ra máu hiệu quả.
Sử dụng cây mỏ quạ
Cây mỏ quạ là vị thuốc có tính mát, vị hơi đắng. Đông y sử dụng cây mỏ quá để hoạt huyết hóa ứ, giảm sưng đau và làm mát phổi, chữa các chứng ho ra máu do viêm họng, cảm lạnh, bệnh lao phổi hay nóng ở phổi.
Bạn có thể sắc nước rễ cây mỏ quạ để uống 2 lần mỗi ngày giúp cải thiện triệu chứng ho ra máu nhanh chóng.
Sử dụng rau ngổ
Nghiên cứu về thành phần rau ngổ cho thấy, loại rau này chúa nhiều thành phần dinh dưỡng như vitamin B, C, Glucid, protid, caroten, các tinh dầu có hoạt tính sát khuẩn, kháng viêm, Coumarin và Flavonoid có tác dụng cầm máu. Nhờ vậy, dân gian thường sử dụng trong Loại thảo dược này như một vị thuốc trị ho ra máu hiệu quả.
Để áp dụng cách này, bạn giã nhuyễn và chăt lấy phần nước cốt rau ngổ để uống vào mỗi sáng khi thức dậy. Áp dụng trong thời gian dài sẽ thấy hiệu quả giảm ho ra máu khá tốt.
☛ Đọc thêm: Những cây thuốc nam trị ho ra máu
Thay đổi chế độ ăn uống
Đối với người bệnh bị ho ra máu, bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh, bạn cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống hằng ngày.
Theo đó, bạn nên thiết lập một thực đơn ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, đồng thời bổ sung thêm các thực phẩm giúp giảm ho, cầm máu để hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh.
Cụ thể, bạn nên ăn:
- Các món ăn giàu chất dinh dưỡng có tính mềm, lỏng, dễ nuốt nên rất tốt cho niêm mạc họng như cháo, súp, canh…
- Bổ sung thêm các loại rau củ quả giàu vitamin C như cam, ổi, bưởi… giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
- Ăn nhiều các loại thực phẩm có khả năng diệt khuẩn tiêu viêm, điều trị cảm lạnh, hỗ trợ tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể như gừng, mật ong, lá hẹ, tỏi…
- Uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày giúp làm loãng chất đờm, nhầy trong cổ họng và tăng cường năng lượng cho cơ thể.
Bên cạnh đó, bạn cần hết sức chú ý hạn chế các loại đồ ăn có thể gây hại cho đường hô hấp như:
- Đồ ăn cay nóng gây kích thích cổ họng.
- Thực phẩm nhiều dầu mỡ gây phản xạ ho.
- Thực phẩm nhiều đường như bánh ngọt, Coca-Cola…
- Đồ ăn quá lạnh hoặc quá nóng.
- Tránh sử dụng các thức uống có chứa các chất kích thích như bia, rượu, cà phê có thể gây hại cho cơ thể và khiến ho ra máu nghiêm trọng hơn.
- Tuyệt đối không hút thuốc lá do đây là tác nhân có thể gây kích ứng niêm mạc, tăng tình trạng viêm nhiễm, gây ho ra máu và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý đường hô hấp như ung thư phổi.
Thiết lập thói quen sinh hoạt lành mạnh
Để nâng cao sức khỏe đường hô hấp, hỗ trợ tiêu diệt tác nhân gây bệnh và đẩy lùi tình trạng ho ra máu, người bệnh cũng cần xây dựng một thói quen sống lành mạnh, khoa học. Cụ thể:
- Thường xuyên súc miệng bằng nước muối hằng ngày để bảo vệ đường hô hấp khỏi các tác nhân gây hại.
- Tránh xa các tác nhân kích thích như khói thuốc lá, dung dịch tẩy rửa, sơn, xăng dầu…
- Bảo vệ đường hô hấp mỗi khi ra ngoài để ngăn ngừa hít phải khói bụi, không khí ô nhiễm.
- Thiết lập thói quen tập thể dục thể thao hằng ngày để nâng cao sức đề kháng của cơ thể, phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh và giúp bệnh nhanh khỏi.
- Hạn chế khạc nhổ, thường xuyên vệ sinh họng bằng dung dịch xịt họng AFree.
Lưu ý khi áp dụng các cách giảm ho ra máu tại nhà
Khi áp dụng các cách giảm ho ra máu tại nhà, bạn cần hết sức lưu ý:
- Các cách này chỉ đem lại hiệu quả giảm ho ra máu cho các trường hợp bị viêm nhiễm đường hô hấp mức độ nhẹ, gây tổn thương niêm mạc và gây chảy máu.
- Ngoài việc áp dụng các cách giảm ho ra máu tại nhà, bạn vẫn cần sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn điều trị của bác sĩ để tiêu diệt triệt để căn nguyên gây ho ra máu.
- Với trường hợp ho ra máu do các bệnh lý nghiêm trọng như vậy lao, ung thư phổi, các mẹo này không đem lại hiệu quả giảm ho ra máu tốt. Bạn cần đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt để có phương án điều trị và xử lý kịp thời, tránh các biến chứng có thể xảy ra.
- Khi áp dụng các cách này, bạn cũng cần hết sức kiên trì và thực hiện trong thời gian dài mới đem lại tác dụng giảm ho ra máu tốt.
- Với trường hợp ho ra máu mức độ nhiều, số lượng lớn, liên tục, tốt nhất bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám, xác định nguyên nhân gây bệnh và có phương án điều trị khác.
Xịt họng AFree – giải pháp cho bệnh viêm đường hô hấp
Vệ sinh họng miệng sạch sẽ là biện pháp ưu tiên hàng đầu giúp bạn chủ động đẩy lùi tình trạng viêm đường hô hấp gây ho ra máu, rát họng… cũng như phòng ngừa tái phát hiệu quả. Nếu bạn đang tìm kiếm sản phẩm vệ sinh miệng hiệu quả, tiện lợi và dễ sử dụng thì xịt họng AFree chính là cái tên bạn không nên bỏ qua.
Xịt họng AFree được sản xuất theo công nghệ hiện đại, từ hai thành phần DMSO (dimethyl Sulfoxide) và Kẽm clorua có tác dụng hiệu quả với các vấn đề về đường hô hấp:
- Kẽm Clorua: có tác dụng diệt khuẩn, hỗ trợ hệ miễn dịch, kiểm soát quá trình viêm và tạo điều kiện để tăng cường làm lành vết loét.
- DMSO: là hợp chất tự nhiên chiết xuất từ phần thịt gỗ. DMSO không chỉ là chất chống oxy hóa mà còn có tác dụng làm tăng thấm thuốc qua màng sinh học mà không hề gây tình trạng kích ứng vết loét hay hư hại niêm mạc.
Sản phẩm xịt họng AFree đem lại công dụng vượt trội như:
- Giảm nhanh tình trạng sưng viêm, đau rát họng chỉ sau 2 – 3 ngày sử dụng.
- Giảm tình trạng ho.
- Giúp phòng tránh các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp do vi khuẩn hay virus gây ra.
Sản phẩm được thiết kế dưới dạng vòi xịt phun sương giúp bạn sử dụng tiện lợi và dễ dàng hơn.
Bạn có thể BẤM VÀO ĐÂY để tìm NHÀ THUỐC GẦN NHẤT có bán xịt họng AFree chính hãng