Lá hẹ từ lâu được biết đến như một vị thuốc quý đối với sức khỏe của con người đặc biệt với những người bị ho có đờm. Vậy cụ thể những công dụng này là gì, cách dùng như thế nào để đạt hiệu quả nhất? Mời bạn đọc cùng theo dõi chi tiết hơn trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Hiện tượng ho có đờm ở trẻ là gì?
Thực chất đờm là một chất có vai trò nhất định trong việc giữ ấm cổ họng và bảo vệ sức khỏe cho bé. Tuy nhiên, nếu tình trạng trẻ bị đờm ít hoặc thỉnh thoảng mới gặp thì điều này khá bình thường. Nhưng nếu đờm xuất hiện nhiều, dày đặc và kéo dài liên tục thì điều này khá nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Chúng gây ra một số bất lợi như: cản trở hệ hô hấp, trẻ bị vướng víu trong quá trình nhai nuốt hoặc làm bé bị sặc…
Một số dấu hiệu nhận biết về mức độ nguy hiểm của đờm mà ba mẹ cần lưu ý như:
- Đờm trong: Đờm trong là đờm thông thường, sức khỏe của bé vẫn ổn định.
- Đờm màu trắng hoặc xám đặc hơn: Đây vẫn là dấu hiệu bình thường, đôi khi có thể đi kèm tắc nghẽn xoang.
- Đờm vàng: Trẻ có thể bị cảm nhẹ hoặc mất nước.
- Đờm có màu từ xanh lục đến nâu: Đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus.
- Đờm màu đỏ hoặc nâu: Trẻ có thể có máu hoặc chất bẩn lẫn trong đờm, bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để kiểm tra.
☛ Tìm hiểu đầy đủ: Ho có đờm là gì?
Công dụng của lá hẹ
Lá hẹ (cửu thái, cửu thái tử, khởi dương thảo) là một loại cây thân củ. Lá hẹ có tên khoa học là Allium ramosum hay Allium tuberosum, thuộc họ Hành (Alliaceae).
Theo y học cổ truyền, lá hẹ có vị cay ngọt (có thể chua), hơi hăng, tính ấm, quy kinh can, vị, thận, có tác dụng giải độc, giảm ngứa, giảm đau nhức, cảm mạo, ho đờm, bổ thận tráng dương…
Y học hiện đại đã nghiên cứu và phát hiện ra trong lá hẹ có nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe như vitamin K, C, canxi, allicin, sulfit, flavonoid…. Các hoạt chất có tác dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa ung thư, tăng sức đề kháng, điều trị các bệnh về hô hấp, giảm cholesterol, phòng chống cao huyết áp và các bệnh tim mạch.
Trị đờm cho trẻ bằng lá hẹ có tốt không?
Từ lâu, lá hẹ đã được sử dụng để giảm ho, đờm nhầy cho trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh nhờ những thành phần sau:
- Vitamin C: Lá hẹ giàu vitamin C, giúp tăng cường đề kháng, làm dịu, giảm tổn thương, sưng nề, ngứa rát cổ họng.
- Allicin: Tác dụng tương tự kháng sinh, ức chế sự phát triển của vi khuẩn, làm giảm đờm nhầy nhanh chóng hơn.
- Các vitamin A, K và khoáng chất khác: chống oxy hóa, bồi bổ cho cơ thể.
Cách trị đờm cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ
Dưới đây là một số mẹo trị đờm nhiều cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ, mẹ có thể tham khảo và tìm ra mẹo phù hợp nhất cho bé nhé.
Nước lá hẹ xay
Xay là hẹ với nước là mẹo trị đờm cho trẻ từ lá hẹ đơn giản nhất. Bạn cần duy trì sử dụng trong 4 – 5 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Chuẩn bị:
- Hẹ tươi: 1 bó nhỏ, nhặt bỏ lá hỏng, sâu bệnh, rửa sạch ngâm nước muối, để ráo.
- Nước ấm: 1 cốc.
Tiến hành:
- Bước 1: Cắt lá hẹ thành từng khúc nhỏ khoảng 4 – 5cm.
- Bước 2: Cho lá hẹ và nước vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn.
- Bước 3: Lọc lấy nước cốt, chia nhỏ cho bé uống 2 – 3 lần trong ngày.
Nước lá hẹ chỉ nên sử dụng trong ngày, tránh để đến ngày hôm sau. Nước lá hẹ xay tươi hơi khó uống nên bạn có thể cho thêm đường hoặc mật ong vào giúp bé uống được nhiều hơn.
Lá hẹ hấp
Cũng như nước lá hẹ xay, lá hẹ hấp là phương pháp vô cùng đơn giản, chỉ sử dụng nguyên liệu duy nhất là lá hẹ nhưng vẫn giữ được hiệu quả giảm đờm, phòng ngừa ho cho bé.
Chuẩn bị:
- Lá hẹ: 20g, rửa sạch ngâm nước muối, để ráo.
Tiến hành:
- Bước 1: Cắt lá hẹ thành từng khúc nhỏ.
- Bước 2: Cho lá hẹ đã cắt vào bát, hấp cách thủy 20 phút (có thể cho vào nồi cơm hấp).
- Bước 3: Chắt lấy nước, để nguội, cho trẻ uống 2 – 3 thìa một lần, 2 – 3 lần mỗi ngày.
Nước lá hẹ hấp cũng hơi khó uống nên mẹ có thể cho thêm chút đường phèn hoặc mật ong để kích thích vị giác cho bé, đồng thời tăng tác dụng tiêu đờm nhé.
Lá hẹ đường phèn
Nước lá hẹ chưng đường phèn có vị ngọt thanh, dễ uống. Mẹ có thể tham khảo làm cho bé theo hướng dẫn dưới đây.
Chuẩn bị:
- Lá hẹ: 100g, nhặt kỹ, rửa sạch, ngâm nước muối loãng, để ráo.
- Đường phèn: 10 – 15g.
Tiến hành:
- Bước 1: Cắt nhỏ lá hẹ.
- Bước 2: Cho lá hẹ vào bát, rắc đường phèn lên, hấp cách thủy trong 20 phút.
- Bước 3: Chắt lấy nước, để nguội rồi chia ra cho bé uống 2 – 3 lần trong ngày.
Nước lá hẹ đường phèn dễ làm, dễ uống, mẹ có thể dùng làm thuốc phòng và trị ho cho cả gia đình.
Lá hẹ gừng tươi
Gừng có vị cay nồng, tính ấm, là một gia vị – vị thuốc tăng hương vị, giữ ấm, khử phong hàn, trị ho gió, ho có đờm hiệu quả. Lá hẹ gừng tươi là bài thuốc giúp giảm đờm, tăng sức đề kháng đồng thời giữ ấm cơ thể cho trẻ sơ sinh, đặc biệt hiệu quả với thời tiết lạnh giá, chuyển mùa.
Chuẩn bị:
- Lá hẹ: 200g, rửa sạch, ngâm nước muối loãng, để ráo.
- Gừng tươi: 200g, rửa sạch.
- Mật ong hoặc đường phèn: 1 – 2 thìa cafe tùy khẩu vị.
Tiến hành:
- Bước 1: Băm nhỏ gừng và lá hẹ.
- Bước 2: Cho gừng, lá hẹ, đường phèn/ mật ong vào bát, hấp cách thủy trong 20 phút.
- Bước 3: Chắt nước, để nguội, cho bé uống.
Mẹ có thể chia nhỏ ra cho bé uống 3 lần mỗi ngày, liên tục khoảng 3 ngày.
Lá hẹ đu đủ hạt chanh kết hợp mật ong
Đây là một mẹo với những nguyên liệu thú vị, được lưu truyền từ lâu đời ở nhiều vùng miền và có kết quả rất tốt.
Chuẩn bị:
- Lá hẹ và hoa đu đủ đực: mỗi loại 15g, rửa sạch, ngâm nước muối loãng, để ráo.
- Hạt chanh: 12g.
- Mật ong: 2 thìa.
- Nước lọc: 20ml.
Tiến hành:
- Bước 1: Cho tất cả lá hẹ, hoa đu đủ, hạt chanh vào xay nhuyễn với một ít nước.
- Bước 2: Đổ hỗn hợp đã xay ra bát, thêm nước và mật ong.
- Bước 3: Đem hỗn hợp đi hấp cách thủy 15 phút.
- Bước 4: Chắt lấy nước, uống ngày 3 lần.
Bạn cần kiên trì cho bé uống trong vài ngày để hiện tượng đờm nhiều của bé nhanh chóng giảm bớt.
☛ Tham khảo bài viết: Chữa ho có đờm bằng hoa đu đủ đực
Lá hẹ nghệ chanh
Lá hẹ, nghệ, chanh đều là những nguyên liệu quen thuộc và lành tính. Bạn có thể tham khảo cách làm dưới đây để giúp bé giảm ho đờm nhanh chóng.
Chuẩn bị:
- Lá hẹ: 20g, rửa sạch, ngâm nước muối loãng, để ráo.
- Nghệ vàng: 1 củ, rửa sạch, bỏ vỏ, giã nát.
- Chanh tươi: 1 quả, rửa sạch.
- Đường phèn: Khoảng 1 – 2 thìa cafe tùy thích.
Tiến hành:
- Bước 1: Hẹ cắt khúc ngắn. Chanh cắt lát mỏng.
- Bước 2: Cho tất cả các nguyên liệu trên vào bát, hấp cách thủy trong 25 – 30 phút.
- Bước 3: Chắt nước cốt, để nguội và cho bé uống.
Để đạt hiệu quả tốt nhất, mẹ nên cho bé uống 2 lần mỗi ngày, trước bữa khoảng 30 phút.
Một số lưu ý khi trị đờm cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ
Để sử dụng lá hẹ trị đờm cho bé một cách hiệu quả nhất, mẹ cần lưu ý những điều dưới đây:
- Cũng như hầu hết các biện pháp trị ho bằng thảo dược khác, mẹo trị ho bằng lá hẹ chỉ đạt hiệu quả tốt nhất trong trường hợp bé mới bị ho đờm hoặc đờm ít. Với các trường hợp nặng hơn (đờm nhiều, đặc quánh), mẹo đem lại tác dụng hạn chế.
- Tác dụng của lá hẹ trong điều trị tình trạng đờm còn phụ thuộc vào sức khỏe và cơ địa của từng bé.
- Lá hẹ có tính ấm nóng, cần hạn chế sử dụng cho bé có có tình trạng âm suy, bốc hỏa, sốt…
- Bạn cần lọc kỹ, chỉ cho bé uống nước lá hẹ với lượng vừa phải. Lá hẹ có hàm lượng chất xơ cao, làm tiêu hóa chậm, dễ gây chướng bụng ở trẻ do hệ tiêu hóa còn non nớt.
- Nếu sau khoảng 3 – 5 ngày dùng mẹo này không có tác dụng, bạn nên ngừng sử dụng và đưa trẻ đi khám bác sĩ để tìm các biện pháp khác hiệu quả hơn.
- Những mẹo trên chỉ mang tính chất tham khảo, bố mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng cho bé.
Biện pháp phòng tránh tình trạng đờm nhiều ở trẻ sơ sinh
Để ngăn ngừa tình trạng đờm nhiều ở trẻ sơ sinh, các bố mẹ nên chủ động thực hiện một số biện pháp sau:
- Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên để đảm bảo dinh dưỡng tốt nhất với sự phát triển của bé.
- Đảm bảo môi trường sống trong lành, ít khói bụi, tránh các vi khuẩn hô hấp.
- Rửa tay sạch sẽ trước khi tiếp xúc với trẻ.
- Hạn chế đưa trẻ ra nơi đông người, khói bụi, môi trường có khói thuốc lá.
- Tiêm vaccin cho trẻ đầy đủ theo khuyến cáo của cơ quan y tế.
☛ Xem thêm bài viết: Siro trị ho đờm hiệu quả cho bé
AFree – xịt họng phòng ngừa ho có đờm cho cả gia đình
Trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu, dễ bị nhiễm vi khuẩn, virus từ môi trường xung quanh và những người hay tiếp xúc với bé, đặc biệt là người mẹ. Do đó, để phòng ngừa tình trạng đờm nhiều ở trẻ sơ sinh, cần chú trọng cả việc phòng ngừa nhiễm khuẩn hô hấp cho mẹ.
Người ta thường chỉ sát khuẩn tay hay bề mặt mà quên rằng miệng cũng là ổ chứa nhiều virus, vi khuẩn. Với tác dụng diệt các virus, vi khuẩn khi tiếp xúc, xịt họng AFree có thể sử dụng để sát khuẩn miệng, phòng ngừa nhiễm trùng đường hô hấp, tăng sức đề kháng cho mẹ và những thành viên trong gia đình.
Xịt họng AFree là sản phẩm của công ty Dược phẩm Thái Minh, đã được gửi đơn bảo hộ độc quyền tại Nhật, sản xuất dựa theo nghiên cứu về ừng dụng của Zn trên các bệnh hô hấp. Sản phẩm có tác dụng nhanh chóng trong việc phòng và giải quyết các vấn đề của đường hô hấp trên như viêm họng, ho, đau rát họng, nhiệt miệng, viêm phế quản.
AFree sử dụng rất đơn giản, mẹ chỉ cần xịt từ 4 – 6 lần vào khu vực họng hoặc khoang miệng hoặc pha với nước theo tỷ lệ 1:15 làm dung dịch sát khuẩn, dùng súc miệng 2 – 3 lần mỗi ngày.
Trong thời điểm đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid – 19 đang diễn biến phức tạp, việc phòng ngừa và điều trị các bệnh hô hấp cho mọi lứa tuổi, đặc biệt là người già và trẻ sơ sinh đang được quan tâm hơn bao giờ hết. Hy vọng những bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cần thiết cho mẹ và bé, qua đó giúp cả gia đình bảo vệ sức khỏe, yên tâm vui sống.
Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh viêm đường hô hấp và sản phẩm AFree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 9068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.