Ho có đờm là một tình trạng bất thường liên quan tới đường hô hấp có thể gặp ở nhiều đối tượng. Đặc biệt, ho có đờm ở người lớn có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý hô hấp nguy hiểm, cần phát hiện và điều trị sớm. Bài viết này sẽ chia sẻ cho bạn 10 cách trị ho có đờm ở người lớn nhanh và hiệu quả, phù hợp với nhiều tình trạng người bệnh. Hãy cùng theo dõi nhé!
Mục lục
- 1. Ho đờm kéo dài ở người lớn có nguy hiểm không?
- 2. Ho đờm ở người lớn có tự khỏi được không? Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
- 3. Cách trị ho đờm cho người lớn đơn giản tại nhà
- 4. Bài thuốc dân gian trị ho đờm cho người lớn
- 5. Bài thuốc đông y chữa ho có đờm kéo dài ở người lớn
- 6. Trị ho có đờm bằng thuốc tây hiệu quả
- 7. Làm thế nào để ngăn ho đờm tái phát nhiều lần?
- 8. Xịt họng AFree giảm nhanh ho đờm, bảo vệ đường hô hấp
Ho đờm kéo dài ở người lớn có nguy hiểm không?
Ho có đờm là tình trạng ho có kèm theo dịch nhầy đi ra từ đường miệng hoặc mũi. Chất nhầy (đờm) là dịch tiết của đường hô hấp, có thể có dạng lỏng hoặc đặc, màu trong suốt hoặc vàng, xanh, trắng đục, nâu,… tùy nguyên nhân gây đờm. Người bệnh thường kèm theo các triệu chứng ho có đờm như sốt cao, mệt mỏi, đau rát cổ họng, khàn tiếng, nặng ngực,…
Ho có đờm ở người lớn là tình trạng ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh, do trong cổ họng có nhiều đờm, người bệnh thường có cảm giác chán ăn, ăn không ngon miệng, không cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể dẫn tới sụt cân.
Ho đờm ở người lớn có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, trong các trường hợp ho có đờm do dị ứng hay do thay đổi thời tiết, người bệnh thường ho đờm nhẹ, đờm lỏng và trong suốt, tình trạng bệnh thường không kéo dài nhiều ngày, có thể tự khỏi sau 7-10 ngày nếu người bệnh quan tâm bảo vệ cơ thể của mình hơn. Tuy nhiên nếu tình trạng ho đờm kéo dài trên 3 tuần, thì đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh đường hô hấp nguy hiểm bạn cần đề phòng, cụ thể là:
Bệnh viêm đường hô hấp trên
Gồm các bệnh viêm họng, viêm amidan, viêm xoang, viêm amidan,… là những bệnh lý đường hô hấp trên gây ho có đờm thường gặp. Nguyên nhân bệnh sinh thường do vi khuẩn và virus tấn công khiến niêm mạc vùng xoang, mũi họng hay amidan bị viêm, phù nề, tăng tiết dịch nhầy gây ra ho đờm. Người bệnh thường kèm theo các biểu hiện như đau rát cổ họng, nuốt nghẹn, đau sọ mặt trong viêm xoang, tắc mũi,…
Đối với người lớn, các bệnh lý này thường không quá nghiêm trọng, nếu điều trị sớm và đúng cách thường khỏi nhanh và không để lại di chứng.
Tuy nhiên, nhiều người lớn thường không quá quan tâm điều trị khi mắc các bệnh đường hô hấp trên, khiến tình trạng nhiễm khuẩn tái đi tái lại nhiều lần gây bệnh mạn tính, khiến ho có đờm trở lên dai dẳng khó điều trị dứt điểm. Ngoài ra, nhiễm khuẩn tại mũi họng, nếu không được điều trị có nguy cơ lan rộng đến ống tai gây viêm nhiễm, giảm thính lực,…
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
COPD là một bệnh lý mạn tính đặc trưng bởi tình trạng luồng khí bị tắc nghẽn trong phổi do cấu trúc phế quản và phế nang đã bị biến đổi trở nên chít hẹp hơn. Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường ho có đờm thường xuyên diễn ra quanh năm, đờm đặc có màu trắng đục, trong các đợt cấp do nhiễm khuẩn người bệnh có thể ho đờm xanh hoặc vàng kèm theo khó thở nhiều, thở chúm môi, sốt,…
Bệnh thường gặp ở những người nhiều năm tiếp xúc với khói thuốc lá hoặc làm việc trong môi trường có nhiều chất ô nhiễm, bụi bẩn trong không khí.
Viêm phế quản mạn tính
Viêm phế quản mạn tính là tình trạng cấu trúc mô học của phế quản bị biến đổi, lớp tế bào phủ mặt trong của phế quản bị tổn thương, viêm nhiễm kéo dài dẫn tới niêm mạc phù nề, tăng tiết dịch, người bệnh có biểu hiện ho có đờm kéo dài mạn tính, đờm màu trắng đục, ho nhiều vào buổi sáng.
Ho đờm diễn ra quanh năm gây ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt của người bệnh, đặc biệt nếu bệnh không được quan tâm điều trị dễ dẫn tới ung thư phế quản phổi hoặc COPD,…
Bệnh thường gặp ở những người thường xuyên bị viêm nhiễm đường hô hấp, có thói quen hút thuốc lá nhiều năm, hoặc tiền sử tiếp xúc với môi trường ô nhiễm khói bụi.
Lao phổi
Lao phổi là bệnh lý truyền nhiễm đường hô hấp do trực khuẩn lao gây ra, bệnh có thể lây qua đường hô hấp từ người sang người. Khi mắc lao, người bệnh thường khởi phát với các triệu chứng như ho có đờm màu trắng đục như nước vo gạo, có thể đột ngột ho ra máu tươi, sốt rét run về chiều, gầy sút cân nhanh hay có thể gặp đau tức ngực kèm khó thở.
Lao phổi là bệnh lý nhiều người lớn cần đề phòng, bệnh có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như tràn dịch tràn khí màng phổi, xơ hóa phổi, co kéo trung thất đe dọa tới tính mạng.
Ung thư phổi
Ho có đờm kéo dài ở người lớn có thể là một dấu hiệu của ung thư phổi. Đây là bệnh lý hình thành các khối u ác tính tại phổi, khối u phát triển gây xâm lấn phá hủy cấu trúc của phổi, chèn ép vào các cơ quan xung quanh như trung thất, tim, động mạch,… Người bệnh thường có biểu hiện đau tức ngực nhiều, khó thở, ho ra máu, gây sút cân nhanh chóng.
Đây là một bệnh lý nguy hiểm đe dọa tới tính mạng của người bệnh, nó không chỉ phá hủy chức năng của phổi mà các tế bào ung thư còn có thể di căn đến các cơ quan bộ phận khác khiến cho bệnh rất khó kiểm soát và điều trị.
Ho đờm ở người lớn có tự khỏi được không? Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Theo các nghiên cứu cho thấy, ho có đờm dù ở mức độ nhẹ hay nặng đều không thể tự khỏi. Tuy nhiên, tùy vào bệnh lý gây ho có đờm và tình trạng nặng nhẹ của bệnh mà ho có đờm ở người lớn có thể điều trị khỏi dứt điểm hay không. Cụ thể là:
- Đối với các bệnh đường hô hấp cấp gây ho có đờm như viêm họng, viêm amidan, cảm lạnh,… với người lớn, thông thường bạn chỉ cần áp dụng các phương pháp điều trị bệnh đơn giản, nhiều trường hợp còn không cần dùng thuốc thì tình trạng bệnh cũng có thể khỏi sau 7-10 ngày.
- Đối với các bệnh lý nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp dưới như lao phổi, viêm phổi, hen phế quản gây ho đờm nặng, thì cần các phương pháp điều trị đặc hiệu, đúng nguyên nhân, tình trạng ho có đờm của người bệnh có thể chấm dứt sau điều trị.
- Tuy nhiên, đối với các bệnh lý hô hấp mạn tính như viêm xoang mạn, viêm phế quản mạn, COPD,… tình trạng ho đờm của người bệnh thường diễn ra quanh năm do cấu trúc đường hô hấp đã bị biến đổi. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể áp dụng một số phương pháp cải thiện ho đờm, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Nhiều người lớn thường không quá để tâm khi mình gặp tình trạng ho đờm, không điều trị bệnh đúng lúc đúng cách khiến bệnh trở lên trầm trọng hơn, tiến triển thành mạn tính thậm trí đe dọa tới tính mạng. Do vậy, để bảo vệ tốt hơn sức khỏe của mình, trong các trường hợp sau bạn cần đến các cơ sở y tế để khám và điều trị, cụ thể là:
- Ho có đờm kéo dài trên 2 tuần điều trị tại nhà không có kết quả.
- Ho có đờm kèm theo sốt cao, li bì, khó thở, đau tức ngực.
- Ho ra đờm có lẫn máu, đờm màu nâu rỉ sét.
- Người có bệnh lý hô hấp mạn tính, đợt này ho có đờm nặng hơn, đờm màu xanh hoặc vàng.
Cách trị ho đờm cho người lớn đơn giản tại nhà
Khi bị ho có đờm, bạn có thể áp dụng các phương pháp cải thiện tại nhà đơn giản để giảm ho đờm, các cách này đặc biệt có hiệu quả trong các trường hợp ho có đờm do các bệnh viêm đường hô hấp cấp, trong các trường hợp ho đờm mạn tính hoặc ho đờm nặng do nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới các phương pháp này cũng rất cần thiết để nâng cao hiệu quả điều trị.
Vệ sinh miệng họng
Khi mắc các bệnh lý đường hô hấp, để hạn chế nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn làm bệnh nặng thêm thì vệ sinh miệng họng loại bỏ vi khuẩn là một trong những yêu cầu thiết yếu của quá trình điều trị bệnh. Vậy nên, các chuyên gia khuyên rằng người ho có đờm nên vệ sinh miệng họng tối thiểu ngày 2 lần vào buổi sáng và tối bằng nước muối hoặc các dụng dịch có tác dụng sát khuẩn miệng họng.
Súc miệng bằng nước muối ấm: nước muối có khả năng sát khuẩn, làm tan đờm và làm dịu cảm giác đau rát tại cổ họng. Cách thực hiện:
- Pha 2 thìa cà phê muối trắng cùng 200ml nước ấm.
- Súc miệng bằng từng ngụm nhỏ nước muối, ngửa cổ để vệ sinh được vùng họng.
- Súc trong khoảng 5 giây thì nhổ bỏ và thực hiện lại đến khi hết nước muối.
Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp rửa mũi họng bằng nước muối sinh lý, đặc biệt với người bị viêm xoang hoặc viêm mũi họng, tắc mũi. Người bệnh có thể sử dụng xi lanh bơm nước muối sinh lý rửa lần lượt từng bên lỗ mũi, nước muối sẽ đi từ mũi xuống họng và rửa trôi lớp đờm nhầy bám tại đây.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Cách trị ho có đờm hiệu quả
Xông hơi miệng họng
Xông hơi miệng họng cũng là một cách cải thiện ho có đờm hiệu quả mà bạn có thể áp dụng. Nhờ tác dụng của hơi nóng cùng với độ ẩm của nước, lớp đờm nhầy bám dính trên bề mặt họng, phế quản sẽ bị loãng và bong ra, người bệnh ho khạc đờm dễ dàng hơn.
Bạn có thể thực hiện xông hơi tại nhà đơn giản theo cách sau:
- Bạn cũng có thể đổ đầy nước sôi vào trong một chiếc bát to.
- Sau đó trùm khăn lên đầu và tiến hành xông khoảng 15 phút đến khi nước hết nóng.
Để tăng hiệu quả trị ho đờm, bạn có thể thêm vào nước xông hơi tinh dầu khuynh diệp, tinh dầu bạc hà.
Sử dụng thực phẩm tiêu đờm
Khi bị ho có đờm, để hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh, bạn có thể thêm vào thực đơn hàng ngày các loại thực phẩm có tác dụng tiêu đờm giảm ho như lá hẹ, củ cải, bắp cải, gừng, tỏi, bí ngô, cà rốt, thịt gà, cam, chanh, bưởi, lê,…
Các loại thực phẩm này, thường có tính ấm, hỗ trợ bổ phế tiêu đờm, nâng cao sức đề kháng đường hô hấp. Đặc biệt người có ho có đờm mạn tính, nên thường xuyên kết hợp các loại thực phẩm này vào bữa ăn. Một số món ăn ngon giúp tiêu đờm bạn có thể tham khảo như: trứng xào lá hẹ, gà rang gừng, củ cải luộc, bí ngô hầm thịt bò,…
Ho đúng kỹ thuật
Ho đúng kỹ thuật là một phương pháp người bệnh ho đờm cần áp dụng đặc biệt khi có nhiều đờm trong phế nang phế quản do các bệnh lý đường hô hấp dưới. Phương pháp này sẽ giúp người bệnh ho khạc ra lượng đờm lớn một cách đơn giản, đỡ mất sức hơn, hạn chế nguy cơ ứ đọng đờm trong đường hô hấp gây nhiễm khuẩn nặng hơn.
Cách thực hiện:
- Người bệnh ngồi trên ghế có tựa.
- Hít một hơi sâu, giữ hơn trong khoảng 3 giây.
- Hóp bụng, ho đẩy mạnh đờm cùng không khí ra bên ngoài.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Cách làm long đờm nhanh chóng
Bài thuốc dân gian trị ho đờm cho người lớn
Người lớn khi bị ho có đờm có thể áp dụng ngay các bài thuốc dân gian trị ho đờm. Các bài thuốc thường sử dụng các loại thảo dược có tác dụng tiêu đờm, giảm ho với khả năng diệt khuẩn tự nhiên rất an toàn và đã được nhiều người công nhận hiệu quả.
Các phương pháp này, rất có hiệu quả trong trường viêm đường hô hấp trên, còn đối với người có bệnh hô hấp mạn tính gây ho đờm, áp dụng các bài thuốc dân gian thường xuyên sẽ hỗ trợ cải thiện ho có đờm và nâng cao sức khỏe đường hô hấp.
Một số bài thuốc bạn có thể áp dụng như:
Trị ho có đờm bằng lá húng chanh
Hung chanh là một loại cây rất phổ biến trong các món ăn hàng ngày, đây cũng là một thảo dược trị ho có đờm được nhiều người tin dùng. Theo đông y, lá húng chanh có vị cay, tính ấm giúp tán phong, tiêu độc, tiêu đờm, làm ấm cơ thể, vậy nên được sử dụng để trị các bệnh lý đường hô hấp gây ho có đờm.
Theo y học hiện đại, trong húng chanh có nhiều hoạt chất như phenolic, salicylat, chavicol, eugenol…với khả năng kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa đồng thời làm loãng đờm, làm giảm ho dịu cổ họng.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một nắm húng chanh, 5-6 lá tía tô, 4-5 lát gừng, rửa sạch để ráo nước.
- Đun các nguyên liệu đã chuẩn bị với 750ml nước, đun sôi trên lửa nhỏ khoảng 30 phút.
- Chắt lấy nước cho vào lọ dùng dần.
- Mỗi lần uống, lấy khoảng 2 thìa pha cùng 100ml nước ấm.
- Uống ngày 3-4 lần.
Lá hẹ trị ho tiêu đờm
Trị ho có đờm bằng lá hẹ chắc hẳn là một phương pháp hiệu quả đã được lưu truyền từ lâu trong dân gian. Nhờ chứa nhiều hoạt chất có khả năng diệt khuẩn đường hô hấp như odorin, allicin, sunfit, kết hợp với hoạt chất saponin có khả năng trị ho tiêu đờm hiệu quả, lá hẹ chính là loài thảo dược trị ho có đờm bạn không thể bỏ qua.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một nắm lá hẹ, rửa sạch thái nhỏ.
- Thêm vào lá hẹ đã thái 3-4 thìa mật ong, trộn đều.
- Đem hỗ hợp đã chuẩn bị đi hấp cách thủy 20 phút.
- Ăn khi còn ấm, sử dụng ngày 2 lần.
Giảm ho đờm bằng rau diếp cá
Rau diếp cá chứa nhiều hoạt chất decanoyl – acetaldehyd được coi như một kháng sinh đường hô hấp tự nhiên, giúp ức chế hoạt động của một số vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp thường gặp như phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, giúp trị ho có đờm xanh do nhiễm khuẩn hiệu quả. Bên cạnh đó, trong rau diếp cá còn chứa nhiều vitamin, protein, canxi, sắt và chất xơ hỗ trợ nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một nắm rau diếp cá, rửa sạch, xay nhuyễn.
- Trộn hỗn hợp đã xay cùng một bát nước vo gạo.
- Đun sôi hỗn hợp đã chuẩn bị trên lửa nhỏ trong khoảng 20 phút thì tắt bếp.
- Chắt lấy phần nước để uống khi còn ấm.
- Sử dụng ngày 2 lần.
Chữa ho có đờm bằng quả lê
Theo y học cổ truyền, lê là loại quả có vị ngọt, tính mát, có khả năng nhuận phế, giảm ho, tiêu đờm, thanh nhiệt giải độc rất an toàn. Chính vì thế, bài thuốc trị ho đờm bằng lê đã lưu truyền tư lâu trong dân gian, được nhiều người lựa chọn để trị các bệnh đường hô hấp gây ho đờm như cảm lạnh, cảm cúm, viêm phế quản, viêm phổi,…
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một quả lê, hai quả quất và 3-4 viên đường phèn.
- Lê cắt ngang phần núm rồi nạo bỏ phần lõi và hạt quả lê tạo thành hình một cái bát nhỏ.
- Quất thái lát rồi cho vào trong quả lê cùng đường phèn.
- Đem quả lê đã chuẩn bị đi hấp cách thủy đến khi lê mềm thì tắt bếp.
- Ăn cả nước và thịt lê, sử dụng ngày một quả.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Cách trị đờm dân gian cực hiệu quả
Bài thuốc đông y chữa ho có đờm kéo dài ở người lớn
Đối với người có bệnh lý hô hấp mạn tính gây ho có đờm quanh năm như viêm xoang mạn, viêm phế quản mạn tính, COPD, giãn phế quản,… Để hạn chế việc phải uống nhiều thuốc tây, đồng thời giúp tăng sức khỏe đường hô hấp, nhiều người bệnh thường tìm đến các bài thuốc trị ho có đờm đông y.
Các bài thuốc đông y thường là sự kết hợp của nhiều vị thuốc có tác dụng trị ho, bổ phế, tiêu đờm, các vị thuốc và liều lượng sẽ được kết hợp tùy tình trạng của bệnh sau sau khi thầy thuốc thăm khám.
Một số bài thuốc bạn có thể tham khảo như:
– Bài thuốc 1: áp dụng với người có biểu hiện ho có đờm nhiều, dai dẳng.
- Thành phần: Trần bì, Hạt củ cải, Bán hạ chế, Hạt tử tô mỗi vị 12 gam; Gưng tươi, Cam thảo mỗi vị 8 gam.
- Cách sắc: sắc các vị thuốc cùng 600ml nước trên lửa nhỏ đến khi nước cạn còn khoảng 1 bát, lấy phần nước chia thành 2 lần để uống.
– Bài thuốc 2: là bài thuốc đông y giảm ho đờm trong cổ họng do viêm đường hô hấp trên gây ra, cùng với tác dụng hoạt huyết, hóa ứ, trừ phong, làm dịu đau rát cổ họng.
- Thành phần: Kinh giới, Ngải diệp, Đương quy, Thổ hào sâm mỗi vị 16 gam; Thủy ngọc, Cam thảo, Đại táo, Xà ngưu thảo, Bạch phi mỗi loại 10 gam, Trần bì lấy 12 gam.
- Cách sắc: đem sắc các thảo dược với 1 lít nước trên lửa nhỏ, đến khi cạn còn một nửa. Chia nước thuốc thành 3 phần uống trong ngày.
Trị ho có đờm bằng thuốc tây hiệu quả
Thuốc tây là loại thuốc có dược tính mạnh hơn các phương pháp đã kể trên, thường cho hiệu quả nhanh chóng do tác động đúng nguyên nhân gây bệnh. Trong nhiều trường hợp ho có đờm ở người lớn việc sử dụng thuốc tây là rất cần thiết để điều trị triệt để nguyên nhân gây bệnh, cải thiện nhanh chóng các triệu chứng nguy hiểm của bệnh, hạn chế nhiễm khuẩn lan rộng.
Các trường hợp ho có đờm ở người lớn có chỉ định sử dụng thuốc tây:
- Ho có đờm kéo dài trên 2 tuần điều trị tại nhà không khỏi.
- Người bị bệnh hô hấp mạn tính, đợt này ho có đờm nặng hơn kèm theo sốt, khó thở.
- Ho đờm do nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp dưới trong viêm phổi, lao phổi, viêm phế quản cấp.
– Các loại thuốc tây thường được sử dụng để điều trị ho đờm ở người lớn: kết hợp thuốc long đờm cùng thuốc kháng sinh để điều trị ho đờm, thuốc giãn phế quản cũng được chỉ định trong các trường hợp co thắt phế quản trong viêm phế quản, viêm phổi, hen phế quản, COPD. Cụ thể là:
- Thuốc long đờm: có tác dụng làm thay đổi cấu trúc nhầy của đờm, làm loãng đờm khiến đờm mất bám dính trên niêm mạc đường hô hấp, người bệnh ho ra được nhiều đờm hơn, hạn chế nguy cơ ứ đọng đờm gây nhiễm khuẩn nặng. Một số thuốc long đờm thường được sử dụng: Natri benzoat, Mucitux, Acetylstein, Terpinhdrat.
- Thuốc kháng sinh: giúp tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, từ đó loại bỏ nguyên nhân gây đờm, các triệu chứng bệnh giảm nhanh. Một số kháng sinh đường hô hấp thường được dùng là: Erythromycin, Docyclin, Macsulid, Penicillin, Gentamycin.
- Thuốc giãn phế quản: làm giãn phế quản bị co thắt, giúp người bệnh dễ thở hơn và vận chuyển đờm ra ngoài dễ dàng hơn. Các thuốc giãn phế quản bạn có thể tham khảo: Albuterol, Metaproterenol, Theophylline, Salbutamol, Ipratropium.
☛ Tham khảo thêm tại: Top 12 viên ngậm trị ho tiêu đờm phổ biến nhất
Làm thế nào để ngăn ho đờm tái phát nhiều lần?
Ở người lớn, để hạn chế nguy cơ ho có đờm tái đi tái lại nhiều lần, bạn cần quan tâm hơn đến chế độ ăn uống và sinh hoạt, cụ thể là:
- Bổ sung đẩy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, chú ý bổ sung vitamin C giúp nâng cao sức khỏe đường hô hấp.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, nên kết hợp sử dụng các loại nước hoa quả để bổ sung vitamin và chất khoáng.
- Hạn chế ăn các loại đồ ăn cay nóng, nhiều đầu mỡ, hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích.
- Không hút thuốc lá.
- Vệ sinh miệng họng hàng ngày.
- Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh.
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tránh nấm mốc bụi bẩn.
- Nên đi khám khi phát hiện mình có các biểu hiện bất thường đường hô hấp đặc biệt ở những người có tiền sử nhiều năm tiếp xúc với khói thuốc lá hay làm việc trong mỗi trường ô nhiễm không khí.
Xịt họng AFree giảm nhanh ho đờm, bảo vệ đường hô hấp
Để rút ngắn thời gian điều trị ho có đờm, kết hợp với các phương pháp đã nêu trên bạn nên sử dụng thêm dung dịch xịt họng AFree để tiêu diệt các vi khuẩn virus trong miệng họng, giảm ho, hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý đường hô hấp gây ho có đờm.
Dung dịch xịt họng AFree được phát triển từ bằng phát minh sáng chế số us2018/0353539 được chuyển nhượng từ invenmed – Hoa Kỳ với nghiên cứu về việc ứng dụng kẽm (Zn) trên các bệnh hô hấp. Công thức của AFree đã được gửi đơn bảo hộ độc quyền tại nhật, với số hồ sơ 2020-064573, hồ sơ bảo hộ quốc tế số ATF-551PCT. Công ty Thái Minh trực tiếp là chủ đơn bảo hộ độc quyền.
Xịt họng AFree có thành phần chính gồm: ZnI2, DMSO (dimethyl sulfoxide), đường kính, natri benzoat, tartazin, hương hoa quả, nước tinh khiết. Trong đó:
- Zn có tác dụng diệt khuẩn, hỗ trợ hệ miễn dịch, chống viêm và chống oxy hóa.
- Iot giúp diệt khuẩn phổ rộng độc tính thấp, hướng tới exotoxin và kháng khuẩn, tỷ lệ kháng thuốc rất thấp.
- DMSO làm tăng thẩm thấu thuốc qua màng sinh học, giảm kích ứng oxy hóa, tăng nồng độ oxy, chống viêm và chống oxy hóa.
Đặc biệt, các thành phần có trong AFree được nghiên cứu kết hợp theo nhiều tỷ lệ khác nhau, hướng đến từng đích tác dụng khác nhau, có thể cải thiện được nhiều bệnh lý đường hô hấp gây ho có đờm. Bạn sẽ nhận thấy hiệu quả giảm ho đờm nhanh chóng chỉ sau 1-2 ngày sử dụng.
Ngoài ra, ngay cả khi đường hô hấp của bạn khỏe mạnh, bạn cũng có thể sử dụng sản phẩm này hàng ngày nhằm vệ sinh miệng họng, tiêu diệt virus vi khuẩn, nâng cao hệ miễn dịch, phòng ngừa các bệnh lý đường hô hấp. Dung dịch xịt họng AFree chắc chắn là một sản phẩm bạn không thể bỏ qua nếu muốn bảo vệ tốt sức khỏe đường hô hấp.
Nếu có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh viêm đường hô hấp và sản phẩm AFree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 9068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.
Hoặc Đặt mua AFree GIAO HÀNG NHANH tận nhà TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm NHÀ THUỐC GẦN NHẤT có bán xịt họng AFree chính hãng
Lời kết:
Hy vọng bài viết trên cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích giúp bạn bảo vệ tốt hơn sức khỏe của mình và người thân.