Đa phần chúng ta đều đã trải qua cảm giác đau cổ họng dưới. Đây là một trong những tình trạng sức khỏe phổ biến nhất, có thể là dấu hiệu của viêm họng, cảm lạnh, nhưng cũng có thể cảnh báo những bệnh lý nghiêm trọng hơn. Vì vậy, việc theo dõi diễn biến bệnh, tìm ra nguyên nhân và cách điều trị hiện tượng đau cổ họng dưới là vô cùng cần thiết.
Mục lục
Đau cổ họng dưới là hiện tượng gì?
Đau cổ họng dưới xảy ra khá phổ biến, do nhiều nguyên nhân khác nhau và có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý tiềm ẩn nguy hiểm. Chính vì vậy, khi gặp phải tình trạng đau họng dưới không rõ nguyên nhân hoặc kéo dài thì người bệnh không được chủ quan mà cần đi khám ngay để có cách điều trị phù hợp.
Các biểu hiện triệu chứng đi kèm
Tùy thuộc vào từng nguyên nhân, đau cổ họng dưới có thể có những biểu hiện sau:
- Đau nhức, ngứa rát cổ họng.
- Đau tăng khi nuốt, khó nuốt.
- Có thể kèm ho, đàm.
- Khàn giọng.
- Amidan sưng, đỏ, đôi khi kèm đốm trắng hoặc mủ.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: 6 biểu hiện đau rát cổ họng thường gặp và lưu ý
Nguyên nhân gây đau cổ họng dưới
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau rát cổ họng dưới, cụ thể như:
Chứng ợ nóng
Trào ngược dạ dày thực quản (GERD), hay còn gọi với tên khác như ợ nóng, ợ chua, là hiện tượng acid trong dạ dày trào ngược lên thực quản, kích thích tạo cảm giác nóng rát nơi cổ họng. Hiện tượng này thường xảy ra do các cơ vòng thực quản kém co thắt, acid dạ dày dư thừa hay dạ dày quá tải.
Trào ngược dạ dày thực quản có thể khiến cổ họng bị bỏng rát và tổn thương, gây đau, thắt chặt cổ họng dưới và khiến bạn cảm thấy khó khăn khi nuốt.
Viêm họng, viêm Amidan do nhiễm trùng
Các bệnh do nhiễm trùng, phổ biến nhất là viêm Amidan và viêm họng do nhiễm liên cầu, có thể gây sưng, tạo cảm giác tức hoặc đau nhức trong cổ họng dưới của bạn.
Amidan là 2 hạch bạch huyết phía sau họng. Viêm Amidan là tình trạng nhiễm trùng Amidan gây viêm, đau nhức cổ họng, đau tăng khi nuốt. Đây là một bệnh lý dễ lây lan, do nhiều loại vi khuẩn, virus gây nên.
Viêm họng do liên cầu khuẩn là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau họng. Những người bị viêm họng cũng có thể nhận thấy các triệu chứng như sưng hạch bạch huyết, đau vòm miệng, sưng Amidan.
Ngoài ra, viêm nắp thanh quản, viêm thực quản do nhiễm trùng cũng có thể là nguyên nhân gây đau cổ họng dưới.
Do dị ứng
Các phản ứng dị ứng có thể gây nghẹt mũi, chảy nước mắt. Trong trường hợp nặng hơn, các chất trung gian hóa học được giải phóng ra có thể làm cổ họng và đường thở sưng lên và thắt lại, gây đau nhức cổ họng dưới, khó thở, buồn nôn, thậm chí chóng mặt hoặc ngất xỉu.
Căng thẳng, lo lắng
Các phản ứng tâm lý có thể gây ra triệu chứng thể chất. Khi bạn căng thẳng hay hoảng loạn, bạn có thể thấy tim đập nhanh, cổ họng thắt lại và khó thở. Hiện tượng đau cổ họng dưới do tâm lý có thể kèm theo các biểu hiện của cơn đau tim như đổ mồ hôi, chóng mặt, buồn nôn, ớn lạnh…
Sưng hạch bạch huyết
Các hạch bạch huyết tập trung nhiều ở đầu và cổ. Khi gặp các kích thích như vi khuẩn, virus, tình trạng áp xe răng hoặc các kích thích khác lên hệ miễn dịch, chúng có thể sưng lên, gây đau cổ họng dưới kèm khó chịu khi nuốt.
Bướu cổ
Bướu cổ là hiện tượng vùng cổ bệnh nhân bị lồi lên do ảnh hưởng của sự thay đổi kích thước tuyến giáp. Bướu cổ có thể khiến cổ họng của bạn bị thắt chặt hơn, gây cảm giác khó thở, khó nuốt và đau cổ họng dưới.
Ung thư vòm họng
Các khối u ác tính ở vòm họng, lưỡi hoặc thanh quản có thể gây đau họng. Các triệu chứng khác đi kèm có thể là khàn giọng, khó nuốt, thở khò khè, nổi cúc ở cổ hoặc có máu trong nước bọt, đờm.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: 7 nguyên nhân gây đau rát cổ họng. Bạn chớ xem thường!
Đau cổ họng dưới có nguy hiểm không?
Đau cổ họng dưới là triệu chứng thường gặp, gây ra nhiều trở ngại liên quan đến việc sinh hoạt, ăn uống và giao tiếp của người bệnh. Đặc biệt, trong một số trường hợp nguyên nhân gây đau họng dưới do bệnh lý nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra một số nguy hiểm sau:
- Gây đau đầu, khó thở và cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, chán ăn
- Bị sưng viêm, đau rát cổ họng dưới và kéo theo đau cả vòm họng
- Viêm thực quản, ung thư thực quản đối với người bệnh trào ngược dạ dày
- Nuốt đau và khó hoặc có thể dẫn đến suy giáp, cường giáp đối với người bị u bướu
- ….
Mặc dù những trường hợp trên gặp không nhiều, tuy nhiên người bệnh cũng cần chú ý và không nên chủ quan. Đặc biệt khi bị đau cổ họng dưới mà kèm có thêm các biểu hiện trên người khác lạ thì nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và hỗ trợ điều trị kịp thời càng sớm càng tốt.
Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Thông thường, đối với các trường hợp bị đau rát họng dưới do nhiễm khuẩn hoặc dị ứng thì sẽ tự khỏi sau 2-3 ngày. Người bệnh chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt cho phù hợp để tăng cường sức đề kháng và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ để cải thiện môi trường sống lành mạnh.
Nhưng có nhiều trường hợp, tình trạng đau họng dưới kéo dài trên 1 tuần và không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn cần phải được hỗ trợ từ các Bác sĩ. Dưới đây là các dấu hiệu đi kèm khi bị đau họng dưới bạn cần đi khám Bác sĩ ngay như sau:
- Tình trạng đau rát họng dưới kéo dài và không rõ nguyên nhân
- Bị xuất hiện các đốm, mảng trắng phía sau cổ họng
- Đau rát họng kèm theo ho lẫn máu
- Họng bị sưng lâu ngày không giảm
- Cơ thể bị sụt cân và chán ăn
Cách điều trị và giảm đau cổ họng dưới hiệu quả
Người bệnh sau khi đã được thăm khám, tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây đau họng dưới là gì mà sẽ được các Bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp như: uống thuốc tây, can thiệp y khoa hoặc điều trị tại nhà. Dưới đây là một số cách điều trị làm giảm đau cổ họng hiệu quả, bạn cùng tham khảo.
Uống thuốc Tây hỗ trợ trị đau họng dưới
Tùy vào nguyên nhân và tình trạng đau cổ họng dưới mà bác sĩ hoặc dược sĩ có thể chỉ định cho bạn một số loại thuốc không kê đơn phù hợp.
- Thuốc chống viêm không Steroid NSAIDS (ibuprofen, diclofenac): Giúp làm giảm các triệu chứng viêm (sưng, nóng, đỏ, đau), cải thiện tình trạng đau họng.
- Thuốc kháng sinh (Amoxicillin, cephalexin): Dùng trong viêm, đau họng do vi khuẩn.
- Thuốc kháng viêm corticosteroid (dexamethason, prednisolon): Giúp giảm đau, kháng viêm ở tình trạng nặng hơn hoặc không đáp ứng với NSAIDS.
- Thuốc xịt họng (Afree): Giúp diệt khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm, giảm sưng, đau cổ họng.
Trong trường hợp bạn bị đau rát họng do các bệnh lý như trào ngược dạ dày thực quản, bướu cổ, sưng hạch bạch huyết, bạn cần tập trung điều trị nguyên nhân đồng thời kết hợp với một số mẹo làm giảm triệu chứng đau họng. Bạn cũng nên tham khảo bác sĩ về tương tác của các thuốc trước khi sử dụng đồng thời.
☛ Tham khảo thêm tại: Tổng hợp các loại thuốc trị đau rát họng hiệu quả hiện nay
Sử dụng các bài thuốc giảm đau họng từ dân gian
Giấm táo
Giấm táo chứa nhiều acid acetic và nhiều acid hữu cơ khác, có đặc tính kháng khuẩn mạnh. Chỉ một lượng nhỏ giấm táo hóa tan trong nước cũng đã đem lại tác dụng tốt trong việc làm giảm các triệu chứng cảm cúm, ho, đau họng.
Để giảm đau cổ họng dưới, bạn có thế uống một cốc nước ấm hòa lẫn 1 thìa giấm táo. Bạn cũng có thể thêm 1 thìa mật ong để tăng tác dụng kháng khuẩn, giảm đau cũng như kích thích vị giác.
Mật ong
Mật ong có vị ngọt, dễ uống, lại có nhiều tác dụng như chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa, giảm đau nên từ lâu đã được dùng làm thuốc trị ho gió, ho khan, ho có đờm và đau họng.
Có rất nhiều bài thuốc trị đau rát họng bằng mật ong, trong đó phổ biến hơn cả là mật ong pha nước ấm, trà quất mật ong, mật ong giấm táo và trà mật ong thảo mộc. Lưu ý, bạn nên hạn chế dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi, người béo phì hoặc đang ăn kiêng.
Nước chanh
Quả chanh tươi chứa rất nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa, có tác dụng kháng viêm, giữ ẩm và chống lão hóa. Nước chanh là thức uống giúp giải khát, bù điện giải, đồng thời làm giảm nhanh cơn đau họng cũng như các triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm.
Để có được hiệu quả trị đau cổ họng tốt nhất, bạn có thể kết hợp nước chanh ấm với mật hong hoặc một chút muối nhằm tăng tác dụng diệt khuẩn và làm sạch.
Trà gừng
Củ gừng có tính ấm, vị cay, có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt. Trà gừng là vị thuốc đa công dụng, vừa giúp giữ ấm, chống lạnh bụng, vừa có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn, virus gây bệnh đường hô hấp, làm giảm nhanh chóng cơn đau họng.
Bạn có thể dùng gừng tươi thái lát nấu trà, hoặc mua những túi trà gừng đóng sẵn tại các nhà thuốc và cửa hàng tạp hóa.
☛ Xem thêm tại: Bật mí cách làm hết đau rát cổ họng đơn giản và hiệu quả nhất!
Kết hợp với các mẹo chữa đau họng dưới tại nhà
Súc miệng nước muối
Nước muối giúp giảm sưng và tiêu diệt các vi khuẩn trong cổ họng. Súc miệng bằng nước muối là phương pháp đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả trong phòng ngừa và làm giảm chứng đau họng.
Để giảm sưng và khó chịu ở cổ họng, bạn cần súc miệng với nước muối ấm nhiều lần trong ngày. Bạn có thể mua nước muối đóng chai tại các nhà thuốc hoặc tự pha nước muối ấm theo tỉ lệ 1 cốc nước ấm : 1 thìa cafe muối.
Tắm nước nóng
Nước nóng có tác dụng giãn mạch, giảm sưng, viêm. Tắm nước nóng là biện pháp tức thời giúp giảm bớt tình trạng sưng tấy cổ họng gây đau nhức khi nuốt. Lưu ý, bạn không nên tắm nước quá nóng, nhiệt độ nước thích hợp vào khoảng 38 đến 40 độ C.
Vệ sinh môi trường sống
Vi khuẩn, virus trong không khí và trên các bề mặt sẽ khiến cho tình trạng đau rát họng ngày càng nặng thêm. Bạn cần vệ sinh nhà cửa, tránh bụi bẩn, ẩm mốc, bạn cũng nên lau, khử khuẩn các bề mặt tiếp xúc như mặt bàn, tay nắm cửa, công tắc điện để hạn chế tối đa sự lây lan của vi khuẩn, virus.
Giữ ẩm không khí
Phòng kín bật điều hòa liên tục, thời tiết chuyển mùa hanh khô khiến độ ẩm trong không khí giảm, làm cổ họng ngày càng khô rát, khó chịu. Bạn có thể cải thiện tình trạng này bằng việc sử dụng các loại máy tăng độ ẩm không khí, quạt phun sương hoặc đèn xông tinh dầu.
Sử dụng xịt họng AFree
So với các mẹo trị ho truyền thống, xịt họng sát khuẩn là một phương pháp đơn giản và đem lại tác dụng nhanh chóng hơn hẳn nhờ các giọt dung dịch nhỏ li ti thấm nhanh vào đường hô hấp.
Xịt họng AFree là sản phẩm có công thức độc quyền dựa trên nghiên cứu về Ứng dụng của Kẽm trên các bệnh nhân hô hấp, đã được cấp phép lưu hành tại thị trường Việt Nam và Hoa Kỳ. AFree giúp diệt khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm, giảm sưng, ho, đau cổ họng và bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh lây qua đường hô hấp.
Xịt họng AFree có thiết kế đơn giản, nhỏ gọn, tiện dụng, có thể đem theo bên mình để sử dụng nhiều lần trong ngày. Sản phẩm đem lại tác dụng nhanh chóng, giúp giảm các triệu chứng viêm, đau rát họng, ho, nhiệt miệng chỉ sau 1 – 2 ngày sử dụng.
Một số biện pháp phòng ngừa đau cổ họng dưới tái phát
Để giảm thiểu tình trạng đau cổ họng dưới, bạn có thể tham khảo các biện pháp sau:
Trong sinh hoạt hàng ngày:
- Vệ sinh răng miệng đúng cách, sử dụng nước súc miệng hoặc nước muối sinh lý để tăng khả năng kháng khuẩn.
- Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, tránh bụi bẩn, ẩm mốc. Làm sạch các bề mặt như bàn ghế, tay nắm cửa, công tắc điện.
- Giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh, thời kỳ chuyển mùa.
- Nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế la hét, gào thét.
Khi tới nơi đông người:
- Mang khẩu trang khi đến nơi đông người, rửa tay thường xuyên.
- Sử dụng nước rửa tay khô khi không có xà phòng.
- Tránh chạm miệng vào điện thoại, micro.
- Tránh dùng chung bát đĩa, ly uống nước, đồ trang điểm với người khác.
- Tránh tiếp xúc với những người bị bệnh.
Trong chế độ ăn uống:
- Uống nhiều nước, các loại trà giữ ấm cổ họng vào mùa đông.
- Hạn chế ăn những thực phẩm nhiều đường, dầu mỡ, đồ cứng.
- Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
Mặc dù gây khó chịu, nhưng hiện tượng đau cổ họng dưới thường không đáng ngại. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà nó có thể biến mất sau vài ngày hoặc một tuần. Trong thời gian đó, bạn có thể sử dụng các biện pháp điều trị tại nhà, hoặc dùng xịt họng AFree để kiểm soát tình trạng nhiễm trùng và giảm nhanh cảm giác đau nhức.
Ngoài ra, nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh viêm đường hô hấp và sản phẩm AFree, có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 9068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.