Viêm Amidan là bệnh lý viêm đường hô hấp trên khá phổ biến trong cộng đồng, có thể gặp ở mọi lứa tuổi và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây biến chứng nặng nền nếu không được phát hiện và điều trị. Vậy nên, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn top 7 dấu hiệu viêm Amidan bạn nhất định phải biết để có thể phát hiện bệnh ngay từ giai đoạn sớm.
Mục lục
- 1. Viêm Amidan là bệnh gì?
- 2. Các dấu hiệu viêm Amidan bạn cần biết
- 3. Nguyên nhân gây viêm Amidan
- 4. Ai có nguy cơ cao mắc viêm Amidan
- 5. Viêm Amidan có nguy hiểm không?
- 6. Khám và chẩn đoán viêm Amidan
- 7. Phương pháp điều trị viêm Amidan hiệu quả nhất
- 8. Xịt họng AFree hỗ trợ phòng và điều trị viêm Amidan hiệu quả
1. Viêm Amidan là bệnh gì?
Amidan hay còn được gọi là Amidan khẩu cái, nằm ở họng miệng thuộc hệ thống vòng Waldaye, nó là tổ chức bạch huyết lớn nhất ở vòm họng với các chức năng miễn dịch sau:
- Tạo ra Lympho bào là tế bào miện dịch quan trọng của cơ thể.
- Là hàng rào bảo vệ, loại trừ độc tố.
- Tổng hợp kháng thể.
- Có khả năng thực vào, tiêu diệt vi khuẩn.
Viêm Amidan phát triển do vi khuẩn, virus tấn công vào Amidan gây ra phản ứng viêm, sưng đau, hình thành mủ, khiến người bệnh gặp một loại các triệu chứng toàn thân và tại chỗ. Bệnh có thể tiến triển cấp tính hoặc diễn biến mạn tính, đặc biệt viêm Amidan là một bệnh hay tái phát và có thể gây biến chứng nguy hiểm khi tái phát thường xuyên.
☛ Tìm hiểu chi tiết: Bị viêm Amidan triệu chứng như thế nào?
2. Các dấu hiệu viêm Amidan bạn cần biết
Dưới đây là các dấu hiệu viêm Amidan bạn cần nắm rõ, để có thể nhận biết và tự phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm.
2.1. Đau rát họng
Amidan là tổ chức nằm ở vùng họng miệng, vậy nên khi amidan bị vi khuẩn, virus tấn công gây ra phản ứng viêm, bạn sẽ có cảm giác nóng rát trong họng đặc biệt ở vị trí Amidan. Cảm giác nóng rát này trở nên rõ rệt hơn theo thời gian, đồng thời khi nuốt sẽ cảm thấy đau tăng lên.
Ngoài ra, vùng niêm mạc họng quang Amidan cũng có biểu hiện viêm, nề, đỏ khiến người bệnh có cảm giác đau rát họng nghiêm trọng.
☛ Đọc thêm: Nguyên nhân gây đau rát họng do đâu?
2.2. Nuốt vướng
Amidan bị viêm sẽ sưng to, tăng kích thước gây cản trở đường xuống thực quản của thức ăn. Vậy nên, người bệnh sẽ có cảm giác nuốt khó, nuốt vướng, trẻ nhỏ có thể bị sặc khi cho ăn. Ngoài ra, bạn sẽ cảm thấy khi ăn cổ họng tăng đau hơn bình thường do thức ăn cọ xát vào Amidan đang bị tổn thương.
2.3. Hơi thở hôi
Người bị viêm Amidan sẽ có biểu hiện hơi thở có mùi khó chịu. Nguyên nhân là do đờm nhầy tiết ra nhiều bị ứ đọng trong cổ họng gây ra mùi khó chịu, ngoài ra vi khuẩn gây viêm Amidan có thể gây hoại tử tế bào tạo ra các ổ mủ trên Amidan, điều này khiến hơi thở bạn có hôi, khó chịu.
2.4. Tiết nhiều đờm, dãi trong miệng
Quá trình viêm amidan và niêm mạc họng gây kích thích các tế bào biểu mô tăng tiết nhầy phủ lên amidan và niêm mạc, đồng thời kích thích các tuyến nước bọt tăng tiết.
Người bệnh sẽ có cảm giác có đờm nhầy vướng trong cổ họng, thường xuyên phải khạc đờm nhầy, trẻ nhỏ có biểu hiện chảy dãi, tuy nhiên viêm amidan đơn thuần người bệnh thường không bị ho.
2.5. Khàn tiếng, ngủ ngáy
Vi khuẩn, virus gây viêm Amidan có thể lan xuống vùng họa họng, thanh quản để gây bệnh ở đây. Viêm thanh quản khiến người bệnh có thêm triệu chứng khàn tiếng, có thể khàn từng cơn nhưng nặng hơn có thể khàn tiếng liên tục.
Kích thước Amidan lớn, gây cản trở đường lưu thông không khí từ trong khí quản ra ngoài kết hợp với việc không khí tác động tới lớp đờm nhầy bám trong họng miệng dẫn tới người bệnh có biểu hiện thở hơi khò khè, ngủ ngáy, đặc biệt ở trẻ nhỏ.
2.6. Biểu hiện sốt cao
Khi bị viêm Amidan cấp tính, do phản ứng viêm sẽ giải phóng ra nhiều chất trung gian hóa hóa gây tăng nhiệt độ của cơ thể, nên bệnh thường bắt đầu đột ngột với cảm giác gai rét rồi sốt nóng, trẻ nhỏ có thể sốt tới 39 đến 40 độ C. Ngoài ra, người bệnh sẽ thấy người mệt mỏi, uể oải, chán ăn kèm.
2.7. Hạch góc hàm sưng
Hạch góc hàm sưng, đau là một dấu hiệu khá phổ biến trong bệnh viêm Amidan. Khi cơ thể ở trạng thái bình thường, bạn sẽ không sờ thấy được hạch góc hàm, hạch mềm, không sưng, không đau, dễ di chuyển.
Khi bị viêm Amidan, quá trình huy động các yếu tố miễn dịch đến tiêu diệt vi khuẩn có thể gây sưng hạch phản ứng. Lúc này hạch góc hàm sưng to, có thể sờ thấy bằng tay, ấn vào đau, tuy nhiên vùng da tại vị trí hạch bình thường, hạch không bị bám dính vào tổ chức xung quang.
2.8. Đau lên tai
Tai mũi họng là một hệ thống gồm nhiều xoang ống nối thông các cơ quan với nhau, vậy nên nếu một cơ quan bị bệnh vi khuẩn có thể dễ dàng lây lan sang các cơ quan khác.
Trong viêm Amidan, vi khuẩn có thể di chuyển lên tai giữa qua ống Eustache gây viêm tai giữa, khiến người bệnh cảm thấy đau tai, ù tai, nặng có thể chảy dịch tai.
3. Nguyên nhân gây viêm Amidan
Nguyên nhân gây viêm Amidan là do có sự tấn công của vi khuẩn, virus gây bệnh lên amidan, cụ thể là:
- Virus là nguyên nhân gây bệnh chủ yếu gồm Rhinovirus, Adenovirus, virus cúm, virus á cúm.
- Vi khuẩn hay gặp là liên cầu, Hemophilus Influenzae, phế cầu, trong đó cần lưu ý liên cầu Beta tan huyết nhóm A do có thể gây biến chứng thấp khớp, thấp tim.
Viêm Amidan có thể có nhiều tác nhân gây bệnh cùng một lúc, bệnh thường bắt đầu nhiễm virus sau đó bội nhiễm vi khuẩn. Ngoài ra các yếu tố nguy cơ đóng vai trò quan trọng trong bệnh viêm Amidan như:
- Cơ địa dị ứng.
- Các yếu tố thời tiết khắc nghiệt như nóng ẩm, lạnh khô hanh.
- Thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khó bụi, thuốc lá.
- Sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm, kém dinh dưỡng.
4. Ai có nguy cơ cao mắc viêm Amidan
Viêm Amidan là nhóm bệnh rất hay gặp, gặp ở khoảng 10% dân số, đứng đầu trong các bệnh lý vùng họng. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng với các lứa tuổi khác nhau, tuy nhiên những đối tượng sau thường có nguy cơ mắc viêm Amidan cao hơn cả:
- Trẻ em độ tuổi từ 3 -16 tuổi, ở nhóm tuổi này, hệ miễn dịch của trẻ thường chưa phát triển toàn diện nên amidan dễ bị tấn công.
- Người có hệ miễn dịch suy yếu, dinh dưỡng kém.
- Người có cơ địa dị ứng, nhạy cảm với sự thay đổi thời tiết.
- Người có thói quen hút thuốc nhiều năm, thường xuyên ăn các loại đồ ăn lạnh, hoặc cay nóng gây tổn thương niêm mạc vùng họng.
☛ Tìm hiểu chi tiết: Viêm amidan ở trẻ nhỏ
5. Viêm Amidan có nguy hiểm không?
Viêm Amidan là một bệnh lý cần được quan tâm, chú ý nhiều hơn do bệnh tiềm ẩn nhiểu nguy cơ gây ra biến chứng như:
- Biến chứng tại chỗ: viêm tấy, áp xe quanh Amidan thường gặp là viêm tấy áp xe Amidan thể trước.
- Biến chứng đến các cơ quan lân cận: gây viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm hạch, viêm thanh khí quản, ảnh hưởng nhiều tới các chức năng thở,ăn uống, nghe, phát âm của người bệnh nếu không được điều trị.
- Biến chứng toàn thân: gây viêm nội tâm mạc, viêm thận, viêm khớp do vi khuẩn gây bệnh di chuyển vào máu. Đặc biệt khi vi khuẩn gây bệnh là liên cầu A tan huyết nhóm Beta có thể gây biến chứng thấp tim, thường ở nhóm tuổi học sinh (5-6 tuổi), biến chứng này thường xảy ra sau đợt viêm A cấp tính 10-30 ngày.
Đặc biệt với trẻ sơ sinh, trẻ bú mẹ, do cấu trúc đường hô hấp ngắn, tác nhân gây bệnh có thể nhanh chóng lây lan xuống đường hô hấp dưới gây viêm khí quản, viêm phế quản, viêm phổi, có thể dẫn tới nhiều vấn đề hô hấp nguy hiểm ở trẻ như khó thở, suy hô hấp,…
☛ Đọc thêm bài viết: Nguy hiểm khi bị viêm amidan có máu
6. Khám và chẩn đoán viêm Amidan
Trong trường hợp phát hiện mình có dấu hiệu viêm Amidan, bạn cần đến các cơ sở khám tai mũi họng để kiểm tra đặc biệt trong các trường hợp:
- Trẻ nhỏ sốt cao 39 – 40 độ.
- Nuốt đau, nuốt khó, ăn uống kém.
- Ho khạc ra đờm nhầy có lẫn máu, mủ.
- Đau rát họng kèm theo đau tai, ù tai.
- Đau rát cổ họng kéo dài trên 1 tuần.
Viêm Amidan sẽ được khám tại chuyên khoa tai mũi họng, bác sĩ sẽ tiến hành hỏi về các triệu chứng mà bạn gặp, kết hợp với nội soi tai mũi họng để quan sát tổn thương thực thể.
Viêm Amidan được chẩn đoán xác định khi:
- Viêm Amidan Cấp: có các triệu chứng sốt, đau rát họng, nuốt khó, hạch góc hàm sưng to và đau. Khám thấy amidan đỏ, bề mặt nhiều chẩm mủ, xét nghiêm máu thấy dấu hiệu của phản ứng viêm
- Viêm Amidan mạn: có tiền sử nhiều đợt viêm Amidan cấp tái phát, hay đau rát họng, nuốt vương như có dị vật, hơi thở hôi. Khám thấy Amidan quá phát, xơ teo, có nhiều chấm mủ trong các khe, hốc, hạch góc hàm sưng to, cứng, đau hoặc không đau.
7. Phương pháp điều trị viêm Amidan hiệu quả nhất
Dưới đây là các phương pháp điều trị viêm Amidan hiệu quả bạn có thể tham khảo:
7.1. Chế độ ăn uống sinh hoạt khi bị viêm Amidan
Chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý rất cần thiết với người bị viêm Amidan, nhiều trường hợp viêm A do virus, hoặc với những người có hệ miễn dịch tốt, thường chỉ cần quan tâm hơn tới chế độ ăn uống sinh hoạt là bệnh có thể tự khỏi.
– Vệ sinh miệng họng: nhằm loại làm sạch đờm nhầy trong cổ họng, loại bỏ một phần vi khuẩn, virus gây bệnh, hạn chế viêm diễn biến nặng. Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý hoặc các loại dung dịch vệ sinh miệng họng chuyên dụng như AFree để vệ sinh miệng họng ngày 3-4 lần, việc này còn giúp giảm đáng kể tình trạng hôi miệng do viêm Amidan.
– Chế độ ăn uống: người viêm Amidan có thể gặp một số vấn đề khi ăn uống vậy nên bạn cần lưu ý:
- Lựa chọn các loại đồ ăn mềm, nguội, dễ nuốt, nhiều dinh dưỡng như cháo, soup, rau củ hầm,…
- Ăn các loại đồ ăn thanh đạm tính mát, hạn chế đồ ăn có vị mạnh có tính cay nóng.
- Nên uống nước ấm, hỗ trợ làm giảm cảm giác đau rát họng của bạn.
- Không uống nước đá đồ ăn lạnh, không sử dụng rượu bia, chất kích thích, không hút thuốc lá.
- Có thể sử dụng một số loại nước uống tốt cho cổ họng có tác dụng giảm đau rát họng, chống viêm như trà gừng, trà mật ong.
– Bạn có thể áp dụng một số mẹo dân gian để cải thiện tình trạng viêm Amidan như ngậm chanh tươi với muối, xông hơi miệng họng, ngậm gừng mật ong,…
– Lưu ý giữ ấm cơ thể, tăng cường luyện tập thể dục thể thao, hít thở không khí trong lành để tăng cường sức đề kháng.
7.2. Sử dụng thuốc tây
Việc sử dụng thuốc tây sẽ phụ thuốc vào triệu chứng và mức độ bệnh của bạn. Các loại thuốc thường được sử dụng trong trường hợp này là:
– Thuốc giảm đau, hạ nhiệt: thường sử dụng Paracetamol, lưu ý với trẻ nhỏ sử dụng thuốc khi trẻ có sốt trên 38 độ, hai lần uốn thuốc nên cách nhau từ 4-6 tiếng, liều dùng cho trẻ là 10-15mg /kg và không nên sử dụng quá 5 lần/ngày.
– Thuốc an thần: được sử dụng trong các trường hợp sốt cao, co giật hoặc có tiền sử co giật, đặc biệt với trẻ nhỏ.
– Thuốc kháng sinh: Penicillin, Rovamycine được sử dụng trong các trường hợp nguyên nhân gây viêm do vi khuẩn, đặc biệt là liên cầu khuẩn. Lưu ý phải dùng kháng sinh đủ liều, đủ thời gian, không nên dừng kháng sinh giữa chứng khi thấy triệu chứng giảm, điều này làm tăng nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc gây viêm Amidan mạn tính.
7.3. Phẫu thuật cắt Amidan
Cắt Amidan sẽ được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Có viêm Amidan cấp tái phát nhiều đợt trong năm.
- Viêm Amidan gây biến chứng tại chỗ.
- Viêm Amidan gây biến chứng các vùng lân cận.
- Viêm Amidan gây biến chứng toàn thân.
- Amidan quá phát gây ảnh hưởng tới chức năng nói, nuốt, thở.
- Viêm Amidan mạn tính hơi thở hôi gây ảnh hưởng đến giao tiếp hoặc gây cơn ngừng thở khi ngủ.
Hiện nay có nhiều phương pháp cắt Amidan cho hiệu quả điều trị tốt, nhẹ nhàng, ít gây đau đớn và chảy máu nên bạn không cần quá lo lắng. Việc phẫu thuật cắt Amidan sẽ được bác sĩ quyết định sau khi khám và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.
8. Xịt họng AFree hỗ trợ phòng và điều trị viêm Amidan hiệu quả
Việc vệ sinh miệng họng thường xuyên sẽ làm hạn chế sự nhân lên của các vi sinh vật gây bệnh như virus, vi khuẩn và cải thiện triệu chứng viêm Amidan. Xịt họng AFree có thể hỗ trợ bạn thực hiện điều đó một cách tiện lợi và hiệu quả nhất.
Được sản xuất theo công nghệ hiện đại, với thành phần chứa Kẽm và DMSO, xịt họng đem lại nhiều tác dụng nổi bật như:
- Giúp giảm sưng, viêm, đau rát họng hiệu quả.
- Tác dụng đạt được chỉ sau 1-2 ngày sử dụng.
- Diệt sạch virus, vi khuẩn, phòng viêm nhiễm đường hô hấp.
Cách sử dụng đơn giản: Bạn chỉ cần xịt trực tiếp vào họng hoặc pha loãng với nước để súc miệng hàng ngày.
Không chỉ sử dụng khi bị viêm Amidan, bạn còn có thể sử dụng AFree như một dung dịch sát khuẩn miệng họng hàng ngày nhằm bảo vệ đường hô hấp, phòng tránh các bệnh lý nhiễm khuẩn hô hấp.
Viêm Amidan là một bệnh lý thường gặp, chính vì thế việc nắm vững các dấu hiệu bệnh sẽ giúp bạn nhận biết và phát hiện bệnh sớm, điều trị sớm và đúng cách chính là cách hiệu quả nhất để chữa triệt để bệnh và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.