Viêm đường hô hấp là bệnh lý thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Bệnh biểu hiện qua các triệu chứng như ho, sổ mũi, đau rát họng, khàn tiếng… Trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn tìm câu trả lời cho câu hỏi những nguyên nhân nào dẫn đến bệnh viêm đường hô hấp thường gặp.
Mục lục
Bệnh viêm đường hô hấp là gì?
Viêm đường hô hấp là bệnh lý nhiễm trùng thường gặp trong cộng đồng, có thể xảy ra tại những cơ quan như tai, mũi, họng, đường dẫn khí (thanh quản, khí quản, phế quản), cho đến phổi. Bệnh được chia thành viêm đường hô hấp trên (viêm tai giữa, viêm xoang, viêm amidan, viêm họng…) và viêm đường hô hấp dưới (viêm phế quản, viêm phổi, viêm tiểu phế quản…).
Viêm đường hô hấp có thể gặp ở mọi đối tượng, đặc biệt phổ biến ở trẻ em, người già, người có bệnh mạn tính và người bị suy giảm hệ miễn dịch.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Đừng chủ quan khi bị viêm đường hô hấp!
Những triệu chứng khi viêm đường hô hấp
Mỗi trường hợp sẽ có các triệu chứng khác nhau phụ thuộc vào tình trạng bệnh và sức đề kháng của cơ thể, các triệu chứng phổ biến nhất là:
- Bị nghẹt mũi, chảy nước mũi
- Ho khan hoặc ho có đờm
- Sốt nhẹ
- Đau họng
- Đau đầu âm ỉ
Với các trường hợp bệnh nặng hơn, có thể xuất hiện các triệu chứng như:
- Ho nhiều và nặng
- Tiết nhiều đờm, đờm có màu xanh, trắng hoặc vàng
- Sốt cao
- Khó thở, thở khò khè
- Thở nhanh
- Đau tức ngực
- Da xanh xao
☛ Tham khảo thêm tại: Những triệu chứng viêm đường hô hấp trên mà bạn cần phải lưu ý
Nguyên nhân dẫn đến viêm đường hô hấp
Nguyên nhân bệnh viêm đường hô hấp trên
Đường hô hấp trên được bảo vệ bởi hàng rào vật lý và miễn dịch của cơ thể, đó là hệ thống niêm mạc – lông – dịch nhầy như lông mũi, tuyến tiết nhầy… Cùng với đó, VA và amidan cũng là những bộ phận của hệ miễn dịch giúp cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh. Để gây ra bệnh viêm đường hô hấp trên, các tác nhân gây bệnh cần vượt qua 2 hàng rào bảo vệ này. Các nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh viêm đường hô hấp trên gồm có:
- Các loại vi khuẩn: vi khuẩn bạch hầu, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, tụ cầu, vi khuẩn Bordetella…
- Các loại virus: virus hợp bào hô hấp, virus cúm, virus sởi…
- Các loại nấm: Rhizopus, Rhizomucor, Cunninghamella…
- Môi trường sống bị ô nhiễm, nhiều khói bụi, hóa chất
- Thời tiết lạnh, không khí hanh khô, thời điểm giao mùa
- Người có thói quen hút thuốc lá hoặc người hít phải khói thuốc thụ động lâu ngày
- Người bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản
- Dị ứng với các tác nhân có trong môi trường như lông động vật, phấn hoa,…
- Tiếp xúc với người bệnh viêm đường hô hấp hoặc chạm tay vào các bề mặt dính virus, vi khuẩn rồi đưa tay lên mắt, mũi, miệng.
Nguyên nhân bệnh viêm đường hô hấp dưới
Viêm đường hô hấp dưới xảy ra ở đường thở từ khí quản xuống đến phổi. Nguyên nhân dấn đến viêm đường hô hấp dưới có thể là do:
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như viêm mũi, viêm VA, viêm amidan… nhưng không được điều trị đúng cách
- Nhiễm virus: virus cúm, sởi, ho gà, virus á cúm…
- Nhiễm vi khuẩn: các vi khuẩn điển hình như phế cầu, liên cầu, Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis… hoặc các vi khuẩn không điểm hình như Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia pneumoniae, Legionella pneumophila…
- Hít phải không khí ô nhiễm, hóa chất, khói thuốc lá, chất gây dị ứng
- Người có cơ địa dị ứng với thức ăn (đậu phộng, dâu tây, sô cô la…), người bệnh di truyền rối loạn bài tiết nhầy
Biện pháp chẩn đoán viêm đường hô hấp
Thông thường, người bệnh viêm đường hô hấp nhẹ có thể tự hồi phục sau 5 – 10 ngày điều trị tại nhà. Tuy nhiên, với những trường hợp bệnh kéo dài, người bệnh mệt mỏi, khó chịu thì việc bạn đi đến các cơ sở y tế để thăm khám là điều hết sức cần thiết.
Để chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ khai thác các triệu chứng, thời gian mắc bệnh, nghe phổi và làm một số xét nghiệm như:
- Đo độ bão hòa oxy: Độ bão hòa oxy hay nồng độ oxy trong máu (SpO2) là một chỉ số có ý nghĩa quan trọng. Thông thường, nồng độ SpO2 dao động ở mức 95 – 100%, nếu chỉ số này quá thấp thì sẽ cần phương án can thiệp của bác sĩ.
- Lấy mẫu dịch nhầy (dịch mũi, họng): Điều này sẽ giúp bác sĩ xác định nguyên nhân gây bệnh viêm đường hô hấp và đưa ra phác đồ điều trị hợp lý.
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm này sẽ kiểm tra được bệnh viêm đường hô hấp của bạn là do virus hay vi khuẩn.
- Chụp X-quang cổ: Trong trường hợp bạn bị khó thở, chụp X-quang cổ sẽ giúp bác sĩ kiểm tra tình trạng viêm nắp thanh quản.
- Chụp X-quang ngực: Chụp X-quang ngực được chỉ định nếu bác sĩ nghi ngờ người bệnh bị viêm phổi.
☛ Tham khảo thêm tại: Bệnh viêm đường hô hấp trên có lây không? Cách phòng ngừa hiệu quả
Cách điều trị viêm đường hô hấp thường gặp
Tùy vào tình trạng và sức khỏe của người bệnh mà sẽ có những phương pháp điều trị bệnh viêm đường hô hấp khác nhau. Dưới đây là những phương pháp thường gặp:
Nghỉ ngơi, uống nhiều nước
Với những tình trạng viêm đường hô hấp nhẹ, người bệnh hoàn toàn có thể tự điều trị tại nhà mà không cần sự thăm khám của bác sĩ hay sử dụng thuốc. Người bệnh nên giảm bớt công việc để nghỉ ngơi, giữ gìn sức khỏe, tránh hoạt động quá sức. Cùng với đó, cần uống thêm nước để bù lại lượng nước mất đi do chảy nước mũi, sốt hoặc ăn uống kém.
Dùng các biện pháp dân gian
Bên cạnh nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng, các bạn có thể kết hợp với các biện pháp dân gian trị bệnh viêm đường hô hấp tại nhà bằng các loại nguyên liệu, thực phẩm có sẵn để giúp các triệu chứng nhanh chóng biến mất.
Húng chanh và đường phèn
Trong lá húng chanh có một lượng lớn tinh dầu với tác dụng kháng khuẩn, kháng sinh. Sử dụng lá húng chanh kết hợp đường phèn là bài thuốc trị viêm họng, tiêu đờm, trị ho, giải cảm hiệu quả đã được nhiều gia đình áp dụng.
Cần chuẩn bị: 20 gam lá húng chanh và 20 gam đường phèn.
Cách thực hiện: Lá húng chanh rửa sạch, để cho ráo nước rồi thái nhỏ. Cho lá húng chanh và đường phèn vào bát, mang đi hấp cách thủy trong 20 – 30 phút. Chắt lấy phần nước cốt uống từ từ, phần bã ngậm trong miệng và nuốt lấy nước. Thực hiện đều đặn mỗi ngày 1 – 2 lần trong khoảng 4 – 5 ngày sẽ làm giảm ho, tan đờm.
Mật ong và gừng
Gừng có tính ấm và công dụng giải cảm, trị ho, làm ấm cơ thể. Mật ong là chất kháng sinh tự nhiên có tác dụng tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn có hại. Khi kết hợp hai nguyên liệu này, các bạn sẽ được bài thuốc trị cảm cúm, viêm họng, ho có đờm hiệu quả.
Cần chuẩn bị: một củ gừng tươi, mật ong
Cách thực hiện: Gừng đem rửa sạch, nướng chín trên bếp rồi lột vỏ. Cắt gừng thành những miếng nhỏ rồi giã nhuyễn. Thêm vào đó một chút mật ong, khuấy đều. Dùng hỗn hợp này để uống nhiều lần trong ngày, phần bã gừng ngậm và nuốt lấy nước.
Chanh đào hấp đường phèn
Chanh đào là một trong những nguyên liệu trị ho tuyệt vời đã được sử dụng từ xưa đến nay. Trong vỏ chanh đào chứa nhiều tinh dầu có tác dụng hạ sốt, trị viêm họng, cảm cúm, nhiều đờm. Ruột chanh chứa nhiều acid citric có khả năng giảm ho, khản tiếng. Kết hợp chanh đào với mật ong sẽ được bài thuốc hiệu quả cho người bệnh viêm đường hô hấp.
Cần chuẩn bị: 1 – 2 quả chanh đào, 1 muỗng đường phèn.
Cách thực hiện: Rửa sạch chanh đào rồi thái thành những lát mỏng. Cho chanh đào vào bát và thêm đường phèn, hấp cách thủy trong 15 – 20 phút. Dùng hỗn hợp thu được để uống hằng ngày, mỗi ngày 1 – 2 lần. Thực hiện kiên trì trong 3 – 4 ngày sẽ làm giảm dần các triệu chứng khó chịu.
Uống tinh bột nghệ
Khi nhắc đến tinh bột nghệ chúng ta đã quá quen thuộc với tác dụng làm đẹp cho chị em như trị mụn, làm trắng da, trị nám, tàn nhang. Vậy nhưng, nguyên liệu này còn có khả năng đặc biệt khác là sát trùng, diệt khuẩn, tan đờm, cải thiện hệ thống miễn dịch.
Cần chuẩn bị: một cốc nước ấm và 1 thìa tinh bột nghệ.
Cách thực hiện: Pha tinh bột nghệ với nước ấm, khuấy đều. Uống nước tinh bột nghệ mỗi ngày 2 – 3 lần sẽ giúp làm dịu cổ họng, giảm ho, tan đờm hiệu quả. Bạn cũng có thể thay nước ấm bằng một cốc sữa nóng, cách này không chỉ có tác dụng điều trị bệnh viêm đường hô hấp và còn rất tốt cho sức khỏe.
Súc miệng với nước muối
Nước muối có tác dụng sát khuẩn, làm giảm sưng viêm, đau rát cổ họng, kích thích niêm mạc tiết thêm chất nhầy có lợi. Không chỉ vậy, thường xuyên súc miệng với nước muối sẽ giúp bạn làm sạch khoang miệng, loại bỏ hơi thở hôi…
Cần chuẩn bị: 1 thìa nhỏ muối và một cốc nước ấm
Cách thực hiện: Hòa tan muối vào nước ấm. Súc miệng với nước muối trong 30 giây rồi nhổ đi. Thực hiện 4 – 5 lần mỗi ngày để giúp các cơn ho, đau rát họng nhanh chóng tan biến.
Xông hơi mũi – họng
Khi người bệnh bị ho, nhiều đờm, đau rát cổ họng… phương pháp xông hơi mũi – họng sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng này. Hơi nóng cùng những giọt nước ly ti có tác dụng làm ẩm niêm mạc họng, giảm tình trạng đau rát, làm loãng đờm và thông mũi họng.
Cần chuẩn bị: một nồi nước sôi, một chiếc khăn lớn
Cách thực hiện: Bạn đun một nồi nước sôi, có thể thêm vào nồi nước các nguyên liệu như chanh, sả, gừng… hoặc một vài giọt tinh dầu thiên nhiên (bạc hà, khuynh diệp…). Trùm một chiếc khăn lớn qua đầu rồi ghé sát mặt vào nồi nước, từ từ hít thở bằng mũi và miệng để hơi nóng đi sâu vào cổ họng. Thực hiện mỗi lần một ngày vào buổi sáng hoặc tối.
Thuốc Tây y điều trị triệu chứng
Người bệnh viêm đường hô hấp có thể gặp các triệu chứng khác nhau. Nếu các triệu chứng kéo dài và gây khó chịu thì các bạn có thể xin ý kiến bác sĩ, dược sĩ để sử dụng thuốc Tây y như:
- Thuốc hạ sốt: Các loại thuốc viên nén, viên sủi, thuốc cốm… chứa paracatamol, ibupofen như Efferalgan, Hapacol, Panadol,…
- Thuốc kháng histamin: Loại thuốc này sẽ có tác dụng giảm dịch tiết và tình trạng nghẹt mũi.
- Thuốc giảm ho: Gồm các thuốc chứa hoạt chất chính như dextromethorphan, guaifenesin, codein.
- Thuốc kháng sinh: Khi người bệnh xác định được nguyên nhân của viêm đường hô hấp do vi khuẩn thì có thể sử dụng các thuốc kháng sinh như amoxicillin, penicillin V, azithromycin,…
- Thuốc steroids: Các thuốc này có tác dụng giảm viêm và phù nề đường hô hấp, với thành phần chính chứa dexamethasone, prednisolone.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Tổng hợp các loại thuốc trị viêm đường hô hấp trên hiệu quả
Xịt họng AFree – hỗ trợ người bệnh viêm đường hô hấp
Vệ sinh sạch sẽ cổ họng là điều cần thiết giúp ngăn chặn sự xâm nhập của vi sinh vật có hại, giảm nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp. Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn Dung dịch Xịt họng AFree giúp sát khuẩn, phòng viêm nhiễm các bệnh đường hô hấp do virus và vi khuẩn. Đây là một sản phẩm đến từ Công ty Dược phẩm Thái Minh, một công ty dược phẩm đã có nhiều sản phẩm chăm sóc sức khỏe có tiếng như Khương Thảo Đan, Tràng Phục Linh, Bình Vị Thái Minh, Vương Bảo…
Sản phẩm Xịt họng AFree được bào chế dựa trên ứng dụng kẽm iod được nano hóa trong dung môi hữu cơ để diệt khuẩn. Theo nguyên cứu này, kẽm iod nano hóa có tác dụng hiệu quả trên bệnh viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn, nấm, lao… Sản phẩm có những công dụng ưu Việt như:
- Phòng bệnh viêm đường hô hấp do virus, vi khuẩn
- Giúp giảm ho, sưng viêm, đau rát họng, nhiệt miệng
- Làm dịu nhẹ triệu chứng viêm và đau rát họng
- Phòng bệnh viêm phế quản, ho mạn tính lâu ngày
Cách sử dụng xịt họng AFree rất đơn giản như sau:
- Khi gặp các bệnh đường hô hấp thông thường như viêm họng, ngứa họng, đau rát họng, nhiều đờm, ho tức ngực bạn xịt họng ngày 4 – 6 lần, mỗi lần 5 – 6 nhịp.
- Khi các bệnh đường hô hấp tăng nặng, bạn có thể xịt 15 lần/ngày để sản phẩm đạt tác dụng trị bệnh tốt nhất.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể pha dung dịch thuốc với nước theo tỉ lệ 1:20 để sát khuẩn khoang miệng mỗi ngày, mỗi lần 25 – 30ml.
(Lưu ý: Không dùng xịt họng AFree cho trẻ em dưới 3 tuổi, phụ nữ mang thai và đang cho con bú).
Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh viêm đường hô hấp và sản phẩm AFree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 9068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.
Đặt giao xịt họng AFree về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
Địa chỉ mua xịt họng AFree chính hãng trên toàn quốc
Lời kết:
Viêm đường hô hấp là bệnh lý phổ biến có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào. Do vậy, để có biện pháp điều trị phù hợp, bạn nên xác định đúng nguyên nhân gây bệnh. Hy vọng rằng bài viết trên đây của chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về viêm đường hô hấp và có thêm nhiều thông tin hữu ích.