[HỎI] Tôi thường xuyên bị nhiệt miệng và mỗi lần như vậy đều cảm thấy rất đau đớn, khó chịu. Đặc biệt là khi đánh răng thì vết nhiệt lại càng đau buốt hơn. Chuyên gia cho tôi hỏi “Khi bị nhiệt miệng thì có nên đánh răng không?” và làm thế nào để nhiệt miệng nhanh khỏi. Tôi cảm ơn!
Thế Anh – 28 tuổi
Mục lục
Bệnh nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng hay còn gọi là loét miệng, lở miệng là các vết loét nông, nhỏ thường xuất hiện ở mô mềm trong khoang miệng. Chúng thường được thấy ở má trong, lưỡi hoặc dưới lưỡi, môi, nướu,… Vết loét thường có màu vàng hoặc trắng, có hình bầu dục hoặc tròn và có kích thước từ 2-8mm. Khi mắc bệnh, bạn sẽ luôn cảm thấy đau đớn, xót, buốt khi chẳng may chạm phải và làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt. Đây là bệnh lành tính, không lây lan, có thể tự lành sau khoảng 7-14 ngày và không để lại sẹo.
Triệu chứng điển hình nhất thường thấy khi mắc nhiệt miệng như:
- Niêm mạc miệng xuất hiện một hoặc nhiều mọng nước li ti, theo thời gian chúng sẽ vỡ ra và tạo thành các vết loét.
- Kích thước các vết loét có thể to dần tới khoảng 10mm.
- Sưng đỏ, đau nhức ở các vết loét, nhất là khi vô tình chạm phải.
- Sưng hạch bạch huyết.
- Người bệnh thấy mệt mỏi, có thể sốt.
☛ Tìm hiểu chi tiết: Tổng quan về bệnh nhiệt miệng
Bị nhiệt miệng là do đâu?
Theo Đông y, nhiệt miệng là do người bệnh bị nóng trong gây ra nhiệt miệng. Còn đối với Y học hiện đại, chuyên gia y tế vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây nhiệt miệng. Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố khiến có thể gây nhiệt miệng như:
- Nhiễm vi khuẩn, virus hoặc nấm. (Helicobacter, Herpes, Candida).
- Tổn thương ở trong khoang miệng.
- Cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng.
- Suy giảm hệ miễn dịch.
- Rối loạn nội tiết tố (đối với phụ nữ đang mang thai hoặc trong chu kì kinh nguyệt).
- Căng thẳng, stress.
☛ Xem thêm: Nguyên nhân thường xuyên gây nhiệt miệng
Bị nhiệt miệng có nên đánh răng không?
Khoang miệng là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn, cũng là môi trường lý tưởng để chúng phát triển, bởi ở đây luôn ẩm và có nhiều chất dinh dưỡng từ thức ăn. Vậy nên chúng ta thường được bác sĩ khuyên cần phải đánh răng ít nhất 2-3 lần/ ngày. Trong nhiều trường hợp bị nhiệt miệng, người bệnh sẽ có tâm lý sợ đau nên thường hạn chế đánh răng. Vì thế sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển khiến các vết loét trở nên nghiêm trọng hơn. Chính vì điều đó, bạn vẫn nên đánh răng hàng ngày để ngăn chặn và loại bỏ vi khuẩn gây hại cho khoang miệng, giúp bệnh màu lành.
Cách vệ sinh răng miệng đúng cách cho người bị nhiệt miệng
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Vệ sinh răng miệng không đúng cách cũng là một trong những nguyên nhân gây nhiệt miệng. Những vết thương nhỏ trong khoang miệng sẽ bị vi khuẩn tấn công tạo thành vết nhiệt miệng. Bạn nên đánh răng tối thiểu 2-3 lần/ ngày khi ngủ dậy, sau khi ăn và trước khi đi ngủ để đảm bảo răng miệng luôn sạch sẽ. Ngoài ra, vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ không gây hôi miệng và mắc các bệnh về răng miệng.
Sử dụng bàn chải lông mềm
Dùng bàn chải có đầu lông cứng sẽ làm tổn thương nướu, gây chảy máu và có thể làm xước niêm mạc miệng. Để tránh được điều đó, bạn cần sử dụng những bàn chải có lông mềm và chải răng nhẹ nhàng để tránh gây chấn thương niêm mạc miệng. Bạn cũng nên tập thói quen đánh răng theo chiều lông thẳng 90 độ so với răng và xoay tròn để loại bỏ được thức ăn thừa dính vào răng. Theo các bác sĩ y khoa khuyên rằng bạn nên thay bàn chải 3 tháng/ lần là tốt nhất.
Súc miệng nước muối thường xuyên
Súc miệng bằng nước muối là cách bảo vệ răng miệng dễ dàng, hiệu quả nhất mà nhiều người áp dụng. Muối có tác dụng sát khuẩn, tiêu diệt và ngăn chặn vi khuẩn và tấn công răng miệng. Bạn nên súc miệng bằng nước muối sinh lý khoảng 2-3 lần/ ngày, nên thực hiện sau khi ăn, sáng sớm và trước khi đi ngủ. Áp dụng cách này thường xuyên cũng sẽ giúp răng miệng luôn chắc khỏe.
Lựa chọn kem đánh răng phù hợp
Việc lựa chọn kem đánh răng khi bị nhiệt miệng cũng rất quan trọng, bởi thông thường kem đánh răng có chứa natri sulfat dodecyl (natri lauryl sulfat hay SLS) – đây là chất tẩy rửa cực mạnh. Theo các chuyên gia y tế, nếu bạn sử dụng kem đánh răng không chứa hợp chất này thì bệnh nhiệt miệng sẽ mau chóng thuyên giảm và hạn chế tái phát. Chính vì thế, người bệnh cần chọn những loại kem đánh răng khi bị nhiệt miệng như:
- Kem đánh răng chứa thành phần thảo dược: Loại kem đánh răng này giúp hạn chế tình trạng mòm men răng và hỗ trợ điều trị các vết nhiệt hiệu quả hơn. Người bệnh nên ưu tiên lựa chọn những loại kem có chứa thành phần: đinh hương, hoa cúc, vỏ cây sồi, cỏ thi,…
- Kem đánh răng không chứa SLS hay natri sunfat dodecyl: Đây là hai hợp chất tẩy rửa mạnh dễ gây kích ứng, gây tổn thương cho răng và khoang miệng.
- Kem đánh răng chứa boroglycerol: Kem đánh răng chứa thành phần này giúp bảo vệ răng miệng chống lại các vi khuẩn, nấm gây hại. Bên cạnh đó giúp phục hồi các vết thương, vết nhiệt ở khoang miệng.
Tham khảo: Cách làm giảm đau khi bị nhiệt miệng
Nhiệt miệng cần làm gì để nhanh khỏi?
Uống đủ nước
Việc uống đủ nước tùy theo nhu cầu của cơ thể là điều cần thiết. Uống đủ nước khoảng 1,5 – 2 lít mỗi ngày sẽ giúp loại bỏ chất độc tố ra khỏi cơ thể. Đồng thời, bạn có thể làm giảm tình trạng đau xót ở vết nhiệt bằng cách uống một cốc nước mát. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể uống các loại nước ép hoa quả, trái cây, rau củ để bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. (đọc thêm: nhiệt miệng nên uống nước gì?)
Bổ sung chế độ dinh dưỡng
Khi cơ thể thiếu hụt vitamin và khoáng chất sẽ khiến cho hệ miễn dịch suy giảm, khi đó vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể gây nhiệt miệng. Điều bạn cần làm là bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể để nâng cao sức đề kháng. Bổ sung nhiều thức phẩm chứa vitamin B1, PP, C, chất xơ, những loại rau xanh có tính mát.
☛ Tham khảo thêm: Nhiệt miệng là do thiếu chất gì?
Hạn chế ăn đồ cay nóng, dầu mỡ
Một số thực phẩm có gia vị cay nóng như ớt, tỏi, gừng, tiêu,… hoặc những đồ ăn quá chua, nhiều dầu mỡ cũng sẽ là tác nhân khiến vết nhiệt miệng lâu lành hơn. Thậm chí có thể khiến vết loét mưng mủ và gây nhiều đau đớn cho người bệnh.
Bên cạnh đó, uống quá nhiều rượu bia và sử dụng thuốc lá sẽ làm cho hệ miễn dịch suy yếu, khiến tình trạng nhiệt miệng khó chịu hơn, có thể gây nhiễm trùng vết loét.
Tránh làm tổn thương khoang miệng
Những vết nhiệt miệng cũng có thể được hình thành từ vết thương nhỏ trong khoang miệng. Bạn cần lưu ý khi ăn uống, nói chuyện để tránh cắn vào má gây tổn thương mô mềm. Đồng thời cũng không nên ăn đồ ăn quá cứng, góc cạnh để tránh gây tổn thương.
Tránh căng thẳng, stress
Khi bị căng thẳng, stress một thời gian dài, người bệnh cũng rất dễ mắc nhiệt miệng bởi tinh thần mệt mỏi, chán ăn dẫn đến sức đề kháng suy giảm. Vì vậy bạn nên giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, không tạo áp lực cho bản thân, không thức khuya. Bên cạnh đó, tập thể dục thể thao thường xuyên cũng là cách để giảm stress và nâng cao sức khỏe cho bản thân.
Áp dụng các mẹo dân gian chữa nhiệt
Sử dụng mật ong chữa nhiệt: Mật ong có chứa hydroperoxide có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm rất tốt. Chúng được ví như một loại kháng sinh tự nhiên rất tốt cho cơ thể và có khả năng làm lành nhanh vết thương. Bạn có thể lấy tăm bông chấm vào mật ong nguyên chất rồi thoa đều lên vết nhiệt. Thực hiện cách này ngày 2-3 lần sau ăn và trước khi đi ngủ.
Uống bột sắn: Bột sắn có tính mát, vị ngọt thanh, có tác công dụng thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể. Từ đó giúp cải thiện tình trạng nóng trong người và chữa nhiệt hiệu quả. Bạn pha khoảng 10-15g bột sắn với nước lọc. Khuấy đều hỗn hợp rồi thưởng thức. Người bệnh uống 1-2 lần/ ngày sẽ thấy bệnh thuyên giảm nhanh hơn.
Đối với trẻ nhỏ thì bạn cần nấu chín bột sắn đến khi sánh mịn rồi cho trẻ ăn. Không nên cho thêm đường bởi có thể làm mất tác dụng của bột sắn.
Uống trà hoa cúc: Hai hợp chất Azulene và Levomenol trong trà hoa cúc có thể chống viêm, sát trùng rất tốt. Đồng thời, uống trà hoa cúc còn có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, ngăn ngừa nhiệt miệng tái phát. Bạn đun ấm trà hoa cúc như bình thường và uống hàng ngày. Nên uống khi vừa ngủ dậy, sau bữa ăn và trước khi đi ngủ khoảng 30 phút.
☛ Xem thêm: Tất tần tật cách chữa nhiệt miệng
Khi nào nhiệt miệng cần gặp bác sĩ?
Nhiệt miệng có thể tự lành sau khoảng 7-14 ngày. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn đã điều trị nhiệt miệng tại nhà nhưng không hết và đi kèm với những triệu chứng dưới đây thi bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám:
- Vết loét sâu hơn và lan to hơn.
- Vết nhiệt cũ chưa khỏi đã có vết nhiệt mới.
- Đau nhức khi không chạm vào.
- Sốt cao.
- Đau đầu.
- Phát ban, tiêu chảy.
- Tụt cân không rõ lý do.
Bác sĩ sẽ hỏi bạn một vài câu hỏi liên quan đến triệu chứng và quan sát xem vết nhiệt của bạn, từ đó chẩn đoán ra nguyên nhân gây bệnh. Tùy vào mức độ của vết nhiệt, bác sĩ có thể sẽ chỉ định làm một số xét nghiệm chuyên sâu cần thiết.
Xịt họng AFree – giảm sưng, đau rát do nhiệt miệng
Xịt họng AFree là sản phẩm của Công ty Dược phẩm Thái Minh được phát triển từ bằng phát minh sáng chế số US2018/0353539 được chuyển nhượng từ Invenmed-Hoa Kỳ. Dựa trên nguyên lý sử dụng các công dụng của 2 nguyên tố chính là Iod và Kẽm, được bào chế phù hợp, xịt họng AFree có thể giúp bạn sát khuẩn, tiêu diệt, ngăn chặn vi khuẩn và virus gây nhiệt miệng, ngoài ra còn hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của viêm nhiễm đường hô hấp.
Thành phần của sản phẩn bao gồm: ZnI2, DMSO (Dimethyl sulfoxide), Đường kính, Natri benzoat, Tartrazin, hương hoa quả, nước tinh khiết. Trong đó:
- Kẽm (Zn) – có khả năng ngăn chặn quá trình nhân nên của virus qua đó tiêu diệt chúng, ngoài ra Zn còn kích thích tổng hợp nhiều enzym quan trọng giúp nâng cao hệ miễn dịch đường hô hấp, làm lành tổn thương và hạn chế quá trình viêm tại đây.
- Iod là một chất diệt khuẩn phổ rộng với độc tính thấp. Tính kháng khuẩn của Iod rất cao và sự kháng thuốc của virus với Iod là rất thấp, đồng thời Iod còn giúp kiểm soát quá trình viêm, thúc đẩy hệ miễn dịch gia tăng quá trình thực bào vi khuẩn.
- Dimethyl Sulfoxide (DMSO) là một hợp chất hoàn toàn tự nhiên được chiết xuất từ phần thịt gỗ. Năm 1963, DMSO được phát hiện về khả năng xuyên thấm qua da và các màng sinh học mà không gây hại và có thể mang theo các chất khác theo cùng. DMSO còn có thể nhanh chóng giảm kích ứng oxy hóa, tăng nồng độ oxy và đóng vai trò như một chất diệt virus..
Các thành phần trong AFree được kết hợp theo nhiều tỷ lệ khác nhau hướng đến từng đích tác dụng khác nhau, có thể ngăn chặn quá trình viêm nhiễm của vết nhiệt miệng và làm lành nhanh tổn thương ở khoang miệng.
Bên cạnh đó, sản phẩm còn có công dụng:
- Phòng viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn.
- Giúp giảm ho, sưng viêm, đau rát họng, nhiệt miệng.
- Làm dịu nhẹ các triệu chứng viêm, đau rát họng.
- Phòng viêm phế quản, ho lâu ngày ở trẻ em và người lớn.
Cách sử dụng AFree để đạt lại hiệu quả tốt nhất: Ngày xịt 4-6 lần, mỗi lần 5-6 nhịp vào vết nhiệt hoặc khu vực khoang miệng bị tổn thương. Hoặc pha dung dịch với nước theo tỉ lệ 1:20 để sát khuẩn khoang miệng ngày 3 lần, mỗi lần 25-30ml. (Lưu ý: Không dùng AFree cho trẻ em dưới 3 tuổi, phụ nữ có thai và đang cho con bú)
Hoặc Đặt mua AFree GIAO HÀNG NHANH tận nhà TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm NHÀ THUỐC GẦN NHẤT có bán xịt họng AFree chính hãng
Trên đây là những giải đáp thắc mắc về tình trạng “Nhiệt miệng có nên đánh răng không?” hi vọng có thể giúp ích được cho anh. Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh nhiệt miệng và sản phẩm AFree, anh có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 9068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp. Chúc anh có thật nhiều sức khỏe!