Ho không đơn giản chỉ là một triệu chứng bình thường mà nó là cách cơ thể tống những tác nhân có hại xâm nhập vào đường hô hấp ra ngoài. Ho được chia ra rất nhiều loại khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là ho khan và ho có đờm. Tuy nhiên, nhiều người vẫn hay nhầm lẫn giữa hai dạng ho này và dẫn đến việc điều trị không đúng cách, lâu khỏi. Để tránh được sai lầm này bạn cần biết cách phân biệt ho khan và ho có đờm. Cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết này nhé.
Mục lục
Tìm hiểu ho khan, ho đờm là gì?
Ho khan là tình trạng ho, cổ họng khô, ngứa rát và không có đờm hoặc chất nhầy. Còn ho có đờm là tình trạng ho kèm sinh đờm trong cổ họng gây vướng mắc, khó chịu.
Mặc dù vậy nhưng cả hai loại này đều có điểm chung là phản xạ ho để tống các vật thể lạ xâm nhập vào đường hô hấp ra ngoài, từ đó giúp bảo vệ cơ thể khỏi những bệnh lý nguy hiểm. Và thường xảy ra nếu như trong cổ họng hoặc đường thở chứa những chất kích thích như: Khói bui, chất gây dị ứng, vi khuẩn, nấm mốc, phấn hoa,…
☛ Tìm hiểu thêm: Sốt ho có đờm là gì?
Cách phân biệt ho khan và ho có đờm
Việc phân biệt ho khan và ho có đờm có ý nghĩa rất lớn trong việc chữa trị bởi mỗi loại ho đều có cách khắc phục riêng. Nếu không xác định được đúng tình trạng ho rất dễ dẫn đến chữa trị không hiệu quả, lâu khỏi, thậm chí còn gặp biến chứng. Dưới đây là cách giúp bạn phân biệt ho khan và ho có đờm:
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây ho khan chủ yếu là do cơ thể bị cảm lạnh, nhiễm virus, do các tác nhân dị ứng môi trường, khí hậu khô gây kích ứng cổ họng và ảnh hưởng đến hệ hô hấp của con người.
Còn nguyên nhân chính dẫn đến ho có đờm là do đường hô hấp bị viêm và nhiễm trùng. Từ đó khiến cho hệ hô hấp bị tăng sinh cấu trúc, đường thở bị kích ứng, nhạy cảm và làm sản sinh ra các dịch đờm. Trong đó, các yếu tố được xem là tác nhân dẫn đến ho có đờm là: Dị ứng, thói quen hút thuốc lá, vi khuẩn, nấm,…
Ngoài cảm cúm và cảm lạnh, các yếu tố có thể gây ho có đờm là: Hen suyễn, viêm phổi, viêm phế quản cấp tính, khí phế thũng, viêm phế quản mạn tính.
Triệu chứng thường gặp
Ngoài ra, bạn có thể phân biệt ho khan và ho có đờm một cách tương đối chính xác qua những triệu chứng của chúng.
Ho khan:
- Người bị ho khan sẽ không có nhiều đờm trong cổ họng nên triệu chứng thường gặp ho kèm theo khô họng, ngứa họng.
- Ho khan có thể thành đợt kéo dài, diễn ra vào buổi đêm, gây mất ngủ nhiều cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
- Thông thường ho khan còn đi kèm với một số triệu chứng khác nữa là: Đau rát họng, mất tiếng, sưng họng, sốt nhẹ,…
Ho có đờm:
- Bên cạnh triệu chứng ho thì người bệnh còn cảm thấy vướng víu ở cổ họng do chất nhầy (đờm) tiết ra quá nhiều từ đường hô hấp.
- Đờm gồm hồng cầu, bạch cầu mủ, nước, bụi bẩn, xác vi sinh vật,… Tuỳ vào nguyên nhân gây bệnh mà màu sắc đờm có thể khác nhau từ trắng, xanh vàng đến đờm có máu, đờm bã đậu.
- Ngoài ra, người bệnh còn thấy vòm họng sưng tấy đỏ, nghẹt mũi, chảy nước mũi, khàn tiếng,…
Cách chữa trị ho khan và ho có đờm hiệu quả
Theo các chuyên gia, cho dù là ho có đờm hay ho khan nếu không được điều trị và xử trí kịp thời có thể gây ra các hệ luỵ đến sức khỏe đường hô hấp. Nó có thể diễn tiến đến các bệnh lý nguy hiểm như viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm phổi,… Vì vậy, khi mới mắc bệnh bạn nên tìm cách chữa trị cho phù hợp.
Cách chữa ho khan
Với ho khan thì mục đích việc chữa trị chủ yếu là giảm ho. Bạn có thể dùng thảo dược thiên nhiên để chữa ho khan mức độ nhẹ như củ cải trắng, gừng, tỏi,… Vì chúng đều chứa những hoạt chất chống viêm, “kháng sinh tự nhiên” như allicin, gingerol,… nên có tác dụng hữu hiệu trong việc chữa ho khan, nâng cao sức đề kháng cho hệ hô hấp.
Trong trường hợp ho khan nặng kéo dài, ho liên tục dữ dội dẫn đến mệt mỏi, đau ngực thì bạn cần dùng thuốc giảm ho, thuốc chống dị ứng để giảm triệu chứng. Thuốc giảm ho có tác dụng ức chế trung tâm ho nhờ đó giảm tần suất cơn ho xuống. Một số loại thuốc ho thông dụng là codein, pholcodin, dextromethorphan… Lưu ý, những thuốc trị ho có chứa codein chỉ dành cho người lớn, không dùng cho trẻ em vì gây ức chế hô hấp.
Ngoài ra, người ho khan niêm mạc đường hô hấp dễ bị khô và kích ứng hơn. Vì thế, để điều trị ho khan hiệu quả hơn thì bạn nên làm ẩm, làm ấm đường thở bằng phương pháp xông hơi nước, xông hơi tinh dầu hoặc dùng máy tạo độ ẩm không khí trong phòng của mình.
☛ Xem thêm bài viết: Mẹo dân gian giảm ho khan
Cách chữa ho có đờm
Nguyên tắc chữa ho có đờm là vừa phải giảm ho vừa phải làm sạch đường thở (mũi, miệng, họng), loại bỏ đờm. Tương tự như ho khan, trường hợp ho nhẹ và có đờm trong ít hơn 3 ngày thì bạn có thể sử dụng các biện pháp dân gian để chữa trị. Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, rẻ tiền và an toàn cho sức khỏe.
Một số mẹo từ thảo dược thiên nhiên bạn có thể tham khảo là:
- Trà gừng mật ong: Theo Đông y, gừng có vị cay tính ấm, quy kinh phế, có tác dụng giảm ho, tiêu đờm hiệu quả. Cách làm vô cùng đơn giản, gừng tươi cạo vỏ, thái lát vào ly nước ấm ngâm vài phút cho ra dưỡng chất. Sau đó thêm một chút mật ong rồi uống 2-3 lần trong ngày.
- Chanh muối: Trong chanh chứa nhiều vitamin C, acid citric không chỉ giúp giảm ho, làm loãng dịch nhầy mà còn giúp nâng cao sức đề kháng. Chanh tươi rửa sạch, bổ đôi, bỏ hạt và vắt lấy nước cốt. Lấy một muỗng cà phê nước cốt chanh pha với 100 ml nước ấm, khuấy đều và uống nhiều lần trong ngày.
- Nước ép củ cải trắng: Củ cải trắng có tính mát, vị thanh, hạt củ cải có vị cay ngọt và tính bình thường được sử dụng để điều trị các trường hợp bệnh như viêm phế quản, bụng không tiêu, tiêu đờm, giảm ho. Người bệnh chuẩn bị 1kg củ cải trắng, 250ml gừng và 300ml mật ong. Củ cải rửa sạch bỏ vỏ và thái hạt lựu rồi cho vào máy ép lấy nước. Gừng thái lát mỏng cho vào nước ép củ cải trắng đun sôi nhỏ lửa. Sau khoảng 10 phút tắt bếp, chờ nguội và cho vào lọ thủy tinh, bảo quản dùng dần.
Khi bị ho có đờm đặc quánh, vướng víu, khó thở không khạc ra được thì nên ưu tiên việc loại bỏ đờm bằng cách dùng thuốc long đờm, loãng đờm. Các loại thuốc này có tác dụng là làm long cả dịch tiết ra từ niêm mạc khí quản – phế quản do làm thay đổi cấu trúc của dịch nhầy, dẫn đến tình trạng giảm độ nhớt và độ đặc quánh của đờm. Việc này khiến các chất nhầy di chuyển và tống ra khỏi đường hô hấp một cách dễ dàng hơn. Các thành phần thuốc thường có trong nhóm long đờm gồm: Eprazinon, Acetylcystein, Bromhexin, Carbocistein, Ambroxol,…
Vì ho có đờm thường là do vi khuẩn nên khi thấy ho khạc ra đờm màu vàng xanh thì bạn có thể sẽ cần dùng đến thuốc kháng sinh để điều trị. Bên cạnh đó, bạn còn được chỉ định thêm thuốc giảm đau hạ sốt khi sốt cao trên 38,5 độ và thuốc chống viêm giảm sưng viêm cổ họng.
Nếu tình trạng ho khan và ho có đờm kéo dài không khỏi, bạn hãy đến ngay cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn cách điều trị phù hợp.
☛ Xem đầy đủ thông tin: Cách làm tan đờm trong cổ họng
Lời khuyên bác sĩ giúp phòng tránh ho tái phát
Dù là ho khan hay ho có đờm thì chúng cũng ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là trẻ em và người già (những người có sức đề kháng yếu) rất dễ gặp biến chứng. Vì vậy, lời khuyên của các chuyên gia là “phòng bệnh còn hơn chữa bệnh”, một số cách phòng tránh ho mà bạn có thể tham khảo là:
- Giữ ấm vùng cổ họng vào đêm khuya và sáng sớm đặc biệt là vào những ngày thời tiết giao mùa, chuyển lạnh,…
- Vệ sinh vùng miệng họng sạch sẽ hàng ngày bằng nước muối ấm hoặc nước muối sinh lý.
- Mang khẩu trang khi ra đường để tránh tiếp xúc với khói bụi, các chất kích thích gây hại cho hệ hô hấp.
- Không hút thuốc lá hay ngồi gần nguồn có khói thuốc.
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao hàng ngày để rèn luyện thân thể, nâng cao hệ miễn dịch ngừa ho khan ho có đờm.
- Nên uống nhiều nước mỗi ngày, tốt nhất là nước ấm. Không ăn uống đồ quá nóng hoặc quá lạnh gây kích thích vòm họng gây ho và sinh đờm.
- Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh khoa học, bổ sung rau xanh, thực phẩm chứa nhiều vitamin trong bữa ăn hàng ngày.
Tham khảo thông tin: Ho có đờm kéo dài có nguy hiểm không?
Phòng ngừa ho khan và ho có đờm nhờ xịt họng AFree
Nắm được quan điểm phòng bệnh còn hơn chữa bệnh ở trên, ngày nay càng nhiều người tìm kiếm những sản phẩm tiện lợi giúp bảo vệ sức khỏe hệ hô hấp. Trong đó không thể không nhắc đến dung dịch xịt họng AFree.
Đây là sản phẩm được nghiên cứu và bào chế dưới dạng xịt theo công nghệ hiện đại, cực kỳ tiện lợi khi dùng hàng ngày và đảm bảo an toàn cho mọi đối tượng, bao gồm cả trẻ nhỏ.
Công thức toàn diện, bộ đôi kép chứa hoạt chất chính là ZnI2 và DMSO, có công dụng:
- Sát khuẩn, tiêu diệt virus, vi khuẩn gây bệnh, ngăn chặn tình trạng viêm, oxy hóa.
- Làm dịu và giảm nhanh các triệu chứng ho, giảm đờm, thanh phế, chống viêm tại niêm mạc đường thở.
- Chống kích ứng niêm mạc đường hô hấp, giảm sự nhạy cảm của đường thở với các tác nhân kích thích từ môi trường.
Mỗi ngày xịt 5-6 lần, mỗi lần 5 nhịp vào họng hoặc khu vực khoang miệng bị tổn thương. Trong trường hợp ho nặng có thể xịt 15 lần/ngày hoặc pha 10ml dung dịch với 200ml nước để sát khuẩn miệng, ngày 3 lần nếu có nhu cầu.
Lời kết
Hy vọng qua bài viết này đã giúp bạn nhận biết và phân biệt được ho khan và ho có đờm. Việc phân biệt được chúng giúp ích rất lớn đến việc chữa trị đúng, hiệu quả và nhanh khỏi.
Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh viêm đường hô hấp và sản phẩm AFree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 9068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.