Thở khò khè có đờm là triệu chứng phổ biến thường gặp ở người lớn tuổi hoặc người có hệ miễn dịch yếu. Trong nhiều trường hợp, đây là dấu hiệu cảnh cáo các bệnh lý nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe. Để hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh này, các bạn hãy cùng chúng tôi phân tích chi tiết về thở khò khè có đờm trong bài viết sau đây nhé!
Mục lục
- Nhận biết dấu hiệu thở khò khè có đờm ở người lớn
- Những nguyên nhân phổ biến dẫn đến thở khò khè có đờm
- Thở khò khè có đờm liên quan đến những bệnh lý nào?
- Khi bị thở khò khè có đờm phải làm gì?
- Các biện pháp không dùng thuốc trị thở khò khè có đờm
- Các thuốc Tây y điều trị thở khò khè có đờm
- Chăm sóc sức khỏe khi gặp tình trạng thở khò khè có đờm
- AFree – giải pháp hỗ trợ điều trị bệnh đường hô hấp
Nhận biết dấu hiệu thở khò khè có đờm ở người lớn
Nếu như tình trạng tăng tiết dịch, đờm nhầy trong cổ họng khá dễ để phát hiện bởi chúng gây khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày thì thở khò khè lại không được nhiều người quan tâm.
Người bệnh được coi là thở khò khè khi cảm thấy rõ sự mệt mỏi khi thở, thở nặng nhọc, đôi khi nghe tiếng nhỏ giống tiếng huýt sáo hoặc tiếng thở có âm sắc trầm giống tiếng ngáy. Cùng với đó, hiện tượng khở khò khè và khó thở ở người bệnh càng tăng nặng và rõ ràng hơn khi nằm xuống, khiến người bệnh phải há miệng ra để thở thì các bạn cần hết sức lưu ý về tình trạng sức khỏe của bản thân.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Triệu chứng ho đờm thường gặp?
Những nguyên nhân phổ biến dẫn đến thở khò khè có đờm
Thói quen hút thuốc lá
Hút thuốc lá là một trong những thói quen xấu gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm như các bệnh đường hô hấp, tim mạch, gan mật…. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng thở khò khè có đờm ở người bệnh.
Trong một điếu thuốc lá có tới hàng trăm thành phần gây tổn hại tới sức khỏe như 1,3-butadien, arsenic, benzen, cadmium… Điều này khiến cho cả người hút thuốc và người hít khói thuốc thụ động đều có thể bị ảnh hưởng, đặc biệt khi tiếp xúc trong thời gian dài.
Dị ứng
Dị ứng với khói thuốc lá, lông động vật, phấn hoa, thức ăn… cũng có thể là nguyên nhân gây thở khò khè có đờm ở cả trẻ em và người lớn, đôi khi gây ra sốc phản vệ đe dọa tính mạng nếu không được xử trí đúng cách.
Các phản ứng dị ứng gần như xuất hiện ngay lập tức khi bạn tiếp xúc với dị nguyên, bao gồm triệu chứng khó thở, thở khò khè, tăng tiết đờm nhầy, nôn mửa, phát ban…
Cảm cúm, cảm lạnh
Cảm cúm, cảm lạnh thường gặp ở trẻ em, người già, người có sức đề kháng yếu khi thời tiết chuyển mùa hoặc tiếp xúc với virus, vi khuẩn gây bệnh. Chảy nước mũi, nghẹt mũi là những triệu chứng đầu tiên, sau đó người bệnh sẽ có các triệu chứng khác như sốt, ho khan, ho có đờm, hắt hơi, khó thở, thở khò khè,…
Các bệnh lý đường hô hấp
Các bệnh như hen phế quản, viêm phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, viêm phế quản… đều có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh với những triệu chứng khác nhau, trong đó có thở khò khè có đờm.
Thở khò khè có đờm liên quan đến những bệnh lý nào?
Hen phế quản
Hen phế quản (hay hen suyễn) là bệnh viêm mạn tính đường hô hấp với sự tham gia của nhiều tế bào và hoạt chất trung gian gây viêm, dẫn đến phản ứng co thắt, tắc nghẽn đường thở quá mức. Bệnh có các triệu chứng điển hình như ho, khò khè, nặng ngực, khó thở tái phát, nhiều đờm đặc, bệnh nặng hơn khi tiếp xúc với yếu tố nguy cơ hoặc khi thời tiết thay đổi.
Viêm phổi
Viêm phổi là bệnh gặp ở mọi đối tượng không phân biệt độ tuổi và giới tính. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng các phế nang trong phổi bị viêm do các nguyên nhân như virus, vi khuẩn, nấm,… Sự tích tụ chất nhầy và chất lỏng trong phổi khiến cho việc hô hấp của người bệnh viêm phổi trở nên trầm trọng hơn với các triệu chứng như thở khò khè, khó thở, ho khan, ho có đờm, sốt ớn lạnh.
Viêm phế quản
Viêm phế quản là một trong số những nguyên nhân phổ biến gây ra các triệu chứng ho, khó thở, nhiều đờm ở người bệnh. Bệnh đặc trưng bởi các niêm mạc phế quản trong phổi bị viêm, dầy lên và sưng phồng, từ đó làm hẹp hoặc tắc nghẽn các tiểu phế quản.
Có hai thể bệnh chính là viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản mạn tính. Trong cả 2 trường hợp, người bệnh đều có những triệu chứng như ho khan, ho có đờm, khó thở, thở khò khè,… nhưng ở mức độ nặng nhẹ khác nhau. Cùng với đó, các triệu chứng như mệt mỏi, sốt ớn lạnh, tức ngực… cũng thường thấy trong viêm phế quản.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Bẹnh phổi tắc nghẽn mạn tính (hay còn gọi là COPD) là tình trạng viêm đường thở mạn tính khiến cho luồng không khí từ phổi ra bị cản trở. Các triệu chứng của bệnh gồm có khó thở, ho, tăng tiết đờm và thở khò khè.
COPD thường gặp ở những người bệnh lớn tuổi, có tiền sử hút thuốc lá hoặc làm công việc tiếp xúc với nhiều khói bụi. Người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nếu không được can thiệp điều trị sớm có nguy cơ dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm khác như bệnh tim, ung thư phổi….
Suy tim
Thở khò khè có đờm không chỉ xuất hiện trong những bệnh lý đường hô hấp mà còn là triệu chứng của bệnh suy tim. Ở những người bệnh này, chức năng hoạt động của tim bị ảnh hưởng, không đủ khả năng cung cấp máu cho nhu cầu chuyển hóa và vận động của cơ thể.
Tùy vào giai đoạn của suy tim mà người bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau như phù, khó thở, thở khò khè, ho khan, khó khạc đờm, thường xuyên mệt mỏi… Nếu người bệnh có triệu chứng như ho khi thay đổi tư thế đột ngột hoặc ho khi gắng sức thì rất có thể đó chính là dấu hiệu của suy tim.
Khi bị thở khò khè có đờm phải làm gì?
Những thông tin phía trên đã cho chúng ta thấy rằng thở khò khè có đờm đa số đều xuất phát từ những bệnh lý nguy hiểm như hen phế quản, viêm phổi, suy tim… và nhắc nhở chúng ta không nên chủ quan khi gặp triệu chứng này.
Việc tự xác định bệnh và điều trị tại nhà sẽ không làm cho tình trạng thở khò khè có đờm thuyên giảm mà còn khiến bạn gặp phải những rủi ro nguy hiểm như biến chứng, bệnh chuyển sang thể mạn tính hoặc thậm trí có thể tử vong. Do vậy, chúng tôi khuyên bạn khi thường xuyên thở khò khè có đờm thì hãy đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán đúng bệnh và điều trị theo phác đồ hợp lý của bác sĩ.
Các biện pháp không dùng thuốc trị thở khò khè có đờm
Khi thở khè khè có đờm liên tục, kéo dài ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn thì bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ để sử dụng các thiết bị hỗ trợ như máy khí dung hoặc máy hút đờm.
Máy khí dung
Đây là thiết bị y tế giúp khuếch tán thuốc theo nguyên lý tạo sương mù tác động trực tiếp vào hệ thống niêm mạc đường hô hấp. Thuốc ở dạng sương được phun ra, bám vào lớp lông chuyển trên niêm mạc rồi di chuyển đến những vị trí đang bị bệnh.
Khi sử dụng máy khí dung người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng của bác sĩ, đồng thời vệ sinh, bảo quản máy đúng cách để hạn chế vấn đề nhiễm khuẩn từ bên ngoài.
Máy hút đờm
Khi đờm trong cố họng quá nhiều, khiến tình trạng khó thở, thở khò khè tăng nặng thì máy hút đờm sẽ hỗ trợ bạn. Máy sử dụng cơ chế bơm hút đặc biệt giúp lấy ra lượng đờm và vi khuẩn trong đường thở, giúp bạn hít thở dễ chịu, thông thoáng hơn.
Sử dụng máy hút đờm cũng cần tuân thủ đúng nguyên tắc vô khuẩn, rửa tay sạch và đeo găng tay khi thực hiện để tránh nhiễm khuẩn.
☛ Tham khảo tại: Cách làm long đờm nhanh chóng
Các thuốc Tây y điều trị thở khò khè có đờm
Sử dụng thuốc Tây y là điều cần thiết ở những người bệnh thở khò khè có đờm. Các thuốc thường được sử dụng gồm có:
Thuốc long đờm
Thuốc long đờm có tác dụng làm loãng dịch tiết đường hô hấp, giúp chúng dễ dàng di chuyển và người bệnh có thể khạc ra ngoài. Một số thuốc long đờm hay được sử dụng chứa các hoạt chất như Ipeca, Acetylcystein, Ambroxol…
Thuốc giảm ho
Trường hợp người bệnh thở khò khè có đờm kèm ho khan, ho ngứa cổ họng liên tục thì có thể sử dụng thêm thuốc giảm ho. Thuốc giảm ho ngoại biên hoặc thuốc giảm ho trung tâm đều có thể được sử dụng, phổ biến nhất có thuốc giảm ho ngoại biên gồm glycerol, menthol, benzonatat hoặc thuốc giảm ho trung ương như codein, destromethorphan…
☛ Tham khảo thêm tại: Top 12 viên ngậm trị ho tiêu đờm
Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh được sử dụng khi người bệnh thở khò khè có đờm do nguyên nhân vi khuẩn gây bệnh. Sử dụng kháng sinh mang lại tác dụng nhanh chóng, hiệu quả rõ rệt nhưng người bệnh cần tuân thủ chính xác liệu trình của bác sĩ để tránh tình trạng kháng kháng sinh về lâu dài. Các kháng sinh hay được sử dụng để điều trị bệnh đường hô hấp có Amoxicillin, Roxithromycin, Erythromycin…
Thuốc giãn phế quản
Nhóm thuốc này có tác dụng làm giãn cơ trơn bao bọc quanh phế quản, tăng đường kính đường thở và giúp không khí dễ dàng di chuyển tới phế nang. Thuốc giãn phế quản gồm 3 nhóm:
- Nhóm xanthin: Nhóm thuốc chứa hoạt chất theophylline được sản xuất dưới dạng giải phóng chậm.
- Nhóm cường beta 2 adrenergic: Nhóm thuốc này tiếp tục được chia thành 2 nhóm nhỏ hơn là thuốc có tác dụng nhanh, ngắn như fenoterol, salbutamol, terbutaline và thuốc có tác dụng chậm, kéo dài như salmeterol, bambuterol, formoterol.
- Nhóm kháng cholinergic: Thuốc kháng cholinergic có những thuốc tác dụng ngắn như ipratropium bromide, oxitropium bromide và thuốc tác dụng kéo dài như tiotropium bromide, aclidinium bromide.
Chăm sóc sức khỏe khi gặp tình trạng thở khò khè có đờm
Bên cạnh việc can thiệp các phương pháp điều trị thì việc tự chăm sóc sức khỏe, xây dựng một lối sống lành mạnh là điều vô cùng cần thiết. Dưới đây là những điều đơn giản mà bạn nên lưu ý để có thể bảo đảm sức khỏe khi gặp tình trạng thở khò khè có đờm:
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, bạn nên sử dụng nước ấm và chia ra làm nhiều lần uống. Nước sẽ giúp làm loãng đờm, giảm sự tắc nghẽn và giúp bạn dễ thở hơn.
- Xây dựng chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung thêm các thực phẩm như rau xanh, trái cây để tăng cường sức đề kháng.
- Luôn giữ ấm vùng cổ, họng mỗi khi thời tiết lạnh hoặc chuyển mùa đột ngột.
- Tránh tuyệt đối các chất kích thích có hại như rượu, bia, thuốc lá…
- Thường xuyên súc miệng bằng nước muối để làm sạch vi khuẩn, virus,… trong cổ họng, khoang miệng, kẽ răng.
- Luyện tập thể dục thường xuyên bằng các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe như yoga, đi bộ, đạp xe…
- Sau khi ăn chỉ nên vận động nhẹ nhàng, hạn chế làm việc nặng hoặc đi nằm ngay sau đi ăn no.
- Giữ một tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái, lạc quan, tránh căng thẳng hoặc mệt mỏi quá mức.
- Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, đón ánh nắng trực tiếp vào nhà để không gian sống luôn thoáng mát, sạch sẽ.
☛ Xem thêm tại: Top 10 cách trị ho có đờm tại nhà
AFree – giải pháp hỗ trợ điều trị bệnh đường hô hấp
Hiểu rõ những ảnh hưởng của các bệnh đường hô hấp đến cuộc sống thường ngày của người bệnh, Công ty Cổ phần Dược phẩm Thái Minh đã cho ra đời sản phẩm Xịt họng AFree với cách sử dụng tiện lợi, đơn giản và mang lại hiệu quả nhanh chóng.
Xịt họng AFree được sản xuất dựa trên phát minh sáng chế của Mỹ số US2018/0353539 nghiên cứu về tác dụng của ion Kẽm trong điều trị các bệnh đường hô hấp. Với sự kết hợp giữa Kẽm Iod (ZnI2) và DMSO (Dimethhyl sulfoxide) theo tỷ lệ phù hợp, xịt họng AFree mang đến những công dụng nổi bật như:
- Phòng ngừa viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn
- Giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh ho, sưng viêm, đau rát họng, nhiệt miệng
- Làm dịu đi tình trạng viêm, đau rát họng
- Phòng ngừa viêm phế quản, ho lâu ngày ở cả trẻ em và người lớn
Cách sử dụng xịt họng AFree gồm các bước rất đơn giản sau:
- Bước 1: Đầu tiên, tháo nắp nhựa trong cố định vòi xịt
- Bước 2: Tháo phần nắp nhựa trắng bảo vệ đầu xịt
- Bước 3: Xoay vòi xịt đến vị trí mong muốn trong khoang miệng, họng rồi ấn nhẹ 2 – 3 nhịp. Sau khi sử dụng, đừng quên vệ sinh đầu xịt rồi đóng nắp lại như ban đầu.
Khi gặp các bệnh đường hô hấp thông thường như viêm họng, ngứa họng, đau rát họng, ho tức ngực, bạn hãy dùng xịt họng AFree 4 – 6 lần, mỗi lần xịt 5 – 6 nhịp. Khi các bệnh đường hô hấp tăng nặng, bạn có thể xịt 15 lần/ngày để giải quyết nhanh chóng các triệu chứng khó chịu. Ngoài ra, bạn cũng có thể pha dung dịch thuốc với nước theo tỉ lệ 1:20 và dùng để sát khuẩn khoang miệng mỗi ngày.
(Lưu ý: Không dùng xịt họng AFree cho trẻ em dưới 3 tuổi, phụ nữ mang thai và đang cho con bú).
Để được tư vấn chi tiết về sản phẩm xịt họng AFree cũng như các bệnh đường hô hấp phổ biến, các bạn hãy gọi điện tới số điện thoại 18009068 (tổng đài miễn cước) để được các dược sĩ chuyên môn giải đáp các thắc mắc một cách nhanh chóng nhất nhé!
Đặt mua AFree GIAO HÀNG NHANH tận nhà TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm NHÀ THUỐC GẦN NHẤT có bán xịt họng AFree chính hãng
Bài viết trên đây là những thông tin rất bổ ích liên quan đến thở khò khè có đờm chúng tôi muốn chia sẻ cho các bạn. Hãy nhớ rằng triệu chứng thở khò khè có đờm là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm nên đừng chủ quan mà hãy đi kiểm tra sức khỏe ngay khi có thể nhé!