Ho có đờm là dấu hiệu bệnh lý liên quan đến hệ hô hấp. Đây là tình trạng rất thường gặp, gây khó chịu và nhợn ngứa ở cổ. Bài viết sau đây sẽ cung cấp thông tin về nguyên nhân cũng như cách điều trị ho có đờm chi tiết nhất.
Mục lục
Ho có đờm là gì?
Đờm bản chất là dịch tiết từ đường hô hấp, bao gồm chất nhầy, hồng cầu, bạch cầu mủ… Chúng được đẩy ra khỏi cơ thể từ đường hô hấp dưới (khí quản và phế quản), kèm theo phản xạ ho.
Đờm thường tồn tại ở hai trạng thái là đặc hoặc loãng. Tùy theo bệnh lý mà đờm có màu sắc khác nhau: đờm màu vàng hay hơi xanh lục, màu hồng, đỏ hoặc có máu, màu trắng, nâu, xám.
Thời gian đờm ở trong cơ thể phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra dịch đờm. Cụ thể, trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn thì chỉ sau 10 – 14 ngày là hết mà không cần dùng kháng sinh. Còn nguyên nhân do virus lại lâu hơn, có thể kéo dài đến ba tuần.
Ho có đờm là phản xạ tự nhiên của cơ thể, trong mỗi cơn ho sẽ kèm theo dịch nhầy bị tống ra khỏi đường thở và đi ra ngoài qua miệng, họng. Đây là triệu chứng cảnh báo bệnh lý liên quan đến hệ hô hấp. Nếu ho có đờm kéo dài trên 3 tuần mà không khỏi thì được xem là bệnh mạn tính.
Trong đờm thường ẩn chứa những virus, vi khuẩn gây bệnh. Do đó, không nên khạc nhổ đờm bừa bãi để tránh phát tán mầm bệnh ra cộng đồng.
Nguyên nhân ho có đờm
Tác nhân chính gây ra ho có đờm là đường hô hấp bị viêm và nhiễm trùng phổi. Điều này làm kích thích tăng sinh cấu trúc tại đường hô hấp, gia tăng kích ứng và khiến đường thở trở nên nhạy cảm. Từ đó, đờm được tiết ra nhiều hơn.
Một vài yếu tố gây gia tăng tình trạng ho có đờm:
☛ Dị ứng: Ho có đờm xảy ra khi phản ứng với chất gây dị ứng hoặc các dị nguyên trong không khí, chẳng hạn như khói, bụi, lông chó, mèo hoặc phấn hoa.
☛ Hút thuốc lá: Thuốc lá có chứa nicotin, có khả năng làm tổn thương phổi nặng, gây bệnh đường hô hấp.
☛ Cảm cúm: Bệnh thường xuất hiện trên những người sức đề kháng yếu, hệ hô hấp nhạy cảm, dễ bị kích ứng khi virus xâm nhập hoặc thay đổi thời tiết. Các triệu chứng mà người bệnh mắc phải khi cảm cúm gồm: ho có đờm trong và loãng, sốt nhẹ, đau đầu, mệt mỏi. Tuy nhiên, bệnh lý này không quá nguy hiểm, chỉ cần tích cực điều trị là sẽ khỏi nhanh chóng.
☛ Bệnh đường hô hấp cấp: Đây là nhóm các bệnh lý bao gồm: viêm họng cấp, viêm xoang cấp, viêm amidan, viêm thanh quản và cảm lạnh. Khi mắc bệnh này, người bệnh có biểu hiện ho ra đờm có màu trắng trong, đặc gây cản trở đường thở. Ban ngày, đờm có thể được khạc ra hoặc nuốt vào họng để trôi xuống đường tiêu hóa. Còn ban đêm, người bệnh hầu như phải thở hoàn toàn bằng miệng. Bệnh sẽ tự khỏi sau 1 tuần đối với người lớn khỏe mạnh. Ngược lại, trẻ em do hệ thống miễn dịch chưa hoàn chỉnh nên nếu không được điều trị tốt, bệnh có thể tiến triển nặng thành viêm phổi, viêm phế quản, hen…
☛ Viêm phổi tắc nghẽn mạn tính: Đây là bệnh lý gây tắc nghẽn thông khí phổi, làm phế nang bị phù và thu hẹp đường thở. Người bệnh sẽ ho ra đờm màu trắng đục cho đến vàng xám, xanh lá. Ngoài ra, bệnh nhân thường xuyên có cơn khó thở, sốt, ớn lạnh. Những đối tượng dễ mắc bệnh này là: người hút thuốc lá lâu năm, người sống trong môi trường ô nhiễm không khí nặng.
☛ Viêm phổi: Bệnh lý này xuất hiện ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi và sau khi nhiễm bệnh vài ngày sẽ biểu hiện những triệu chứng điển hình. Bệnh viêm phổi là tình trạng phế nang trong phổi bị viêm do nhiều nguyên nhân, làm phế nang tăng tiết dịch. Từ đó, người bệnh có phản xạ ho để tống dịch trong lòng phế nang ra khỏi phổi. Ngoài ra, bệnh còn kèm theo các triệu chứng: sốt cao, khó thở, môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi.
☛ Viêm phế quản: Nguyên nhân viêm phế quản có thể do vi khuẩn: phế cầu, liên cầu hay virus hợp bào hô hấp, virus cúm. Người bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng ho ra nhiều đờm, màu sắc của đờm thường xanh hay hơi vàng, khó thở, thở khò khè. Viêm phế quản nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới viêm phổi.
➤ Tìm hiểu chi tiết tại: Những nguyên nhân gây ho có đờm bạn nhất định phải biết
Triệu chứng ho có đờm
Ho có đờm biểu hiện triệu chứng ra bên ngoài rất rõ nét, người bệnh có thể dễ dàng nhận biết. Khi gặp phải tình trạng ho có đờm, bệnh nhân sẽ có những dấu hiệu điển hình sau:
- Thường xuyên có cảm giác vướng víu ở vùng cổ họng.
- Vùng dưới ngực xuất hiện cảm giác nặng nề, như bị ép chặt.
- Hình thành triệu chứng đau tức vùng ngực mỗi khi ho.
- Ho ra đờm thường có màu xanh, vàng, trắng.
- Tần suất gia tăng các cơn ho thường dữ dội hơn vào lúc sáng sớm và ban đêm, đặc biệt nhất là những khi trời trở lạnh.
- Các triệu chứng thường nặng hơn khi thức dậy và lúc nói chuyện.
- Người bắt đầu nóng lên dẫn tới sốt cao, đổ nhiều mồ hôi.
- Mỗi khi khạc nhổ đờm thường thấy xuất hiện tia máu nhỏ.
- Có thể xuất hiện những cơn đau tức vùng ngực một cách dữ dội.
- Luôn ở tình trạng thở nhanh, gấp và khó thở, thở khò khè.
- Chán ăn, ăn không cảm thấy ngon miệng.
Ho có đờm có nguy hiểm không?
Trong một số trường hợp, ho có đờm có thể tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, khi đờm có sự chuyển biến về màu sắc, đó có thể là dấu hiệu về một bệnh lý nghiêm trọng.
Đờm màu xanh hoặc hơi vàng
Đờm màu xanh hoặc vàng là biểu hiện cho thấy cơ thể đang chống lại sự nhiễm trùng. Ban đầu, người bệnh sẽ nhận thấy đờm có màu vàng, sau đó chuyển thành màu xanh lá cây. Sự biến đổi này dựa trên mức độ nghiêm trọng và thời gian diễn biến bệnh. Đờm xanh hoặc vàng là do:
- Viêm phế quản: Ban đầu, người bệnh có triệu chứng ho khan, sau đó là ho ra đờm có màu trắng và trong. Theo thời gian, bệnh nhân xuất hiện dần những cơn ho có đờm màu vàng và xanh. Đây là dấu hiệu của việc bệnh đang tiến triển từ virus sang vi khuẩn. Viêm phế quản có thể ho khoảng 1 tháng hoặc thậm chí lâu hơn lên đến 90 ngày.
- Viêm phổi: Khi bị viêm phổi, bệnh nhân sẽ ho ra đờm có màu vàng, xanh lá cây hoặc có thể có máu. Các triệu chứng đi kèm sẽ thay đổi, phụ thuộc vào loại viêm phổi. Trong đó, các triệu chứng điển hình có mặt ở tất cả thể viêm phổi là: ho, sốt, ớn lạnh, khó thở.
- Viêm xoang: Viêm xoang hay còn gọi là nhiễm trùng xoang, gây ra bởi virus, dị ứng và thậm chí là vi khuẩn. Đờm có màu vàng hoặc xanh khi nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn. Các biểu hiện lâm sàng mà bệnh nhân phải đối mặt là: nghẹt mũi, chảy dịch mũi sau…
➤ Tham khảo đầy đủ tại: Ho có đờm xanh cảnh báo bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Đờm có màu nâu
Đờm xuất hiện màu nâu thường do:
- Viêm phổi do vi khuẩn: Bệnh lý này làm đờm có màu nâu xanh hay gỉ sắt.
- Viêm phế quản do vi khuẩn: Tình trạng này tiến triển dần sẽ gây ra màu nâu ở đờm. Bệnh có thể nguy hiểm hơn nếu người bệnh có thói quen hút thuốc lá.
Đờm có màu trắng
Đờm màu trắng cũng là biểu hiện của một vài vấn đề về sức khỏe như:
- Viêm phế quản do virus: Giai đoạn đầu của bệnh, đờm sẽ có màu trắng. Khi bệnh tiến triển thành nhiễm trùng do vi khuẩn, đờm sẽ chuyển dần từ trắng sang xanh lá cây hoặc vàng.
- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD): Bệnh lý này gây thu hẹp đường thở và phổi tăng tạo chất nhầy dư thừa. Với tình trạng này, người bệnh sẽ khạc ra đờm có màu trắng.
Đờm màu đỏ hoặc hồng
Người bệnh ho ra đờm lẫn máu sẽ khiến màu sắc của đờm có màu đỏ hoặc hồng. Bệnh lý thường gặp phải trong trường hợp này gồm:
- Bệnh lao: Lao phổi có thể lây giữa người và người khi tiếp xúc gần. Bệnh này thường biểu hiện các triệu chứng: ho dai dẳng hơn ba tuần, ho ra máu và đờm đỏ, sốt cao, đổ mồ hôi vào ban đêm.
- Ung thư phổi: Tình trạng này gây ra nhiều triệu chứng của bệnh lý đường hô hấp, một trong số đó là cơn ho dữ dội, ho ra đờm có màu đỏ lẫn máu.
Ho có đờm khi nào cần đi khám?
Khi nhận thấy những triệu chứng nói trên không thuyên giảm hay biến mất, mà kéo dài liên tục từ 2 đến 3 tuần. Thậm chí, người bệnh đã sử dụng thuốc nhưng không đỡ, thì cần đến gặp bác sĩ để điều trị.
Ngoài ra, nếu gặp phải những biểu hiện lâm sàng như dưới đây, người bệnh nên đi khám ngay lập tức:
- Ho ra máu (máu tươi hoặc máu khô như hạt cà phê).
- Thân nhiệt cao, dùng đủ cách nhưng không hạ được nhiệt.
- Thường xuyên bị hụt hơi, khó thở khi nói, khi nằm đầu bằng hoặc thở khò khè.
- Ho dữ dội về đêm.
- Đau, tức ngực mỗi khi ho.
- Bệnh nhân là người hút thuốc hoặc sống cùng người có thói quen hút thuốc lá.
- Thường xuyên xuất hiện các triệu chứng khác như: nhức đầu liên tục, đau tai hoặc phát ban.
- Luôn cảm thấy chán ăn, ăn không ngon miệng, dẫn đến sụt cân trông thấy.
- Ho có đờm dai dẳng, kéo dài trên 5 ngày, sử dụng thuốc mà không đỡ.
- Các đối tượng cần đặc biệt chú ý khi ho có đờm do tình trạng này ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe: trẻ sơ sinh hoặc trẻ em dưới 5 tuổi, người cao huyết áp hoặc các bệnh về dạ dày, tăng nhãn áp.
- Người mắc các bệnh lý về đường hô hấp như: hen suyễn, viêm phổi mạn tính (COPD), giãn phế quản. Những trường hợp này thường gây tăng tiết dịch và làm cho tình trạng ho có đờm trở nên nặng nề hơn.
Việc chẩn đoán nguyên nhân gây ho và có phương pháp điều trị thích hợp, kịp thời, sẽ giúp người bệnh giảm thiểu nguy cơ gặp phải biến chứng nguy hiểm như: ung thư phổi, áp xe phổi…
Cách điều trị ho có đờm phổ biến
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Để giúp loại bỏ đờm, người bệnh có thể thực hiện những cách làm dưới đây:
☛ Giữ ẩm cho không khí xung quanh: Không khí khô là tác nhân gây kích ứng mũi và cổ họng, khiến chất nhờn hình thành nhiều hơn. Do đó, nên đặt một máy tạo độ ẩm phun sương tại không gian sống, để giữ cho mũi thông thoáng và ngăn ngừa viêm họng.
☛ Uống nhiều nước: Nước giúp cho dịch đờm loãng hơn và dễ dàng thoát ra ngoài. Bên cạnh đó, việc uống nhiều nước cũng khiến họng đỡ khô hơn, tránh được viêm họng.
☛ Luôn giữ đầu ở trạng thái nâng cao khi nằm: Chất nhầy và dịch đờm tăng tiết gây khó chịu, vì vậy, việc kê cao đầu sẽ giúp giảm cảm giác không thoải mái, cũng như tránh được đờm đọng lại ở cổ họng.
☛ Không nên nén cơn ho: Ho dai dẳng có thể làm tổn thương đường hô hấp. Tuy nhiên, ho cũng là phản xạ có lợi nhằm đưa chất tiết, đờm, dịch nhầy ra khỏi phổi và họng. Để vừa ức chế những cơn ho kéo dài, vừa tống được dị vật trong cơ quan hô hấp, cách tốt nhất nên được áp dụng là sử dụng siro.
☛ Nên khạc đờm thay vì nuốt vào trong: Khi đờm đi từ phổi lên cổ họng, sẽ là dấu hiệu cơ thể đang cố gắng loại bỏ chất này. Vì vậy, người bệnh nên nhổ ra sẽ tốt cho sức khỏe hơn là nuốt chúng.
☛ Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi: Nước muối có khả năng làm sạch chất nhầy, chất dị ứng từ mũi và xoang. Ngoài ra, vệ sinh cơ quan hô hấp trên sẽ giúp ngăn ngừa sự xâm nhập của virus, vi khuẩn gây bệnh.
☛ Thường xuyên súc miệng, súc họng bằng nước muối: Việc làm này có thể giúp sát khuẩn tốt miệng và họng. Đồng thời, làm dịu cổ họng và loại bỏ được chất nhầy, dịch đờm còn tồn đọng.
☛ Không hút thuốc và tránh hít phải khói thuốc: Căn nguyên của việc tiết nhiều đờm một phần là do nicotin có trong thuốc lá. Vì vậy, tránh xa được chất kích thích này sẽ giúp bạn có một lá phổi khỏe mạnh, cũng như chấm dứt được tình trạng ho có đờm.
➤ Tham khảo đầy đủ tại: Khạc đờm nhiều có tốt? Cách loại bỏ đờm đúng cách!
Kết hợp chế độ ăn lành mạnh tăng sức đề kháng
- Thường xuyên bổ sung vitamin và khoáng chất: Các loại hoa quả chứa vitamin C dồi dào như: cam, ổi, uống nước chanh, mật ong sẽ giúp gia tăng miễn dịch để bảo vệ sức khỏe đường hô hấp.
- Thêm các thực phẩm giúp tiêu đờm vào khẩu phần ăn mỗi ngày: Củ cải, lê, lá hẹ, gừng.
- Hạn chế tiêu thụ đồ ăn cay nóng, đồ uống có ga hay chất kích thích: Rượu, bia, nước ngọt.
Cách trị ho có đờm bằng mẹo dân gian
Chữa ho bằng các bài thuốc dân gian được áp dụng phổ biến bởi tính an toàn, hiệu quả và phù hợp cho các đối tượng nhạy cảm như: trẻ em, người già, phụ nữ có thai. Tuy nhiên, các triệu chứng ho có đờm thể nhẹ hay giai đoạn đầu của bệnh mới ứng dụng cách điều trị này.
- Trần bì – vị thuốc chữa ho có đờm hiệu quả: Trần bì hay quất bì là vỏ của quả quýt chín, có tính ấm, vị đắng, mùi thơm. Chế biến bằng cách đem phơi khô vỏ quýt, rồi thái lát nhỏ. Để tăng hiệu quả dược tính, có thể phối hợp cùng 4 vị thuốc khác gồm: 12g bạch linh, 4g cam thảo, 6g bán hạ khô, 2 lát gừng tươi cùng 6g trần bì. Đem sắc thành nước, uống ngày một lần, giúp chữa ho có đờm hiệu quả.
- Hỗn hợp chanh đào – mật ong: Chanh đào thái lát, ngâm với mật ong. Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 1 thìa mật ong, 2 thìa chanh đào để cải thiện tình trạng ho có đờm.
- Sử dụng rau diếp cá: Lá rau diếp cá có khả năng kháng sinh tự nhiên nhờ thành phần có chứa chất decanoyl – ức chế hoạt động của phế cầu và tụ cầu khuẩn. Bên cạnh đó, diếp cá còn cung cấp hàm lượng vitamin, chất xơ và các khoáng chất thiết yếu nhằm nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Bài thuốc dân gian sử dụng với rau diếp cá được thực hiện như sau: Xay nhuyễn một nắm rau diếp cá, trộn với nước vo gạo, đun sôi 15 phút rồi chắt lấy phần nước cốt để uống. Kiên trì thực hiện trong 3 ngày, ngày 2 lần, sẽ có tác dụng tiêu đờm hiệu quả.
Sử dụng các loại thuốc Tây
Người bệnh cần được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ho có đờm và chữa trị tận gốc bệnh lý. Khi đó, các triệu chứng sẽ tự mất. Ngoài ra, bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
Một vài thuốc chữa ho có đờm được kê đơn cho người bệnh:
- Thuốc long đờm: Có thể giúp làm loãng chất nhầy và đờm, giúp ho hoặc khạc ra dễ dàng hơn. Tuy nhiên, hãy kiểm tra kỹ thành phần để chắc chắn rằng những loại thuốc này không chứa chất làm thông mũi. Một vài thuốc long đờm thường được sử dụng như: Ipeca, Terpin, Guaifenesin…
- Thuốc tiêu đờm: Thuốc tiêu đờm có tác dụng làm giảm độ đặc của đờm và giúp đưa đờm ra khỏi cổ họng. Một số thuốc tiêu đờm thường được sử dụng phổ biến như Acetylcystein, Ambroxol, Carbocisteine…
- Kháng sinh: Thuốc kháng sinh có thể giảm thiểu cơn ho nhanh chóng và hiệu quả. Một vài kháng sinh hiện được ưu tiên sử dụng gồm: Amoxicilin, Roxithromycin, Cefuroxim…
- Chống viêm: Thuốc kháng viêm cũng có thể được sử dụng để giảm các triệu chứng tức thời của cơn ho. Các thuốc chống viêm điển hình: Diclophenac, Ibuprofen…
- Thuốc giãn phế quản: Trong trường hợp người bệnh gặp phải tình trạng thở khó, thở khò khè thì cần sử dụng thuốc giãn phế quản để cải thiện chức năng thông khí.
- Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc thông mũi: Thuốc thông mũi có thể làm cho việc loại bỏ chất đờm ra khỏi cơ quan hô hấp khó khăn hơn, do chúng làm khô chất tiết, dịch đờm.
AFree – Xịt họng phòng nhiễm khuẩn đường hô hấp hiệu quả
Môi trường không khí ngày càng trở nên ô nhiễm, khiến bệnh lý về đường hô hấp ngày một gia tăng. Lý do này đã thôi thúc chúng tôi nghiên cứu và cho ra đời thành công sản phẩm xịt họng AFree.
Sản phẩm đã được công ty Invenmed USA bảo hộ độc quyền tại Mỹ, nộp đơn bảo hộ tại Nhật số 2020-064573 và chính thức chuyển giao cho Công ty Dược phẩm Thái Minh sản xuất – phân phối.
Xịt họng AFree được khai sinh từ đề tài khoa học của Thái Minh kết hợp với các nhà nghiên cứu tại đại học Nam California, Hoa Kỳ. Dựa trên nguyên lý hoạt động và công dụng của hai nguyên tố Kẽm (Zn), Iod (I) ở dạng bào chế nano hóa, để từ đó phát huy được tác dụng vượt trội:
- Hỗ trợ dự phòng viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn.
- Giúp giảm ho, đau rát họng, nhiệt miệng, tiêu viêm, tiêu sưng tại họng.
- Hỗ trợ làm dịu nhẹ các triệu chứng viêm, đau rát họng.
- Phòng viêm phế quản, ho lâu ngày ở trẻ em và người lớn.
Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh viêm đường hô hấp và sản phẩm AFree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 9068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.
Đặt giao xịt họng AFree về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm NHÀ THUỐC GẦN NHẤT có bán xịt họng AFree chính hãng
Lời kết
Bài viết trên đã đưa ra những triệu chứng ho có đờm, giúp người bệnh nhận biết tình trạng này được rõ ràng hơn. Bên cạnh đó, việc giữ sạch sẽ không gian sống, cũng như bảo vệ đường hô hấp là rất quan trọng trong việc đẩy lùi tình trạng nhiễm khuẩn đường thở.