Viêm đường hô hấp dưới là một trong những nguyên nhân gây nhập viện thường gặp nhất ở trẻ em. Tuy nhiên, liệu rằng các bậc phụ huynh đã thực sự hiểu rõ về tình trạng này cũng như cách phòng bệnh và chăm sóc con khi bị bệnh như thế nào hay chưa? Nếu chưa, xin mời các bạn hãy cùng chúng tôi theo dõi trong bài viết dưới đây để được cung cấp những thông tin mà cha mẹ nên biết về viêm đường hô hấp dưới ở trẻ em.
Mục lục
- 1. Viêm đường hô hấp dưới là gì?
- 2. Nguyên nhân gây viêm đường hô hấp dưới ở trẻ em
- 3. Triệu chứng viêm đường hô hấp dưới ở trẻ em
- 4. Chẩn đoán viêm đường hô hấp dưới ở trẻ em như thế nào?
- 5. Biến chứng của viêm đường hô hấp dưới ở trẻ em
- 6. Cách điều trị viêm đường hô hấp dưới ở trẻ em
- 7. Viêm đường hô hấp dưới có lây không?
- 8. Phòng ngừa viêm đường hô hấp dưới ở trẻ em
- 9. Dung dịch xịt họng AFree – giải pháp cho trẻ bị viêm đường hô hấp dưới
Viêm đường hô hấp dưới là gì?
Viêm đường hô hấp dưới hay còn gọi là nhiễm trùng đường hô hấp dưới là khái niệm dùng để chỉ các bệnh lý nhiễm trùng ảnh hưởng đến đường hô hấp dưới (bao gồm khí quản, phế quản và phổi). Trong đó, viêm phổi và viêm khí quản là hai bệnh lý viêm đường hô hấp dưới thường gặp nhất ở trẻ em.
Phổi và khí quản là hai cơ quan đảm nhận chức năng phân phối khí O2 đến các tế bào của cơ thể và đào thải khí CO2 ra ngoài. Chính vì vậy, một khi chúng viêm nhiễm sẽ ảnh hưởng đến hoạt động cung cấp khí O2, nếu tình trạng này kéo dài có thể khiến cơ thể trẻ trở nên mệt mỏi, suy nhược.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Hãy cảnh giác khi bị viêm đường hô hấp dưới!
Nguyên nhân gây viêm đường hô hấp dưới ở trẻ em
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm đường hô hấp dưới ở trẻ em, trong đó, có thể kể đến các nguyên nhân chính sau đây:
- Do vi khuẩn: chẳng hạn như Streptococus pneumoniae, Haemophilus influenzae, Chlamydia pneumoniae là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến viêm đường hô hấp dưới ở trẻ em.
- Do một số virus: các virus gây bệnh cúm hay virus hợp bào hô hấp (RSV) cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm đường hô hấp dưới ở trẻ em.
- Do thay đổi thời tiết: nhất là vào các thời điểm giao mùa khiến các loại vi khuẩn, virus, nấm sinh sôi mạnh và gây viêm đường hô hấp dưới ở trẻ em.
Bên cạnh đó, một số yếu tố nguy cơ sau đây có thể làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh:
- Khói thuốc lá: nicotin trong khói thuốc lá có thể gây hại cho đường hô hấp, từ đó làm giảm sức đề kháng của cơ thể và tăng khả năng nhiễm viêm đường hô hấp dưới ở trẻ em.
- Môi trường sống không phù hợp: không khí ô nhiễm, khói bụi hoặc môi trường sống ẩm thấp, điều kiện vệ sinh kém sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn sinh sôi và gây bệnh viêm đường hô hấp dưới ở trẻ em.
- Trẻ sinh non, thiếu cân: những trẻ này có sức đề kháng kém hơn bình thường nên tác nhân gây bệnh dễ dàng xâm nhập vào cơ thể hơn.
☛ Tham khảo thêm tại: [TÌM HIỂU] Nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ?
Triệu chứng viêm đường hô hấp dưới ở trẻ em
Tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng mà các triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp dưới sẽ có sự khác nhau. Trong trường hợp bị nhiễm trùng nhẹ, trẻ có thể gặp phải các triệu chứng giống với bệnh cảm lạnh thông thường, bao gồm:
- Trẻ quấy khóc.
- Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi.
- Sốt nhẹ.
- Ho khan, ho có đờm từng cơn hoặc ho nhiều liên tục.
- Đau họng, đau đầu, chóng mặt.
Còn với các trường hợp bị nhiễm trùng đường hô hấp dưới ở mức độ nặng, ở người bệnh có thể xuất hiện thêm các triệu chứng sau:
- Sốt cao.
- Tim đập nhanh, khó thở.
- Đau tức ngực.
- Trẻ ngủ li bì.
- Môi và các đầu chi bị tím tái.
Chú ý, khi thấy trẻ có các triệu chứng nặng kể trên, các phụ huynh cần đưa con tới ngay các bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Chẩn đoán viêm đường hô hấp dưới ở trẻ em như thế nào?
Để chẩn đoán chính xác tình trạng và mức độ viêm đường hô hấp dưới ở trẻ em, bác sĩ có thể hỏi trẻ hoặc phụ huynh những thông tin liên quan đến các triệu chứng bệnh, thời gian xuất hiện các triệu chứng và thói quen sinh hoạt của người bệnh.
Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tình trạng của bệnh nhân bao gồm đo nhiệt độ cơ thể, nghe lồng ngực để kiểm tra lượng oxy trong cơ thể.
Trong trường hợp trẻ có các triệu chứng nặng như sốt cao, tim đập nhanh, môi tím tái… bác sĩ có thể chỉ định trẻ thực hiện thêm một số phương pháp cận lâm sàng cần thiết cho việc chẩn đoán như:
- Chụp X – quang: nếu bác sĩ nghi ngờ con bạn bị viêm phổi, họ có thể yêu cầu chụp X – quang ngực để kiểm tra tình trạng của phổi.
- Lấy mẫu dịch nhầy: xác định loại vi khuẩn, virus gây viêm đường hô hấp dưới để có chỉ định điều trị phù hợp.
- Xét nghiệm máu: được sử dụng để kiểm tra dấu hiệu viêm nhiễm hoặc các kháng thể chống lại nhiễm trùng trong máu.
Biến chứng của viêm đường hô hấp dưới ở trẻ em
Mặc dù các bệnh lý viêm đường hô hấp dưới thường không gây ra biến chứng nhưng nếu phụ huynh chủ quan, không cho con em mình điều trị bệnh từ sớm, để bệnh diễn biến nặng thì có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: nhiễm trùng huyết, suy tim, suy hô hấp cấp, áp xe phổi và thậm chí là tử vong.
☛ Có thể bạn muốn biết: Top 10 bệnh về đường hô hấp ở trẻ em, mẹ đã biết chưa?
Cách điều trị viêm đường hô hấp dưới ở trẻ em
Trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nên khi trẻ bị viêm đường hô hấp dưới, các bậc phụ huynh cần phải hết sức chú ý. Bởi căn bệnh này tuy dễ khỏi nhưng nếu không cẩn thận, bệnh có thể trở nặng hoặc dễ tái phát trở lại sau khi đã khỏi bệnh. Để điều trị viêm đường hô hấp dưới cho trẻ được tốt nhất, cha mẹ nên phối hợp cùng lúc các biện pháp sau đây:
Các biện pháp hỗ trợ điều trị tại nhà
Để viêm đường hô hấp dưới nhanh khỏi hơn, bạn có thể thực hiện các mẹo hữu ích sau đây:
Súc miệng bằng nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý có khả năng sát khuẩn, kháng viêm, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn. Súc miệng bằng nước muối sinh lý giúp làm sạch miệng và họng, giảm ngứa rát họng, từ đó, giúp giảm ho hiệu quả.
Với trẻ lớn, bạn có thể cho trẻ súc miệng với nước muối sinh lý 3 – 4 lần mỗi ngày cho đến khi khỏi bệnh. Thậm chí, ngay cả khi con không bị bệnh, việc súc miệng bằng nước muối sinh lý vào 2 lần sáng và tối mỗi ngày cũng có tác dụng phòng bệnh rất tốt.
Rửa mũi, hút dịch mũi
Việc làm này giúp giảm tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi ở trẻ bị viêm đường hô hấp dưới. Phụ huynh có thể dùng các bình rửa mũi hoặc máy hút mũi chuyên dụng kết hợp với nước muối sinh lý ấm để làm sạch mũi cho trẻ.
Khi các triệu chứng còn nặng, bạn có thể áp dụng biện pháp này 2 – 3 lần một ngày còn khi các triệu chứng đã giảm nhẹ, bạn có thể giảm xuống 1 lần/ngày để tránh làm tổn thương niêm mạc mũi.
Dùng khăn ấm để lau người
Dùng khăn ấm để lau người giúp trẻ hạ sốt một cách nhanh chóng. Trong trường hợp trẻ bị sốt nhẹ, bạn có thể thấm ẩm khăn mặt bằng nước ấm sau đó vắt khô rồi lau người cho trẻ.
Sử dụng thuốc Tây y
Nếu nguyên nhân gây viêm đường hô hấp dưới ở trẻ em là do virus thì thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc để điều trị triệu chứng bởi chưa có thuốc tiêu diệt được virus – căn nguyên gây bệnh. Cụ thể:
- Thuốc hạ sốt: Ibuprofen hay Paracetamol thường được chỉ định trong trường hợp trẻ bị viêm đường hô hấp dưới có kèm theo triệu chứng sốt cao trên 38 độ C, đau đầu.
- Thuốc giảm ho: như Codein, Dextromethorphan có tác dụng ức chế trung tâm ho, từ đó các cơn ho sẽ giảm dần và giúp trẻ bớt khó chịu hơn.
- Thuốc giảm viêm, chống phù nề: Prednisolone, Dexamethasone được chỉ định để ngăn chặn vùng viêm nhiễm lan rộng ra, đồng thời, chúng còn giúp giảm sưng tấy ở phổi, khí phế quản…
- Thuốc long đờm: các thuốc có tác dụng long đờm như Actylcystein, Carbocystein, Bromhexine thường được chỉ định trong trường hợp viêm đường hô hấp dưới kèm theo đờm đặc gây khó chịu cho trẻ. Chúng có tác dụng làm lỏng đờm, giúp việc ho khạc đờm dễ dàng hơn.
Nếu con bị viêm đường hô hấp dưới do vi khuẩn thì bên cạnh các thuốc điều trị triệu chứng kể trên, các bác sĩ có thể chỉ định trẻ sử dụng thêm một số loại thuốc kháng sinh sau:
Kháng sinh Penicillin
Các kháng sinh Penicillin hoạt động trên cơ chế gián tiếp làm vỡ thành tế bào vi khuẩn, từ đó tiêu diệt chúng. Các Penicillin được chỉ định trong trường hợp trẻ bị viêm đường hô hấp dưới là Amoxicillin, Penicillin G, Ampicillin…
Tuy nhiên, nhược điểm của các kháng sinh này là đã xuất hiện nhiều trường hợp kháng kháng sinh. Do đó, nếu con của bạn bị kháng thuốc, bác sĩ có thể chỉ định các loại kháng sinh khác như Cephalosporin hay Macrolide.
Kháng sinh Macrolide
Với các vi khuẩn đã kháng Penicillin thì bác sĩ có thể chỉ định kháng sinh Macrolide thay thế. Các Macrolide được chỉ định để điều trị viêm đường hô hấp dưới ở trẻ em bao gồm: Roxithromycin, Spiramycin, Erythromycin…
Kháng sinh Cephalosporin
Kháng sinh Cephalosporin cũng có tác dụng diệt khuẩn, nó ức chế sự tổng hợp tế bào vi khuẩn, khiến vi khuẩn không có vách tế bào che chở và bị tiêu diệt. Các Cephalosporin được chỉ định cho trẻ em bị viêm đường hô hấp dưới có thể kể đến là Cefotaxim, Cefoperazon, Cefepim, Ceftaroline…
☛ Tham khảo thêm tại: Thuốc kháng sinh đường hô hấp cho trẻ em và nguyên tắc sử dụng
Viêm đường hô hấp dưới có lây không?
Viêm đường hô hấp dưới là bệnh có khả năng lây lan cao, trẻ có thể bị lây nhiễm viêm đường hô hấp dưới qua đường hô hấp. Khi nói chuyện hay bị ho, mầm bệnh chứa trong nước bọt của người bệnh bắn ra bám vào người khỏe và gây bệnh.
Vì vậy, khi trẻ bị bệnh, cha mẹ nên cho con nghỉ ngơi ở nhà đến khi khỏe hẳn mới đi học lại để đảm bảo trẻ sẽ không lây bệnh cho các bạn trong lớp. Đồng thời, con cũng được bảo vệ, không bị nhiễm thêm các bệnh khác trên nền sức đề kháng đang suy yếu.
Phòng ngừa viêm đường hô hấp dưới ở trẻ em
Phòng bệnh hơn chữa bệnh là câu nói đã được lưu truyền qua bao đời nay. Để phòng tránh các bệnh do viêm đường hô hấp dưới ở trẻ nhỏ, cha mẹ cần quan tâm từ việc ăn, uống, mặc, lúc chơi và ngay cả khi trẻ ngủ, bao gồm:
- Luôn giữ ấm cơ thể cho trẻ, nhất là vùng mũi, cổ, họng, khi thời tiết trở lạnh, cha mẹ thêm quàng thêm khăn cho bé.
- Cho con tắm bằng nước ấm bất kể mùa đông hay mùa hè, đồng thời chú ý không nên để trẻ tắm quá lâu, tắm xong phải dùng khăn lau người cho thật khô rồi mới mặc quần áo.
- Hướng dẫn con rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng để ngăn chặn virus xâm nhập gây bệnh. Ngoài ra, bạn cũng cần đeo khẩu trang cho trẻ khi ra đường để tránh tiếp xúc với mầm bệnh.
- Nâng cao sức đề kháng tự nhiên của bé thông qua các hoạt động thể chất và chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
- Tiêm đầy đủ vaccin cho trẻ để làm giảm nguy cơ mắc viêm đường hô hấp dưới ở trẻ em.
- Nên tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày, nhất là các trẻ lớn.
- Thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa để không gian sống của trẻ luôn sạch sẽ, thoáng mát.
- Hạn chế để trẻ tiếp xúc với những người mắc các bệnh đường hô hấp. Nhất là trong thời điểm dịch bệnh như hiện nay, cha mẹ cần hạn chế đưa con đến những nơi công cộng, đông người qua lại.
Dung dịch xịt họng AFree – giải pháp cho trẻ bị viêm đường hô hấp dưới
Bên cạnh các giải pháp phòng viêm đường hô hấp dưới ở trẻ em đã nêu ở trên, một trong những sản phẩm giúp phòng ngừa tình trạng này được nhiều người tin dùng đó là dung dịch xịt họng AFree.
Với thành phần chính là Kẽm iod (ZnI2) và Dimethyl sulfoxide (DMSO), sản phẩm có tác dụng chống oxy hóa và sát khuẩn mạnh, từ đó, giúp phòng tránh tình trạng viêm đường hô hấp dưới ở trẻ em.
AFree được khuyên dùng cho trẻ em từ 3 tuổi trở lên và người lớn có các dấu hiệu về viêm đường hô hấp như: ho, viêm họng, chảy nước mũi, viêm phế quản, viêm phổi…
Sản phẩm được bào chế dưới dạng xịt, giúp các hạt sương nhỏ có thể đi sâu vào trong niêm mạc, làm tăng hiệu quả phòng bệnh so với các loại thuốc dùng đường uống.
Để phòng ngừa viêm đường hô hấp dưới cho trẻ, bạn nên dùng dung dịch xịt họng AFree để xịt họng cho con 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 2 nhịp. Trong trường hợp trẻ bị ho nặng, bạn có thể pha 10ml dung dịch với 200ml nước để sát khuẩn khoang miệng cho con giúp trẻ giảm ho.
Lời kết
Mong rằng qua bài viết trên các bậc phụ huynh đã có cho mình những kiến thức hữu ích về bệnh viêm đường hô hấp dưới ở trẻ em. Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc nào về các bệnh viêm đường hô hấp dưới và sản phẩm dung dịch xịt họng AFree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cưới 1800 9068 để được các chuyên gia của chúng tôi hỗ trợ giải đáp.