Ngày nay với sự biến đổi khí hậu cũng như ô nhiễm môi trường ngày một gia tăng, các bệnh về đường hô hấp xuất hiện ngày càng nhiều, đặc biệt có thể kể đến là viêm đường hô hấp trên. Vậy nhóm bệnh này có gây nguy hiểm với sức khoẻ hay không? Cách chữa như thế nào? Hôm nay mình sẽ giải đáp cho các bạn những thắc mắc này qua bài viết ngay dưới đây.
Mục lục
- Thế nào là bệnh viêm đường hô hấp trên?
- Những nguyên nhân gây nên tình trạng viêm đường hô hấp trên
- Triệu chứng khi viêm nhiễm đường hô hấp trên
- Viêm đường hô hấp trên có gây nguy hiểm hay không?
- Cách điều trị bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên
- Dung dịch xịt họng AFree – phòng tránh viêm nhiễm đường hô hấp trên
Thế nào là bệnh viêm đường hô hấp trên?
Đường hô hấp của mỗi người chia thành 2 phần được ngăn cách với nhau bởi sụn nhẫn, đường hô hấp dưới được tính từ khí quản, phế quản rồi đến 2 lá phổi. Phần còn lại đường hô hấp trên bao gồm mũi, hầu, họng và xoang.
Viêm đường hô hấp trên là hiện tượng viêm nhiễm dẫn đến sưng nề niêm mạc của một hay nhiều bộ phận tại đây. Bệnh thường xuất hiện nhiều vào mùa đông, khi thời tiết vào mùa lạnh, hanh khô
Đối tượng chủ yếu của bệnh thường là người có sức đề kháng yếu, người già, trẻ em, người bị nhiễm HIV… Nhưng phần lớn gặp nhiều ở trẻ em do trẻ có khả năng đề kháng, miễn dịch đều yếu hơn so với người trưởng thành nên các yếu tố gây hại dễ xâm nhập và tổn thương hệ hô hấp.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Đừng chủ quan khi bị viêm đường hô hấp!
Những nguyên nhân gây nên tình trạng viêm đường hô hấp trên
Các bộ phận của đường hô hấp trên tiếp xúc đầu tiên với không khí cho nên mọi yếu tố có hại như bụi bẩn, vi khuẩn sẽ ảnh hưởng đến những bộ phận này đầu tiên.
Nguyên nhân chính của căn bệnh này là do virus, vi khuẩn tấn công vào niêm mạc của đường hô hấp trên, một số loại có thể kể đến như: virus cúm, virus sởi, liên cầu khuẩn, tụ khuẩn…
Ngoài ra còn có một số yếu tố nguy cơ khác làm gia tăng khả năng viêm nhiễm đường hô hấp trên như:
- Thời tiết thay đổi thất thường, đột ngột: đặc biệt là vào ban đêm trời có thể lạnh đột ngột gây thay đổi thân nhiệt đột ngột, cơ thể dễ mắc bệnh.
- Dùng nhiều rượu bia, thuốc lá: các chất độc hại có trong rượu bia, thuốc lá sẽ gây hại cho đường hô hấp trên, giảm khả năng đề kháng từ đó tăng khả năng nhiễm bệnh.
- Môi trường sống ô nhiễm, ẩm thấp: điều này sẽ tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn sinh sôi và phát triển mạnh mẽ.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: [TÌM HIỂU] Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh viêm đường hô hấp?
Triệu chứng khi viêm nhiễm đường hô hấp trên
Một số triệu chứng thường gặp khi mắc viêm đường hô hấp trên bao gồm:
- Đối với trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh: có thể có một số dấu hiệu như sốt cao (khoảng tầm trên 38,5 độ), ho nhiều, chảy nước mũi, trẻ khó chịu hay quấy khóc…
- Đối với những trẻ lớn hơn: sẽ có những biểu hiện như sốt nhẹ, cả người mệt mỏi, họng đau, nghẹt mũi…
- Đối với người trưởng thành: xuất hiện tình trạng hắt hơi liên tục, ho nhiều dẫn đến khàn tiếng, thậm chí là tắt tiếng do dây thanh âm bị viêm nhiễm, sưng to, phù nề.
Mặc dù những triệu chứng này không mang đến quá nhiều nguy hiểm nhưng nếu để kéo dài sẽ gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì thế khi có dấu hiệu của bệnh viêm đường hô hấp trên, bạn hãy đi khám ở cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị.
☛ Tham khảo thêm tại: Những triệu chứng viêm đường hô hấp trên mà bạn cần phải lưu ý
Viêm đường hô hấp trên có gây nguy hiểm hay không?
Đây là một căn bệnh hay gặp, không quá nguy hiểm, thường kéo dài từ vài ngày cho đến một tuần. Tuy nhiên chính vì không quá nguy hiểm nên nhiều người chủ quan, coi nhẹ việc chữa trị nó dẫn đến những biến chứng cho sức khỏe.
Sau đợt viêm cấp tính, nếu không được phòng ngừa cẩn thận và chữa trị dứt điểm, bệnh rất dễ tái phát nhiều lần, chuyển sang viêm đường hô hấp trên mạn tính thậm chí tiến triển xuống viêm đường hô hấp dưới, khi đó rất khó để chữa khỏi hoàn toàn.
Cụ thể một số biến chứng viêm đường hô hấp trên bạn cần lưu ý bao gồm:
Áp xe họng
Tình trạng viêm đường hô hấp trên nếu không được chữa trị kịp thời, các yếu tố gây viêm nhiễm lan rộng, có thể hình thành những khối tụ mủ, áp xe ở quanh amidan, bên thành họng và sau họng.
Triệu chứng ban đầu là đau họng, cảm giác khó nuốt, chảy nước mũi màu vàng xanh. Sau đó sẽ có những biểu hiện như: sốt cao, rét run, môi khô, lưỡi bẩn…
Tắc mạch xoang
Các xoang trong xương sọ có nguy cơ cao lây viêm nhiễm từ đường hô hấp trên. Dấu hiệu sớm của biến chứng này là đau đầu (có thể một bên hoặc cả hai bên) hoặc đau vùng mặt, người bệnh sốt cao, thậm chí đến 39-40 độ.
Bệnh này tỷ lệ mắc là không cao, tuy nhiên nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây nguy hiểm cho tính mạng hoặc phát triển thành những biến chứng không hồi phục tại dây thần kinh sọ.
Viêm tai giữa
Như nhiều bạn đã biết, vùng khoang miệng và vùng hầu họng có sự liên kết với ống tai. Khi viêm nhiễm một trong hai khu vực này có thể gây ảnh hưởng đến tai gây tình trạng viêm tai giữa, ảnh hưởng đến chức năng thính giác.
Người bệnh sẽ có cảm giác đau tai, chảy dịch ở tai, nghe có tiếng ọc ọc trong tai, nghe nhiều lúc không rõ. Ngoài ra còn đi kèm một số triệu chứng toàn thân như chán ăn, sốt, ho, nghẹt mũi, nôn trớ…
Viêm phổi
Khi tình trạng viêm đường hô hấp trên mãi không được chữa trị thì đường hô hấp dưới cũng khó tránh khỏi sự tấn công của các loại virus, vi khuẩn, biểu hiện là viêm phế quản, viêm phổi tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh.
Một số triệu chứng điển hình như: sốt, ho có đờm, có cảm giác đau ngực khi ho, thậm chí là khi thở, nôn mửa, khó thở…
Suy giảm chức năng não
Các triệu chứng như sốt, ho, mệt mỏi kéo dài, đặc biệt là vào ban đêm gây mất ngủ kéo dài, có thể ngày càng mệt mỏi, tinh thần giảm sút lâu dần chức năng não cũng từ đấy mà giảm sút.
Không chỉ vậy, ngạt mũi trong khi đang ngủ cũng rất nguy hiểm, có thể gây tử vong cho người bệnh khi đang trong giấc ngủ.
Nhiễm trùng huyết
Biến chứng nguy hiểm nhất khi viêm đường hô hấp trên là nhiễm trùng huyết do liên cầu tan huyết. Khi đấy, độc tính của vi khuẩn sẽ đi theo đường máu xâm nhập vào các bộ phận khác gây viêm thận, viêm khớp, viêm tim…
Lúc này bệnh gây ảnh hưởng rất lớn và rất phức tạp, việc điều trị cũng trở nên vô cùng khó khăn và gian nan. Một số biểu hiện của biến chứng này như: sốt cao (từ 38 độ trở lên), hạ thân nhiệt, người ớn lạnh, rối loạn nhịp thở, hạ huyết áp, buồn nôn, tiêu chảy…
☛ Xem thêm tại: Bệnh viêm đường hô hấp trên có lây không? Cách phòng ngừa hiệu quả
Cách điều trị bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên
Bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên nếu để kéo dài quá lâu mà không được chữa trị hay điều trị sai cách sẽ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng nên việc chọn được cho mình phương pháp chữa trị phù hợp là rất quan trọng.
Chữa trị bằng thảo dược thiên nhiên
Khi bệnh viêm đường hô hấp trên còn nhẹ, nhiều người ưa chuộng chữa bệnh tại nhà bằng các loại thảo dược thiên nhiên. Do có xuất xứ từ thiên nhiên nên cách thức này vô cùng an toàn mà công dụng mang lại vẫn vô cùng hiệu quả. Một số loại dược liệu thường xuyên được sử dụng như:
Húng chanh
Theo đông y húng chanh là loại cây vị cay, tính ấm giúp điều trị triệu chứng của viêm đường hô hấp trên như cảm sốt, nghẹt mũi. Ngoài ra cây có tính kháng sinh mạnh từ đó tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
Cách làm: bạn dùng 15-20g lá húng chanh tươi đã rửa sạch đem đi giã nhuyễn rồi vắt lấy nước cốt để uống. Mỗi ngày dùng 2-3 lần, sau một tuần các triệu chứng của bệnh sẽ được thuyên giảm.
Quất
Hay còn gọi là quả tắc, đây là một loại quả có vị chua chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể, giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh đường hô hấp. Quả quất có công dụng hạ khí, hóa đờm, chữa ho do phong hàn, cảm, hen suyễn, sổ mũi…
Có thể sử dụng quả quất bằng những cách sau đây:
- Quất chưng mật ong: Quất cắt làm đôi cho vào chén cùng mật ong, đường phèn sau đó đem hấp chín, nghiền nát, uống 3 lần trong một ngày. Cách này trị viêm đường hô hấp trên cho trẻ em rất tốt.
- Quất ngâm đường: Sử dụng quất rửa sạch, thái mỏng, xếp vào lọ. 1kg quất tương đương với 1 kg đường, xếp lớp đan xen, đậy kín đến khi hỗn hợp tan hết có dung dịch sệt như siro. Sử dụng bằng cách pha thêm nước ấm hoặc sử dụng trực tiếp để chữa ho.
- Quất muối: Rửa sạch, phơi khô cho hơi héo, cho vào lọ, thêm ½ số lượng muối, sau đó đậy kín, đem phơi nắng, có thể thêm vào 50g cam thảo. Hỗn hợp này chữa ho, khò khè, hen suyễn cực tốt và hiệu quả.
Tía tô
Theo Đông y, tía tô có tính ấm, vị cay, đi vào các kinh tâm và phế, làm thoát mồ hôi, tiêu đờm, hạ khí. Lá tía tô có tác dụng chữa hắt hơi sổ mũi do viêm đường hô hấp trên, sốt, ho…. Quả tía tô có tác dụng chữa ho, hen suyễn, trừ đờm, tê thấp. Lá tía tô non thái sợi nhỏ cho vào nấu cháo là bài thuốc giải cảm, bí mồ hôi.
Khi bị viêm đường hô hấp trên với triệu chứng ho khò khè, bạn hãy dùng 10g lá hoặc hạt tía tô sắc lấy nước uống. Kiên trì ngày uống 2-4 lần sẽ thấy hiệu quả nhanh chóng.
Tràm
Là loại cây có tính ấm, vị cay nên tràm thường được sử dụng để trị các bệnh về đường hô hấp trên. Tràm có chứa nhiều hoạt chất chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy hoá như Eucalyptol, Cineol, α-terpineol,… nên có thể chữa bệnh đường hô hấp hiệu quả.
Các bạn có thể dùng lá tươi hoặc mua loại phơi khô hãm với nước sôi để uống, 20g lá bạn pha với 1 lít nước. Với trẻ em thì có thể dùng tinh dầu tràm để xoa vào lòng bàn chân cho đỡ lạnh.
Gừng
Theo y học cổ truyền, gừng tươi còn được gọi là sinh khương. Vị dược liệu này có vị cay, tính ấm quy kinh phế nên thường dùng để trị ho, tiêu đờm, khử hàn, làm ấm cơ thể.
Mỗi khi xuất hiện triệu chứng ho nhiều hay đau rát cổ họng, hãy thử một ly trà gừng ấm cùng với một ít nước cốt chanh và mật ong, các triệu chứng viêm đường hô hấp trên sẽ thuyên giảm rõ rệt.
Dùng thuốc Tây Y chữa viêm đường hô hấp trên
Khi bênh đã chuyển sang giai đoạn nặng thì việc điều trị viêm đường hô hấp trên bằng bài thuốc dân gian không đem tác dụng, lúc này bạn thay vì dùng các bài thuốc cổ truyền bạn có thể dùng một số loại thuốc Tây Y.
Do nguyên nhân của bệnh là do sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn nên bạn sẽ được bác sĩ kê cho các loại kháng sinh thường là thuốc chứa: cefaclor, zinnat, augmentin,…
Tuy nhiên, tuyệt đối không được tự ý sử dụng bất cứ loại kháng sinh nào mà chưa có sự cho phép hay tư vấn của bác sĩ. Bởi chúng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ và khiến việc chữa trị khó khăn hơn.
Ngoài ra, bạn có thể dùng thêm 1 số loại thuốc để điều trị triệu chứng như:
- Ho: kháng histamin, dextromethorphan,…
- Giảm đau, hạ sốt: paracetamol, ibuprofen,…
- Viêm mũi: corticoid, naphazolin, xylometazolin,…
- Viêm xoang: beclomethasone, fluticasone budesonide,…
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Tổng hợp các loại thuốc trị viêm đường hô hấp trên hiệu quả
Dung dịch xịt họng AFree – phòng tránh viêm nhiễm đường hô hấp trên
Hiện nay, khi thời tiết đang dần chuyển lạnh, việc phòng ngừa viêm nhiễm đường hô hấp trên là vô cùng quan trọng. Một trong những sản phẩm được nhiều người tin dùng phải kể đến dung dịch xịt họng AFree.
Với thành phần chính bao gồm kẽm iod (ZnI2) và dimethyl sulfoxide (DMSO), AFree có tác dụng chống oxy hóa, sát khuẩn mạnh giúp giảm tình trạng sưng viêm, phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn, virus gây ra.
Sản phẩm được bào chế ở dạng xịt, giúp các hạt sương nhỏ phân tán sâu vào trong niêm mạc từ đó tăng hiệu quả so với các loại thuốc uống thông thường.
Cách sử dụng:
- Mở phần nắp nhựa bảo vệ vòi xịt ra.
- Xoay đầu xịt quay về hướng nằm ngang để dễ dàng đưa vào sâu trong họng.
- Tháo nắp nhựa bảo vệ phần đầu của vòi xịt.
- Tay cầm lọ xịt, ngón trỏ đặt lên phía trên đầu xịt.
- Hướng đầu vòi xịt vào trong họng, ấn từ 4-5 nhịp mỗi lần sử dụng.
- Sau khi dùng xong, dùng giấy vệ sinh sạch sẽ đầu xịt, xoay vòi xịt về chỗ ban đầu và đóng nắp lại
Lời kết
Viêm đường hô hấp trên sẽ không quá nguy hiểm nếu bạn chữa trị kịp thời và đúng cách. Mong rằng qua bài viết trên bạn đã có cho mình những kiến thức hữu ích về bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi.
Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh viêm đường hô hấp và sản phẩm AFree, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800 9068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.